rào cản kỹ thuật của eu đối với việt nam trong ngành dệt may

62 1.3K 1
rào cản kỹ thuật của eu đối với việt nam trong ngành dệt may

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Danh mục bảng 2 Danh mục hình 3 Danh mục từ viết tắt 4 Lời mở đầu 5 CHƯƠNG II 17 RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA EU TRONG NGÀNH DỆT MAY 17 CHƯƠNG III 27 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU 27 TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 27 3.1.1 Lợi thế của xuất khẩu dệt may Việt Nam 29 3.1.2 Nhược điểm của xuất khẩu dệt may Việt Nam 30 3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 31 3.2.2 Các thị trường xuất khẩu chính 32 3.2.3 Các mặt hàng xuất khẩu 33 4.3.1 Thu thập, phổ biến thông tin đến với doanh nghiệp 45 4.3.2 Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Hiệp hội trao đổi thông tin với nhau 45 Danh mục bảng Tiêu đề Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang EU qua các năm Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian qua Bảng 3.2 Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam trong EU Bảng 3.3 Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các nước EU 6 tháng năm 2011 Bảng 3.4 Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU 2 tháng 2012 Danh mục hình Tiêu đề Hình 3.1 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua các năm Hình 3.2 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường chính Hình 3.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đi các thị trường 9 tháng năm 2011 Hình 3.4 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU qua các năm Danh mục từ viết tắt Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt EC European Commisson Cộng đồng Châu Âu ECSC European Coal and Steel Community Cộng đồng Than – Thép Châu Âu EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu GMP Good Manufacturing Practice Hệ thống thực hành sản xuất tốt HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn trọng yếu ILO International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế ISO International Organization for Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế USD Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế chung của các quốc gia là theo đuổi quá trình tự do hóa thương mại, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Theo thời gian, các hạn ngạch và thuế quan được dỡ bỏ dần, các sản phẩm được xuất khẩu một cách chủ động hơn. Tuy nhiên, nếu thả nổi vấn đề này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi nhà sản xuất chỉ tính đến lợi ích cá nhân và doanh nghiệp. Do vậy, sự hình thành nên các hàng rào kỹ thuật – các tiêu chuẩn kỹ thuật, chính là để bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dụng và xã hội trước những tác động xấu của sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là một công cụ bảo hộ tinh vi cho các ngành sản xuất nội địa. Trong khi đó, EU lại nổi tiếng là khó tính với rất nhiều những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng thực hiện. Và EU còn là một đối tác quan trọng của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2, chỉ sau Mỹ. Trong đó, tỷ trọng hàng dệt may chiêm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy, để sản phẩm Việt Nam có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường EU, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các tiêu chuẩn của EU, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu của đối tác. Các sản phẩm của ngành dệt may cũng không nằm ngoài số đó. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Rào cản kỹ thuật của EU đối với Việt Nam trong ngành dệt may” làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu nhấn mạnh nghiên cứu về nội dung rào cản kỹ thuật của EU đối với ngành dệt may Việt Nam và đánh giá những biện pháp đã thực hiện để vượt qua rào cản. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời tìm ra một số giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của EU, nhằm làm tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu sang EU cũng như sang các nước khác trên thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là hàng rào kỹ thuật của EU trong ngành dệt may, trong đó có Việt Nam; và các biện pháp thực hiện để vượt qua những rào cản đó. Phạm vi nghiên cứu là các rào cản kỹ thuật mà EU áp dụng trong hoạt động quản lý xuất nhập khẩu, giai đoạn từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Phương pháp duy vật biện chứng, nghiên cứu sự vận động của các sự vật hiện tượng, từ đó xác định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và với các sự vật hiện tượng khác. Phương pháp duy vật lịch sử nghiên cứu các sự vật hiện tượng ở thực tại và có mối liên hệ với quá khứ, lịch sử để nắm được xu hướng vậnd dộng cũng như phát triển của sự vật, hiện tượng. Các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá và vận dụng quan điểm đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. 5. Kết cấu chuyên đề Với những nội dung cơ bản nêu trên, em xin được chia đề tài thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan chung về EU và quan hệ thương mại Việt Nam-EU Chương 2: Rào cản kỹ thuật của EU trong ngành dệt may Chương 3: Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong những năm gần đây Chương 4: Triển vọng và giải pháp đối với ngành dệt may Việt Nam để vượt qua rào cản kỹ thuật của EU Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Đỗ Đức Bình và ThS.Lê Tuấn Anh, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, thầy cô tại Viện nghiên cứu Châu Âu đã tạo điều kiện, hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian thực tập. CHƯƠNG I TỔNG QUAN CHUNG VỀ EU VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman năm 1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của CHLB Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung. Từ đây, Cộng đồng Than - Thép Châu Âu ra đời (18/04/1951) với 6 thành viên, là tổ chức tiền thân của EU ngày nay. Giai đoạn hai, từ năm 1957 đến năm 1992, EC phát triển mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và chính trị gồm 12 nước thành viên. Hiệp ước Maastricht(07/02/1992) tại Hà Lan đánh dấu bước ngoặt “nhất thể hóa” Châu Âu bằng sự ra đời của Liên Minh Châu Âu (EU). Lúc này, các quốc gia thành viên phát triển quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - tiền tệ, ngoại giao và an ninh đến nội chính và tư pháp. Với việc kết nạp thêm 2 thành viên năm 2007, EU hiện có tất cả 27 thành viên, bao gồm: • Pháp • Tây Ban Nha • Slovakia • CHLB Đức • Bồ Đào Nha • Slovenia • Italia • Hy Lạp • Litva • Bỉ • Áo • Latvia • Hà Lan • Phần Lan • Estonia • Lúc Xăm Bua • Thụy Điển • Malta • Anh • Séc • CH Síp • Đan Mạch • Hungary • Romania • Ailen • Ba Lan • Bulgaria 1.1.2. Cơ cấu tổ chức: Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. • Hội đồng Châu Âu (European Council) tập hợp những vị đứng đầu Nhà nước và chính phủ các nhà nước Thành viên và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Hội đồng Châu Âu xác định những đường hướng lớn và thúc đẩy trên phương diện chính trị • Hội đồng bộ trưởng (Council of Ministers) là một trong hai bộ phận lập pháp của Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. • Nghị viện Châu Âu(Europarl hay EP) là cơ quan lập pháp, bao gồm những đại diện của công dân Châu Âu. Nghị viện châu Âu phối hợp với Hội đồng Châu Âu thông qua đề xuất lập pháp của Ủy ban châu Âu trong hầu hết các lĩnh vực. Nghị viện châu Âu còn có thẩm quyền thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu. • Ủy Ban Châu Âu là cơ quan hành pháp của cộng đồng, gồm 27 ủy viên . Ủy ban Châu Âu đề xuất cho Hội đồng các biện pháp nhằm phát triển các chính sách chung, triển khai cùng nhau và theo dõi việc tôn trọng các Hiệp ước. • Toàn án Công lý liên minh Châu Âu (Court of Justice of the European Union) có nhiệm vụ đảm bảo luật pháp được theo dõi sát sao đối với các hiệp ước đã kí kết giữa các quốc gia thành viên. Tòa có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và đảm bảo rằng các quốc gia thành viên tuân thủ các nghĩa vụ theo đúng quy định của các hiệp ước. Khi các tòa án của quốc gia thành viên yêu cầu, Tòa có trách nhiệm giải thích các vấn đề liên quan đến luật pháp Liên minh châu Âu. • Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank – ECB) là một trong những ngân hàng trung ương quan trọng nhất trên thế giới, chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của 17 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro. 1.1.3. Đặc điểm của thị trường EU: 1.1.3.1. Là một thị trường có sức mua lớn, nhu cầu đa dạng Thị trường EU cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hang hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên tạo thành một thị trường rộng lớn . EU gồm 27 quốc gia thành viên, mỗi thị trường quốc gia thành viên lại có đặc điểm tieu dung riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Có những loại hàng rất được ưa chuộng tại Pháp, Bỉ nhưng có thể không được người tiêu dung Anh, Đức,…đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định nhưng các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế xã hội tương đối đồng đều, cho nên người dân EU cũng có những thói quen và sở thích tiêu dùng một số loại sản phẩm. Đối với hàng may mặc và giày dép, khách hàng EU đặc biệt quan tâm đến chất lượng và thời trang của hai loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang lại mang tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Như vậy EU là một thị trường có dung lượng lớn với nhu cầu rất đa dạng và phong phú. 1.1.3.2. Là một thị trường có tính cạnh tranh cao Do tính chất của một thị trường mở nên thị trường EU có tính cạnh tranh rất cao. Các hàng rào thuế quan đang ngày được giảm dần và xóa bỏ ở nhiều mặt hàng. Hiện nay, EU xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng của các nước đang chậm phát triển. Trong chính sách thương mại quốc tế của mình, EU thực hiện chính sách thương mại tự do, hàng hóa trên thị trường luôn được cạnh tranh công bằng, minh bạch. Đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này ngày càng gặp nhiều thách thức lớn, đặc biệt là sau khi EU kí hiệp định song phương với Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những đối thủ mạnh của Việt Nam do khả năng cạnh tranh cao, nhạy bén với thị trường. 1.1.3.3. Là một thị trường khó tính Người tiêu dùng ở thị trường EU nổi tiếng về sự tiêu dùng thông minh và khó tính. Họ coi trọng chất lượng và chữ tín, vì vậy thị trường này đòi hỏi cao đối với các sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là hàng dệt may. Các sản phẩm họ lựa chọn thường đảm bảo tính an toàn, chất liệu tốt, mẫu mã phong phú và hợp thời trang. Những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu trên thị trường thế giới rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng, bởi họ cho rằng thương hiệu gắn liền với chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Do vậy, những yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thường không dễ để có đáp ứng toàn bộ. Và có điểm lưu ý là thị trường này bao gồm nhiều quốc gia khác nhau, do đó thị hiếu tiêu dùng giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau nhất định. Một sản phẩm may mặc có thể phù hợp với tập quán, thị hiếu nước này nhưng chưa chắc đã phù hợp với các nước còn lại. 1.1.3.4. Là một thị trường thống nhất Liên minh châu Âu EU là một liên minh kinh tế, chính trị đầu tiên trên thế giới. EU phát triển thành một thị trường chung, thống nhất bằng một hệ thống luật tiêu chuẩn, áp dụng chung cho các nước thành viên. Hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động được lưu chuyển tự do. Đi cùng với nó là các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. Hầu hết các quốc gia thành viên đều sử dụng đồng EURO – đồng tiền chung của toàn khối, tạo thành khu vực đồng Euro. EU đã tạo nên một “thị trường nội địa thống nhất châu Âu”. Hiện tại, EU đã xóa bỏ biên giới hải quan giữa 27 quốc gia nên khi hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào một nước thì sẽ được tự do lưu thông ở tất cả những nước còn lại trong khối. Như vậy, EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng, là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường có tính cạnh tranh cao và những người tiêu dùng khó tính. Do đó, để chinh phục thị trường này cần phải có lộ trình, kế hoạch cụ thể và thực hiện trong một khoảng thời gian dài. [...]... xuất khẩu hàng dệt may đi các thị trường 9 tháng năm 2011 3.1.1 Lợi thế của xuất khẩu dệt may Việt Nam Một là, ngành dệt may Việt Nam hiện đang sở hữu một lực lượng nhân công giá rẻ, được đánh giá là có kỹ năng và tay nghề Thêm vào đó, mức thu nhập bình quân của lao động Dệt may Việt Nam hiện nay thấp hơn so với Trung Quốc Điều này góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt may của Việt Nam Hai là,... nay, Việt Nam đã có một số biện pháp khắc phụ như thành lập các hiệp hội về dệt may để các doanh nghiệp hỗ trợ nhau về thông tin thị trường đối tác, trong đó tiêu biểu và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Tuy nhiên, những hiệp hội này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả cần có của nó CHƯƠNG III THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Ngành. .. phát triển của các doanh nghiệp trong ngành Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%) Đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm nhẹ (gần 0,6%) So với năm 2008, kim ngạch đã giảm xuống còn 9.066 triệu USD Năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng... Việt Nam là Việt Nam chưa thực sự xây dựng được những thương hiệu uy tín Do đó, giá trị gia tăng của ngành Dệt may hiện nay vẫn còn thấp Với các hợp đồng gia công đơn thuần, các doanh nghiệp nước ngoài đang mua hàng của Việt Nam với giá rẻ và bán lại với giá cao trên thị trường quốc tế dưới thương hiệu của họ Hình 3.2: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường chính (Nguồn: vietnamtextile... trị đạt hơn 5 tỷ USD, chiếm 67,6% trị giá xuất khẩu sang khu vực này CHƯƠNG II RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA EU TRONG NGÀNH DỆT MAY 2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU EU là một trong những đối tác quan trọng không chỉ của Việt Nam với dung lượng thị trường lớn Tuy nhiên thì đây là một thị trường tương đối khó tính Hàng hóa để xuất khẩu vào thị trường này phải thỏa mãn một số tiêu... Nhược điểm của xuất khẩu dệt may Việt Nam Một là, năng lực sản xuất nguyên liệu đầu vào và phụ trợ còn yếu, không đáp ứng được nhu cầu của ngành may mặc Do đó, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm Dệt may của Việt Nam còn rất cao và phụ thuộc lớn vào điều kiện thị trường thế giới về nguyên liệu Nếu tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm may mặc của Việt Nam chỉ đạt khoảng 30% thì con số này của Trung Quốc đã đạt... Hàng may mặc 2,303,383 -46.97 Áo len 2,252,094 -37.35 Quần áo các loại 1,961,642 -55.96 Áo Ghile 1,244,372 3.28 Màn 962,243 202.38 Bít tất 889,025 42.53 Quần Jean 687,319 -1.96 Khăn bông 562,876 86.12 Caravat 555,291 -26.65 PL may 257,497 14 Khăn bàn 239,833 119.39 2011 (Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam) 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. .. năng 3.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG EU HIỆN NAY 3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ Các thành viên của EU như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan,… là các bạn hàng truyền thống từ những năm 1980 nhưng với số lượng không lớn Từ sau khi Hiệp định dệt may Việt Nam – EU được ký kết thì lượng xuất khẩu tặng đột phá với tốc độ bình quân 13,2%/năm... hàng Dệt may Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ Tuy nhiên theo xu hướng phát triển chung, mức thu nhập của người Việt Nam ngày càng tăng thì lợi thế so sánh này của Việt Nam có thể sẽ không còn Đặc biệt với xu hướng ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến và lao động có tay nghề cao, Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức hơn trong quá trình xuất khẩu sang EU Một bất lợi của Việt. .. hàng dệt may sang các nước này đang ngày một tăng lên Bảng 3.2 Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam trong EU Nước Đức Pháp Hà Anh Bỉ Tây Italia Đan Thụy Áo Phần Ireland Lucxembuorg Hy Bồ Lan Ban Mạch Điển Lan Lạp Nha Tỷ lệ 49,9 10,8 10,3 9,4 6,1 5,1 Đào Nha 4,4 2,0 1,9 1,5 0,6 0,4 0,3 0,2 0,1 (%) Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam Bảng 3.3: Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam . Rào cản kỹ thuật của EU đối với Việt Nam trong ngành dệt may làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu nhấn mạnh nghiên cứu về nội dung rào cản kỹ thuật của EU đối với ngành. 2: Rào cản kỹ thuật của EU trong ngành dệt may Chương 3: Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong những năm gần đây Chương 4: Triển vọng và giải pháp đối với ngành dệt may Việt Nam. II 17 RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA EU TRONG NGÀNH DỆT MAY 17 CHƯƠNG III 27 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU 27 TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 27 3.1.1 Lợi thế của xuất khẩu dệt may Việt Nam 29 3.1.2

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Danh mục bảng

  • Danh mục hình

  • Danh mục từ viết tắt

  • Lời mở đầu

  • CHƯƠNG II

  • RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA EU TRONG NGÀNH DỆT MAY

  • CHƯƠNG III

  • THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU

  • TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

    • 3.1.1 Lợi thế của xuất khẩu dệt may Việt Nam

    • 3.1.2 Nhược điểm của xuất khẩu dệt may Việt Nam

    • 3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

    • 3.2.2 Các thị trường xuất khẩu chính

    • 3.2.3 Các mặt hàng xuất khẩu

    • 4.3.1 Thu thập, phổ biến thông tin đến với doanh nghiệp

    • 4.3.2 Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Hiệp hội trao đổi thông tin với nhau

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan