phát triển bền vững tại việt nam giai đoạn 2006-2010

40 457 1
phát triển bền vững tại việt nam giai đoạn 2006-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A/ LỜI MỞ ĐẦU Giống như trong một cuộc chạy bền, kinh tế cũng như một vận động viên cần có những bước tiếp sức và những bước đột phá để đi đến chiến thắng cuối cùng. Thế nhưng trong cuộc đua về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, không ít các quốc gia đã phải đánh đổi rất rất nhiều để có thể có những đột phá. Đôi khi đó là sự hy sinh về các nguồn lực tự nhiên và đôi khi là sự hy sinh về cả những mục tiêu tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại để lại gánh nặng cho thế hệ tương lai. Câu hỏi đặt ra cho những nhà kinh tế học không chỉ là làm thế nào để phát triển, phát triển hơn nữa mà còn phải phát triển một cách bền vững? Hay nói cách khác đó là chúng ta phải biết phát triển nền kinh tế trên những cơ sở khoa học để thế hệ tương lai sẽ còn đủ thời gian và nguồn lực sản sinh ra những phát minh mới, tìm ra những nguồn nguyên nhiên liệu mới, đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển vĩnh cửu của loài người. Chỉ có phát triển bền vững, thì sự đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người mới không gây áp lực và làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Dựa trên những hiểu biết và nghiên cứu thêm, nhóm chúng em đã cùng nhau xây dựng một tiểu luận với chủ đề “Phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010” để một lần nữa xem xét lại những bước đi của nền kinh tế các nước thuộc thế giới thứ ba trong đó có Việt Nam, những gì con người đã làm được và cả những hệ lụy chúng ta đã để lại đằng sau những con số tăng trưởng. Bởi lẽ Việt Nam là một quốc gia điển hình cho những nước đi lên từ quốc gia thuộc địa với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong tương lai. Chắc chắn rằng tiểu luận sẽ còn nhiều phần chưa hoàn chỉnh vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết này được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 1 B/ NỘI DUNG I. CÁC NGHIÊN CỨU SẴN CÓ LIÊN QUAN 1. Khái niệm“Phát triển bền vững” Năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". 2. Những nguyên tắc của một xã hội bền vững Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng Toàn thể các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống vĩ đại lệ thuộc nhau, tác động lên nhau và cùng phụ thuộc vào các yếu tố của sinh quyển. Giữa các xã hội loài người cũng liên quan đến nhau và các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng của những hành động của con người thế hệ hiện tại. Vì vậy nguyên tắc này vừa thể hiện trách nhiệm vừa thể hiện đạo đức của con người. Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người Mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội của con người là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đây là đặc thù mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác hướng tới. Phát triển kinh tế là rất quan trọng nhưng nó không mang ý Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 2 nghĩa tự nhân, các dân tộc có chiến lược, sách lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái chung nhất có thể thống nhất được là xây dựng một cuộc sống lành mạnh no đủ, có một nền giáo dục tốt, có quyền sống tự do về chính trị được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển lâu dài. Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất Cuộc sống mà loài người hoàn toàn phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên trái đất. Vì vậy sự phát triển trên cơ sở bảo vệ phải bảo vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ thống ấy. Vì thế chúng ta phải: - Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống - Bảo vệ tính đa dạng sinh học Nguyên tắc 4: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo. Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm đất, nước, không khí, thế giới động thực vật phải được sử dụng sao cho chúng có thể phục hồi được. Nguồn tài nguyên không tái tạo phải được kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm. Chỉ có như vậy mới có nguồn tài nguyên cung cấp cho hàng trăm triệu người tăng lên hàng năm và cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp. Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái đất Khả năng chiu đựng của Trái đất thực chất là tổng hợp khả năng chịu đựng của tất cả các hệ sinh thái có trên Trái đất. Các tác động lên các hệ sinh thái do đó tác động tới sinh quyển sao cho chúng không bị biến đổi theo hướng xấu đi nguy hiểm, chúng có thể tự phục hồi, chúng "chịu đựng" được. Chính sách kinh tế, Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 3 chính sách dân số và cách sống của con người trên một địa bàn và khả năng chịu đựng của thiên nhiên ràng buộc chặt chẽ với nhau và cần quản lý chặt chẽ. Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ, hành vi và thói quen sống của mọi người Cuộc sống bền vững được xây dựng trên những cơ sở đạo đức mới do đó con người phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cuộc sống xã hội phải xây dựng, đề ra các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc bền vững. Dùng mọi hình thức giáo dục chính thức và không chính thức để mọi người có cách ứng xử có các hành vi cần thiết trong việc tác động lên thiên nhiên hướng tới thiên nhiên vững bền. Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lây môi trường của mình. Phần lớn các hoạt động sáng tạo và có hiệu quả của cá nhân và các nhóm đều xảy ra trong cộng đồng, các cộng đồng thường tạo ra những điều kiện thuận lợi và sẵn sàng thực hiện các hành động có ích cho xã hội vì các cộng đồng hơn ai hết biết quan tâm đến đời sống của chính mình. Nhờ nắm vững tình hình môi trường xung quanh nên khi họ có quyền lực họ có thể tự quản lý môi trường họ sống một cách thích hợp nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhờ đó mà chất lượng môi trường được nâng cao. Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ. Để cho xã hội phát triển bền vững các quốc gia phải xây dựng chất lượng phát triển tính đến tất cả các quyền lợi dự kiến cũng như ngăn chặn các trở lực có thể xảy ra do sự suy thoái điều kiện phát triển là chất lượng môi trường, các chính sách quốc gia phải gắn liền chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng của môi Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 4 trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo đảm sao cho nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả giá cho việc sử dụng đó. Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường. Trong thế giới ngày nay không một quốc gia nào tồn tại theo phương thức tự cấp tự túc được vì vậy sự phát triển bền vững toàn cầu phải là hành động của toàn nhân loại, toàn cầu phải là một liên minh vững chắc. Các nguồn tài nguyên của hành tinh nhất là không khí, nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có thể bảo vệ bằng sự quản lý chung, mục đích chung và giải pháp thích hợp. Toàn thể các quốc gia đều được lợi từ sự phát triển bền vững và cùng bị thiệt hại nếu không thực hiện được điều đó. 3. Vai trò của việc phát triển bền vững đối với các quốc gia đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển bền vững mang một vai trò quan trọng trong việc nền kinh tế hiện tại và tương lai. 3.1. Trên phương diện môi trường Phát triển bền vững giúp chúng ta khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người dân. Từ đó sản phẩm của chúng ta sẽ đạt được những yêu cầu cao của châu Âu cũng như các quốc gia phát triển trên thế giới, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.Môi trường xanh – sạch – đẹp cũng sẽ là môi trường lý tưởng để chúng ta phát triển kinh tế trong ngành du lịch. Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 5 3.2. Trên phương diện kinh tế Phát triển kinh tế bền vững giúp chúng ta định hướng một cách rõ hơn con đường để đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bên cạnh đó có thể thấy một vai trò quan trọng đối với kinh tế của phát triển bền vững không chỉ ở tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm mà bên cạnh đó còn tăng thu cho ngân sách quốc gia, phân phối thu nhập đều hơn, tăng đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng nguồn hỗ trợ từ bạn bè quốc tế. 3.3. Trên phương diện văn hóa xã hội. Phát triển bền vững đối với kinh tế nhưng không chỉ là nhiệm vụ riêng của kinh tế mà còn phải bao hàm cả sự bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa xã hội. Phát triển bền vững giúp chúng ta ổn định dân số, đảm bảo ở mức tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, từ đó giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Phát triển bền vững với những định hướng đúng đắn sẽ đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị trong nước, ổn định cuộc sống của nhân dân và nền kinh tế quốc gia. Trong thời buổi hội nhập kinh tế như ngày nay, đặc biệt là đối với một đất nước non trẻ như Việt Nam chúng ta thì văn hóa xã hội còn không chỉ dừng lại ở đó mà hơn nữa là sự giáo dục về ý thức bảo vệ văn hóa và những giá trị truyền thống của dân tộc. Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 6 4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam thực hiện phát triển bền vững 4.1. Cơ hội Những cơ hội mà phát triển bền vững mang lại cho chúng là rất lớn, đó không chỉ là môi trường để phát triển kinh tế lành mạnh mà đối với mỗi cá nhân đều mang lại những phúc lợi vô cùng to lớn. Thực hiện phát triển bền vững chúng ta sẽ có được nguồn lực vững mạnh trong tương lai, không chỉ là nguồn lực tự nhiên mà còn là nguồn lực về con người cũng như là nền tảng về giáo dục, văn hóa, xã hội. Thế hệ tương lai của đất nước sẽ có đủ nguồn lực để phục vụ tiếp tục cho quá trình lao động sáng tạo. Đối với nền kinh tế trong hiện tại, việc thực hiện phát triển bền vững sẽ tạo một môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài. Bước đầu đảm bảo cuộc sống của người dân trong mức sống, và các chỉ tiêu về an sinh xã hội cũng sẽ được cải thiện đáng kể. 4.2. Thách thức Phát triển bền vững mang lại vô vàn những cơ hội đổi thay vô cùng to lớn cho các quốc gia đang phát triển. Song, để tiến tới được điều đó, chúng ta cũng sẽ gặp phải những thách thức, trở ngại mà không dễ dàng có thể vượt qua. a/ Tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Điều này là dễ hiểu bởi những nước đang phát triển bắt đầu đi lên từ những con số không. Do vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng đạt khá cao nhưng thực tế thì chất lượng lại thấp, chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, thêm nữa hiệu quả của vốn đầu tư thực tế chưa cao. Đó là bởi chúng ta còn rất nghèo, thiếu thốn rất nhiều về phương diện vật chất, kỹ thuật, máy móc hiện đại, chúng ta thiếu những lao động có tay nghề cao và một môi trường để phát huy hết nguồn nhân lực. Chúng ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được coi là phong phú, tuy nhiên lại chưa Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 7 biết cách khai thác, hoặc có khai thác thì lại không hiệu quả nên phải mua nguyên nhiên liệu đầu vào từ các nước phát triển với giá cao, điều đó khiến việc kinh doanh của chúng ta không mang lại những kết quả như kỳ vọng… Với chất lượng kinh tế đó, chúng ta để giữ được phong độ đã khó, để tiến đến được kinh tế phát triển bền vững lại càng khó hơn. b/ Thiếu quy hoạch tổng thể dài hạn và quản lý nền kinh tế vĩ mô còn nhiều hạn chế Thiếu những hoạch toán chặt chẽ và kinh nghiệm trong quản lý nên hầu hết sự mở rộng quy mô nền kinh tế chỉ là những biện pháp tình thế, đa phần chỉ là cốt nhanh lấp đầy diện tích chứ chưa xét đến hiệu quả của từng dự án đầu tư. Sự quy hoạch thiếu tính tổng thể và đồng bộ đôi khi chồng chéo lên nhau và càng làm cho bài toán quy hoạch ngày càng trở nên nan giải hơn. Bên cạnh bài toán quy hoạch là bài toán quản lý nền kinh tế vĩ mô còn nhiều hạn chế. Các nước đang phát triển, đi kèm với sự quản lý lỏng lẻo là hành lang pháp lý còn vô cùng nhiều những thiếu sót. Điều đó là rào cản lớn đối với các nước phát triển khi vào tham gia đầu tư. c/ Nguồn nhân lực thiếu và hiện tượng chảy máu chất xám. Hầu hết các nước đang phát triển còn ở trong tình trạng nghèo, đói và dân trí thấp. Đó là trở ngại có thể coi là lớn nhất để chúng ta vươn tới phát triển bền vững và thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Nhưng đi kèm với trình độ dân trí lại là chất lượng giáo dục chưa cao, môi trường giáo dục còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Thêm vào đó là sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường khiến cho nền giáo dục đôi khi trở nên méo mó. Nền giáo dục hiện tại sẽ quyết định lực lượng lao động của tương lai. Điều đó cho thấy rõ ràng rằng, những khó khăn vướng mắc trong giáo dục sẽ để lại hậu quả khôn lường cho tương lai đất nước. Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 8 Chúng ta không thấy lạ khi các nước phát triển ngày càng thu hút được nhiều nhân tài và không ít những nhân tài ấy đến từ các nước đang phát triển bởi họ có một chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc hoàn toàn xứng đáng với khả năng và trí tuệ cũng như sự cống hiến của họ. Thế nên cũng không hề thấy xa lạ khi những nước đang phát triển trong đó đặc biệt có Việt Nam chúng ta ngày càng thiếu vắng nguồn nhân lực, đặc biệt là thiếu nguồn cung về lao động trong những ngành đòi hỏi tay nghề và hàm lượng kỹ thuật cao. Tóm lại, các nước đang phát triển chỉ có thể phát triển bền vững nếu biết phát huy thắng lợi của công cuộc đổi mới, nhất là sự đồng thuận của toàn dân tộc, đồng thời tiếp tục hoàn thiện và thực thi tốt chiến lược chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mặt khác, phải kịp thời vượt qua những thách thức, khiếm khuyết gây trở ngại cho phát triển. Coi trọng chất lượng tăng trưởng; lập quy hoạch tổng thể, dài hạn cho cả nước, cho từng vùng kinh tế, từng tỉnh và từng quận, huyện. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đề cao việc bảo vệ môi trường, quan tâm đúng mức đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch và xanh. Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, là tích cực và kiên quyết hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý vĩ mô. Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 9 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM VỀ KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1.1 GDP và tốc độ tăng GDP Nguồn: Niên giám các năm 2000-2010, Tổng cục Thống kê Cổng thông tin điện tử CP nước CHXHCN VN Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 10 [...]... lớn trong cơ cấu của GDP Tỷ lệ đóng góp GDP trong ngành dịch vụ đang ở mức khá thấp so với các nước phát triển Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn thấp của chu kỳ phát triển Cơ cấu như vậy là cơ hội để Việt Nam có thể duy trì được một tốc độ phát triển kinh tế cao, bằng cách tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP 1.4 Cán cân thương mại a/ Kết quả đạt được Tăng trưởng...Nguồn: Quality of Vietnam Economic growth in perspectives of economy’s effectiveness and competitiveness a/ Kết quả đạt được Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn định Năm 2006 tăng: 8,2% ; 2007 : 8,5%; năm 2008, Việt Nam bị lạm phát cao nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%; năm 2009 đạt 5.3%, năm... nghiệp và người dân trong giai đoạn suy thoái kinh tế vừa qua Thêm vào đó, hiện nay trong tăng thu ngân sách của Việt Nam, nguồn thu dầu mỏ và thuế xuất nhập khẩu chiếm một tỷ lệ lớn, bên cạnh đó còn có không ít những khoản chưa thu đầy đủ và chưa thu một cách chính xác, bội chi bình quân 5 năm khoảng 5,5% GDP, cao hơn giai đoạn trước do chi mạnh để chống suy giảm kinh tế giai đoạn 2009 - 2010 Như vậy... đến 31/12/2009 đã gấp gần 2 lần so với thời điểm cuối năm 2005, và đạt con số khoảng 28 tỷ USD, tương đương với 39% GDP Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 19 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM PHÚC LỢI XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động... phẩm vẫn còn cao, chưa có khả năng kiểm soát Khả năng kiểm soát, giám sát ATVSLĐ của các cơ quan chức năng Nhà nước còn hạn chế Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 27 3 TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 Ðể đạt được các mục tiêu và nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, các giải pháp chính dưới đây đã được thực hiện và những kết quả đạt được cũng... đại diện của các tổ chức Quốc tế như chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hành Thế giới (WB), Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN), Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 35 C/ KẾT LUẬN Có thể nói phát triển bền vững là sự hội tụ của cả ba cực kinh tế-xã hội-môi trường mà trong đó chúng ta không thể xem nhẹ cực nào Mục tiêu phát triển kinh tế là vô cùng cấp thiết đối với bất cứ... gia đang phát triển mới có thế đứng vững hơn trước sự cạnh tranh khốc liệt của những nền kinh tế hùng mạnh Thế hệ tương lai chúng ta sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu của cha ông để lại hay chỉ là những mảnh vỡ của một nền kinh tế đi vào “ngõ cụt”? Câu trả lời nằm ở chính chúng ta Chúng ta có theo kịp những nền kinh tế phát triển không hay sẽ chỉ ngày càng kéo dài thêm khoảng cách sự phát triển với... khả năng tái nghèo cao Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng vẫn tồn tại một thời gian dài 2.2.2 Tiếp tục giảm mức tăng dân số và tạo thêm việc làm cho người lao động a/ Giảm mức tăng dân số • Kết quả đạt được Xu thế giảm sinh tiếp tục được duy trì và đã đạt mức sinh thay thế Mức tăng dân số qua từng giai đoạn (10 năm) đang có xu hướng giảm Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng... 1.050-1.100 USD Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam b/ Hạn chế Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 13 Nếu nói về mức sống, thu nhập trung bình đầu người của Việt Nam còn rất khiêm tốn so với khu vực Vào cuối năm 2010 lúc mức GDP/đầu người của Việt Nam gần đạt 1200 USD thì chỉ ngang với các mức của Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia từ 15-20 năm trước Thêm vào đó, lạm phát tăng cao trong các năm gần đây dẫn tới... Như vậy chi tiêu của chính phủ Việt Nam chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với GDP, so với khu vực Và nếu xem xét đến mặt bằng thu nhập bình quân đầu người thì tỷ lệ đó cũng là cao Nhóm 7 Lớp KTE406.4_LT 2010-2011 17 1.6 Vốn đầu tư toàn xã hội a/ Kết quả đạt được Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt tỷ lệ 42,7%, cao hơn 2,7% so với mục tiêu đặt ra Đầu tư tại Việt Nam tăng nhảy vọt trong những . QUAN 1. Khái niệm Phát triển bền vững Năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững: " ;Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả. KTE406.4_LT 2010-2011 9 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM VỀ KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1.1 GDP và tốc độ tăng. từ sự phát triển bền vững và cùng bị thiệt hại nếu không thực hiện được điều đó. 3. Vai trò của việc phát triển bền vững đối với các quốc gia đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển

Ngày đăng: 20/12/2014, 12:12

Mục lục

  • A/ LỜI MỞ ĐẦU

  • B/ NỘI DUNG

    • I. CÁC NGHIÊN CỨU SẴN CÓ LIÊN QUAN

      • 1. Khái niệm“Phát triển bền vững”

      • 2. Những nguyên tắc của một xã hội bền vững

      • 3. Vai trò của việc phát triển bền vững đối với các quốc gia đang phát triển.

        • 3.1. Trên phương diện môi trường

        • 3.2. Trên phương diện kinh tế

        • II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

          • 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM VỀ KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

            • 1.1 GDP và tốc độ tăng GDP

            • 1.3 Cơ cấu kinh tế của VN phân theo khu vực kinh tế

            • 1.4 Cán cân thương mại

            • 1.5 Tỉ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách

            • 1.6 Vốn đầu tư toàn xã hội

            • 2.2. Đánh giá kết quả thực hiện các lĩnh vực hoạt động ưu tiên trong Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

            • 3. TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

              • 3.1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường

              • 3.2. Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ môi trường

              • 3.3. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường

              • 3.4. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường

              • 3.5. Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của quốc tế

              • D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan