phân biệt các loại tiền tệ trong ttqt. rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn đk tiền tệ. thực trạng lựa chọn đồng tiền ttqt trong các hợp đồng thương mại quốc tế của các dnxnk việt nam

22 754 5
phân biệt các loại tiền tệ trong ttqt. rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn đk tiền tệ. thực trạng lựa chọn đồng tiền ttqt trong các hợp đồng thương mại quốc tế của các dnxnk việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. LÝ THUYẾT CHUNG 1 I.1. Các loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế 1 I.1.1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ 1 I.1.2. Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ 2 I.1.3. Căn cứ vào hình thái tiền tệ 3 I.1.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán 3 I.2. Rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn điều kiện tiền tệ 4 I.2.1. Rủi ro khi lựa chọn điều kiện tiền tệ 4 I.2.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi lựa chọn điều kiện tiền tệ đối với doanh nghiệp 5 II. THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN TTQT TRONG CÁC HỢP ĐỒNG TMQT CỦA CÁC DNXNK VIỆT NAM, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ 8 II.1. Thực trạng lựa chọn đồng tiền thanh toán và nguyên nhân 8 II.1.1. Thực trạng 8 II.1.2. Nguyên nhân 11 II.2. Bất cập và kiến nghị 13 II.2.1. Bất cập 13 II.2.2. Kiến nghị 14 LỜI MỞ ĐẦU Trong mua bán hàng hóa, nếu mục đích của người mua hàng là nhận về quyền sở hữu hàng hóa thì mục đích cao nhất của người bán là thu được khoản tiền thanh toán đủ với giá trị hàng mình đã giao. Vì vậy, thanh toán như thế nào để hiệu quả và thuận tiện nhất cho cả hai bên là yêu cầu hàng đầu trong giao dịch thương mại, đặc biệt là trong mua bán hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau bởi những khác biệt trong đơn vị tiền tệ dùng để tính giá trị hàng hóa cũng như sự khác nhau về giá trị giữa các đồng tiền của mỗi quốc gia. Chính những khác biệt này đã dẫn tới thực trạng điều kiện thanh toán là một trong những điều khoản cơ bản tạo ra rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp cũng như những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Để góp phần làm rõ thực trạng thanh toán quốc tế hiện nay tại Việt Nam cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp Việt có thể gặp phải do quy định điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, nhóm 2 xin đưa ra nghiên cứu của mình về vấn đề “Phân biệt các loại tiền tệ trong TTQT. Rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn ĐK tiền tệ. Thực trạng lựa chọn đồng tiền TTQT trong các Hợp đồng thương mạ i quốc tế của các DNXNK Việt Nam. Các bất cập và kiến nghị.”. Với đề tài này, nhóm tập trung nghiên cứu sâu về vấn vấn đề tiền tệ trong thanh toán quốc tế cũng như thực trạng, bất cập và một số kiến nghị giải pháp cho những bất cập trong họat động thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt, Nam từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh quốc tế. Kết quả nghiên cứu của nhóm chia làm hai phần: Phần I: Lý thuyết về các loại tiền tệ trong TTQT, rủi ro tỷ giá và các biện pháp phòng ngừa. Phần II: Thực trạng các Doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu Việt Nam lựa chọn đồng tiền thanh toán quốc tế trong các hợp đồng thương mại quốc tế, bất cập và kiến nghị. Trong quá trình tìm hiểu, nhóm chắc chắn vẫn còn nhiều sơ suất. Nhóm rất mong nhận được lời góp ý và nhận xét từ cô giáo để đề tài của nhóm ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. I. LÝ THUYẾT CHUNG I.1. Các loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế I.1.1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ a) Tiền tệ thế giới (World currency) Tiền tệ thế giới là tiền tệ được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế mà không cần có sự thừa nhận trong các hiệp định ký kết giữa hai hay nhiều bên. Hiện nay, trên thế giới chỉ có vàng thực hiện chức năng này. b) Tiền tệ quốc tế (International currency) Tiền tệ quốc tế là tiền tệ chung của một khối kinh tế quốc tế, ra đời từ một hiệp định tiền tệ ký kết giữa các nước thành viên. Theo đó, một số loại tiền tệ quốc tế thông dụng được sử dụng như sau: • Hiệp định tiền tệ Bretton Woods của IMF (1944 -1971): Hiệp định này thừa nhận đồng USD của Hoa Kỳ là tiền tệ quốc tế của 44 quốc gia thành viên nhằm thực hiện chức năng tính toán, thanh toán và dự trữ quốc tế. Để thực hiện đầy đủ ba chức năng này, Hoa Kỳ phải cam kết đổi tự do USD ra vàng theo hàm lượng vàng chính thức cố định 0.888671 gam vàng nguyên chất. Trong khi đó, tiền tệ của các nước thành viên sẽ phải đăng ký hàm lượng vàng đồng tiền của mình tại IMF, sau đó trên cơ sở ngang giá vàng của USD, hàm lượng vàng này được so sánh với hàm lượng vàng của USD để xác định tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá thị trường. • Hiệp định tiền tệ Jamaica 1976: Hiệp định này sử dụng “Quyền rút vốn đặc biệt” (Special Drawing Right – SDR) làm tiền tệ quốc tế. SDR là đồng tiền tín dụng mà IMF dành cho ngân hàng trung ương các nước thành viên vay, không được đổi ra vàng, giá trị của SDR được xác định trên cơ sở rổ tiền tệ quy định. Ban đầu, rổ tiền này bao gồm 16 đồng tiền của những nước có GDP chiếm hơn 1% tổng GDP của các nước thành viên nhưng bây giờ chỉ còn 5 đồng tiền của Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp. SDR thực hiện chức năng tiền tín dụng, tiền tính toán trong lĩnh vực phi thương mại và tiền dự trữ quốc tế. • Hiệp định thanh toán bù trừ nhiều bên ký kết giữa các nước thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế quốc tế xã hội chủ nghĩa sử dụng đồng Rúp chuyển khoản làm tiền tệ thế giới. Rúp chuyển khoản không được đổi ra vàng và ngoại tệ khác một cách tự do, chỉ 1 được ghi trên tài khoản Rúp chuyển khoản của các nước thành viên mở tại Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế xã hội chủ nghĩa và Ngân hàng đầu tư quốc tế xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thanh toán Rúp chuyển khoản thực hiện trên nguyên tắc bù trừ giữa các tài khoản của các nước thành viên mở tại 2 ngân hàng nói trên, nước mắc nợ và nước chủ nợ sẽ tìm các giải pháp để quyết toán bằng Rúp chuyển khoản. Rúp chuyển khoản có chức năng tính toán quốc tế XHCN, thanh toán quốc tế XHCN, dự trữ quốc tế XHCN. • Đồng tiền chung châu Âu EURO: Hiệp ước Maastricht 1992 đã quyết định thành lập liên minh châu Âu EU và lựa chọn đồng EURO làm tiền tệ quốc tế từ năm 1999. Đồng EURO vừa là tiền tệ quốc gia thay thế cho đồng tiền của các nước thành viên, vừa là tiền tệ quốc tế khu vực thực hiện các chức năng tiền tệ quốc tế như phương tiện tính toán, phương tiện thanh toán và phương tiện dự trữ quốc tế. Tiền thân của đồng EURO là đơn vị tiền tệ Châu Âu ECU được tính toán dựa trên một rổ tiền tệ của các nước thành viên với tỷ trọng của mỗi đồng tiền được tính toán dựa vào tỷ trọng GNP của nước đó trong tổng GNP toàn khối và tỷ trọng mậu dịch của nước đó trong tổng kim ngạch mậu dịch của toàn khối. c) Tiền tệ quốc gia (National currency) Tiền tệ quốc gia là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt, được phát hành, tồn tại và lưu thông dựa trên quy định của luật tiền tệ từng nước. Tiền quốc gia tồn tại dưới hai hình thái là tiền mặt (tiền bằng giấy) và tiền tín dụng (tiền ghi trong tài khoản mở ở ngân hàng hoặc trung gian tài chính). Tiền tín dụng có thể chia thành tiền tín dụng bằng giấy truyền thống và tiền điện tử. I.1.2. Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ a) Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency) Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu hệ thống ngân hàng nước đó chuyển đổi tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác một cách tự do mà không cần có giấy phép. Có 2 loại tiền tệ tự do chuyển đổi là tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển đổi từng phần. Tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần là loại tiền tệ mà việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi và nguồn thu nhập tiền tệ như đồng THB bạt của Thái Lan, đồng PHP Peso của Philippines, đồng KRW won của Hàn Quốc Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn phần là loại tiền tệ có thể chuyển đối ra bất cứ loại tiền quốc 2 gia nào mà không đi kèm yêu cầu gì như đồng USD của Mỹ, đồng EUR, đồng GBP của Anh… b) Tiền tệ chuyển khoản (Tranferable currency) Tiền tệ chuyển khoản là tiền tệ mà luật tiền tệ của một nước hoặc của một khối kinh tế quy định những khoản thu nhập bằng tiền tệ này sẽ được ghi vào tài khoản mở tại các ngân hàng chỉ định và sẽ được quyền chuyển sang tài khoản chỉ định của một bên khác ở cùng một ngân hàng hoặc một ngân hàng ở nước khác khi có yêu cầu mà không cần giấy phép. Tiền tệ chuyển khoản không thể được tự do chuyển đổi sang các ngoại tệ khác, nó chỉ được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu tiền tệ từ người này sang người khác trên hệ thống tài khoản mở tại một ngân hàng hoặc một/một số ngân hàng khác ở nước khác. c) Tiền tệ thanh toán bù trừ (Clearing Currency) Tiền tệ thanh toán bù trừ là tiền tệ quy định trong hiệp định thanh toán bù trừ hai bên, ký kết giữa hai chính phủ hai nước với nhau. Tiền tệ clearing không được chuyển đổi sang các tiền tệ khác, không được chuyển khoản sang các tài khoản khác, chỉ được ghi Có và ghi Nợ trên tài khoản clearing do hiệp định quy định, cuối năm tiến hành bù trừ bên Có và bên Nợ của tài khoản. I.1.3. Căn cứ vào hình thái tiền tệ a) Tiền mặt (Cash) Tiền mặt sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là tiền giấy của Ngân hàng trung ương phát hành. Tiền giấy của nước này lưu thông ở nước khác gọi là ngoại tệ tiền mặt. b) Tiền tín dụng (Credit currency) Tiền tín dụng là tiền ghi trên tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng hoặc tài chính. Hình thức tồn tại cơ bản của tiền tín dụng là giấy báo Có hoặc giấy báo Nợ của tổ chức nắm giữ tài khoản báo cho chủ tài khoản hoặc lệnh của chủ tài khoản gửi cho tổ chức nắm giữa tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản để trả cho người được chỉ định ghi trên lệnh đó. I.1.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán a) Tiền tính toán (Account currency) 3 Tiền tính toán là tiền tệ dùng để thể hiện giá cả và tính tổng trị giá hợp đồng. Tiền tính toán cần phải là tiền tệ có tính thông dụng trong giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế và có giá trị tương đối ổn định. b) Tiền thanh toán (Payment currency) Tiền thanh toán là tiền tệ được dùng để thanh toán trong các hợp đồng thương mại hoặc vay nợ giữa các nước. I.2. Rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn điều kiện tiền tệ I.2.1. Rủi ro khi lựa chọn điều kiện tiền tệ Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do việc biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh ở nhiều hoạt động của doanh nghiệp nhưng nhìn chung bất cứ một hoạt động nào mà đầu vào phát sinh bằng một đồng tiền của quốc gia, trong khi đầu ra lại phát sinh bằng một đồng tiền của một quốc gia khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Đối với hoạt đông xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, sự thay đổi tỷ giá của ngoại tệ đối với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông thường, trong ngoại thương, giữa thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán thường có độ lệch thời gian nhất định; do đó, nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi có sự biến động giữa hai thời điểm này. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gây ra ba loại tổn thất ngoại hối: tổn thất giao dịch, tổn thất kinh tế, tổn thất chuyển đổi. Tổn thất giao dịch: Trong hoạt động mua bán quốc tế, doanh nghiệp sẽ có các khoản phải thu, phải trả cho doanh nghiệp đối tác gắn liền với đồng ngoại tệ. Do đó, các khoản này sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và nội tệ diễn biến theo chiều hướng bất lợi từ đó phát sinh tổn thất giao dịch. Ví dụ: Tổng Công ty May 10 ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 500.000USD ngày 08/05/2007, hợp đồng được thanh toán sau 6 tháng kể từ ngày ký - 08/11/2007. Tại thời điểm ký kết, tỷ giá USD/VND = 20.200. Vào ngày thanh toán tỷ giá USD/VND = 20.000, như vậy cứ mỗi USD xuất khẩu công ty bị thiệt 200VND. Toàn bộ hợp đồng trị giá 500.000USD, công ty bị mất 10 triệu VND. Tổn thất kinh tế: Tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến dòng tiền quy ra nội t ệ hoặc ngoại tệ của doanh nghiệp thông qua giá cả hàng hóa, lượng hàng hóa, và chi phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Ví dụ, công ty X của Việt Nam xuất 4 khẩu một lô hàng sang Mỹ, vào thời điểm này VND lên giá so với USD làm lô hàng này trở nên đắt đỏ hơn với người dùng nước ngoài làm lượng hàng bán ra của công ty X ở Mỹ giảm, doanh thu xuất khẩu của X giảm nên đương nhiên dòng tiền vào của công ty X giảm. Tổn thất chuyển đổi là sự mất mát về giá trị tài sản cố định, lợi nhuận hay các khoản mục khác của báo cáo tài chính doanh nghiệp khi chuyển đổi từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác. Vì thế, vào thời điểm chuyển đổi mà tỷ giá biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp, tổn thất kế toán sẽ xảy ra. I.2.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi lựa chọn điều kiện tiền tệ đối với doanh nghiệp a) Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật để dự báo tỷ giá. Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống, tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính. Như vậy mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy nhà kinh doanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cùng với quyết định trực quan của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác. b) Lựa chọn ngoại tệ thanh toán Do sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia nên mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá. Vì thế, các doanh nghiệp cần thận trọng dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn, đa dạng hóa các loại tiền thanh toán để giảm bớt rủi ro về tỷ giá. Tuy nhiên để có thể giành lợi thế trong đàm phán thì sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp phải đủ lớn. 5 c) Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả ha i hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Ví dụ, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà. Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không. d) Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công t y sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Phương pháp này khá đơn giản và không tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bị lạm dụng vào việc khác. e) Sử dụng thị trường tiền tệ Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá. Ví dụ: Ngày 15/07/2012 doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu thanh toán bằng USD, thời hạn thanh toán sau 6 tháng (15/01/2013). Với dự báo là giá USD giảm tại thời điểm thanh toán, nếu bán USD ngay bây giờ sẽ có lợi hơn. DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của doanh nghiệp. Trong lúc đó, DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ dùng để trả cho ngân hàng. Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị 6 trường ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng. f) Các công cụ phái sinh Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xảy ra như: Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định. Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày. Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình. Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. 7 II. THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN TTQT TRONG CÁC HỢP ĐỒNG TMQT CỦA CÁC DNXNK VIỆT NAM, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ II.1. Thực trạng lựa chọn đồng tiền thanh toán và nguyên nhân II.1.1. Thực trạng Các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam từ khi mở cửa vẫn chủ yếu sử dụng đồng USD cho hoạt động thương mại của mình. Năm 2008, theo thống kê của Vụ quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước, có tới 90% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được thanh toán bằng USD. Tình trạng đó tiếp tục tiếp diễn ra trong năm 2009, số lượng doanh nghiệp Việt Nam sử dụng USD trong giao dịch là hơn 70%, Euro (EUR) đạt chưa tới 30%, các đồng ngoại tệ khác như Bảng Anh, Yên Nhật, chỉ được sử dụng ở mức không đáng kể. Từ năm 2010 đến nay, xu hướng sử dụng USD trong thanh toán quốc tế không thay đổi. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường lựa chọn đồng tiền trong hợp đồng và chấp nhận thanh toán bằng USD trong hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, đa phần các nhà nhập khẩu (có văn phòng đại diện tại TPHCM) đều lấy USD làm đồng tiền thanh toán hầu hết các hợp đồng mua bán các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các thị trường không truyền thống khác, như đấu thầu xuất khẩu gạo vào Philippines, Indonesia hay xuất hàng đi châu Phi, doanh nghiệp trong nước đều chọn USD làm đồng tiền thanh toán trong nhiều năm. Minh họa: Hợp đồng xuất khẩu gạo giữa Công ty TNHH Galluck Limited ở Hongkong và Hanoi Food Export Import Company 8 [...]... Minh họa: Hợp đồng mua bán thiết bị Gas Detector giữa Công ty PV Shipyard và Marshal System Ltd Singapore sử dụng đồng tiền thanh toán là SGD 9 Ngoài ra, trong các giao dịch thương mại quốc tế hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt Nam thường quy định đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán cùng là một và cùng là USD để thuận tiện trong thanh toán Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính... với các hợp đồng mua bán trong nước hoặc trong các trường hợp mua bán đặc biệt Minh họa: Hợp đồng có đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán khác nhau 10 II.1.2 Nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chọn USD làm đồng tiền thanh toán bởi đồng USD đã được sử dụng làm dự trữ và thanh toán quốc tế trong một khoảng thời gian dài Theo số liệu từ Ngân hàng Thanh toán quốc. .. hiểm rủi ro ngoại hối vào giỏ hàng, tiếp đến giảm giá bán Đối với các nhà nhập khẩu của hai nước, việc sử dụng đồng tiền quốc qua sẽ có nghĩa làm rẻ đi các mặt hàng đặt mua, đồng thời giảm rủi ro trước biến động cao của các đồng tiền chuyển đổi tự do, mà các thanh toán hiện nay vẫn dựa vào * Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Nếu như việc thay thế USD hay các ngoại tệ khác tiềm ẩn rủi ro tỷ... nghiệp và hiệp hội ngành nghề * Lựa chọn đồng tiền bản tệ làm phương tiện thanh toán Biện pháp an toàn và tiết kiệm nhất cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam là tận dụng tối đa cơ hội đàm phán trong giao dịch để đưa ra quyết định chọn VND là đồng tiền thanh toán, đặc biệt là trong các hiệp định biên mậu với Trung Quốc, Lào, Campuchia Tuy nhiên, việc này là không dễ dàng, đặc biệt là trong giao thương. .. ngoại tệ khác tiềm ẩn rủi ro tỷ giá trong thanh toán cần phải có thời gian và lộ trình, giải pháp trước mắt cho các doanh nghiệp là áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như dự báo tỷ giá, sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, các công cụ phái sinh Các doanh nghiệp cũng nên kết hợp các biện pháp một cách linh hoạt và hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất... quốc tế (BIS), đồng USD được sử dụng trong 85% các giao dịch ngoại hối trên toàn cầu Đồng thời, theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, hơn 60% lượng dự trữ của các NHTW là đồng USD Thực tế cho thấy sử dụng USD đã trở thành tập quán trên thế giới, hơn 80% các thanh toán, giao dịch quốc tế trên thế giới vẫn lựa chọn đôla Mỹ Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không nằm ngoài tập quán quốc tế này... toàn: Để chọn lựa một đồng tiền cho việc trao đổi hàng hóa, các bên cần phải lựa chọn một đồng tiền được xem là an toàn nhất Tính an toàn này, xét một cách vĩ mô, là nhìn từ hệ thống tài khóa và tiền tệ, khả năng phá giá đồng tiền, in tiền trả nợ hoặc vỡ nợ của quốc gia sở hữu đồng tiền đó Theo đó, USD được tín nhiệm là đồng tiền thanh toán quốc tế chủ yếu trên thế giới chính vì niềm tin của thế giới... nhưng, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không chọn các đồng tiền mạnh, không bị rớt giá như Euro, yên Nhật để thanh toán khi xuất khẩu vào các thị trường này để giảm thiểu thiệt hại do đồng Việt Nam lên giá so với USD mà vẫn lựa chọn USD Lý do được nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa ra là, trong nhiều năm liền, các doanh nghiệp và ngân hàng hỗ trợ thanh toán của họ đều muốn lấy USD làm đồng tiền thanh... doanh nghiệp Việt và đối tác nước ngoài mới có cơ sở để nắm giữ và chấp nhận đồng tiền Việt trong thanh toán quốc tế Thực tế, chính sách phá giá VNĐ mấy năm trở lại đây của chính phủ Việt Nam đã làm giá trị đồng VNĐ giảm đi đáng kể so với các đồng tiền khác trên thế giới khi n cho VNĐ không hấp dẫn được người nắm giữ Vì vậy, nâng giá VND sẽ tạo tâm lý tin tưởng của người dân vào đồng tiền này và người... LUẬN Trong giao dịch với bạn hàng nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quá phụ thuộc vào USD và dè dặt với những đồng tiền mạnh khác Thực trạng này sẽ dẫn tới những bất cập trong thanh toán giữa doanh nghiệp của hai quốc gia như lãng phí chi phí mua USD từ ngân hàng và thời gian quy đổi USD sang đồng bản tệ để thực hiện các giao dịch trong nước, hay khi n doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phải . toán trong hợp đồng ngoại thương, nhóm 2 xin đưa ra nghiên cứu của mình về vấn đề Phân biệt các loại tiền tệ trong TTQT. Rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn ĐK tiền tệ. Thực trạng lựa. trong các hợp đồng thương mại hoặc vay nợ giữa các nước. I.2. Rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi lựa chọn điều kiện tiền tệ I.2.1. Rủi ro khi lựa chọn điều kiện tiền tệ Rủi ro tỷ giá là rủi ro. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi lựa chọn điều kiện tiền tệ đối với doanh nghiệp 5 II. THỰC TRẠNG LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN TTQT TRONG CÁC HỢP ĐỒNG TMQT CỦA CÁC DNXNK VIỆT NAM, NHỮNG BẤT CẬP VÀ

Ngày đăng: 20/12/2014, 12:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan