nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn

83 427 0
nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  CHU HUY TƯỞNG NGHIÊN CỨU TRỒNG MỚI TRONG CẢI TẠO CÁC NƯƠNG CHÈ GIÀ, CẰN CỖI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI – TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  CHU HUY TƯỞNG NGHIÊN CỨU TRỒNG MỚI TRONG CẢI TẠO CÁC NƯƠNG CHÈ GIÀ, CẰN CỖI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI – TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Tất Khương THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chợ Mới là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn, nằm dọc theo quốc lộ số 3, với vị trí trung gian giữa thị xã Bắc Kạn và thành phố Thái Nguyên nên Chợ Mới có lợi thế về giao thông và tiêu thụ hàng hoá. Đất đai ở các xã vùng thấp của huyện chủ yếu là núi thấp và đồi gồm có đất Feranit vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs) diện tích gần 7.984 ha. Đây là loại đất có diện tích lớn, thích hợp với phát triển cây công nghiệp như: chè, hồi, quế Với lượng mưa trung bình 1.508 mm/năm, các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, 8 đạt từ 313  315mm/tháng, số ngày mưa trung bình/năm là 134 ngày và nhiệt độ trung bình của vùng là 21 0 C, tổng tích ôn bình quân năm là 5.850 0 C, ít có sương muối, bình quân 0,3 ngày/năm vào tháng 12 và tháng 1. Do đó, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Bên cạnh đó, giao thông thuận lợi giúp cây chè của huyện Chợ Mới có điều kiện để phát triển thành cây trồng mang tính hàng hóa cao. Hiện nay, diện tích chè của huyện Chợ Mới vào khoảng 449,59 ha trong đó chủ yếu (khoảng 80%) được trồng từ những năm 1980, giống chè sử dụng là giống chè trung du được nhân giống bằng hạt có độ phân ly cao cả về ngoại hình và phẩm chất. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác của người dân chưa cao, chưa chú trọng đến việc làm đất, chăm sóc giai đoạn kiến thiết cơ bản và các kỹ thâm canh khiến cho những nương chè có thời kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, nhanh già cỗi, năng suất và chất lượng kém. Trước thực trạng đó huyện Chợ Mới cùng với tỉnh Bắc Kạn đã có một số chương trình cung cấp giống chè mới cho người dân trồng thay thế các nương chè già cỗi và trồng mới. Kết quả bước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 đầu cho thấy một số giống chè mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, do người dân chưa nắm vững về kỹ thuật nên hiệu quả của việc cải tạo là chưa cao, chưa khai thác được tiềm năng của cây chè, chưa kích thích được người sản xuất. Do vậy, chủ trương của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng chè thành vùng sản xuất hàng hóa rất khó thực hiện. Trên thực tế các giống chè nhập nội (TRI 777 , Bát tiên, Yabukiata, Phúc vân tiên, Keo am tích, Kim tuyên,…) và các giống chè đã được chọn lọc trong nước (LDP 1 , LDP 2 ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa vào sản xuất thích hợp với chế biến chè xanh, chè đen, chè ô long, có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt đang dần được thay thế cho các giống chè trồng bằng hạt có chất lượng kém. Kỹ thuật cải tạo các nương chè già cỗi, kỹ thuật trồng thâm canh chè cành giống mới đã được các viện nghiên cứu đưa ra quy trình sản xuất. Tuy nhiên việc đưa các giống mới và ứng dụng các quy trình sản xuất vào điều kiện thực tiễn của mỗi vùng sản xuất cần có những nhiên cứu cơ bản nhằm hòa thiện quy trình sản xuất cho vùng. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu trồ ng mớ i trong cả i tạ o cá c nương chè già , cằ n cỗ i tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung: Cải tạo diện tích chè già trồng hạt, cằn cỗi năng suất thấp bằng các giống mới nhằm thay đổi cơ cấu giống chè góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng vùng chè. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được phương pháp đốn hợp lý nương chè cũ trong kỹ thuật cải tạo nương chè già cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Xác định được thời vụ trồng hợp lý trong kỹ thuật trồng cải tạo nương chè già cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Đề tài tìm ra được một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo các nương chè già cỗi bằng một số giống chè mới phù hợp với điều kiện của vùng nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng cây chè của vùng. Đề tài góp phần cải thiện cơ cấu giống chè của huyện Chợ Mới, tăng khả năng cho năng suất của các nương chè, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong huyện. Đề tài là cơ sở để phát triển vùng chè chất lượng cao, theo hướng sản xuất hàng hóa, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Phần thứ hai TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học của các kỹ thuật đốn chè Theo tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [21] sự phát dục của các cành chè là khác nhau, cành phía trên thường có độ phát dục già, chóng ra hoa, kết quả, khả năng sinh trưởng sinh dưỡng kém, năng lực sản xuất búp kém. Sau một thời gian sinh trưởng nhất định những cành có tuổi phát dục già ấy cần được đốn đi để các mầm ở phía dưới phát triển vì những mầm này được phát triển trên những cành có trình độ phát dục non nên có sức sống, sinh trưởng mạnh. - Trong quá trình sinh trưởng các cành ở phía trên có ưu thế sinh trưởng nhanh (gọi là ưu thế sinh trưởng đỉnh) kìm hãm sự phát triển của những cành phía dưới, đốn chè sẽ phá vỡ được ưu thế sinh trưởng đỉnh, tạo điều kiện cho các mầm chè phía dưới sinh trưởng phát triển tạo tán. - Giữa các bộ phận trên và dưới mặt đất luôn có tỷ lệ cân bằng, đốn chè là hình thức phá vỡ thế cân bằng giữa hai bộ phận đó, tạo điều kiện cho các bộ phận trên mặt đất phát triển. Vì thế đốn càng đau, búp phát sinh, sinh trưởng càng mạnh. - Ở miền Bắc nước ta mùa đông nhiệt độ thấp, khí hậu khô, cây chè bị thoát hơi nước mạnh, nếu để nhiều lá cây chè sẽ ở trạng thái mất cân bằng về chế độ nước. Đốn chè là biện pháp giữ lại một số lượng lá trên cây thích hợp tạo điều kiện hạn chế sự thoát hơi nước của cây. 2.1.2. Cơ sở khoa học của việc xác định thời vụ trồng chè Xác định thời vụ trồng hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu sinh thái của cây chè tạo điều kiện thuận lợi để cây chè mới trồng sinh trưởng phát triển tốt cho tỷ lệ sống cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Việc xác định thời vụ trồng chè dựa trên đặc điểm thực vật học, yêu cầu sinh thái của cây chè và điều kiện sinh thái của từng vùng cụ thể. 2.2. Đặc điểm sinh vật học cây chè và yêu cầu sinh thái của cây chè 2.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè 2.2.1.1. Nguồn gốc và phân loại của cây chè. Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho biết cây chè có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam). Những cây chè dại tiền sử được tìm thấy ở những cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt theo những triền sông lớn ở núi cao. Cách đây 4000 năm người Trung Quốc đã biết sử dụng chè để uống và coi như một thứ dược liệu quí, người Pháp đã tìm thấy cây chè dại lá to vùng Atsam ( Ấn Độ). Theo hệ thống phân loại thực vật, chè thuộc: Ngành: Hạt kín Angiosprtmae Lớp Hai lá mầm Dicotyledonae Bộ Chè Theales Họ Chè Theacaae Chi Chè Camellia Loài Sinensis Về thực vật chè được nhiều tác giả thống nhất tên là Camellia Sinensis (L) Okentze, ở Việt Nam có 4 thứ chè: - Trung Quốc lá nhỏ ở vùng Lạng Sơn, búp nhỏ xanh tím đỏ năng suất thấp - Trung Quốc lá to điển hình là chè Trung du lá to ở Phú Thọ, Tuyên Quang,Yên Bái, Thái Nguyên. - Shan (chè tuyết) ở Hà Giang, Nghĩa Lộ (Suối Giàng), Mộc Châu, Lâm Đồng, Tam Đường. - Ấn Độ là chè Assamica: Phú Hộ, Pleiku, Lâm Đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 2.2.1.2. Đặc trưng hình thái Tuỳ theo từng thứ chè mà có các đặc trưng hình thái khác nhau. Thân cây chè: Tuỳ theo chiều cao, kích thước thân, cành chia làm 3 loại: Thân bụi, cây gỗ nhỡ, cây gỗ vừa. Về hình dạng cây chè không đốn, để tự nhiên có dạng vòm, điển hình là vòm suốt chỉ (cao và hẹp ngang, tán nhỏ), vòm cầu và nửa cầu (thấp hơn, to ngang và tán to), vòm mâm xôi (to ngang, mặt tán rộng), căn cứ vòm lá là chỉ tiêu chọn giống cần vươn tới. Cành chè: Cành chè do mầm dinh dưỡng sinh trưởng lên, tuỳ theo vị trí mọc khác mà cành chè phân ra nhiều cấp: cấp 1, 2 3 Mầm chè: Cây chè có 3 loại mầm, mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực, mầm dinh dưỡng chia ra mầm đỉnh, mầm nách, mầm ngủ, mầm bất định. Búp chè: Được hình thành từ mầm dinh dưỡng gồm: tôm và 2-3 lá non. Quá trình sinh trưởng của búp chè chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Các giống khác nhau có trọng lượng búp khác nhau, búp chè có 2 loại: Búp bình thường (búp 1 tôm và 2-3 lá non) và búp mù là búp không có tôm. Hoạt động sinh trưởng của búp chè tuân theo một qui luật nhất định. Tóm tắt sơ đồ như sau: Đợt sinh trƣởng Mầm chè Lá vảy ốc mở Lá thật xuất hiện Cành chè ngừng sinh trưởng(hoặc hái búp) Mầm chè phát động Giai đoạn ẩn Giai đoạn hiện Thời kỳ hoạt động tiềm sinh Thời kỳ hoạt động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Lá chè mọc trên cành, hình thuôn, rìa lá có răng cưa gồm có lá vảy ốc, lá cá và lá thật. - Rễ chè: Là bộ phận giữ cho cây đứng thẳng hút nước và dinh dưỡng đưa lên cây gồm: Rễ trụ (Rễ cọc), rễ hút và rễ dẫn. Đối với cây chè phát triển từ hạt thì ngay từ lúc bắt đầu ra rễ đã phân biệt rõ rễ cọc và các rễ khác. Nhưng đối với chè nhân giống vô tính hoặc giâm cành thì lúc cây con có bộ rễ kiểu chùm, khi cây sinh trưởng phát triển lâu năm thì lại biểu hiện rễ cọc rất rõ. - Hoa quả hạt: Hoa chè là hoa lưỡng tính (một hoa có cả tính đực và tính cái), quả chè thuộc quả nang, mỗi quả thường có một đến vài hạt. 2.2.1.3. Đặc điểm sinh hoá Thành phần sinh hoá búp chè gồm: nước và các hợp chất sinh hoá khác. - Nước là thành phần chủ yếu trong búp chè, hàm lượng từ 75-80%. - Tanin (hay chất chát) là thành phần cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng chè, quyết định màu sắc và vị chè. - Chất hoà tan: Là hỗn hợp nhiều nhất trong búp chè, chủ yếu đạm, đường, vitamin caphêin, catêsin, hương tạo nên hương vị đặc trưng của từng giống chè. 2.2.1.4. Sinh trưởng và phát triển Cây chè có 2 chu kỳ phát triển gọi là chu kỳ sống của cây chè: Chu kỳ phát triển lớn gồm cả đời sống cây chè từ tế bào trứng thụ tinh đến khi cây già cỗi và chết. Chu kỳ phát triển nhỏ bao gồm thời kỳ phát triển trong các năm: hạt nảy mầm, mầm mọc lá ra hoa, kết quả trong năm đó là 2 quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng là quá trình sinh trưởng cành. 2.2.2. Yêu cầu sinh thái chủ yếu của cây chè. Cây chè tồn tại phát triển trong một hệ sinh thái nông nghiệp có giới hạn xác định, ngày nay con người hiểu được muốn phát triển chè một cách [...]... Các nghiên cứu đồng thời sinh trưởng của cây chè mới trồng trên nương chè cải tạo và năng suất nương chè cũ chưa sâu Các công trình nghiên cứu về kỹ thuật đốn tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng đốn đến năng suất của nương chè tuổi lớn đơn thuần Chưa có nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của các dạng đốn đến sinh trưởng của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo bằng phương pháp trồng thay... nghiên cứu 3.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất chè * Điều tra điều kiện tự nhiên * Điều tra hiện trạng sản xuất chè của huyện Chợ Mới - Điều tra, phân loại các nương chè của huyện Chợ Mới theo tuổi chè - Điều tra, phân loại các nương chè của huyện Chợ Mới theo cơ cấu giống - Điều tra đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số nương chè trên 20 tuổi 3.3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cải tạo nương. .. điểm nghiên cứu 3.2.1 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010 3.2.2 Địa điểm nghiên cứu - Các thí nghiệm được bố trí tại thôn Khuổi Chủ, xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 - Nghiên cứu điều tra được thực hiện trên địa bàn 3 xã Quảng Chu, Như Cố, Yên Đĩnh – huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn 3.3 Nội dung nghiên. .. và mới chỉ ở một số vùng địa lý nhất định Vì vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện để tìm ra các phương pháp đốn chè hợp lý nhất cho các chè cải tạo bằng phương pháp trồng thay thế là một yêu cầu cấp thiết Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu về kỹ thuật cải tạo nương chè già cỗi chủ yếu tập trung theo hướng hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác và nghiên cứu riêng rẽ Các nghiên. .. tạo nương chè già cỗi 3.3.2.1 Nghiên cứu kỹ thuật đốn trong cai tao các nương chè già , căn côi ̉ ̣ ̀ ̃ bằng phương pháp trồng thay thế 3.3.2.2 Nghiên cứu thời vụ trồng thích hợp đối với cây chè con trồng mới trên nương chè gia, căn côi đa cai tao ̀ ̀ ̃ ̃ ̉ ̣ 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu Điều tra các điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội của huyện Chợ Mới theo... thế Những năm 1990, Viện nghiên cứu Chè (Đỗ Văn Ngọc) đã phối hợp với Nông trường tháng 10 (Tuyên Quang) nghiên cứu kỹ thuật trồng mới nương chè bằng phương pháp trồng cải tạo, giống trồng mới được áp dụng là giống chè PH1 và TRI777 Sau thời gian 3 năm phá các cây chè giống cũ (giống Trung du quần thể) tạo nương chè giống mới, nhưng tình hình khi đó thị trường và sản xuất chè chưa có nhu cầu mở rộng diện... trồng thay thế giống mới Trên cơ sở điều kiện sinh thái của Việt Nam, các nghiên cứu về thời vụ đã xác định được thời vụ trồng chè chung cho cả nước Tuy nhiên những nghiên cứu thời vụ cụ thể cho các tiểu vùng khí hậu cụ thể chưa nhiều Do vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thêm về các kỹ thuật đốn và thời vụ trong cải tạo các nương chè cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới nhằm nâng cao hiệu... đồng thời ổn định được đời sống cho người làm chè Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Phần thứ ba NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1 Các nương chè già cỗi cho năng suất, chất lượng thấp Tiêu chí các nương chè già cỗi trong nghiên cứu: - Có trên 20 năm tuổi - Giống chè Trung Du, được trồng bằng hạt - Tỷ lệ mất khoảng trên 30% -... hàng trồng sẽ có tỷ lệ sống cao Theo kết quả của Viện nghiên cứu Chè (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) ở những tỉnh thuộc phía Tây Bắc Bộ và khu 4 cũ do mùa mưa sớm và đển tránh gió Lào nên thời vụ trồng sớm hơn các vùng khác (từ tháng 6 – tháng 7 hàng năm) 2.4.2.5 Nghiên cứu về kỹ thuật cải tạo nương chè già cỗi bằng phương pháp trồng thay thế Những năm 1990, Viện nghiên. .. vùng chè Anh Sơn (Nghệ An) và các giống chè mới LDP 1, LDP2 được áp dụng, trồng mới theo kỹ thuật trồng cải tạo được áp dụng rộng rãi có hiệu quả thiết thực trên qui mô lớn là giải pháp kỹ thuật có hiệu quả trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 việc mở rộng diện tích trồng các giống chè mới tại Nghệ An Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn chưa được nghiên cứu sâu . CHU HUY TƯỞNG NGHIÊN CỨU TRỒNG MỚI TRONG CẢI TẠO CÁC NƯƠNG CHÈ GIÀ, CẰN CỖI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI – TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số:. CHU HUY TƯỞNG NGHIÊN CỨU TRỒNG MỚI TRONG CẢI TẠO CÁC NƯƠNG CHÈ GIÀ, CẰN CỖI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI – TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số:. 3 - Xác định được thời vụ trồng hợp lý trong kỹ thuật trồng cải tạo nương chè già cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài

Ngày đăng: 20/12/2014, 23:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan