nghiên cứu chiến lược về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh tại việt nam

116 295 0
nghiên cứu chiến lược về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138 Email: mutrap@mutrap.org.vn; Website: www.mutrap.org.vn BÁO CÁO Nghiên cứu chiến lược về chuỗi giá trị ngành, đặc biệt về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh MÃ HOẠT ĐỘNG: WTO-C2D Báo cáo cuối cùng Tác giả: Ông Wolfgang Wiegel (Dipl Ing.FH), với sự phối hợp của các chuyên gia trong nước Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2011 Báo cáo này được lập với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Những quan điểm được trình bày trong báo cáo là quan điểm cá nhân của tác giả, không phải ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương MỤC LỤC TỔNG QUAN 3 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 10 I. GIỚI THIỆU 12 I.1. Lịch sử và tình hình hiện tại quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU 12 I.2. Mức độ hấp dẫn của thị trường 27 nước EU 12 I.3. Bài học từ việc gia nhập WTO 13 I.4. Các hiệp định thương mại tự do song phương khác 14 II. BỐI CẢNH CỦA NGHIÊN CỨU 14 III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN NGÀNH 14 III.1. Các phương pháp phân tích 14 III.2. Lựa chọn ngành 16 IV. PHÂN TÍCH NGÀNH - VIỆT NAM 17 IV.1. Năng lực cạnh tranh quốc tế của xuất khẩu Việt Nam - tập trung vào thương mại với EU 17 IV.2. Ngành ô tô 21 IV.3. Ngành Điện tử và Công nghệ thông tin 30 VI.4. Ngành da giày 37 VI.5. Ngành dệt may 45 V. NGÀNH VÀ XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG Ở EU 54 V.1. Xu hướng chung và quan điểm trong hợp tác EU-Việt Nam 54 V.2. Ngành ô tô 58 V.3. Ngành dệt may 65 V.4. Da giày 69 V.5. Công nghệ thông tin và Điện tử 70 KHUYẾN NGHỊ 72 3 TỔNG QUAN 1. Quan hệ đối tác thương mại giữa EU và Việt Nam Theo Tổng vụ Thương mại EU (EU DG Trade) ngày 8 tháng 6 năm 2011, thương mại song phương giữa Việt Nam và EU đã đạt 13,1 tỷ euro năm 2010, đưa EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, chiếm 16,6% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu thứ 6 với 7,1% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam. 1 Các nghiên cứu theo ngành cũng cho thấy tiềm năng to lớn về gia tăng thương mại nếu có FTA giữa Việt Nam và EU. EU là một trong những thị trường tiềm năng nhất trên toàn thế giới với khoảng 500 triệu người tiêu dùng có sức mua mỗi năm lên đến 32.000 euro. Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy việc ký kết các FTA hoặc đàm phán thương mại với nhiều nước nhằm xúc tiến thương mại. Cho dù Việt Nam dường như ưu tiên đàm phán các hiệp định khác, hẳn Việt Nam hiểu rõ những lợi ích của việc đạt được FTA với EU. 2. Bối cảnh của nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về các vấn đề liên quan đến FTA trong các lĩnh vực dệt may, giày dép, ô tô và điện tử. Nghiên cứu cũng đồng thời xem xét các chiến lược ngành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc xóa bỏ hình ảnh “chi phí lao động thấp” và “giá rẻ” mà đến nay vẫn được coi là một trong những động lực chủ yếu của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Phân tích theo ngành và giá trị gia tăng chủ yếu dựa trên cơ sở các dữ liệu khách quan sẵn có ở các cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô. Do thiếu dữ liệu nên việc tính toán kinh tế ở các cấp độ công ty và ngành rất khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được. Do đó, nghiên cứu tập trung vào sơ đồ hóa chuỗi giá trị giản đơn và phân tích dựa trên dữ liệu sẵn có. Phân tích Sức mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức (SWOT) trong 4 lĩnh vực nói trên cho thấy sức mạnh và điểm yếu ở cấp độ ngành cũng như các cơ hội và thách thức ở các cấp độ vĩ mô và bên ngoài. Kết quả của phân tích về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, phân tích chiến lược và định lượng cần được xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch tổng thể lĩnh vực, chiến lược ngành và chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Phát triển lĩnh vực bền vững và doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thành công trong thương mại Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh cao là xương sống của một nền kinh tế lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp chuỗi cung ứng địa phương và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong hệ thống sản xuất của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đổi mới và thích ứng về công nghệ cũng như cải thiện hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ góp phần thay thế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Cải thiện các yếu tố củng cố khả năng cạnh tranh là điều quan trọng để tránh “bẫy thu nhập trung bình” và thoát khỏi sự phụ thuộc vào “chi phí lao động thấp” và giá trị gia tăng thấp của hoạt động gia công trong các lĩnh vực da giày và dệt may. 1 http://trade.ec.europa.eu/doclib/html/113463.htm 4 Các yếu tố thành công quan trọng mà doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đạt được bao gồm:  lợi thế so sánh trong lĩnh vực sản xuất;  lợi thế so sánh về giá cả và lợi nhuận;  tiềm năng của việc gia tăng giá trị khi tham gia vào chuỗi cung ứng;  khả năng cải thiện tiêu chuẩn về khả năng cạnh tranh, đổi mới, chất lượng, năng suất và thủ tục hành chính;  đạt được tiến bộ liên quan đến hội nhập chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế;  tiềm năng thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4. Khả năng cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam Sự gia tăng liên tục hàng năm về giá trị xuất khẩu nhiều nhóm sản phẩm khác nhau của Việt Nam ra các nước trên thế giới, dòng vốn vào thường xuyên của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và cán cân thương mại tương đối cân bằng (trừ đối với Trung Quốc) khẳng định Việt Nam có những điều kiện tích cực cho thương mại. Đáng lưu ý là hầu hết các nguồn thu từ xuất khẩu và cung ứng tại chỗ trong nước đều gắn với lợi thế về chi phí lao động và các dịch vụ khác có mức chi phí thấp dưới hình thức chủ yếu là gia công. Bất kể những tiến triển tích cực về doanh thu xuất khẩu, Việt Nam cần nỗ lực chuyển đổi từ gia công với lợi thế tiền lương thấp sang sản xuất có giá trị gia tăng ở mức cao hơn. Cách này sẽ đem lại hiệu quả gấp đôi: vừa nâng mức tiền lương vừa tạo ra giá trị gia tăng cao hơn thông qua cải tiến công nghệ và thiết kế. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi nỗ lực nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước trong một số lĩnh vực cụ thể. Về khía cạnh này, có thể tham khảo nghiên cứu năng lực cạnh tranh (CIEM, 2010). FTA với EU sẽ đóng vai trò tích cực không chỉ đối với thương mại trong và ngoài nước mà còn đặt ra những tiêu chuẩn và yêu cầu kinh doanh ở mức cao, có tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. 5. Giá trị gia tăng của các sản phẩm và lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Cả 4 lĩnh vực đều có điểm chung là giá trị gia tăng chỉ đạt 10 - 15% tổng giá trị. Tới 90% giá trị công nghiệp tạo ra trong cả 4 lĩnh vực này đều dựa vào gia công, lắp ráp. Chuyển giao công nghệ hầu như không diễn ra trong hoạt động gia công. Hầu hết lợi nhuận thụ hưởng bởi các doanh nghiệp FDI. Chỉ xấp xỉ 10% bán thành phẩm nhập khẩu trong lĩnh vực may mặc do các doanh nghiệp gia công trực tiếp huy động, còn lại đều do các doanh nghiệp thuê gia công cung ứng, do đó càng mang lại thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp sản xuất xe máy ngày càng sử dụng nhiều các bộ phận và linh kiện trong nước, trên 50%, đặc biệt là các nhãn hiệu xe máy trong nước. Đáng chú ý là sự tương đồng về sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam với các đối tác FTA khác đã tăng lên (căn cứ theo dữ liệu COMTRADE), làm gia tăng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải xem xét tăng cường giá trị gia tăng ở các khía cạnh Việt Nam có lợi thế so sánh trong tương lai. Theo quan điểm lợi thế so sánh, sản lượng và quy mô sản xuất rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Đổi mới là một trong các tiêu chuẩn chủ yếu về khả năng cạnh tranh quốc tế theo quan điểm của EU lại chưa được chú trọng ở Việt Nam, đặc biệt là thiết kế và nhãn hiệu, kể cả trong sản xuất ô tô, dệt may và da giày. 5 Sau 4 năm gia nhập WTO, các yêu cầu về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và vấn nạn hàng giả chưa được giải quyết triệt để 2 . Việc đăng ký thương hiệu và đổi mới ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Chính phủ Việt Nam cần tập trung nỗ lực bảo vệ thương hiệu quốc tế, tên thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài việc xâm phạm các quyền hợp pháp về sở hữu trí tuệ, các loại hàng giả phụ tùng ô tô, dược phẩm, phân bón, vật liệu xây dựng còn có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội. 6. Ngành ô tô Ngành ô tô được coi là rất nhạy cảm. Ngành ô tô của Việt Nam có sản lượng ít hơn 30.000 đơn vị sản phẩm sản xuất trong nước. Chính phủ đã coi đây là một ngành chủ chốt của Việt Nam. Trong ASEAN, Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là theo lộ trình cắt giảm thuế ASEAN vào năm 2018. Dưới sự bảo hộ bằng biện pháp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, sản xuất trong nước dưới dạng lắp ráp (CKD) có thể phát triển. Việc chuẩn bị đối phó với cạnh tranh gia tăng đặt ra yêu cầu phải tăng cường nội địa hóa, ứng dụng công nghệ và hội nhập mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị gốc (OEM) nước ngoài. Điều này đặt ra khả năng xem xét đưa ngành ô tô trong FTA và Chính phủ Việt Nam cần tạo thuận lợi cho nhập khẩu dạng CBU (lắp ráp hoàn chỉnh / nhập khẩu xe mới hoặc đã qua sử dụng) và CKD. Nhiều khả năng là xe ô tô nhập khẩu từ EU, chủ yếu trong phân khúc cao cấp, sẽ không cạnh tranh với sản xuất ô tô trong nước. Nhập khẩu dạng CBU từ EU thậm chí còn có thể tạo thành lợi thế cho các ngành phụ trợ trong nước bởi nhập khẩu sẽ tạo ra nhu cầu nâng cao năng lực trong lĩnh vực bảo dưỡng, cải thiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của lao động, cũng như các kỹ năng và chuyên môn sau bán hàng. Việc đặt ra các rào cản kỹ thuật đối với nhập khẩu dạng CBU đã khiến một số lượng lớn các đại lý ô tô phải đóng cửa, người lao động mất việc làm. FTA có thể cải thiện xuất khẩu phụ kiện phụ trợ, chẳng hạn như miếng đệm, giảm xóc, cần gạt nước mưa, bộ lọc không khí, hệ thống ống xả, dầu và bộ lọc không khí, cụm cu-roa truyền tải, ắc quy và bugi, v.v Phân ngành xe máy tương đối cạnh tranh và đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt nếu có FTA với EU. Nếu thuế nhập khẩu vào EU giảm xuống 0% thì phân ngành này sẽ đạt được lợi thế bổ sung từ thuế tới 6%. Do yêu cầu thấp hơn về công nghệ và chi phí đơn vị, các nhà cung ứng trong nước có thể và đã phát triển, củng cố thành chuỗi cung ứng trong nước. Khi thuế ngày càng cắt giảm thông qua nhiều FTA trong ASEAN, các nhà sản xuất xe máy lớn của Nhật Bản cho rằng không kinh tế nếu đặt cơ sở sản xuất ở từng thị trường. Do thuế bằng nhau, họ sẽ cân nhắc đến các yếu tố khác khi đặt cơ sở sản xuất và tránh việc lập các cơ sở sản xuất như nhau ở từng nước. Tóm lại, do xu hướng này, Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn với ý nghĩa là một trung tâm sản xuất. Xung đột và bất lợi đang diễn ra ở các nước khác không có lợi cho đầu tư (Ấn Độ: chi phí cao, Trung Quốc: kiểm soát chặt chẽ, Indonesia: khá an toàn, Thái Lan: chính trị bất ổn). Ngành ô tô ở EU là một đầu tàu quan trọng nhất về công nghệ và đổi mới. Tỷ trọng lao động trong ngành ô tô ở EU như Đức lên đến 13%. Hầu hết các sáng chế và cải tiến công nghệ công nghiệp sản xuất được áp dụng trong ngành ô tô. Việc mở rộng của chuỗi cung ứng quốc tế ngày càng quan trọng. Thị trường cấp 1 và thị trường cấp OEM rất phức tạp và đòi hỏi tuân thủ trong nhiều khía cạnh khác nhau. Việt Nam có sự lựa chọn là tập trung vào thị trường sau bán hàng để cung ứng phụ kiện và phụ tùng. 2 Eurocham: Các vấn đề thương mại, đầu tư và khuyến nghị, 2011 6 7. Ngành dệt may Việt Nam là nước sản xuất lớn thứ năm về dệt may trên thế giới với triển vọng tích cực trong việc tăng doanh thu hoạt động CMT (cắt, may và tô - cut, make & trim). Doanh thu xuất khẩu hàng năm dự kiến đạt 11 tỷ USD vào năm 2011 với mức tăng trưởng ổn định trong 10 năm qua. Hầu hết doanh thu từ CMT với lợi nhuận ước tính là 4-10% (với xu hướng lợi nhuận giảm). Ngoài ra, khoảng 4,2 tỷ USD doanh thu hàng hóa bán trên thị trường trong nước, với giả định có giá trị gia tăng ở mức cao hơn nhờ nguồn cung sợi và vải trong nước. Không có thông tin kiểm nghiệm về điểm này, do đây là thông tin từ hiệp hội và báo chí. Việt Nam có khoảng 3.000 công ty dệt may trong nước, trong đó có 2.000 công ty lớn. Khoảng 75% tổng số là công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần; 24,5% là các công ty vốn FDI và 0,05% là công ty nhà nước. Ngành dệt may tăng trưởng dựa trên "số lượng" nhờ khả năng quay vòng nhanh và tận dụng tốt công suất, nhưng chưa làm được “việc tạo dựng giá trị” dựa vào lợi nhuận trên mỗi đơn vị và giá trị gia tăng theo chuỗi cung ứng. Lợi nhuận cơ bản ở mức thấp trong ngành sẽ không tạo ra được tiền đề cho sự tăng trưởng và đầu tư dài hạn. Số lượng ngày càng tăng sản phẩm thời trang ở EU với mẫu mã và yêu cầu sản xuất thay đổi nhanh chóng, thời gian giao hàng nghiêm ngặt sẽ tạo áp lực về quản lý, sản xuất, tổ chức và vận chuyển đối với các công ty Việt Nam. Hiệp hội Dệt may (VITAS) có thể tham gia từng bước việc phân tích các tiêu chuẩn để cải thiện khả năng tự đánh giá của các công ty dệt may. Các hiệp hội giày dép, ô tô và điện tử cũng có thể áp dụng cách tiếp cận tương tự. Tổng doanh thu nhập khẩu bông, sợi nhân tạo, sợi và vải và các phụ kiện chiếm 8,9 tỷ USD trong năm 2010 (bao gồm cả bông nhập khẩu cho sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường trong nước), như vậy phần lời còn lại là 3,3 tỷ USD, cho thấy mức lợi nhuận thấp. Xem xét mức lợi nhuận này trong mối liên hệ với việc làm cho 3 triệu công nhân và khoảng 3.000 công ty dệt may cho thấy ngành dệt may không thể đầu tư lớn cho phát triển sản xuất theo chiều dọc, chẳng hạn như phát triển các công đoạn kéo sợi, dệt và hoàn thiện. Do đó, đầu tư vào ngành dệt có triển vọng hơn ở các doanh nghiệp FDI. Đầu tư vào các nhà máy cũ hiện có bị hạn chế bởi bố trí xưởng, công nghệ sản xuất, hạ tầng, thiếu hệ thống bảo vệ môi trường thường phức tạp và không khả thi. Tuy vậy, một số doanh nghiệp lớn trong nước vẫn có thể thành công trong việc chuyển đổi các nhà máy của mình. Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc cho Hoa Kỳ (55%), EU (18%), Nhật Bản (11%), Hàn Quốc (3%) và các nước ASEAN khác (2% ). EU là thị trường lớn nhất thế giới về quần áo may sẵn với 500 triệu người tiêu dùng tiềm năng cho xuất khẩu CMT sau khi có FTA. Nếu không có FTA, Việt Nam có thể sẽ mất thị phần trong thị trường EU hoặc phải chia sẻ với các nước cạnh tranh trong khu vực ASEAN. Lợi ích của FTA Việt Nam-EU là sẽ làm tăng đáng kể xuất khẩu CMT sang EU. Chẳng hạn như nhờ giảm thuế theo FTA ASEAN-Hàn Quốc mà Việt Nam tăng xuất khẩu sang Hàn Quốc đến 240% trong vòng một năm. Giả định FTA sẽ giảm thuế EU cho hàng may mặc xuống 0% thì lợi ích về thuế cho Việt Nam có thể tới 12%. 8. Ngành da giày Ngành da giày Việt Nam cung cấp khoảng 670.000 việc làm trực tiếp và 500.000 việc làm trong các ngành phụ trợ. 7 Theo rà soát của Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFACO) năm 2008, ngành da giày có 825 doanh nghiệp vừa và nhỏ, cộng thêm ước tính khoảng 1.000 hộ sản xuất. Năng lực sản xuất khoảng 1.600 dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh có sản lượng hàng năm khoảng 800 triệu đôi giày dép, 120 triệu túi xách, 270 triệu đôi giày da thành phẩm và 1.400m2 PVC và PU. Tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 9% tổng sản lượng trong năm 2010, qua đó khẳng định da giày là một ngành xuất khẩu quan trọng. Hầu hết các công ty Việt Nam hoạt động theo hợp đồng thầu phụ và gia công, còn lại doanh nghiệp FDI sẽ cung cấp nguyên liệu, phụ kiện. Khoảng 80% nguyên liệu là nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI của Đài Loan và Hàn Quốc chiếm hơn một nửa tổng doanh thu xuất khẩu 3 . Vị trí vững chắc của xuất khẩu Việt Nam trong các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy ngành này có tính cạnh tranh, mặc dù dựa vào lợi thế lao động rẻ với kỹ năng cơ bản. Các hợp đồng thầu phụ thường gắn với các thương hiệu giày nổi tiếng, như Nike. Nike chiếm khoảng 25-30% vốn đầu tư nước ngoài trong ngành. Thuế nhập khẩu da không đáng kể (khoảng 5%) và được hoàn khi xuất khẩu. Ngành da giày Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc về giá thành trên thị trường trong nước do chi phí nguyên vật liệu cao, năng lực thiết kế mẫu mã hạn chế và năng suất nhìn chung thấp. Tuy nhiên, theo LEFASO, chất lượng da giày Việt Nam cơ bản tốt hơn Trung Quốc Doanh thu xuất khẩu trong 10 năm qua gia tăng một cách vững chắc. Tỷ trọng xuất khẩu da giày sang EU đã giảm trong 10 năm qua từ 75% xuống khoảng 47%. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 27% tổng xuất khẩu. Năm 2010, tổng nhập khẩu da giày EU là 13,5 tỷ euro (khoảng 18 tỷ USD theo tỷ giá hiện hành), tương đương 10% tổng nhập khẩu da giày của EU. Hiện nay, EU đánh thuế ở mức 16,5% trên giá cập cảng đối với da giày xuất khẩu Việt Nam, do đó việc có được FTA với EU sẽ có nhiều lợi ích. EU áp thuế chống bán phá giá năm 2006, kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2011. Kể từ tháng 4 năm 2011, xuất khẩu sang EU đã tăng lên đáng kể. Điều thú vị là Hiệp hội các nhà nhập khẩu và chuỗi bán lẻ da giày châu Âu (FAIR) cho rằng điều tra chống bán phá giá của EU đối với da giày Việt Nam là một việc làm “sai lầm và định kiến”. Hiệp hội này cho rằng sự khác biệt lớn giữa giá nhập khẩu trung bình của 9 euro và giá bán trung bình 30 euro chỉ phản ánh chi phí lao động và nguyên vật liệu. Mức gia tăng đến 300% từ giá FOB tới giá CIF là do chi phí phân phối, tiếp thị thương hiệu, thiết kế, phát triển công nghệ, kiểm soát chất lượng, hoạt động tiếp thị, chi phí điểm bán hàng và lợi nhuận cũng như biên lợi của nhà nhập khẩu và bán lẻ. FAIR đại diện cho hơn 100 nhà nhập khẩu da giày và các nhà bán lẻ lớn ở Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Áo, Hà Lan với tổng cộng khoảng 90,000 lao động. 9. Ngành điện tử Ngành điện tử là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam, chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp FDI Nhật Bản và Hàn Quốc, cung cấp hơn 95% xuất khẩu và thống lĩnh sản phẩm trong nước. 3 LEFASO 8 Từ năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đặc biệt đến ngành này. Trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam đã giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập nhập khẩu của 755 sản phẩm nhập khẩu từ các nước ASEAN khác, gồm nhiều sản phẩm điện tử. Đến nay, các doanh nghiệp FDI của EU rất ít đầu tư tại Việt Nam, trừ Siemens, Schneider và Phillips. Các doanh nghiệp của EU ở Việt Nam đã nhìn ra triển vọng về thị trường liên ASEAN. Electrolux là một ví dụ tích cực về việc tìm cách từng bước liên kết các nhà sản xuất trong nước vào dây chuyền sản xuất đồ gia dụng của họ, là lĩnh vực mà đầu tư của các công ty điện tử Nhật Bản tại Việt Nam đang diễn ra một cách rầm rộ. Những lý do chính cho việc đầu tư theo các nhà đầu tư là chi phí sản xuất thấp, lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm 60%, chi phí lao động thấp (35-45% rẻ hơn so với ở các thành phố lớn của Trung Quốc). Một lý do quan trọng khác là sự ổn định chính trị và xã hội trong nước. Ngành viễn thông đang bùng nổ với nhiều dịch vụ được cung cấp bởi các công ty trong nước. Theo Chiến lược phát triển CNTT&TT đến 2010 và định hướng đến năm 2020, mục tiêu đặt ra cho ngành này đến năm 2015 là:  Đạt xếp hạng thứ 70 trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế;  Đóng góp của CNTT vào GDP từ 17-20%;  Cung cấp dịch vụ băng thông rộng tới tất cả các xã, phường trong cả nước, bao gồm cả dịch vụ TV;  Công nghệ phát thanh chiếm 70%;  Phủ sóng điện thoại toàn quốc 100%. Phần lớn các mục tiêu đề ra nói trên khó trở thành hiện thực nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp trong nước do sức mạnh áp đảo về thị trường và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp FDI nước ngoài. Hợp tác giữa doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp địa phương phải được cải thiện và các nhà sản xuất địa phương phải tập trung vào lĩnh vực có lợi thế, từng bước xóa bỏ các sản phẩm không có lợi nhuận. Các loại sản phẩm không có lợi nhuận khó có khả năng mang lại lợi nhuận trong tương lai vì khoảng cách về công nghệ sẽ gia tăng và chi phí sản xuất tăng do quy mô nhỏ. 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về công nghệ. Các doanh nghiệp nhỏ đầu tư không quá 0,5% doanh thu vào thiết bị và công nghệ (F&E) so với 10% ở các công ty đa nước châu Á, đặc biệt là các công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngành điện tử có tiềm năng phát triển về phần mềm theo quy mô nhỏ dưới hình thức cấp phép (ví dụ như sản xuất phần mềm cho các hệ thống tự động hóa, an ninh dân dụng và các thiết bị thông minh). 10. Các khuyến nghị chính - Chính phủ cần tạo dựng các đầu mối phát triển khu vực công / tư hiệu quả với định hướng thương mại và tính cạnh tranh. Các đầu mối này bao gồm các nhà hoạch định chính sách đại diện cho khu vực công và lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân (theo ngành) cũng như đại diện của các hiệp hội ngành và các tổ chức hỗ trợ thương mại. Mục tiêu là xác định được quan điểm chung về các vấn đề nổi bật cần được giải quyết thông qua hợp tác chặt chẽ giữa khu vực tư nhân và khu vực công. Những người đại diện cần lập ra một nhóm công tác để giải quyết các vấn đề ưu tiên. Một mục tiêu đặt ra là đáp ứng tốt hơn các lợi ích khác biệt và thống nhất về các lĩnh vực ưu tiên. - Thực hiện phân tích chi tiết chuỗi giá trị khu vực. 9 - Đàm phán FTA cần được bổ trợ bằng các chiến lược, biện pháp phát triển ngành một cách thực tế để khắc phục được những hạn chế đã nêu. - Chính phủ cần xác định một cách tiếp cận cân bằng giữa nhu cầu thay thế nhập khẩu và nhu cầu tăng trưởng xuất khẩu giữa các ngành. - Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và các viện, tổ chức công / tư thích hợp khác cần triển khai các nghiên cứu tổng quát, chi tiết cơ bản về các ngành chủ chốt có định hướng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu khác. Phân tích phải đánh giá được tác động ở các cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô. - Mục tiêu và lợi ích dự kiến là xác định, mô tả được các hàm số giá trị gia tăng, các điểm tắc nghẽn, cũng như các tiềm năng về kinh tế và tổ chức trong các ngành này. - Phối hợp thực hiện xúc tiến FDI giữa các hiệp hội công nghiệp ở các nước EU thông qua các thương vụ đặt tại đại sứ quán Việt Nam ở các nước này. - Các hiệp hội ngành cần được củng cố và kết nối tốt hơn với tư cách là đại diện và nhà cung cấp dịch vụ ở cấp độ trung mô. - Cải thiện xuất khẩu và xúc tiến thương mại công bằng cho các ngành tại các thị trường EU. - Tiến hành phân tích đầu tư dựa trên phân tích chuỗi giá trị. - Chính phủ thực hiện cơ chế "một cửa" cho các nhà đầu tư từ EU và các đối tác kinh doanh. 10 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT EU Liên minh châu Âu FTA Hiệp định thương mại tự do SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài SWOT Sức mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức CIEM Viện Quản lý kinh tế trung ương CMT Cắt-May-Tô WTO Tổ chức Thương mại Thế giới CKD Dạng linh kiện lắp ráp CBU Dạng nguyên chiếc nhập khẩu OEM Nhà sản xuất thiết bị gốc VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam LEFACO Hiệp hội Da giày Việt Nam FAIR Hiệp hội các nhà nhập khẩu và chuỗi bán lẻ da giày châu Âu FOB Giá giao trên bong tàu CIF Giá FOB + Bảo hiểm + Vận tải AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN R & D Nghiên cứu & Phát triển VC Chuỗi giá trị CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp LPI Chỉ số hậu cần SPPP Tiền lương theo sức mua tương đương IPR Quyền sở hữu trí tuệ MOIT Bộ Công Thương GSP Ưu đãi thuế quan phổ cập VEIA Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam PU Nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn PVC Nhựa PVC VGCL Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ILO Tổ chức Lao động Quốc tế LLDC Các nước kém phát triển RMG Hàng may sẵn EVA Giá trị kinh tế gia tăng SVA Chiến lược về giá trị gia tăng ISO Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế RAPEX Hệ thống cảnh báo nhanh châu Âu BSCI Sáng kiến tuân thủ kinh doanh xã hội SA8000 Hệ thống quản lý trách nhiệm doanh nghiệp với xã hội QS Hệ thống quản lý chất lượng [...]... EU và Việt Nam Hợp tác và đầu tư của EU hoặc quốc gia vào Việt Nam dựa trên lợi thế kỳ vọng (2 bên cùng có lợi) IV PHÂN TÍCH NGÀNH - VIỆT NAM IV.1 Năng lực cạnh tranh quốc tế của xuất khẩu Việt Nam - tập trung vào thương mại với EU Các nhân tố cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam: Năng lực cạnh tranh của xuất khẩu ngày càng trở thành yếu tố quan trọng để thành công Chỉ khi nào nâng cao được năng lực cạnh. .. chủ động trong các FTA do thành công trong xuất khẩu vào EU Ngành ô tô và điện tử vẫn ở thế bị động mặc dù Việt Nam đã có chiến lược từ trung đến dài hạn để cải thiện năng lực cạnh tranh và xuất khẩu Sự phát triển bền vững của các ngành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi cải thiện năng lực cạnh tranh để tránh “bẫy thu nhập trung bình” và gia tăng phụ thuộc vào các hợp đồng thầu phụ có mức lợi nhuận... (3,5%) nhưng doanh thu xuất khẩu ô tô vẫn thấp (tham khảo mục III.1./1.a.) FTA với EU có khả năng tạo ra lợi thế về thuế cho Việt Nam so với các nước khác nếu thuế giảm xuống 0% cho sản phẩm nhập khẩu vào EU18 Đến năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu vào EU một số lượng nhỏ đối với các sản phẩm phụ tùng như cần gạt nước và bộ lọc Nhập khẩu ô tô cao cấp vào Việt Nam có thể sẽ tăng, tùy thuộc vào sức mua của người... đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cần hướng tới cải thiện năng lực của các nhà sản xuất cấp 1 đến cấp 3 để tạo dựng nền tảng bền vững hơn  Xuất nhập khẩu dưới tác động của FTA: Về nhập khẩu, Việt Nam đưa ô tô vào danh mục hàng hóa nhạy cảm và nhạy cảm cao (ví dụ, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc bị đánh thuế 50%) Mặc dù Việt Nam vẫn có lợi thế khi xuất khẩu ô tô vào EU do được hưởng ưu đãi thuế quan... Âu hiện tại không coi Việt Nam là nơi đầu tư có tiềm năng lớn Quyết định đầu tư phụ thuộc vào việc so sánh khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng, ngoại trừ đầu tư thành lập các nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2 (ô tô) Chi phí lao động và thuế thấp không đủ tạo ra động lực cho các nhà đầu tư mặc dù việc cắt giảm thuế MFN hiện hành là 35,3% vào năm 2014 sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong... Việt Nam Việc nhập khẩu nhiều ô tô sẽ tạo thêm việc làm cho ngành dịch vụ bán hàng và sau bán hàng và bảo dưỡng ô tô Đại diện của VAMA (đồng thời là Phó Chủ tịch của Toyota Việt Nam) không ủng hộ việc mở cửa hơn nữa thị trường để nhập khẩu ô tô từ châu Âu FTA với EU có tiềm năng cắt giảm thuế xuống 0% đối với xe xuất khẩu từ Việt Nam sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh về thuế từ 6,5 10% cho ô tô Việt Nam. .. cấu bổ trợ cho các công ty sản xuất ô tô OEM nước ngoài vận hành dây chuyền lắp ráp ô tô tại Việt Nam Nhà cung cấp cụm hệ thống và sản xuất lốp xe của Đức - Continental (Schaeffler Group) là một trong các nhà cung cấp hệ thống công nghệ cao và phụ tùng lớn nhất trong ngành ô tô tại 25 EU hiện đang triển khai nghiên cứu khả thi về khả năng đầu tư vào Việt Nam và có khả năng nhắm đến vị trí nhà cung ứng... USD cho 1079 dự án đầu tư tại Việt Nam Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU sẽ bao gồm dệt may, giày dép, hải sản và cà phê Các ngành ô tô và điện tử / cơ điện tử có phần nhạy cảm (ô tô) hoặc sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ I.2 Mức độ hấp dẫn của thị trường 27 nước EU Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, 97%... sản xuất  Lợi thế so sánh về giá và biên lợi nhuận  Khả năng tạo giá trị bổ sung khi tích hợp chuỗi cung ứng  Tiêu chuẩn (tiêu chuẩn về xã hội và môi trường - CSR) phải đạt được theo lộ trình và thời hạn xác định  Tiềm năng cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh, tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, năng suất, thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính, khả năng thay đổi thiết kế và. .. phí sinh hoạt và mức giá khác nhau ở các nước Nguồn: www.krone.at , 2011 EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai với 16,6% tổng xuất khẩu từ Việt Nam và là đối tác nhập khẩu lớn thứ sáu với 7,1% tổng nhập khẩu từ Việt Nam4 Có thể thấy rằng Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực một cách tham vọng nhằm đàm phán FTA đồng thời với nhiều nước cũng như thúc đẩy thương mại trên toàn thế giới Mặc dù Việt Nam dường như . Các nhân tố cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam: Năng lực cạnh tranh của xuất khẩu ngày càng trở thành yếu tố quan trọng để thành công. Chỉ khi nào nâng cao được năng lực cạnh tranh, thể hiện. năng thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4. Khả năng cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam Sự gia tăng liên tục hàng năm về giá trị xuất khẩu. đối tác xuất khẩu lớn thứ hai với 16,6% tổng xuất khẩu từ Việt Nam và là đối tác nhập khẩu lớn thứ sáu với 7,1% tổng nhập khẩu từ Việt Nam 4 . Có thể thấy rằng Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực một

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan