tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của bạch đàn urô (e. urophylla st. blake)

24 735 0
tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của bạch đàn urô (e. urophylla st. blake)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các loài bạch đàn được nhập vào Việt Nam từ những năm 1930 và đến nay đã trở thành nhóm cây trồng chủ lực trong các chương trình trồng rừng tập trung và phân tán ở nước ta. Đến năm 2011, tổng diện tích rừng trồng Bạch đàn ở Việt Nam là 353,000 ha, chiếm 32% diện tích rừng trồng cả nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Rừng trồng bạch đàn đã góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy, ván dăm, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và đồ gỗ nội thất, góp phần tăng thu nhập của dân ở các nơi trồng rừng ở nước ta. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) là loài cây sinh trưởng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện lập địa ở miền Bắc, miền Trung và khu vực Tây Nguyên. Gỗ của Bạch đàn urô thường được sử dụng làm gỗ nguyên liệu giấy và ván dăm. Trong khi đó, Bạch đàn pellita (Eucalyptus pellita F.Muel.) tuy mới được nhập vào Việt Nam nhưng cũng đã thể hiện là loài cây có triển vọng trong trồng rừng, có khả năng chịu hạn và sâu bệnh tốt, tính chất gỗ rất phù hợp cho đóng đồ mộc cao cấp. Trong những năm gần đây, chọn tạo các giống bạch đàn lai và sử dụng trong trồng rừng là hướng đi mới có nhiều triển vọng và góp phần nâng cao năng suất rừng trồng ở Việt Nam (Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường, 2000). Trong giai đoạn 2000 - 2005, kết hợp khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 với xây dựng vườn giống Bạch đàn urô, Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng (nay là Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp) đã chọn được một số gia đình và cá thể tốt cho các nghiên cứu cải thiện giống tiếp theo. Tiếp nối chương trình cải thiện giống, trong giai đoạn 2006 - 2010, Viện đã xây dựng các quần thể chọn giống thế hệ 2 cho Bạch đàn urô và các quần thể chọn giống thể hệ 1 cho Bạch đàn pellita, từ đó đã tạo được một số tổ hợp lai giữa hai loài này và đưa vào khảo nghiệm giống tại Ba Vì - Hà Nội, Nam Đàn - Nghệ An, Đông Hà - Quảng Trị. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung tiến hành các nghiên cứu đối với các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1, còn các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 và khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn lai UP mới nghiên cứu đánh giá về biến dị sinh trưởng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu biến dị di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ, nhằm đẩy nhanh quá trình chọn giống đối với Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP, tạo ra các giống vừa sinh trưởng nhanh vừa có chất lượng tốt là rất cần thiết. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla ST. Blake) và một số dòng Bạch đàn lai tại Việt Nam” của nghiên cứu sinh là một phần trong đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực” (giai đoạn 2005 - 2010 và 2011 - 2015), do TS. Hà Huy Thịnh làm chủ nhiệm, mà nghiên cứu sinh là một trong những cộng tác viên chính của đề tài. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả của luận án là cơ sở khoa học cho cải thiện giống bạch đàn theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng gỗ cho trồng rừng gỗ xẻ. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài + Dựa trên các kết quả nghiên cứu về biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và chất lượng gỗ trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 và các khảo nghiệm giống lai UP, đề tài đã chọn được 11 dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP có sinh trưởng tốt, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ 1 thuật. Tại Ba Vì – Hà Nội trung bình 5 dòng (UP35; UP72, UP95, UP97 và UP99) vượt PN14 56,3% và vượt 52,5% so với dòng U6 về thể tích thân cây; tại Đông Hà – Quảng Trị là các dòng UP54, U892 vượt 54,9% tới 127% so với đối chứng sản xuất đại; tại Nam Đàn – Nghệ An trung bình của 4 dòng (U821, U416, U262 và dòng U1088) vượt 23% so với dòng U6 về thể tích thân cây. + Đã xác định được giai đoạn 3 tuổi là phù hợp để đánh giá sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ Bạch đàn urô. + Kết quả đánh giá về sinh trưởng trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 là cơ sở để lựa chọn được tập đoàn các cây mẹ cung cấp hạt giống xây dựng vườn giống thế hệ kế tiếp, đồng thời cũng xác định được các cây, các gia đình cần tỉa thưa để chuyển hóa khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 thành vườn giống có chất lượng. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Xác định được một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống bạch đàn. - Mục tiêu cụ thể + Xác định được đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của một số tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ. + Xác định được một số dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP có năng suất cao và chất lượng thân cây tốt cho trồng rừng sản xuất 4. Những điểm mới của luận án - Là lần đầu tiến đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện biến dị và khả năng di truyền về các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây, khối lượng riêng của gỗ và hàm lượng cellulose của các gia đình trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 và dòng vô tính Bạch đàn urô. - Cung cấp một số cơ sở khoa học cho việc chọn giống Bạch đàn lai UP sinh trưởng nhanh, có tính chất gỗ tốt và xác định được một số dòng ưu việt Bạch đàn lai UP. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla ST. Blake) có nguồn gốc từ Indonesia và Đông Timor, có sức sinh trưởng nhanh, trên nhiều điều kiện lập địa khác nhau. Do Bạch đàn urô đóng một vai trò quan trọng trong trồng rừng nên đã có nhiều nghiên cứu về loài cây này, bao gồm các nghiên cứu về đặc điểm sinh học đến kỹ thuật gây trồng cũng như khả năng sử dụng. Biến dị giữa các xuất xứ về sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ Bạch đàn urô đã được nghiên cứu ở nhiều nước (Eldridge et al., 1993; Hodge et al., 2001; Ngulube, 1989; Tripiana et al., 2007; vercoe & Clarke, 1994; Wei & Borralho, 1998a). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các xuất xứ ở vùng thấp từ đảo Flores nhìn chung sinh trưởng tốt tại các địa điểm trồng thuộc vùng thấp. Ngoài ra, biến dị lớn giữa các xuất xứ về khối lượng riêng của gỗ đã được tìm thấy ở Nam Phi (Darrow & Roeder, 1983) và Malawi (Ngulube, 1989), nơi có hàng loạt các xuất xứ đã trồng khảo nghiệm. Ngulube (1989) đã phát hiện ra khối lượng riêng của gỗ ở các xuất xứ có xu hướng giảm khi độ cao phân bố của xuất xứ tăng. Tuy nhiên sự khác biệt về khối lượng riêng của gỗ không đáng kể giữa các xuất xứ ở vùng thấp tại các khảo nghiệm ở Trung Quốc (Wei & Borralho, 1997). 2 Các xuất xứ bạch đàn pelita. Kết quả cho thấy ở vùng thấp nhiệt đới các xuất xứ Bạch đàn pellita từ Papua New Guinea có sinh trưởng nhanh, dạng thân đẹp và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với các xuất xứ ở vùng đông bắc Queensland, Australia. Trong khi đó các xuất xứ ở vùng đông bắc Queensland có sinh trưởng tương đương các xuất xứ tốt nhất của vùng Papua New Guinea, Pinyopusarerk (1996); Harwood (1998). Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng biến động từ 0,10 đến 0,30, với giá trị trung bình là 0,20. Hệ số biến động di truyền lũy tích nằm trong khoảng 7% đến 13% cho đường kính và chiều cao (Apiolaza et al., 2005; Gapare et al., 2003; Hamilton & Potts, 2008). Khối lượng riêng của gỗ là một chỉ tiêu ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây, vì chúng có liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý và hiệu suất bột giấy (Dinwoodie, 2000). Hệ số di truyền của khối lượng riêng của gỗ bạch đàn thường biến động trong khoảng 0,29 đến 1,0, với giá trị trung bình 0,67 và giá trị này cũng hoàn toàn phù hợp với hầu hết các loài cây rừng (Cornelius, 1994). Theo các kết quả nghiên cứu về bạch đàn của Raymond (2002) thì hệ số di truyền về khối lượng riêng của gỗ cao hơn hệ số di truyền của hiệu suất bột giấy và chiều dài sợi gỗ trong bạch đàn E. globulus và E. nitens. Theo Cornelius (1994) khối lượng riêng của gỗ biến động trong phạm vi nhỏ. Cũng theo Cornelius (1994) thì hệ số biến động di truyền lũy tích cho khối lượng riêng của gỗ là 5,1%. Nghiên cứu tương quan tuổi – tuổi của Marques (1996); Osorio (2003); Wei & Borralho (1998a) tương quan di truyền của các tính trạng sinh trưởng thường cũng rất chặt do vậy, công tác chọn giống có thể thực hiện sớm ở độ tuổi 1 đến 3 năm. Sự tương tác kiểu gen – hoàn cảnh rất mạnh cho tính trạng sinh trưởng như công trình của Mahmood (2003); Mori (1988); Pinyopusarerk (1996); Raymond (2001); Varghese (2008). Khối lượng riêng gỗ, hàm lượng cellulose và hiệu suất bột giấy của các tác giả Kube (2001); MacDonald (1997); Raymond (2002); Raymond (2001); Wei & Borralho (1997) cho thấy có tương quan rất yếu, hoặc có tương quan nhưng không tồn tại. Lai giống để tạo ra giống lai có ưu thế lai là hướng đi mà các nhà chọn giống từ lâu đã rất quan tâm. Các nghiên cứu về lai giống của các tác giả Shelbourne và Danks (1963); Assis (2000); Martin (1989); Shen, (2000); Rezende & Rezende (2000); Bouvet & Combes (1997); Eldridge (1993); Verryn (2000); Bauvet (1997). Các kết quả nghiên cứu về phép lai ba cho thấy sinh trưởng về thể tích ở tuổi 7 của những cá thể lai ba [E. urophylla x (E. camaldulensis x E. grandis)] là 0,331 m 3 /cây, vượt trội các cây lai tốt nhất của các tổ hợp lai đôi (E. grandis x E. urophylla, E. grandis x E. camaldulensis, E. urophylla x E. camaldulensis) và loài thuần bạch đàn urô và grandis, các giá trị tương ứng là 0,290 m 3 /cây, 0,253 m 3 /cây, 0,234 m 3 /cây, 0,229 m 3 /cây, và 0,247 m 3 /cây.Nghiên cứu cải thiện giống cho bạch đàn pelita của Bouvet & Vigneron, (2009); Harwood (1998) kết quả cho thấy giống lai sinh trưởng nhanh, vượt từ 20 – 25% so với các loài bố mẹ. Nghiên cứu chọn lọc và phát triển rừng tròng dòng vô tính của các tác giảEldridge, 1993;Turnbull, 1999. Ỏ một số lô thí nghiệm 6 – 8 tuổi, rừng trồng bạch đàn đã cho tăng trưởng 70 – 90 m 3 /ha/năm. khối lượng riêng gỗ tăng từ 480 lên 490 kg/m 3 , năng suất bột giấy từ 47% tăng lên 49%, hàm lượng vỏ giảm từ 18% xuống còn 12%. 1.2. Ở Việt Nam Bạch đàn urô là loài cây có thích ứng cao, sinh trưởng nhanh và hiện đang là loài cây trồng chủ lực trên các lập địa đất đồi trọc, nghèo dinh dưỡng ở vùng Trung tâm miền Bắc, Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên. Các xuất xứ triển vọng của Bạch đàn urô là Lewotobi Flores, Egon Flores cho vùng trung tâm, xuất xứ Lembata Flores cho vùng Bắc Trung bộ (Nguyễn Dương Tài, 1994; Lê Đình Khả và cộng sự, 1996; Lê Đình Khả, 2003). 3 Trong các năm 1996 – 1998 dự án FORTIP về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng hợp tác với Khoa Lâm nghiệp và sản phẩm rừng của CSIRO đã xây dựng được 2 khảo nghiệm hậu thế (thế hệ 1) tại Ba Vì – Hà Nội (144 gia đình thuộc 9 xuất xứ) và Vạn Xuân – Phú Thọ (144 gia đình thuộc 9 xuất xứ). Sinh trưởng tại khảo nghiệm hậu thế Vạn Xuân – Phú Thọ ở giai đoạn 9 năm tuổi (2005) cho thấy đường kính biến động trong khoảng 8 – 35 cm. Trong 144 gia đình được dùng để xây dựng khảo nghiệm hậu thế tại Vạn Xuân thì 35 gia đình thuộc xuất xứ Lewotobi Flores, trong đó có đến 12 trong tổng số 20 gia đình sinh trưởng nhanh nhất đã được chọn từ vườn giống. Xuất xứ Egon Flores tuy có 36 gia đình được dùng để xây dựng khảo nghiệm hậu thế song chỉ có 2 gia đình sinh trưởng nhanh nhất đã được chọn. Các xuất xứ khác chỉ có thể chọn được 1-2 gia đình. Điều đó chứng tỏ Lewotobi Flores là xuất xứ có triển vọng nhất ở Vạn Xuân. Tại Ba Vì giai đoạn 8 tuổi (năm 2005) khảo nghiệm có đường kính trung bình là 18 cm, thể tích trung bình 244 dm 3 /cây. Trong 20 gia đình sinh trưởng nhanh nhất của khảo nghiệm hậu thế thì đã có 8 gia đình của xuất xứ Lewotobi Flores, 1 gia đình của xuất xứ Egon Flores và 1 gia đình của xuất xứ Waikui Central Alor. Những gia đình được chọn chỉ là theo kiểu hình về sinh trưởng đường kính và chiều cao (Hà Huy Thinh và cộng sự, 2006). Bạch đàn pelita được đưa vào khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 1990 thông qua các khảo nghiệm xuất xứ ở Ba Vì, Đông Hà và Bầu Bàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các xuất xứ có triển vọng của loài này cho trồng rừng ở nước ta là Kuranda, Helenvale, Bloomfield và Kiriwo cho vùng Nam Bộ và duyên hải miền Trung (Lê Đình Khả, 2003). Giai đoạn 2000-2002, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã nhập hơn 100 gia đình cây trội bạch đàn pellita thuộc 7 xuất xứ tự nhiên ở Papua New Guinea và Indonesia, và 3 vườn giống thế hệ 1 từ miền bắc Australia. Từ nguồn hạt nhập khẩu này kết hợp với hạt giống các cây trội thu tại Bầu Bàng, đã xây dựng hai khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống tại Bầu Bàng (Bình Dương) và Plâyku (Gia Lai) vào năm 2002. Kết quả đánh giá sau 3 năm trồng tại Bầu Bàng cho thấy nhóm có triển vọng nhất gồm các xuất xứ lấy từ vườn giống Cardwell (Qld) và vườn giống Melvile (NT) (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2006). Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của Bạch đàn urô đã được tính toán cho các tính trạng sinh trưởng. Các tính trạng sinh trưởng, độ dày vỏ có hệ số di truyền đạt mức trung bình đến khá (h 2 =0,22 - 0,38). Các tính trạng chất lượng thân cây như độ thẳng thân, độ nhỏ cành có hệ số di truyền tương đối thấp (0,13 - 0,18), khối lượng riêng gỗ có hệ số di truyền cao (0,52 - 0,57). Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của Bạch đàn pelita về đường kính, chiều cao, thể tích và pilodyn cho hai lập địa tại Bầu Bàng và Plâyku. Kết quả cho thấy hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng ở mức trung bình (0,17 – 0,30) trong khi đó hệ số di truyền của pilodyn là từ 0,38 – 0,42 (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010). Khối lượng riêng gỗ được chú ý trong những năm gần đây, xác định khối lượng riêng gỗ của bạch đàn urô tại cả hai khảo nghiệm hậu thế cho thấy khối lượng riêng gỗ ở cả hai vườn về cơ bản là như nhau (khối lượng riêng gỗ trung bình của KNHT Vạn Xuân là 517 kg/m 3 thì trung bình của KNHT Ba Vì là 514 kg/m 3 ). Song biến dị về khối lượng riêng giữa các cây trong từng vườn giống lại rất lớn (từ 390 đến 630 kg/m 3 ). Kết quả đánh giá tương tác giữa xuất xứ và lập địa, giữa gia đình và lập địa của bạch đàn urô cho thấy sự tương tác về các chỉ tiêu sinh trưởng và khối lượng riêng gỗ không có ý nghĩa giữa hai lập địa (Ba Vì – Hà Nội và Vạn Xuân – Phú Thọ) (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010). Mối tương quan giữa hai lập địa (Bầu Bàng – Bình Dương và Plâyku – Gia Lai) về thể tích thân cây và pilodyn của bạch đàn pelita. Kết quả phân tích tương tác di truyền hoàn cảnh cho các chỉ tiêu sinh trưởng và pilodyn cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng bị ảnh hưởng mạnh của tương tác này trong khi trị 4 số pilodyn bị ảnh hưởng ít hơn. Vì vậy cần nghiên cứu chọn giống riêng biệt cho cho hai vùng Đông Nam Bộ và Gia Lai để thu được tăng thu di truyền tối đa về sinh trưởng. Từ năm 1991 Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành chọn lọc cây trội và ghép cho một số cây Bạch đàn urô, Bạch đàn caman và Bạch đàn liễu, các năm 1996 – 2000, đã nghiên cứu vật hậu, cất trữ hạt phấn và lai giống cho 3 loài nói trên. Bằng phương pháp thụ phấn có kiểm soát đã tiến hành lai giống thuận nghịch và tạo ra hơn 70 tổ hợp lai gồm: UC, CU, UE, EU, CE, EC và UU đã được khảo nghiệm tại các nơi có điều kiện lập địa khác nhau. Khảo nghiệm các tổ hợp lai giữa các loài Bạch đàn urô, Bạch đàn trắng caman và Bạch đàn liễu đều sinh trưởng nhanh hơn các loài bố mẹ (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 2000, 2001, 2003). Ưu thế lai thay đổi theo những điều kiện lập địa khác nhau, cùng hai bố mẹ tham gia lai giống nhưng lai thuận nghịch (có nghĩa là đổi vị trí làm bố và làm mẹ cho nhau) đã tạo nên sự thay đổi rất lớn về thể tích thân cây ở các điều kiện lập địa khác nhau. Ưu thế lai vừa chịu ảnh hưởng của nhân tố di truyền vừa chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Trong khuôn khổ dự án Sida-SAREC về nghiên cứu cải thiện giống cây rừng, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tạo ra được hơn 60 tổ hợp lai UP (E. urophylla x E. pellita) và PU (E. pellita x E. urophylla) (chủ yếu là UP) và một số khảo nghiệm đã được xây dựng tại Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị và Bình Dương. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 30 tháng tuổi có sự khác biệt rất lớn về sinh trưởng của các tổ hợp Bạch đàn lai trên các lập địa. Kết quả đã xác định được 4 tổ hợp lai có triển vọng bao gồm: U70P28, U87P22 và U87P8 cho lập địa Ba Vì; U87P22 và U70P48 cho lập địa Đông Hà. Đây là những tổ hợp lai có sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với các giống đối chứng là U6 và PN14, với độ vượt trung bình về thể tích từ 20 – 50% (Nguyễn Đức Kiên và cộng sự, 2009). Chọn lọc cây trội Bạch đàn urô (E. urophylla) và khảo nghiệm dòng vô tính đã được Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh thực hiện từ năm 1995 đến nay nhằm tạo ra các dòng có năng suất cao. Từ 1995-1998 có 16 dòng Bạch đàn urô được chọn lọc như PN2, PN3, PN4, PN14, PN18, PN19, PN231, v.v., và các dòng được chọn từ Trung Quốc: U16, GU, U6 và cây hạt sản xuất đại trà. Khảo nghiệm tại Sóc Đăng và Gia Thanh sau 39 tháng hai dòng Bạch đàn urô có năng suất và chất lượng cao nhất là PN2 và PN14 có thể tích thân cây 19,6-22,5 dm 3 /cây (tại Sóc Đăng) và 22,0-26,6 dm 3 /cây (Gia Thanh) (Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh, 1998). Chọn được 30 cây lai tốt nhất thuộc 8 tổ hợp lai khác nhau và khảo nghiệm tại một số vùng sinh thái cho thấy một số dòng rất có triển vọng. Những dòng sinh trưởng nhanh nhất là những dòng thuộc tổ hợp lai U29E1, U29E2, U15E4, C2U17 và U29C3 được khảo nghiệm tại Tam Thanh. Khảo nghiệm giống lai tại một số nơi khác cũng thu được kết quả tương tự (Nguyễn Việt Cường, 2003). Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thu (2009) thì mức độ gây hại do nấm Cryptosporiopsis eucalypti và Cylindrocladium quinqueseptatum gây và nấm Cylindrocladium quinqueseptatum là như nhau. Các tỉnh miền Bắc dòng PN2 và U6 bị bệnh rất nặng do nấm gây bệnh hại lá Cryptosporiopsis eucalypti và Cylindrocladium quinqueseptatum. Các loài Bạch đàn urô (E. urophylla) Bạch đàn pelita (E. pellita) có tỷ lệ bị bệnh và mức độ thấp hơn so với Bạch đàn Trắng Camal (E. camaldulensis) (Phạm Quang Thu, 2005). Bạch đàn pelita hầu như không bị bệnh tàn lụi và khô cành do nấm Cryptosporiopsis eucalypti và Cylindrocladium gây ra. Bạch đàn pelita hầu như cũng không bị bệnh ung bướu gây ra do loài côn trùng Leptocybe invasa (Phạm Quang Thu, 2009). 5 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu biến dị về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla) và một số giống Bạch đàn lai UP (E. urophylla x E. pellita) trên một số vùng sinh thái. 2.1.2. Nghiên cứu khả năng di truyền và tương tác di truyền hoàn cảnh về sinh trưởng của Bạch đàn urô và một số giống Bạch đàn lai UP trên một số vùng sinh thái. 2.1.3. Nghiên cứu tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và tính chất gỗ của Bạch đàn urô và một số giống Bạch đàn lai UP; tương quan tuổi - tuổi của của các tính trạng sinh trưởng của Bạch đàn urô. 2.1.4. Nghiên cứu tương quan di truyền và tương tác di truyền hoàn cảnh về một số tính chất gỗ (Khối lượng riêng và hàm lượng cellulose) ở Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP. 2.2. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu của luận án là các gia đình Bạch đàn urô tại hai khảo nghiệm hậu thế Ba Vì và Đông Hà và các dòng Bạch đàn urô được chọn lọc từ vườn giống thế hệ 1 Ba Vì và từ khảo nghiệm hậu thế (thế hệ 2) cũng tại Ba Vì Các dòng bạch đàn lai UP được chọn lọc từ khảo nghiệm giống lai tại Ba Vì 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp tiếp cận - Kế thừa và sử dụng số liệu, hiện trường nghiên cứu đã có hoặc các kết quả ở dạng trung gian và chuyển tiếp của các đề tài; các quần thể chọn giống và rừng trồng thí nghiệm đã có của các giai đoạn trước do Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp thực hiện để triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài. - Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa vào chọn giống truyền thống trên cơ sở các đặc điểm về di truyền và biến dị của di truyền học số lượng là chủ đạo. - Luận án không chỉ tập trung nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền mà còn nghiên cứu tương quan di truyền và tương quan kiểu hình của một số tính trạng nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Khả nghiệm hậu thế Bạch đàn urô thiết kế thí nghiệm khối ngẫu nhiên không đầy đủ, hàng - cột (row - column design), bố trí 8 lần lặp, mỗi ô bố trí 4 cây/gia đình, khoảng cách trồng là 3 x 2m. Trong đó gồm 78 gia đình là 78 cây trội tại vườn giống (thế hệ 1) Ba Vì, vườn giống (thế hệ 1) Vạn Xuân, từ rừng giống Ba Vì và đối chứng U6, PN14. - Khảo nghiệm Bạch đàn urô tại Ba Vì bố trí theo khối ngẫu nhiên không đầy đủ, 10 cây/dòng, 70 công thức được lặp lại 5 lần lặp. - Khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn urô tại Nam Đàn bố trí theo khối ngẫu nhiên không đầy đủ, 10 cây/dòng, 50 công thức được lặp lại 4 lần lặp. - Khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn lai tại Đông Hà bố trí theo khối ngẫu nhiên không đầy đủ, 10 cây/dòng, 40 công thức được lặp lại 4 lần lặp. - Khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn lai tại Ba Vì bố trí theo khối ngẫu nhiên không đầy đủ, 10 cây/dòng, 42 công thức được lặp lại 5 lần lặp. 6 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.3.1. Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng: điều tra tất cả các cây trong các ô của khu khảo nghiệm theo phương pháp được trình bày trong giáo trình Điều tra rừng (Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997) 2.3.3.2. Điều tra các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thân cây: điều tra tất cả các cây trong các ô của khu khảo nghiệm (Lê Đình Khả & Dương Mộng Hùng, 2003), trong đó: Độ thẳng thân (Dtt); Độ nhỏ cành ( ); Chỉ tiêu sức khoẻ (Sk) được xác định bằng mục trắc và cho điểm theo 5 cấp (1 - 5) 2.3.4. Phương pháp xác định khối lượng riêng của gỗ 2.3.4.1. Xác đinh gián tiếp khối lượng riêng của gỗ bằng Pilodyn: Thông qua một chỉ tiêu gián tiếp có tên là Pilodyn (Greaves et al, 1996; Wang, 1999). 2.3.4.2. Xác định khối lượng riêng của gỗ Xác định khối lượng riêng của gỗ trực tiếp bằng phương pháp nước chiếm chỗ (Valencia&Vargas, 1997) 2.3.4.3. Xác định hàm lượng Cellulose Xác định hàm lượng cellulose cho mẫu nhỏ theo phương pháp Diglyme - HCl của Wallis (1996) 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng các phần mềm thống kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm DATAPLUS 3.0 và Genstat 7.0 (CSIRO), SAS 8.0 (SAS Institute, 2002) và ASREML 1.0 (VSN International). CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây Bạch đàn urô và Bạch đàn lai Biến dị là cơ sở cho việc lựa chọn xuất xứ, gia đình và cá thể. Tuỳ theo đặc điểm biến dị và phạm vi phân bố mà loài có biến dị lớn hay nhỏ, nhiều hay ít. Phạm vi biến dị càng lớn thì tăng thu di truyền nhận được càng cao. Nói cách khác sai khác giữa các xuất xứ và gia đình của loài càng lớn thì tăng thu di truyền đạt được qua chọn lọc càng cao. Các chỉ tiêu về sinh trưởng như đường kính, chiều cao, thể tích và một số chỉ tiêu về hình dạng thân như độ thẳng thân, độ nhỏ cành, góc phân cành , là những tính trạng dễ đo đếm và có vai trò quan trọng đến năng suất và chất lượng rừng. Vì lẽ đó, trong bất kỳ các chương trình cải thiện giống nào đều phải xem xét và đánh giá. Do Bạch đàn urô là một loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực, vì vậy việc cải thiện giống ở cường độ cao cần được tiến hành ở mức độ chọn lọc gia đình và chọn lọc cá thể ưu trội trong gia đình ưu việt. Nghiên cứu đánh giá biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các gia đình trong luận án này được thực hiện ở hai khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2. Đó là khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì và Đông Hà. 3.1.1. Biến dị giữa các nguồn hạt giống Bạch đàn urô Kết quả cho thấy các nguồn hạt của các cây trội chọn lọc từ vườn giống Vạn Xuân, vườn giống Ba Vì và rừng giống Ba Vì không có sự phân hóa rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây, ngoại trừ sinh trưởng về chiều cao tại khảo nghiệm Ba Vì. Ở cả 2 khảo nghiệm, sinh trưởng đường kính và chiều cao biến động không lớn. Chẳng hạn đường kính của Bạch đàn urô tại Ba Vì chỉ biến động từ 9,6 cm đến 10,1 cm; chiều cao biến động từ 12,5 m đến 13,0 m và thể tích thân cây biến động từ 52,6 dm 3 đến 61,1 dm 3 . 7 1.1.2. Biến dị giữa các gia đìnhBạch đàn urô Tại Ba Vì, ở tuổi 6 các gia đình bạch đàn urô có sự sai khác rất rõ rệt về đường kính, chiều cao, thể tích và chất lượng thân cây (Fpr<0,001). Biến động về sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích của các các gia đình là khá lớn, từ 8,6 đến 13,3 cm về đường kính; từ 9,2 - 14,8 m về chiều cao, từ 31,5 - 117,2 dm 3 /cây về thể tích, và từ 23,6 - 61,7 điểm về chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Những gia đình sinh trưởng nhanh nhất có thể tích vượt trội về thể tích so với các gia đình sinh trưởng kém (vượt 58,5%) và đồng thời cũng vượt hơn thể tích trung bình của toàn vườn (vượt 50,7%) và dòng tiến bộ kỹ thuật U6 (83,4%) (biểu đồ 1). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của các gia đinh sinh trưởng nhanh nhất cũng có độ vượt khá lớn so với trung bình khảo nghiệm và dòng U6, với độ vượt tương ứng là 21,7% và 79,3 %). Biểu đồ 3.2: Độ vượt (%) về thể tích, đường kính ngang ngực và chỉ tiêu chất lượng thân cây tổng hợp của 10 gia đình sinh trưởng tốt nhất so với dòng U6 và trung bình toàn khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 ở Ba Vì Tại Đông Hà, kết quả phân tích thống kê cho thấy sinh trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích của các gia đình Bạch đàn urô có sự sai khác nhau rất rõ rệt (Fpr.<0,001). Biến động về sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích của các các gia đình tại đây từ 7,1 cm đến 12,7 cm về sinh trưởng đường kính, từ 9,9 m - 14,5 m về chiều cao, từ 23,0 dm 3 /cây -113,2 dm 3 /cây về thể tích và từ 17,3-38,5 điểm về chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Tương tự như tại khảo nghiệm Ba Vì. Xem xét về độ vượt thực tế cho thấy những gia đình sinh trưởng nhanh nhất có độ vượt trội so với các gia đình sinh trưởng kém là 245,5% về thể tích và đồng thời vượt hơn 43,8% - 227,6% so với thể tích trung bình của toàn vườn cũng như dòng U6. Do đó việc sử dụng hạt giống của các cây trội trong vườn giống cũng có thể đem năng suất rừng trồng cao. Tương tự như kết quả tại khảo nghiệm ở Ba Vì, các gia đình có sinh trưởng tốt tại Đông Hà là các gia đình có chất lượng thân cây tốt. Điều này có thể kết luận rằng các tính trạng sinh trưởng có thể có tương quan với các tính trạng chất lượng thân cây. Như vậy, việc chọn lọc các gia đình ưu việt Bạch đàn urô trong hai khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì và Đông Hà chắc chắn sẽ mang lại tăng thu di truyền cao cho các chương trình trồng rừng. Chọn lọc các cá thể ưu trội trong các gia đình ưu việt từ hai khảo nghiệm này, nhân giống bằng hữu tính hoặc vô tính cần được thực hiện để xây dựng các vườn giống thế hệ sau và phát triển trồng rừng dòng vô tính Bạch đàn urô ở nước ta trong thời gian tới. 8 3.1.3. Biến dị giữa các dòng vô tính Bạch đàn urô Rừng trồng dòng vô tính với việc sử dụng các dòng ưu trội trong trồng rừng là một loại hình rừng đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Phát triển rừng trồng dòng vô tính cũng đòi hỏi sự hiểu biết về biến dị và khả năng di truyền để quyết định chiến lược cải thiện giống và chọn lọc dòng vô tính, đồng thời dự đoán tăng thu di truyền có thể nhận được từ việc sử dụng các dòng vô tính ưu trội (White, 1987; Namkoong et al., 1981; Hodge and White, 1992). Kết quả đánh giá biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây của các dòng vô tính bạch đàn urô ở giai đoạn 4 tuổi tại Ba Vì và 5 tuổi tại Nam Đàn đều cho thấy sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các dòng vô tính bạch đàn urô đã có sự phân hóa rõ rệt (bảng 3.4). Tại Ba Vì, biến động về sinh trưởng giữa các dòng là khá lớn, từ 4,6-9,4 cm về đường kính, từ 7,2-13,9 m về chiều cao, từ 6,4-55,8 dm 3 /cây về thể tích và từ 39,8-191,7 điểm về chỉ tiêu chất lượng thân cây tổng hợp. Tại Nam Đàn, biến động về đường kính, chiều cao, thể tích và chỉ tiêu chất lượng tổng hợp giữa các dòng tương ứng là từ 9,3-12,3 cm, 8,9-12,5 m, 32,2-80,0 dm 3 /cây và 81,1-200,3 điểm. Tại Ba Vì, 5 dòng sinh trưởng nhanh nhất (là các dòng U18, U11, U265, U1, và U4) có thể tích thân cây trung bình đạt 49,2 dm 3 /cây, vượt 127,4% so với trung bình chung toàn thí nghiệm. Nếu so sánh với đối chứng U6 (xếp thứ 24 trong bảng xếp hạng) thì 5 dòng cũng vượt từ 30,1% tới 95,1% về thể tích thân cây. Trong khi đó, 5 dòng ưu việt chọn lọc tại Nam Đàn (U1088, U821, U416, U262 và U348) chỉ có độ vượt về thể tích thân cây là 23,0% so với thể tích thân cây dòng U6. Do đó cần công nhận các dòng này là các dòng tiến bộ kỹ thuật để phát triển ngay vào sản xuất. 3.1.4. Biến dị giữa các dòng vô tính Bạch đàn lai UP Tại khảo nghiệm dòng vô tính ở Đông Hà, kết quả phân tích thống kê cho thấy có sai khác rõ rệt về sinh trưởng cũng như các chỉ tiêu chất lượng giữa các dòng với nhau sau 5 tuổi. Biến động giữa các dòng Bạch đàn urô và dòng Bạch đàn lai UP là rất lớn, từ 24,4- 114,2 dm 3 /cây về thể tích thân cây, và từ 48,6-143 điểm về chỉ số chất lượng tổng hợp. Trong khi đó, tại khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn lai UP tại Ba Vì, biến động giữa các dòng Bạch đàn lai UP từ 12,1-48,1 dm 3 /cây về thể tích thân cây tại tuổi 4. Năm dòng có sinh trưởng nhanh nhất tại khảo nghiệm ở Ba Vì vượt hơn dòng U6 và PN14 là các dòng UP72, UP66, UP99, UP35, và UP23. Thể tích thân cây trung bình của 5 dòng này đạt 40,0 dm 3 /cây, vượt 40,0% tới 56,3% so với dòng PN14, và vượt 52,5% so với dòng U6. Trong khi, 5 dòng sinh trưởng nhanh nhất (dòng UP54, U892, UU39, UP35, và U1088) tại Đông Hà có thể tích thân cây trung bình đạt 154,4 dm 3 /cây sau 5 tuổi, vượt 32,1% so với trung bình toàn thí nghiệm và vượt từ 54,9% tới 127,0% so với đối chứng hạt sản xuất đại trà. Như vậy trong các dòng sinh trưởng nhanh tại 2 khảo nghiệm chỉ duy nhất có một dòng UP35 là sinh trưởng tốt trên cả 2 lập địa. 3.1.5. Tổng hợp chung các dòng vô tính Bạch urô và Bạch đàn lai UP Từ kết quả nghiên cứu về biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng các dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP, đã chọn được 11 dòng gồm 10 dòng được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật (5 dòng UP35; UP72, UP95, UP97 UP99 ở Ba Vì; 1 dòng UP54 ở Đông Hà; 3 dòng U821, U416, U262 ở Nam Đàn; 1 dòng U892 ở Đông Hà) và một dòng được công nhận giống Quốc Gia là U1088 ở Nam Đàn và Đông Hà. 9 3.2. Biến dị về khối lượng riêng và hàm lượng cellulose của Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP Cellulose là thành phần chính của gỗ, chiếm từ 40% đến 50% khối lượng gỗ khô kiệt, nằm chủ yếu ở màng thứ cấp của vách tế bào và là thành phần chính của bột giấy (chiếm từ 74% đến 86%) và có tương quan với hiệu suất bột giấy (Wallis et al. 1996), do đó có thể sử dụng như là công cụ gián tiếp để đánh giá hiệu suất bột giấy. Hàm lượng cellulose trong luận án này được xác định từ lõi khoan lấy ở độ cao 1,3 m bằng phương pháp của Wallis et al. (1997). 3.2.1. Biến dị về khối lượng riêng của gỗ a.Biến dị trị số Pilodyn giữa các gia đình Bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà Trị số pilodyn ở các gia đình trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 dao động trong khoảng 9,6-14,5 mm, và có sự sai khác rõ rệt giữa các gia đình (Fpr <0,001). Các gia đình 77, 34, 74, 84 và 47 có trị số pilodyn thấp nhất, biến động từ 9,6-10,5mm. Tuy nhiên các gia đình này chỉ là những gia đình có sinh trưởng kém đến trung bình trong khảo nghiệm. Ngược lại 5 gia đình (gia đình 42, 15, 31, 109, và 23) là những gia đình có sinh trưởng nhanh nhưng lại có trị số pilodyn cao (khối lượng riêng gỗ thấp). Các gia đình Bạch đàn urô tại Đông Hà ở tuổi 3 cũng có sự sai khác nhau rõ rệt về trị số pilodyn. Các gia đình có trị số pilodyn biến động từ 12,3 mm đến 17,0 mm. Những gia đình sinh trưởng nhanh đồng thời cũng là những gia đình có trị số pilodyn cao, và ngược lại những gia đình có trị số pilodyn thấp thì sinh trưởng từ thấp đến trung bình (gia đình số 77, 18, 74, 34 và 104). Kết quả nghiên cứu biến dị về chị số pilodyn ở Ba Vì và Đông Hà cũng cho thấy các gia đình 77, 74 và 34 ở cả 2 khảo nghiệm đều thuộc nhóm gia đình có trị số pilodyn thấp, mặc dù hai lập địa này có sự khác biệt về tính chất đất và điều kiện khí hậu. b.Biến dị trị số Pilodyn và khối lượng riêng của gỗ giữa các dòng Bạch đàn urô tại Ba Vì và Nam Đàn Tại Ba Vì, ở tuổi 4, kết quả đánh giá biến dị về khối lượng riêng của gỗ và trị số pilodyn của các dòng Bạch đàn urô có sự sai khác rõ rệt (Fpr <0,001). Khối lượng riêng gỗ của các dòng vô tính trong khảo nghiệm này dao động trong khoảng 0,43 - 0,59 g/cm 3 và trị số pilodyn của các dòng biến động từ 11,2 - 17,6 mm. Những dòng có khối lượng riêng của gỗ cao nhất cũng là những dòng có trị số Pilodyn thấp nhất. Tính toán tương quan giữa khối lượng riêng của gỗ và trị số pilodyn cho thấy tương quan giữa chúng là tương quan âm và chặt (r = - 0,80). Các dòng có khối lượng riêng cao nhất tại khảo nghiệm Ba Vì là các dòng U951, U295, U992, U14 và U883, với khối lượng riêng biến động trong khoảng 0,54 - 0,59 g/cm 3 . Tương tự như tại Ba Vì, kết quả đánh giá biến dị về trị số pilodyn của các dòng Bạch đàn urô 5 tuổi tại Nam Đàn cho thấy các dòng Bạch đàn urô đã có sự sai khác rõ rệt về trị số pilodyn (Fpr <0,001). Các dòng Bạch đàn urô có trị số pilodyn biến động lớn, từ 9,7 - 15,4 mm. Đứng đầu danh sách xếp hạng là các dòng U646, U951, U1025, U955 và U416, với giá trị pilodyn thấp nhất, trị số này biến động trong khoảng 9,7 - 10,5 mm. Kém nhất trong khảo nghiệm là các dòng U417, U1028, U891, U821 và U267 với giá trị pilodyn cao nhất với trị số biến động trong khoảng 14,0 - 15,4mm. c.Biến dị về khối lượng riêng của gỗ giữa các dòng Bạch đàn lai UP tại Ba Vì và Đông Hà Tại Ba Vì ở tuổi 4 song khối lượng riêng của gỗ và trị số pilodyn của các dòng Bạch đàn lai UP cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng về khối lượng riêng của gỗ và trị số pilodyn (Fpr <0,001). Các dòng vô tính có khối lượng riêng của gỗ biến động 0,41 - 10 [...]... Nam Đàn; 1 dòng U892 ở Đông Hà và một dòng được công nhận giống Quốc Gia là U1088 ở Nam Đàn và Đông Hà 4.1.2 Khả năng di truyền và tương tác di truyền hoàn cảnh về sinh trưởng của Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP 1 Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp cho các tính trạng sinh trưởng của Bạch đàn urô biến động từ mức thấp đến trung bình (h 2 = 0,19 - 0,23 ở tuổi 6) và tăng dần theo tuổi Hệ số di truyền của. .. từng bước nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng 3.3.1 Khả năng di truyền ở các gia đinh Bạch đàn urô Hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền của các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và trị số pilodyn trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà được thể hiện tại bảng 3.11 Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng đạt trung... cây của 28 dòng Bạch đàn lai UP ở Ba Vì và Đông Hà 3.7 Một số đề xuất cho cải thiện giống Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP 3.7.1 Cải thiện các tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ ở các chương trình cải thiện Bạch đàn urô Trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 và khảo nghiệm dòng vô tính tại tuổi 6, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp cũng nhưn hệ số di truyền nghĩa rộng của các gia đình và dòng vô tính Bạch. .. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1.1 Biến dị về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô và một số giống Bạch đàn lai UP 1 Có sự phân hóa rõ rệt giữa các gia đình về sinh trưởng, chất lượng và trị số pilodyn Nhóm 10 gia đình tốt nhất có thể tích trung bình vượt 50,7% so với trung bình khảo nghiệm và vượt 158,5% so với 10 gia đình sinh trưởng kém nhất, dòng U6 (83,4%) và trị số pilodyn biến. .. hệ số di truyền theo nghĩa hẹp; CVa là hệ số biến động di truyền lũy tích; Hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân và trị số pilodyn trong khảo nghiệm hậu thế bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà đều tăng theo tuổi Chẳng hạn như, tại Ba Vì, hệ số di truyền về đường kính tại tuổi 2 là 0,14, và tăng lên 0,17, 0,17 và 0,22 ở các tuổi 3, 5 và 6 Tương ứng với hệ số di truyền, hệ số biến. .. Hệ số biến động di truyền lũy tích cho các tính trạng sinh trưởng của các dòng vô tính bạch đàn urô biến động 8,6 - 14,2% Cho khối lượng riêng 7,1 - 10,4% và 9,9 10,6% cho độ thẳng thân 6 Hệ số biến động di truyền lũy tích cho các tính trạng sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ của các dòng vô tính bạch đàn lai UP biến động 9 - 10%, Độ thẳng thân có hệ số biến động cao hơn so với các tính trạng sinh. .. với các tính trạng sinh trưởng (>14%) Hàm lượng cellulose 1,8 - 2,6% 4.1.3 Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và tính chất gỗ của Bạch đàn urô và một số giống Bạch đàn lai UP; tương quan tuổi – tuổi của các tính trạng sinh trưởng của Bạch đàn urô 1 Tương quan giữa chỉ tiêu sinh trưởng và tính chất gỗ từ yếu đến vừa phải và không có ý nghĩa do đó việc chọn lọc theo sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng... UP51) đều thuộc những dòng có sinh trưởng từ trung bình đến khá cao Như vậy có thể chọn được một số dòng vừa có sinh trưởng nhanh và hàm lượng cellulose cao 3.3 Khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân, khối lượng riêng và hàm lượng cellulose ở các gia đình và dòng vô tính Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP Các thông tin về biến dị và khả năng di truyền là cơ sở khoa học để thực... trị số pilodyn là khá cao, với h2 = 0,42 – 0,48 2 Hệ số di truyền theo nghĩa rộng cho các tính trạng sinh trưởng và độ thẳng thân của các dòng Bạch đàn urô của ở mức trung bình tới cao (biến động từ H2: 0,20 – 0,46) Trong khi khối lượng riêng của gỗ có hệ số di truyền cao hơn (H2: 0,68) các tính trạng sinh trưởng 3 Hệ số di truyền theo nghĩa rộng cho các tính trạng sinh trưởng của các dòng Bạch đàn. .. các dòng vô tính ưu trội Bảng 3.12 Hệ số di truyền (H2) và hệ số biến động kiểu gen (CVG) của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng của các dòng vô tính Bạch đàn urô tại khảo nghiệm Ba Vì và Nam Đàn Hệ số di Địa Tính Đơn vị Trung Sai số Tuổi truyền CVG (%) điểm trạng tính bình của H2 (H2) 4 D1.3 cm 7,3 0,30 0,04 13,1 4 H m 10,5 0,46 0,05 14,2 3 4 V dm 25,4 0,31 0,04 36,0 Ba Vì 4 Đtt điểm 3,3 0,28 . được đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của một số tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ. + Xác định được một số dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP có năng. LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu biến dị về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn urô (E. urophylla) và một số giống Bạch đàn lai UP (E. urophylla. pellita) trên một số vùng sinh thái. 2.1.2. Nghiên cứu khả năng di truyền và tương tác di truyền hoàn cảnh về sinh trưởng của Bạch đàn urô và một số giống Bạch đàn lai UP trên một số vùng sinh thái. 2.1.3.

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1. Trên thế giới

    • 1.2. Ở Việt Nam

    • CHƯƠNG 2

    • NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Nội dung nghiên cứu

      • 2.2. Vật liệu nghiên cứu

        • 2.3.1. Phương pháp tiếp cận

        • 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

        • 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

        • CHƯƠNG 3

        • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

          • 3.1. Biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây Bạch đàn urô và Bạch đàn lai

            • 3.1.1. Biến dị giữa các nguồn hạt giống Bạch đàn urô

            • 1.1.2. Biến dị giữa các gia đìnhBạch đàn urô

            • 3.1.3. Biến dị giữa các dòng vô tính Bạch đàn urô

            • 3.1.4. Biến dị giữa các dòng vô tính Bạch đàn lai UP

            • 3.1.5. Tổng hợp chung các dòng vô tính Bạch urô và Bạch đàn lai UP

            • 3.2. Biến dị về khối lượng riêng và hàm lượng cellulose của Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP

              • a.Biến dị trị số Pilodyn giữa các gia đình Bạch đàn urô tại Ba Vì và Đông Hà

              • b.Biến dị trị số Pilodyn và khối lượng riêng của gỗ giữa các dòng Bạch đàn urô tại Ba Vì và Nam Đàn

              • c.Biến dị về khối lượng riêng của gỗ giữa các dòng Bạch đàn lai UP tại Ba Vì và Đông Hà

              • 3.2.2. Biến dị về hàm lượng cellulose giữa các dòng Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP

              • 3.3. Khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, độ thẳng thân, khối lượng riêng và hàm lượng cellulose ở các gia đình và dòng vô tính Bạch đàn urô và Bạch đàn lai UP

                • 3.3.1. Khả năng di truyền ở các gia đinh Bạch đàn urô

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan