giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình

54 441 0
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT XNK & ĐTXD: Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng HĐQT: Hội đồng quản trị NSNN: Ngân sách nhà nước TM: Thương mại CP: Chính phủ BQ: Bình quân Dcf: Doanh lợi theo chi phí D: Doanh lợi theo doanh thu Dv: Doanh lợi theo vốn TCMN: Thủ công mỹ nghệ XK: Xuất khẩu NK: Nhập khẩu 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động thương mại kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mở rộng, mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ. Đặc biệt sự hình thành, tồn tại và phát triển các liên minh kinh tế thương mại khu vực và các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của quan hệ kinh tế-thương mại quốc tế. Tình hình này làm cho các quốc gia không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế-thương mại trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế-thương mại trong khu vực hoặc toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế so sánh của nhau.Với sự khuyến khích và đầu tư thích đáng của Nhà Nước, hàng loạt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã ra đời và phát triển, nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản. Điều này thể hiện sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường. Do vậy mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì 2 vậy hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các hoạt động xuất nhập khẩu đó lại là câu hỏi được đặt ra cho các doanh nghiệp đang tham, gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường. Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi mỗi công ty phải có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả một cách khách quan khoa học từ đó giúp cho công ty có các giải pháp hữu hiệu cho các hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như trước những đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: với phạm vi kiến thức được trang bị trong nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai-Thái Bình, em lựa chọn đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai, Thái Bình.” làm báo cáo chuyên đề thực tập. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty và từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinhm doanh xuất nhập khẩu tại Công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như là phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp dự báo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần XNK và đầu tư xây dựng Minh Khai, Thái Bình 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và phần kết luận thì kết cấu nội dung của Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần XNK và ĐTXD Minh Khai Thái Bình Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần XNK và ĐTXD Minh Khai Thái Bình từ 2005 đến nay 3 Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần XNK và ĐTXD Minh Khai Thái Bình trong thời gian tới. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MINH KHAI 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai Thái Bình - tiền thân là công ty Xuất khẩu Thị xã Thái Bình, được thành lập tháng 6 năm 1982 để phục vụ công tác xuất nhập khẩu của ngành Ngoại thương tỉnh Thái Bình. Tháng 1/1993 thì đổi tên thành Xí nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu Thái Bình theo quyết định só 16/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Bình. Đến tháng 4/1995 đổi tên thành Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Minh Khai theo quyết định số 142/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Bình. Năm 2004, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà Nước nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh đồng thời tăng sức cạnh tranh tạo ra sức mạnh mới cho doanh nghiệp, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Minh Khai đã thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vốn Nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định 3043/QĐ-UB ngày 06/12/2004 của UBND Tỉnh Thái Bình. Việc chuyển giao tài chính sang công ty cổ phần tính từ ngày 15/3/2005 hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật Doanh nghiệp loại hình công ty cổ phần Công ty được Sở kế hoạch Đầu tư Thái Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0803000179 ngày 4/3/2005 (đăng ký lần đầu). Vốn điều lệ của công ty là 3.200.000.000 VNĐ, trong đó vốn Nhà nước là 960.000.000VNĐ chiếm 30% vốn điều lệ do tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước quản lý, còn lại 70% là vốn của cá nhân. Tháng 4/2010 thực hiện quyết định thoái vốn Nhà nước tại công ty cổ phân, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần 100% vốn cá nhân Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai Tên công ty bằng tiếng Anh: Minh Khai Thai Binh Import-Export and Contruction Investment Joint Stock. Company Tên viết tắt: MINHKHAI JSC Mặt bằng đất đai của công ty có 3 khu vực: - Số 72, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình (625m2) 5 - Số 140, đường Quang Trung, phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình (128m2) - Số 290, đường Trần Thái Tông, phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình (8200m2) • Trụ sở chính Địa chỉ: Số 72, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình Điện thoại: (+84) 36 3831 739 Fax: (84) 363 833 264 Email: Minhkhaico.@hn.Vnn.vn • Chi nhánh Tên: Xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà Thái Bình Địa chỉ: Số 140 phố Quang Trung, phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình. Điện thoại: (84) 363848 258 Fax: (84) 363 840 491 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY. 1.2.1. Chức năng của công ty Tổ chức sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và theo hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu thị trường 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt động của công ty. - Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn. - Kinh doanh - sản xuất có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường; cải tiến ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. - Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; thực hiện đúng cam kết đã ký kết hợp đồng với các bạn hàng. 6 - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. - Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập - Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. - Thực hiện báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của công ty và của nhà nước. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty. - Tổ chức quản lý tiền bán cổ phần: Thực hiện theo mục V, phần thứ hai trong thông tư số 1041998/TT-BTC ngày 18-7-1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và mục 6 văn bản số 3138/TC-TCDN ngày 19-8-1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 1.2.3. Quyền hạn của công ty  Công ty hoạt động kinh doanh được quyền sở hữu với nhãn hiệu hàng hoá, cụ thể là: - Độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá - Có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá - Có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người thứ ba xâm phạm các quyền nói trên của mình  Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại  Giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của - pháp luật  Quyền được sử dụng thương phiếu.  Quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại.  Quyền quảng cáo thương mại.  Quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng nếu khi nhận thấy phát hiện thấy hàng bị hư hỏng có 1 khuyết tật và chỉ thanh toán khi người bán đã khắc phục nhưng hư hỏng khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợp đồng có thoả thuận khác. 1.3. CƠ CẤU BỘ MÁY NHÂN SỰ CÔNG TY 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy nhân sự của công ty Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng nâng 7 cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được chia làm hai cấp: Bộ máy điều hành và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hệ thống lãnh đạo của Công ty bao gồm ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ giúp cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý. (hình 1.1) Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Nguồn: Phòng nhân sự Công ty 8 Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng bán hàng Phòng kế hoạch Phòng nhân sự Phòng kỹ thuật Đại lý xe máy, bảo dưỡng, phụ tùng xe Cửa hàng ô tô Unilever Xưởng lưỡi câu Xưởng thêu, thủ công mỹ nghệ Đại lý vé máy bay Đại lý phân bón Xí nghiệp xây dựng Chú thích Chỉ đạo Báo cáo Qua lại * Theo hình 1.1, Ban giám đốc của Công ty XNK & ĐTXD Minh Khai đứng đầu là Giám đốc, tiếp đến là 2 Phó giám đốc, mỗi Phó giám đốc phụ trách mỗi mảng kinh doanh riêng nhưng chịu sự chi phối của Giám đốc. Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của CTy, đóng vai trò chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của CTy theo Điều lệ , nghị quyết của Đại hội cổ đông và quyết định của HĐQT .Các phó giám đốc liên quan đến công tác đều phải báo cáo cho Giám đốc. Ban Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về quản lý và điều hành doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Bùi Thanh Tú - Giới tính: Nam - Chức danh: Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty - Sinh ngày: 24/1/1962 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam - Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số: 150725080 - Ngày cấp: 26/02/2009, Nơi cấp Công an Thái bình - Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 113 phố Phạm Ngũ Lão, tổ 45, phường Bồ xuyên , thành phố Thái bình, tỉnh Thái bình - Chỗ ở hiện tại: 113 phố Phạm Ngũ Lão, tổ 45, phường Bồ xuyên , thành phố Thái bình, tỉnh Thái bình Sau đây, bảng 1.1 đưa ra danh sách Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh khai Thái Bình. Hội đồng quản trị: HĐQT gồm có 5 thành viên đều mang quốc tịch Việt Nam. Đứng đầu là Chủ tịch HĐQT do các thành viên trong HĐQT bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu và tỷ lệ vốn góp. Nhiệm vụ của HĐQT là định hướng hoạt động kinh doanh; đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty, bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong công ty như Phó giám đốc, Kế Toán trưởng và kiểm tra đánh giá của cán bộ quản trị và hoạt động của doanh nghiệp. 9 Bảng 1.1: Danh sách hội đồng quản trị của Công ty Số TT Họ và tên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Chức danh 1 Đặng Đức Riên Phường Đề Thám , Thành phố Thái bình Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Giám đốc CTy 2 Bùi Thanh Tú Phường bồ xuyên, Thành phố Thái bình Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc CTy 3 Nguyễn Thị Kim Dung Phường kỳ bá, Thành phố Thái bình Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Kế toán trưởng CTy 4 Nguyễn Quốc lịch Phường bồ xuyên, Thành phố Thái bình Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Phó GĐ CTy, Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng 5 Đỗ Văn Dũng Phường bồ xuyên, Thành phố Thái bình Uỷ viên Hội đồng quản trị Nguồn: Phòng Kế hoạch Theo bảng 1.1, chủ tịch hội đồng quản trị là ông Đặng Đức Riên - Giới tính: Nam - Sinh ngày: 11/4/1958 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam - Chứng minh thư nhân dân: 150125689 - Ngày cấp: 15/03/2007 Nơi cấp: Công an Thái Bình. - Nơi đang ký hộ khẩu thường trú: SN 11 tổ 22 phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. - Chố ở hiện tại: SN 11 tổ 22 phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Các Ủy viên Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thị Kim Dung, ông Nguyễn Quốc Lịch và ông Đỗ Văn Dũng. * Ban kiểm soát gồm 3 người * Kế toán trưởng hiện nay là Bà Nguyễn Thị Kim Dung, đồng thời là Ủy viên Hội đồng quản trị. * Hệ thống các phòng ban bao gồm: 10 [...]... KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MINH KHAI THÁI BÌNH TỪ 2006 ĐẾN NAY 2.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU 2.1.1 Chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh doanh Để đánh giá tổng quát hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp chủ yêu như: (1) Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu (2) Lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu. .. của Công ty có xu hướng chậm lại 2.1.2 Các chỉ tiêu tài chính tại công ty XNK và ĐTXD Minh Khai Thái Bình Để tồn tại, đứng vững và nang cao sức cạnh tranh đồng thời tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã điều chỉnh định mức, xây dựng được quy chế bán hàng, nhờ vậy, hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, hiệu quả kinh doanh tăng rõ rệt Căn cứ vào số liệu thực tế tại công ty, kết quả. .. giàu kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh, có đội ngũ cán bộ chuyên môn được đào tạo chính quy theo kịp với sự phát triển mới của Tỉnh cũng như của toàn đất nước 1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty CP XNK & ĐTXD Minh Khai với hoạt động kinh doanh tư ng đối đa dạng, đa lĩnh vực nhưng thế mạnh của Công ty là kinh doanh các mặt hàng nhập như: kinh doanh xe máy, nhập khẩu phân bón và xuất. .. nhuận của Công ty từ 3 mặt hàng này mới có chiều hướng giảm Chiến lược kinh doanh của Công ty trong những năm trước mắt là duy trì ổn định doanh thu hàng TCMN và xe máy, tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường kinh doanh phân bón So sánh tỷ giá hàng xuất nhập khẩu với tỷ giá thị trường để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu như mối tư ng... hoạch kinh doanh của Công ty đều sử dụng vốn tự có và vốn vay ngắn hạn Điều này cũng giúp Công ty chủ động về nguồn vốn và định hướng phát triển của Công ty Để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty một cách đầy đủ ở mọi khía cạnh, ngoài các chỉ tiêu chung đã phân tích ở hình trên, cần dùng chỉ tiêu tài chính để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản công ty Thực tiễn cho thấy hiệu. .. lĩnh vực xây dựng dân dụng và là chủ đầu tư đầu tiên thực hiện các dự án bất động sản xây dựng các khu đô thị mới, mở rộng địa lý của thành phố Thái Bình Hiện nay, Công ty đang là 1 trong những doanh nghiệp dẫn đầu và có thương hiệu mạnh tại Thái Bình Như vậy, Công ty cổ phần XNK & ĐTXD Minh Khai đã không ngừng lớn mạnh cả về lượng và chất, là đơn vị kinh doanh đa ngành nghề, có đội ngũ cán bộ quản lý... tư ng quan giữa doanh thu và chi phí, giữa lợi nhuận với vốn tài sản trong kinh doanh xuất nhập khẩu để cân nhắc thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà kinh doanh còn phải cân nhắc, dùng chỉ tiêu tỷ giá hàng xuất nhập khẩu so với tỷ giá hối đoái thị trường để xem xét Đối với hàng xuất khẩu chỉ có hiệu quả khi tỷ giá hàng xuất khẩu < tỷ giá thị... Trung tâm kinh doanh phụ tùng xe máy 140 Quang Trung, TPTB 6 Chi nhánh xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà Thái Bình 140 Quang Trung, TPTB 7 Phòng kinh doanh hóa mỹ phẩm và hàng tiêu dùng 290 Trần Thái Tông, TPTB 8 Tổng đại lý nhập khẩu phân bón 290 Trần Thái Tông, TPTB 9 Xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ 290 Trần Thái Tông, TPTB Nguồn: Số liệu của Công ty Bên cạnh đó, Công ty cổ phần XNK & ĐTXD Minh. .. hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Bộ phận mua bán : Là bộ phận chuyên trách về vấn đề mua, nhập khẩu các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của công ty Bộ phận giao nhận : Là bộ phận có chức năng nhận nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất và chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu, lượng hàng hoá xuất khẩu và tiến hành xuất khẩu hàng hoá cho công ty • Chức năng của phòng... bị mặt bằng xây dựng: San lấp, giải phóng mặt bằng xây dựng - Khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư - Tư vấn đấu thầu, giám sát thi công các công trình xây dựng Trong đó ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là buôn bán nhập khẩu phân bón, là đại lý phân phối bán buôn bán lẻ xe máy, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai -Thái Bình, em lựa chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai, Thái. KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MINH KHAI 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai Thái Bình - tiền thân là công ty Xuất khẩu. II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MINH KHAI THÁI BÌNH TỪ 2006 ĐẾN NAY 2.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG THÔNG QUA CÁC CHỈ

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan