phân tích tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo

20 4.9K 42
phân tích tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Đề bài : “Phân tích tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo” Giảng Viên: TS. Nguyễn Hữu Tiến Sinh viên: Lăng Thị Hiền MSSV: 08030398 Lớp : K53- khql Hà Nội, 11/2011 1 Mở Đầu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tác động đến hàng loạt các vấn đề trong đời sống xã hội, kinh tế phát triển, đời sống của người dân nâng cao,…và đồng thời theo đó cũng không ít những mặt trái trong xã hội xuất hiện, trong đó phải kể đến đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo. Một nghiên cứu cho thấy một kết quả đáng lo ngại, phản ánh chân thực tình trạng phân biệt giàu nghèo hiện nay: 20% dân số giàu nhất đã chiếm tới 87% thu nhập quốc dân, trong khi đó 20% nghèo chỉ chiếm 1,4% thu nhập quốc dân. Tương tự như vậy, tỷ lệ trong thương mại thế giới là 84,2% và 0,4%, trong tích lũy là 85,0% và 0,7% và trong đầu tư là 85,05 và 0,9% ( TS Nguyễn Hữu Tiến, Tập bài giảng Chính sách xóa đói giảm nghèo, tr1). Khoảng cách về thu nhập cũng như mức sống giữ người nghèo và người giàu trong xã hội ngày càng gia tăng đối với tất cả các quốc gia, và làm thế nào để giải quyết vấn đề này trở thành bài toán được đặt ra không chỉ mỗi quốc gia mà còn mang tính quốc tế. Nhiều cuộc hội thảo quốc tế, những tổ chức quốc tê cũng đưa ra nhiều mục tiêu, biện pháp để thực hiện các mục tiêu chông nghèo đói. Mỗi quốc gia cũng thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiểu nghèo đói, rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội, tuy nhiên, đây vẫn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cung như nhân loại hiên nay. Đối với Việt Nam,một nước nông nghiệp, với hơn 65% dân số ở nông thôn, trên 10 triệu hộ nông dân gần 30 triệu người lao động làm nông nghiệp, tình trạng nghèo đói luôn là vấn đề nan giải và bức thiết đối với mục tiêu phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng và Chính phủ ta đã nhận 2 thức rõ vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Trên thực tế, bên cạnh một số tồn tại công tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, đã có những tác động đến các mặt của đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Những tác động của công tác xóa đói giảm nghèo cụ thể như thế nào? Cũng như một số biện pháp như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta trong thời gian tới? Với kiến thức cũng như tìm hiểu của bản thân, bài tiểu luận xin được làm rõ nhưng vấn đề trên. Vì những hạn chế nhất định, nên không khỏi những thiếu xót trong khi trình bày tìm hiểu của bản thân về “tác động của công tác xóa đói giảm nghèo”, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bài tiểu luận tìm hiều về “tác động của công tác xóa đói giảm nghèo” gồm những nội dung chính sau: 1. Tổng quan về nghèo đói: Trong phần này, chủ yếu trả lời các câu hỏi: Nghèo đói là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới nghèo đói? 2. Khái quát công tác xóa đói giảm nghèo: Trong đó, chỉ rõ khái niệm xóa đói giảm nghèo là gì? Nội dung cơ bản của công tác xóa đói giảm nghèo? 3. Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó làm rõ các tác động của xóa đói giảm nghèo trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục. 4. Một số hạn chế cảu công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay và khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta hiện nay. 3 Nội dung chi tiết. Để có thể hiếu rõ về công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là hiểu về những tác động của công tác xóa đói giảm nghèo như thế nào, trước hết chúng ta cần có cái nhìn cơ bản về nghèo đói, tại sao nghèo đói lại trở thành vấn đề được các nước quan tâm cũng như việc ra đời của công tác xóa đói giảm nghèo. 1. Tổng quan về nghèo đói Nghèo đói là gì? Đó là câu hỏi có rất nhiều đáp án khác nhau, nhưng trước hết chúng ta cần phải khẳng định: Nghèo đói là một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội mang tính toàn cầu. Nghèo đói không chỉ là vấn đề xã hội ở các nước lạc hậu mà ở các nước phát triển cũng có một bộ phận người dân được coi là nghèo. Tại sao lại nói, nghèo nói là vấn đề kinh tế chính trị xã hội? Trước hết nghèo đói là vấn đề kinh tế vì xét đến cùng, bản chất của nghèo đói cũng bắt nguồn từ sự kém phát triển về kinh tế. Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thực chất là việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế. Từ sự kém phát triển về kinh tế mới dẫn đến cái nghèo. Nghèo đói là vấn đề xã hội hay vấn đề chính trị, đây là nói đến tác động của nghèo đói. Vì nghèo đói sẽ dẫn tới các tệ nạn xã hội như cướp bóc, trộm cắp, nghiện hút, gây ra sự bất ổn trong đời sống xã hội. Nếu một quốc gia, tính trạng nghèo đói tràn lan, phổ biến, mà chính quyền không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra tinh trạng biểu tình đòi trợ cấp, thậm chí bạo loạn, Có thể nói, nghèo đói là vấn đề toàn cầu, nếu không giải quyết được nghèo đói thì các mục tiêu khác cũng không giải quyết được.Một bài toán được đặt ra hiện nay đó là, khi giải quyết được vấn đề kinh tế, phát triển kinh tế, tốc 4 độ tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề giàu nghèo. Khi hiện tượng phân hóa giàu nghèo gia tăng, bất công xã hội có xu hướng tăng. Vậy giải quyết vấn đề nghèo đói như thế nào là hợp lý? Tuy nhiên, trước hết để định nghĩa thế nào là nghèo đói? Hay nghèo đói là gì? Cho đến nay vẫn chư có khái niệm chính thống. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau. Người ta lại định nghĩa khác nhau về nghèo đói. Xin được tham khảo một số định nghĩa về nghèo đói chủ yếu sau: Nghèo đói là sự thiếu hụt so với mức sống nhất định, mà sự thiếu hụt này đã được xác nhận theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào không gian và thời gian ( Viện ngân hàng thế giới). Tư tương cơ bản theo sự xác định của Ngân hàng thế giới về nghèo đói đó là sự thiếu hụt, sự thiếu hụt so với mức sống nhất định được xã hội chấp nhận, như vậy cum từ “ mức sống nhất định” cần được hiểu nó bao gồm các chỉ số quy định về sự hưởng thụ của một người trong cuộc sống, đảm bảo tồn tại trong cuộc sống. Các chí số đó, được xã hội công nhận, điều này cũng đồng nghĩa bên cạnh chỉ số chung mà cả thế giới công nhận, thì với mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng xã hội nhất định có sự quy định khác nhau về tiêu chí “mức sống nhất định” hay tiêu chuẩn về nghèo đói là khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển của cộng đồng đó. Cũng có nhưng quan điểm cho rằng nghèo đói còn thể hiện ở việc quyền con người chưa được đảm bảo như: quyền tự do, quyền bình đẳng, sự khoan dung, Ở Việt Nam, trước đây người ta quan niệm những người nghèo khổ là những người bần cố nông, không có ruộng đất phải đi làm thuê cho người khác. Ngày nay, xác định những người nghèo là nhưng người cso mức thu nhập không đảm bảo cuộc sống tối thiểu, những hộ gia đình thường xuyên thiếu ăn,… 5 Như vậy, với mỗi giác độ khác nhau, chúng ta có những định nghĩa khác nhau về nghèo đói nhưng có thể hiểu một cách chung nhất về nghèo đói như sau: “ Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng hay một nhóm dân cư là thấp, không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của con người mà những nhu cầu này theo một tiêu chuẩn đã được xã hội thừa nhận.” ( TS. Nguyễn Hữu Tiến, Tập bài giảng Chính sách xóa đói giảm nghèo, tr 10) Đó là cách hiểu về nghèo đói. Vậy, nguyên nhân nào dần tới tính trạng nghèo đói? Nó có những đặc trưng gì? Biện pháp để giải quyết nghèo đói như thế nào? Nếu như có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghèo đói, thì những nguyên nhân gây ra nghèo đói cũng nhiều không kém. Những nguyên nhân gây ra nghèo đói xét từ nhiều góc độ khác nhau. Theo kết quả trong cuộc điều tra giàu nghèo do Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện năm 1992, trong khi đánh giá nguyên nhân nghèo đói đã đưa ra 9 nguyên nhân sau: Đông con, thiếu lao động ( 43,45%); thiếu ruộng đất sản xuất (61,49%); thiếu vốn để sản xuất (91,53%); gặp tai nạn rủi do (18,55%); không có kinh nghiệm làm ăn (45,77%); chi tiêu không có kế hoạch (27,42%); bệnh tật, ốm đau (45.56%); không có nghề khác (61.49%); và nguyên nhân khác (15,52%). Từ kết quả điều tra chúng ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèo đói, tuy nhiên chúng ta có thể nhóm gon nhưng nguyên nhân trên, cũng như đánh giá từ thực tế, những nhóm nguyên nhân gây ra nghèo đói xuất phát từ 4 nhóm nguyên nhân sau: - Nhóm nguyên nhân chủ quan: đó là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân người nghèo, ví dụ như chưa chịu khó lao động, tâm lý ỷ lại vào người khác, hay sinh đẻ không có kế hoạch, trình độ dân trí thấp… 6 - Nhóm nguyên nhân khách quan như những nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài thiên nhiên tác động lại, nằm ngoài kiểm soát của con người ví dụ như thiên tai, bão lụt, chiến tranh, dịch bệnh, - Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía chính sách của Nhà nước, chính sách của Nhà nước không kịp thời, chưa phù hợp. Nguyên nhân này tưởng chừng như vô lý nhưng nó đã xảy ra trên thực tế ở nước ta, ví dụ như trường hợp thực hiện chính sách phát triển kinh tế chăn nuôi bò sữa ở một số địa phương như: Hưng Yên, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, nhưng đã không mang lại hiệu quả như mong muốn và đã dẫn tới tình trạng nhiều hộ gia đình sau khi tham gia chính sách đã bị “nghèo”. - Nhóm nguyên nhân tham nhũng: từ việc tham nhũng của quan chức chính quyền càng làm cho đời sống người dân trở lên nghèo khó hơn. Đó là những nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn tới tính trạng nghèo đói của người dân, nhưng nguyên nhân đó không diễn ra đơn lẻ để dẫn tới tình trạng nghèo đói mà sự nghèo đói bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Một hộ nghèo lúc mới bắt đầu có thể vì một nguyên nhân cụ thể ẫn tới tình trạng nghèo đói nhưng tiếp sau đó trong thới gian tiếp theo, với sự phát triển khôn lường của cuộc sống các yếu tố khác nhau lại tác động vào họ khiến cho vốn đã nghèo đói lại càng nghèo đói hơn. Khi điều tra, tìm hiểu về những người nghèo ta có thể nhận thấy nghèo đói họ có nhưng đặc trưng cơ bản sau hay những đặc điểm chung sau: Đó là xét về mặt nhân khẩu học thì những hộ nghèo có nhiều nhân khẩu, chúng ta dễ nhận thấy hiện tượng nhưng ra đình nghèo thường rất đông con, nhưng lại thiếu lao động. Những người nghèo tiếp cận giáo dục rất hạn chế, phần lớn những người nghèo có trình độ thấp hoặc thất học. Những người nghèo dễ bị tổn thương cả về mặt sức khỏe cũng như tinh thần, họ trở thành những 7 đối tượng yếu thế trong xã hội. Và cuối cùng người nghèo ở nước ta phần lớn đều tập trung ở nông thôn. Từ những nguyên nhân trên mà dẫn tới tình trạng nghèo đói cũng như làm nên đặc trưng của nghèo đói. Vậy làm thể nào để khắc phục tình trạng nghèo đói, giải pháp làm được đưa ra để giải quyết vấn đề nghèo đói là gì? Mỗi quốc gia có nhưng biện pháp khác nhau, với những chính sách khác nhau để giải quyết vấn đề này. Một trong những biện pháp đó, và được Việt Nam sử dụng đó là thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Vậy chính sách xóa đói giảm nghèo là gì? Nội dung của công tác xóa đói giảm nghèo là gì? Và quan trọng hơn, sự tác động của công tác xóa đói giảm nghèo như thế nào?. 2. Tổng Quan về công tác xóa đói giảm nghèo. Nghèo đói do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Muốn giải quyết nghèo đói đòi hỏi phải có nhiều biện pháp đồng bộ và được tổ chức thực hiện một cách tích cực mới có thể mang lại hiệu quả. Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước trước hết cần phải thành lập các ban nghành chuyên môn chỉ đạo thực hiện chính sách này, những lực lượng chuyên trách làm công tác xóa đói giảm nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo chính là quả trình đưa ra các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đặc biệt là nghèo, xã nghèo trên cả nước. Đó là cách hiểu cơ bản nhất về công tác xóa đói giảm nghèo, trên thực tế công tác xóa đói giảm nghèo bao gồm nhiều nội dung, hoạt động khác nhau. Nó chính là nhưng công việc cụ thể trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo – những công việc giúp người nghèo, hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo và trở lên khá giả, Để làm được nhưng điều đó, cùng với việc 8 thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra, công tác nghèo đói bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung chính của công tác xóa đói giảm nghèo gồm có như sau: Thứ nhất, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tức là cần phải tuyên truyền giáo dục cho mọi người có nhận thức đúng đắn và thống nhất quan điểm xóa đói giảm nghèo nghĩa là giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo hay nói cách khác là tạo điều kiện cho người nghèo tự mình vươn lên để thoát nghèo chứ không phải chỉ là trợ cấp hoặc mang tính chất bố thí cho người nghèo, hay cho người nghèo một cách hoàn toàn. Thực chất của công tác xóa đói giảm nghèo là chúng ta cho người nghèo “cái cần câu” chứ không phải cho họ xâu cá, tức là chúng ta hỗ trợ người nghèo về phương tiện, công cụ giúp họ thoát nghèo chứ không phải chúng ta cho tiền cho họ để họ ăn sung mặc sướng, cho họ hết nghèo khổ. Tất nhiên, việc nhận thức rằng cho họ “cần câu” ở đây là những thứ gì thì đó còn là bài toán cần nhiều lời giải đáp mà phải phân tích rõ hiện thực, đặc điểm của người dân nghèo mới thấy được. Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều những hộ trợ giúp người nghèo, tạo cho họ một cần câu đủ để đứng lên thoát nghèo chưa đó vẫn còn là câu hỏi. Chúng ta hỗ trợ họ về đồng vốn giúp họ làm ăn, tìm cách dạy nghề cho họ, rồi hướng dẫn họ cách thức làm ăn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra. Bên cạnh việc giúp họ có “cái cần” để có thể thoát nghèo, công tác xóa đói giảm nghèo còn cần giúp họ xóa bỏ tâm lý tự ty, ỷ lại, mặc cảm, giúp họ có lòng tin vào Đảng và chính quyền, cũng như vào chính mình và cuộc sống tương lai của họ. Nội dung thứ hai của công tác xóa đói giảm nghèo đó là triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, đưa chính sách xóa đói giảm nghèo vào áp dụng thực tế. Thông qua các chương trình chính sách của 9 Đảng, Nhà nước; các cơ quan, đoàn thể, các địa phương hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nâng cao mức thu nhập và các nhu cầu thiết yếu khác. Qua đó, giúp hộ thoát khỏi cảnh nghèo, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Cuối cùng trong nội dung của công tác xóa đói giảm nghèo đó là việc tổ chức sơ kết tổng kết quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ đó tìm ra những thành tựu, những điểm hạn chế, bất cập, có những biện pháp điều chỉnh chính sách hay nhưng biện pháp tuyên dương, khen thưởng những tấm gương trong công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp từ địa phương đến trung ương, nhằm thúc đẩy hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta. Với những nội dung cũng như nhiệm vụ được đặt ra của công tác xóa đói giảm nghèo, nếu chúng ta thực hiện tốt công tác này sẽ có rất nhiều tác động đối với đời sống xã hôi của người dân cũng như bộ mắt của đất nước. Vậy công tác xóa đói giảm nghèo có những tác động như thế nào? Đối với Việt Nam trong thời giam qua, thông qua việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận gì? 3. Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo. Điều đầu tiên chúng ta cần khẳng định rằng công tác xóa đói giảm nghèo có tác động rất lớn tới đời sống của người dân trong đó đặc biệt là của những hộ nghèo, những người nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ tác động đơn thuần tới một lĩnh vực nào đó của xã hội, đất nước mà có tác động tới hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa giáo dực và chính trị. a, Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo xét về mặt kinh tế: 10 [...]... vi của đất nước khi thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo Cụ thể hơn chúng ta cùng phân tích hiệu quả, tác động về mặt kinh tế của công tác xóa đói giảm nghèo đối với một địa phương cụ thể, đơn cử sự thay đổi của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tháng 12 năm 2008 Chính phủ có Nghị quyết về chương trình xóa đói giảm nghèo. .. mặt của đời sống người dân, thì việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của chúng ta còn một số điểm hạn chế Đó là những vấn đề gì? Làm sao để nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta? 4 Hạn chế của công tác xóa đói giảm nghèo và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay ở nước ta a, Một số khó khăn, hạn chế của công tác xóa đói giảm nghèo. .. công tác xóa đói giảm nghèo tác động mạnh mẽ Khi công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế khác của đất nước b, Xét về mặt chính trị Không những tạo ra những bước chuyển biến mới trong kinh tế, mà công tác xóa đói giảm nghèo còn góp phần tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị của mỗi quốc gia Tại sao lại nói như vậy? công tác xóa đói giảm nghèo. .. ứng nhu cầu Trước đó, chính sách xóa đói giảm nghèo phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việc hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo cũng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Chính sách xóa đói giảm nghèo phải hướng vào phát huy nội lực: trong nước, địa phương, và người nghèo Và, chính sách xóa đói giảm nghèo phải được xây dựng và ban hành một cách... công tác xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, tác động tới sự tăng trưởng kinh tế đất nước, nó thúc đẩy sản xuất kích thích nền kinh tế phát triển, và ngược lại sự tăng trưởng phát triển cảu nền kinh tế cũng sẽ tác động trở lại đối với công tác xóa đói giảm nghèo Tại sao lại nói vậy? Hoạt động của công tác xóa đói giảm nghèo có kết quả đã tạo ra được nhiều việc làm cho người nghèo, ... hành b Một số khuyến nghị chính sách Nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo trong những năm tới, một số khuyến nghị chính sách đồng bộ dưới đây cần thực hiện: Một là nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo Muốn xóa đói giảm nghèo, cần phải chỉ ra ai là người nghèo? Họ ở đâu? Làm nghề gi? vì sao họ nghèo? Những vấn đề này chỉ có cán bộ chính sách cơ sở là những người... trình xóa đói giảm nghèo, nhận thức về chủ trương, chính sách và trách nhiệm của các cấp các nghành ( các chủ thể ) về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung đã được nâng lên 13 Nhận thức và ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu của người dân được nâng cao một bước Phong trào xóa đói giảm nghèo được tạo ra tương đối sâu rộng trong cả nước, thu hút được sự tham gia của toàn xã hội Vai trò của của các... vấn đề nghèo đói một cách cơ bản, bền vững và hiệu quả Để thực hiện được tất cả những điều ở trên việc tăng cường đầu tư cho chính sách xóa đói giảm nghèo là hết sức cần thiết Cần có chuyên gia nghiên cứu , soạn thảo chính sách, các chính sách trước khi công bố ban hành, cần phải tham khảo ý kiến của người dân, để có thể hoàn thiện chính sách hơn 18 Phần kết luận Công tác xóa đói giảm nghèo chính là... trưởng kinh tế Nó góp phần không nhỏ vào quỹ phục vụ cho công tác xóa đói giảm nghèo Mặt khác, công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả giúp cho cuộc sống cảu người nghèo được cải thiện, nâng lên kéo theo đó là tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, tức là giảm được một phần ngân sách nhà nước chi trả hàng năm cho công tác xóa đói giảm nghèo Góp phần làm giảm chi phí xã hội, tăng nguồn vốn đầu tư vào quá trình sản xuất,... hiểu rõ hơn ai hết Bởi vậy muốn nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo cần phải nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo nhất là những cán bộ cơ sở Hai là cần phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo Các giải pháp đối với người nghèo: Trước hết, cần tạo điều kiện tốt hơn nữa cho người nghèo, được tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo . hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Vậy chính sách xóa đói giảm nghèo là gì? Nội dung của công tác xóa đói giảm nghèo là gì? Và quan trọng hơn, sự tác động. nghèo đói? 2. Khái quát công tác xóa đói giảm nghèo: Trong đó, chỉ rõ khái niệm xóa đói giảm nghèo là gì? Nội dung cơ bản của công tác xóa đói giảm nghèo? 3. Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo, . hai của công tác xóa đói giảm nghèo đó là triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, đưa chính sách xóa đói giảm nghèo vào áp dụng thực tế. Thông qua các chương trình chính sách

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan