chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã tân thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2010 - 2013

57 1.9K 16
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã tân thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2010 - 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam là lịch sử của đấu tranh dựng nước và giữ nước. Cuộc đấu tranh hào hùng của dân tộc tuy đã mang lại nhiều thắng lợi vẻ vang, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, nhưng những hậu quả mà các cuộc chiến tranh đó để lại cho nhân dân ta là rất nặng nề. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người, để lại hàng triệu con người tàn tật, hàng trăm nghìn trẻ em mồ côi, bị nhiễm chất độc da cam làm cho cuộc sống của những gia đình này gặp rất nhiều khó khăn. Lệ Thủy là mảnh đất giàu truyền thống anh hùng, số lượng người công với cách mạng tương đối lớn, trong đó có xã Tân Thủy. Theo báo cáo “Tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi NCC trên địa bàn xã Tân Thủy”, tổng số các loại đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn xã là 623 người. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và hòa mình vào hoạt động chung của cả nước, xã Tân Thủy - huyện Lệ Thủy đã triển khai thực hiện và đang ngày càng hoàn thiện hơn về các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM trên địa bàn xã với nhiều hoạt động, chế độ hỗ trợ thiết thực nhằm giúp đỡ những con người đã từng mang vinh quang, độc lập về cho Tổ quốc. Những chính sách ưu đãi cho NCCVCM như: chính sách bảo hiểm y tế; chính sách chăm sóc sức khỏe; chính sách ưu đãi về kinh tế, giáo dục; chính sách trợ cấp đã được thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, việc thực thi các chính sách ưu đãi NCCVCM hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 1 Báo cáo tốt nghiệp và bất cập. Cuộc sống của nhiều NCCVCM trên địa bàn xã vẫn chưa thực sự được đảm bảo, nhiều gia đình NCC vẫn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Để các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM góp phần đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định thì việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách này có ý nghĩa quan trọng, thiết thực. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 - 2013” để làm đề tài nghiên cứu chuyên ngành Công tác xã hội. Trong điều kiện thời gian có hạn cũng như những kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm của sinh viên chưa nhiều do đó bài báo cáo này chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sự quan tâm giúp đỡ, góp ý chân thành từ phía giảng viên hướng dẫn, các bạn sinh viên để bài báo cáo này được hoàn chỉnh hơn. 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận Những thông tin thu thập được từ nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về NCCVCM nói riêng và lý luận về chính sách ưu đãi xã hội nói chung. Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực người có công cách mạng, chính sách xã hội và chính sách nâng cao cuộc sống cho người có công cách mạng. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Như chúng ta đã biết, nâng cao hiệu quả của công tác chính sách ưu đãi cho NCCVCM là một việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 2 Báo cáo tốt nghiệp thi, công tác này gặp rất nhiều khó khăn, bất cập ở nhiều địa phương. Với kết quả nghiên cứu của đề tài, người thực hiện đề tài mong muốn đóng góp một phần ý kiến của mình vào việc nghiên cứu xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp thông qua các chương trình, chính sách đối với NCCVCM nhằm đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng; sẽ gợi mở một số giải pháp để các cấp, chính quyền địa phương, gia đình, các bên liên quan và cả cộng đồng sẽ nhận thức rõ và đầy đủ vai trò và trách nhiệm trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi cho NCCVCM. Đồng thời, cũng như là một thông điệp hướng sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, nhất là những người trẻ tuổi ở địa phương để cùng thực hiện có hiệu quả hơn công tác chính sách ưu đãi cho người có công cách mạng. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi ro, những lo toan và mỗi người cần có những nhu cầu về vật chất hay tinh thần nhất định. Đứng trước hoàn cảnh xã hội luôn biến động, con người cần làm gì để cuộc sống an sinh vẫn được đảm bảo. Thực hiện lời dạy ”Uống nước nhớ nguồn”của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 66 năm qua công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trên cả ba lĩnh vực: Chính sách, phong trào chăm sóc của cộng đồng và sự tự vươn lên của đối tượng đã không ngừng được đổi mới, phát triển ngày càng hiệu quả và thiết thực. Đặc biệt là trong những năm đổi mới và hội nhập quốc tế, chính sách ưu đãi người có công đã từng bước được luật hóa, cải cách toàn diện, trở thành một chính sách lớn, chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận động của toàn dân, toàn quân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã giải quyết những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 3 Báo cáo tốt nghiệp góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM là vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, một nguyên tắc Hiến định được ghi nhận ở Điều 67- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước (năm 1991), Đảng ta cũng khẳng định rõ: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất, tinh thần của người có công ”. Thể chế hoá đường lối của Đảng, các qui định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, năm 1994, uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng. Sau 10 năm thực hiện, ngày 29/06/2005, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh cũ (năm 1994) về ưu đãi người có công với cách mạng. Nghiên cứu về NCCCM cũng như các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM là đề tài của không ít những nhà nghiên cứu. Thực trạng đời sống của NCCVCM được thể hiện một phần qua các trang báo: Dân trí, báo Công an nhân dân, báo Quân đội nhân dân Trong đó có thể kể đến bài viết “Người bệnh binh già trong căn nhà xiêu vẹo” trên báo Dân trí (thứ tư ngày 12/1/1011). Bài báo này viết về cuộc sống gia đình người bệnh binh Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 4 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Anh Thập (xã Song Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh) vô cùng khó khăn: bản thân ông bị bệnh tật hành hạ, vợ con gặp nạn, ốm đau liên miên, nuôi con cái học hành, gia đình ông lại cưu mang hai cụ già không có con. Họ phải sống trong một căn nhà xiêu vẹo đe đọa đến tính mạng bất cứ lúc nào. Qua đó phản ánh thực trạng vẫn còn một số NCCCM chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức, cuộc sống của họ còn chứa đựng vô vàn khó khăn, thách thức và ẩn hiện những nguy cơ. Tuy nhiên bài báo này mới phản ánh được một mặt của vấn đề chăm sóc sức khỏe mà chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM. Chúng ta cũng có thể kể đến đề tài “Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại thị xã Cửa Lò’’ của sinh viên Trần Mai Trang trường Đại học Vinh. Đề tài này đã giới thiệu cho người đọc biết được khái quát tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra giải pháp công tác xã hội nhằm hạn chế những mặt tiêu cực. Và gần đây là đề tài “ Nâng cao hiệu quả của quá trình xã hội hóa công tác chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” của sinh viên Trần Thị Huyền trường Đại học Vinh. Tuy nhiên đề tài này chỉ mới đưa ra cách nhìn tổng quan về các chính sách đối với người có công chứ chưa đi sâu phân tích làm rõ những kết quả, những hạn chế cũng như chưa đề ra các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề trên đặc biệt là đối với các chính sách ưu đãi NCC. Trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thì chưa có nghiên cứu nào đi sâu làm rõ vấn đề chính sách ưu đãi đối với NCCVCM mà đó chỉ mới là những bài báo cáo, đánh giá tổng quan của các cán bộ xã Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 5 Báo cáo tốt nghiệp về NCCVCM chứ chưa đi sâu vào việc phân tích thực trạng thực hiện các chính sách ưu đãi cũng như đưa ra các biện pháp can thiệp giải quyết. Trong đó đáng chú ý là các báo cáo như: “Báo cáo công tác chi trả trợ cấp cho người có công”, “Báo cáo tổng quan về các chính sách ưu đãi NCC trên địa bàn xã Tân Thủy”, “Báo cáo công tác tặng quà cho NCC trên địa bàn xã” Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu, các báo cáo đã có trước, tôi thực hiện đề tài này với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chung Công việc mà đề tài thực hiện nhằm góp một phần tiếng nói vào công tác xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng NCC với những đặc điểm khác nhau (thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ, đối tượng nhiễm chất độc hoá học ) trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Mục tiêu cụ thể Giúp những NCCVCM hiểu rõ hơn về các chương trình, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Góp phần giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung, những chính sách, chương trình hoạt động mang tính khả thi hơn cho những NCCVCM nhằm thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Đóng góp những giải pháp nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội cho những các đối tượng đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời quá trình nghiên cứu giúp tôi hiểu thêm các vấn đề gia đình và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng qua đó giúp cho tôi có kinh nghiệm hơn trong những cuộc nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác sau này. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 6 Báo cáo tốt nghiệp Vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 5.2. Khách thể nghiên cứu Bao gồm những NCCVCM, cán bộ xã, gia đình NCCVCM, hàng xóm xung quanh môi trường sống của NCCVCM trên địa bàn xã Tân Thủy. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Thời gian nghiên cứu: từ 10/6/2014 – 30/7/2014 6. Phương pháp 6.1. Phương pháp điều tra Xã hội học 6.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, xử lý tư liệu Thu thập các thông tin từ các nguồn như sách, báo, khóa luận, trên mạng internet, tạp chí, các báo cáo liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách đối với người có công cách mạng. Những thông tin thu thập được xử lí theo yêu cầu của đề tài nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan. Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp thông qua các văn bản, báo cáo của cán bộ các cấp trên địa bàn nhằm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu cũng như công tác thực hiện các chính sách đối với NCCVCM góp phần thực hiện đề tài nghiên cứu. 6.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Tôi tiến hành 1 cuộc trao đổi với cán bộ chính sách xã, và một số cuộc phỏng vấn sâu với NCCVCM thông qua những câu hỏi đã định sẵn nhằm thu thập những thông tin khái quát về những NCCVCM và quá trình thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM. Mục đích của phương pháp Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 7 Báo cáo tốt nghiệp này nhằm thăm dò ý kiến của NCCVCM về cuộc sống cũng như nhu cầu về các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với họ. 6.1.3. Phương pháp quan sát kèm theo ghi hình Tôi sử dụng phương pháp quan sát và ghi hình nhằm phối hợp với phương pháp trưng cầu ý kiến và phương pháp phỏng vấn với mục đích tìm hiểu và đảm bảo tính khách quan và độ chính xác của những thông tin thu được. 6.1.4. Phương pháp vãng gia Tôi đến tại ít nhất 10 gia đình trong tổng số người có công với cách mạng để tìm hiểu cuộc sống an sinh cũng như những mong muốn, nhu cầu của họ. 6.2. Phương pháp chuyên ngành Công tác xã hội Phương pháp phát triển cộng đồng là phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu này. Dựa trên cơ sở đề tài nghiên cứu đã chọn và tính thực tiễn trong điều kiện cho phép của công việc thực tế cũng như là việc khó tiếp cận thường xuyên với các đối tượng của mình trong thời gian thực tế tại địa bàn, bản thân em chỉ có thể tiến hành nghiên cứu đề tài trong những khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy mà đề tài nghiên cứu đã lấy phát triển cộng đồng làm nền tảng cho phương pháp làm việc của mình. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài Lời cảm ơn, phần Mở đầu và Kết luận thì phần Nội dung đề tài gồm có 3 chương Chương 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và một số lý thuyết, khái niệm liên quan. Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 8 Báo cáo tốt nghiệp Chương 2. Tình hình thực hiện chính sách đối với NCCVCM trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chương 3. Mô hình nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách đối với NCCVCM trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 9 Báo cáo tốt nghiệp B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT, KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Tân Thủy nằm ở phía Bắc huyện Lệ Thủy, có diện tích tự nhiên 561,59 ha. Phía Bắc giáp xã Hưng Thủy, quốc lộ 1A và xã Sen Thủy huyện Lệ Thủy. Phía Nam giáp xã Dương Thủy, xã Cam Thủy huyện Lệ Thủy. Phía Đông giáp xã Mỹ Thủy huyện Lệ Thủy. Phía tây giáp xã Thái Thủy huyện Lệ Thủy. 1.1.1.2. Địa hình Xã Tân Thủy là một xã đồng bằng, nằm về phía Bắc sông Kiến Giang và phía Đông sông Bàu Sen, địa hình tương đối bằng phẳng, đi lại thuận lợi. 1.1.1.3. Khí hậu Xã Tân Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có gió mùa đông lạnh, mưa nhiều, mùa hè nóng, mưa ít. Hằng năm phải chịu ảnh hưởng của gió bão (trung bình hằng năm có từ 2 đến 3 cơn bão ảnh hưởng tới), kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. 1.1.1.4. Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên: 561,59 ha. Trong đó: Sinh viên: Dương Thị Huệ Lớp LTCTXH K2012 10 [...]... CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NCCVCM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Thông tin chung về NCCVCM trên địa bàn Theo Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi NCC trên địa bàn xã Tân Thủy năm 2012: Tổng số các loại đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi NCC trên địa bàn xã là 623 người, trong đó: Người có công với cách mạng: • Người hoạt động cách mạng trước 1945 và từ 01/01/1945... đình chính sách phát huy truyền thống anh hùng cách mạng và phẩm chất đáng quý của dân tộc Mặt khác, những chính sách ưu đãi đối với NCCVCM đang dần được hoàn thiện góp phần đáp ứng nhu cầu của đối tượng Bảng 1: Các hoạt động, chính sách ưu đãi cho NCCVCM trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trích: Báo cáo thực hiện chính sách ưu đãi NCC tại xã Tân Thủy năm 2012) Chính sách ưu đãi. .. sức nhằm xây dựng một hệ thống chính sách xã hội cho NCCVCM hoàn thiện và có hiệu quả tốt nhất 1.2.2.3 Chính sách ưu đãi người có công Chính sách ưu đãi người có công là những chính sách lớn của Nhà nước, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh của Tổ quốc và nhân dân đối với những người đã hy sinh và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và... Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 75 người Tỉ lệ mất sức lao động Từ 21% đến 40% Từ 41% đến 60% Từ 61% đến 80% Từ 81% đến 100% • Bệnh binh là 26 người Trong đó: Số người 38 21 13 3 - Người bị mất sức lao động từ 61% đến 70% là: 13 người - Người bị mất sức lao động từ 71% đến 80% là: 5người - Người bị mất sức lao động từ 81% đến 90% là: 5người - Người bị mất sức lao động từ 91% đến... hoàn cảnh, nhu cầu khác nhau 2.2 Tình hình thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với NCCVCM Sinh viên: Dương Thị Huệ 23 Lớp LTCTXH K2012 Báo cáo tốt nghiệp trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho NCC không chỉ thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm và cố gắng của Nhà nước đối với nhứng người đã hy sinh vì nước vì dân, nhằm ổn định đời sống... • Đối với bệnh binh: toàn xã Tân Thủy có 26 bệnh binh được công nhận và hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước; mức trợ cấp, phụ cấp năm 2013 lên đến 214.532.152 nghìn đồng • Đối với thân nhân NCCVCM, toàn xã hiện có 27 người đã được công nhận và hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước Xã Tân Thủy luôn quan tâm đối Sinh viên: Dương Thị Huệ 25 Lớp LTCTXH K2012 Báo cáo tốt nghiệp với thân nhân, NCCVCM Khi có các... liên quan trong việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện các chính sách ưu đãi NCCVCM trên địa bàn xã có ý nghĩa quan trọng CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NCCVCM TRÊN ĐỊA BÀN 3.1 Mô hình nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện chính sách ưu đãi Sinh viên: Dương Thị Huệ 32 Lớp LTCTXH K2012 Báo cáo tốt nghiệp đối với NCCVCM trên địa bàn Dựa trên việc... Trạm y tế xã nằm ở thôn Tân Bằng có diện tích 1107m2, trạm đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 với đội ngũ y bác sỹ cơ bản đủ trên các lĩnh vực chuyên môn để đáp ứng khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân 1.1.2.2 Về xã hội Toàn xã có 1069 hộ với 4077 nhân khẩu với địa bàn hành chính có 2 thôn Tân Bằng và Tân Truyền với 11 xóm và thôn Tân Thái nằm độc lập; có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị,... NCCVCM trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy đã phân tích ở trên, để tạo dựng một mạng lưới chính sách ưu đãi tốt nhất đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng NCCVCM, cần có sự nỗ lực và chung sức của cả cộng đồng, xã hội; cần huy động mọi nguồn lực từ các ban ngành, đoàn thể đến các cá nhân, tổ chức, đơn vị trên địa bàn 3.1.1 Huy động các nguồn lực nhằm xây dựng mạng lưới chính sách ưu đãi cho NCCVCM 3.1.1.1... - Một số hộ chính sách xuất hiện tư tưởng ỷ lại, muốn duy trì và tranh thủ các chế độ của Nhà nước, tính tự lực chưa cao - Một bộ phận gia đình chính sách có nguy cơ tái nghèo do không có việc làm, việc làm không ổn định và không có tích lũy Nói tóm lại, việc thực hiện chính sách còn mang tính giãn đều, bình quân, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác thực hiện các chính sách ưu đãi . các chính sách này có ý nghĩa quan trọng, thiết thực. Vì vậy, tôi chọn vấn đề Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 - 2013 . đặc biệt là đối với các chính sách ưu đãi NCC. Trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thì chưa có nghiên cứu nào đi sâu làm rõ vấn đề chính sách ưu đãi đối với NCCVCM mà đó. thống chính sách xã hội cho NCCVCM hoàn thiện và có hiệu quả tốt nhất. 1.2.2.3. Chính sách ưu đãi người có công Chính sách ưu đãi người có công là những chính sách lớn của Nhà nước, có

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan