công tác xã hội với trẻ em

17 3K 9
công tác xã hội với trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘ VÀ NHÂN VĂN. KHOA Xà HỘI HỌC *** MÔN: CTXH VỚI TRẺ EM ĐỀ TÀI: CTXH với trẻ em bị sang chấn tâm lý Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH Lớp : K53 - CTXH Mssv : 08030058 HÀ NỘI 11/ 2011 CTXH VỚI TRẺ EM MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. KHÁI NIỆM 1.Khái niệm cơ bản 2. Đặc trưng về sang chấn tâm lý ở trẻ em C. ỨNG DỤNG VÀO TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 1. Mô tả trường hợp 2. Giải quyết trường hợp ( theo tiến trình CTXH cá nhân ) D. KẾT LUẬN NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 2 CTXH VỚI TRẺ EM BÀI LÀM A.LỜI MỞ ĐẦU Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội và của mọi gia đình. Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” đã và đang trở thành phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. Chính vì thế, trẻ em cũng là một đối tượng cần đặc biệt quan tâm của nhân viên công tác xã hội.Trẻ em cần được tìm hiểu và đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản của cuộc sống, cũng như những nhu cầu về đời sống tinh thần.Có rất nhiều những vấn đề của trẻ em cần được quan tâm, đặc biệt là những sang chấn tâm lý ở trẻ em. Đây là một vấn đề rất có tính thời sự, được nói đến nhiều trong những năm gần đây, không chỉ trong giới các nhà chuyên môn mà còn trong cả xã hội dân sự. Đã có sự thành lập nhiều hội, hiệp hội, nhằm cứu trợ những trẻ em là nạn nhân của nhiều loại sang chấn, từ các sang chấn chiến tranh, các cuộc mưu hại, đến những thảm họa thiên nhiên hoặc sự ngược đãi do con người. Các hội này cũng cứu trợ cho cả người lớn. Suốt một thời gian dài, sự bảo vệ gia đình và xã hội đã quan trọng hơn sự bảo vệ những cá nhân con người. Ngày nay, quyền được hưởng hạnh phúc đã trở thành yêu cầu đòi hỏi của mỗi người. Chính phủ các nước tự nhận thấy mình có trách nhiệm giải quyết những yêu cầu đòi hỏi đó, nhất là về phương diện sự NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 3 CTXH VỚI TRẺ EM bình đẳng và thừa hưởng các cơ hội. Các chính phủ buộc phải đền bù những hậu quả tâm lý của những sang chấn mà họ đã không thể ngăn cản để các công dân của họ được hưởng hạnh phúc. Gia đình không còn là một lĩnh vực dành riêng như trước đây, tính dục cũng không còn là điều cấm kỵ và những điều bí mật cũng có thể được nêu ra không giấu giếm. Người ta giảm bớt sự bảo vệ tính sâu kín riêng tư mà ngược lại có khuynh hướng phơi bày chúng ra trước công chúng (chẳng hạn như các “bày tỏ thực tế trên truyền hình” ở phương Tây). Một đứa con có thể khiếu nại chống lại bố mẹ. Sau cùng, gần đây, Bản Tuyên ngôn của thế giới về quyền trẻ em mà các nước đã ký Công ước thỏa thuận đã buộc các nước này, tùy theo phương tiện và khả năng mình có, phải bảo vệ các trẻ em là nạn nhân của những sang chấn được nhận dạng như vậy, dù sang chấn xuất phát từ gia đình hay từ xã hội. B. KHÁI NIỆM 1. Khái niệm cơ bản 1.1. Trẻ em: là đối tượng thuộc các lứa tuổi trước trưởng thành, còn gọi là thiếu nhi. Theo Công Ước Về Quyền Trẻ Em của Liên Hợp Quốc thì: Trẻ em là tất cả con người dưới 18 tuổi, tùy vào luật áp dụng cho trẻ em. Về Xã hội học, đó là nhóm ở trong quá trình xã hội hóa ( tiếp nhận những kỹ năng và tri thức để có thể tham gia hoạt động xã hội độc lập ), nói đúng hơn đó là nhóm ở trong giai đoạn đầu tiên của xã hội hóa. Về luật pháp, người ta thường coi đó là vị thành niên Nghiên cứu về trẻ em chiếm vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Bảo vệ trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển về mọi mặt là NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 4 CTXH VỚI TRẺ EM nghĩa vụ của xã hội và nhà nước. Liên hợp quốc đã thông qua và Việt Nam cũng đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 1.2. Sang chấn tâm lý : Là cảm xúc mạnh do các sự việc, hoànn cảnh tác động tâm lý gây ra; phần lớn là tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, buồn phiền, tức giận, ghen tuông, thất vọng. 1.3. Stress : Là một thuật ngữ sinh học chỉ hậu quả của việc thất bại của cơ thể con người hay động vật trong việc phản ứng lại một cách phù hợp với những đe doạ về thể chất hay cảm xúc tác động lên toàn bộ cơ thể có thể do có thật hay chỉ là do tưởng tượng. Nó bao gồm một trạng thái báo động và sản xuất adrenaline, sức đề kháng ngắn hạn như một cơ cấu sao chép và tình trạng suy kiệt. Nó liên quan đến sự bất lực của cơ thể con người hay động vật trong phản ứng. Những triệu chứng chung của stress bao gồm sự nóng nảy, tình trạng căng cơ, mất khả năng tập trung và một vài phản ứng mạnh xấu của cơ thể như đau đầu, nhịp tim tăng mạnh ( theo wikipedia ). 1.4. Công tác xã hội với trẻ em : Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang lại cho trẻ em niềm tin vào cuộc sống; để các em có thể phát triển một cách đầy đủ, đúng đắn và khỏe mạnh. 2. Đặc trưng về sang chấn tâm lý ở trẻ em : 2 .1 Triệu chứng: NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 5 CTXH VỚI TRẺ EM Nhiều người có các phản ứng thể chất và cảm xúc mạnh mẽ sau khi trải nghiệm một sự kiện gây sang chấn. Đối với phần lớn, các triệu chứng này sẽ dịu bớt sau vài ngày hoặc vài tuần. Với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài hơn và mang tính chất nghiêm trọng hơn. Điều này xảy ra vì một số yếu tố như bản chất của sự kiện gây sang chấn, mức độ hỗ trợ mà cá nhân có thể nhận được từ gia đình, người thân, nhà chuyên môn, các căng thẳng trong quá khứ và hiện tại, đặc điểm nhân cách và nguồn lực ứng phó. Có thể mô tả các triệu chứng/dấu hiệu sang chấn từ khía cạnh thể chất, nhận thức (tư duy), hành vi (việc mà chúng ta làm) và cảm xúc. +Thể chất • Cảnh giác quá mức, luôn tìm kiếm các dấu hiệu của sự nguy hiểm • Dễ giật mình • Mệt mỏi/kiệt sức • Ngủ không yên giấc • Đau mỏi và đau đớ + Nhận thức (tư duy) • Suy nghĩ và ký ức về sự kiện (dù không muốn) • Hình dung về sự kiện • Các cơn ác mộng • Tập trung và trí nhớ kém • Mất định hướng • Nhầm lẫn +Hành vi NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 6 CTXH VỚI TRẺ EM • Né tránh những địa điểm và hoạt động gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn • Né tránh tiếp xúc hoặc cách ly về mặt xã hội • Mất hứng thú trong các hoạt động thường nhật +Cảm xúc • Sợ hãi • Tê liệt hoặc tách rời • Trầm cảm • Tội lỗi • Tức giận và dễ bị kích động • Lo âu và hoảng loạn. 2.2 Nguyên Nhân: Chúng ta hãy thử mô tả những loại nguyên nhân khác nhau của sang chấn tâm lý. Có thể xác định chúng theo các loại sau: 1. Các sang chấn liên quan đến thảm họa thiên nhiên 2. Các sang chấn liên quan đến chiến tranh 3. Các sang chấn gây ra do một hoặc nhiều người được nhận dạng và có liên quan đến một người, đặc biệt là một đứa trẻ. Thường là do các hành vi hung bạo hoặc sang chấn tình dục. Loại sang chấn (1) đặt đứa trẻ đối mặt với cái chết và mất mát những người thân mà em yêu. Nhưng trẻ không đặt vấn đề thảo luận lại quan niệm của em về những con người hoặc về bản thân em. Em có thể vẫn tiếp tục suy ngẫm về bản thân và về người khác như là những người tốt bụng hay cứu giúp. NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 7 CTXH VỚI TRẺ EM Loại sang chấn (2) cũng đặt đứa trẻ đối mặt trực tiếp với cái chết, sự chia ly và mất mát. Nhưng loại này đặt vấn đề thảo luận lại quan niệm của mỗi người và, trong trường hợp của đứa trẻ, quan niệm của bố mẹ, liên quan đến tính chất có căn cứ của chiến tranh (cả chiến tranh nói chung lẫn một cuộc chiến cụ thể) cũng như về các phương tiện chiến tranh. Tuy nhiên, trong các tình huống này, có cái trung gian là nhóm văn hóa chứ không riêng gia đình. Ở loại sang chấn (3), đó là một quan hệ liên can rất riêng vì sang chấn liên quan đến một cá nhân (ở đây nói về một đứa trẻ). Dù trẻ là nạn nhân, trẻ cũng là người cùng tham gia vào sự kiện, vì em là đối tượng, là nguyên nhân. Việc trẻ có thể trông đợi vào sự đảm đương trách nhiệm của xã hội, nếu có, cũng không thể có tác động như nhau. Chính những quan niệm của trẻ về gia đình mình, về con người nói chung và về bản thân, và cả cấu trúc nhân cách của em lúc sự kiện gây sang chấn xảy ra cũng có thể thực sự bị thay đổi. Còn có một loại sang chấn mà ngày nay ta khảo sát. Đó là những sang chấn mà đứa trẻ phải gánh chịu do tình trạng dưỡng dục tồi tệ. Trong quan hệ sớm mẹ-con, có những điều “thiếu thốn” hoặc những thứ “quá thừa” mà đứa trẻ cảm sống như những sang chấn thực sự. Ta còn có thể kể ra những tình huống sang chấn khác. Chẳng hạn đó là tác động của những tình cảm và cảm xúc của bố mẹ lên trên khả năng phát triển của đứa con khi họ nhận biết rằng con mình là một đứa trẻ thiểu năng. 2.3 Hậu Quả: NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 8 CTXH VỚI TRẺ EM -Trẻ em là đối tượng còn khá ít tuổi, các em hầu hết chỉ có mối quan hệ mật thiết với gia đình. Cũng chính vì lý do đó mà các em thường bị sốc rất mạnh khi mà những người thân qua đời. Việc những người thân yêu của các em mất đột ngột làm cho các em cảm thấy hụt hẫng và không có khả năng thích nghi ngay với sự mất mát đó. Có không ít những em nhỏ đã gặp phải những rối nhiễu về tâm lý khiến các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Các em không thể tự mình thoát khỏi những rối nhiễu tâm lý đó. - Việc người thân của trẻ mất đột ngột như một tác động cực mạnh tới trẻ mà trẻ chưa có sự chuẩn bị về tâm lý. Nếu như ông bà, cha mẹ hay một người bạn thân của trẻ đột ngột chết, trẻ sẽ không thể nào tin điều đó là sự thật và nhưungx giải thích của người lớn không thỏa mãn được thắc mắc của trẻ và khoảng trống trong tâm hồn trẻ cũng sẽ không được người lớn lấp đầy. Chính vì thế thay vì hoạt dộng bình thường trẻ sẽ rơi vào trạng thái trầm lắng và không muốn tiếp xúc với nhiều người. Dù sang chấn do nguyên nhân nào đi nữa, hậu quả của nó sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết đó là yếu tố thời điểm xảy ra sang chấn so với khả năng tạo lập những suy tư nội tâm của đứa trẻ cùng với khả năng trẻ hình dung được các cảm xúc của mình để có thể tạo lập các suy tư ấy. Sang chấn có thể làm tan rã cấu trúc tâm trí của trẻ. Nó có thể làm cho sự phát triển của trẻ bị “cắm chốt” tại thời điểm xảy ra sang chấn, hoặc “thoái lùi” về một giai đoạn sớm hơn trước đó. Cắm chốt hoặc thoái lùi có thể gây ra những rối loạn nhân cách theo kiểu nhiễu tâm, loạn tâm hoặc tà tính, với những triệu chứng rất riêng biệt, không phụ thuộc vào loại sang chấn. Tuy nhiên, còn có năng lực của những người thân có trách nhiệm chăm sóc và nâng đỡ trẻ trong việc giúp trẻ cải sửa lại sang chấn. Trẻ còn có thể tìm thấy sự hỗ trợ này từ các nhà tâm lý trị liệu. NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 9 CTXH VỚI TRẺ EM Dù sang chấn một lần duy nhất hay xảy ra nhiều lần liên tiếp cũng phải được chú trọng đến. Tất cả những yếu tố trên sẽ có tác động trên năng lực của trẻ trong việc tiếp tục phát triển bản thân một cách hài hòa Tuy nhiên, còn có năng lực của những người thân có trách nhiệm chăm sóc và nâng đỡ trẻ trong việc giúp trẻ cải sửa lại sang chấn. Trẻ còn có thể tìm thấy sự hỗ trợ này từ các nhà tâm lý trị liệu. Khi mô tả các triệu chứng ở những người đã gánh chịu sang chấn, ta hay nói đến sự sợ hãi, sự sững sờ, đờ đẫn của tư duy, sự khó khăn để lại những gì họ đã cảm sống. Đối với những người đã thoát khỏi các trại tập trung của Đức Quốc xã, sang chấn mạnh đến mức họ chỉ có thể nói về các trải nghiệm của mình sau nhiều thập kỷ. Sự khiếp sợ mà họ trải nghiệm ghê gớm biết chừng nào, chúng xung khắc với những biểu tượng mà họ có được về thế giới và làm họ không hòa nhập được vào môi trường của trại tập trung. Rồi thì trước sự bất lực làm cho họ không thể suy nghĩ gì về tình huống sang chấn, đương sự cố gắng quên đi những gì đã xảy ra để có thể tiếp tục sống. Nhưng ký ức vẫn hiện diện trong tiềm thức và tiếp tục con đường diễn biến riêng của nó. Những trải nghiệm cảm xúc ấy đã đưa đến những tình huống không lối thoát của các quá trình tư duy, giống như đã từng xảy ra ở trẻ em. Chúng ta bị quay trở về các giai đoạn đầu của sự phát triển ở trẻ, với các mối quan hệ giữa con và bố mẹ, với cung cách bố mẹ giúp đỡ con, đối mặt với những tình cảm hụt hẫng, ghen tỵ, sự hung hãn của bản thân và phát hiện ra “sự căm ghét kẻ tình dịch” vẫn đang thiu thiu ngủ trong mỗi con người chúng ta. Cái nhìn của trẻ em về thế giới, về những con người xung quanh, tùy thuộc vào những đáp ứng mà trẻ nhận được từ lúc tuổi còn rất bé, ở những hoàn cảnh cô NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 10 [...]... và thay đổi tính cách ở trẻ 2 Giải quyết trường hợp : Khi tiến hành thực hiện phương pháo công tác xã hội với bé V thì nhân viên công tác xã hội cần phải đi theo tiến trình can thiệp với cá nhân gồm 7 bước cụ thể để tiến hành can thiệp và giúp bé V thoát khỏi sang chấn tâm lý khi mẹ sinh em bé : 2.1 Tiếp cận thân chủ: NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 12 CTXH VỚI TRẺ EM - Đối với tình huống của bé... viên công tác xã hội Như vậy, ở bước này, người nhân viên công tác xã hội đã tiếp cận thân chủ của mình mà ở đây là bé V thông qua gia đình bé - Cũng trong bước một, người nhân viên công tác xã hội cần tạo được mối quan hệ tốt với bé V qua cách nói chuyện và tiếp xúc với bé Để từ đó thiết lập được mối quan hệ thân thiết và tin tưởng với bé V 2.2 Nhận diện vấn đề : Sau khi gia đình đưa bé V đến với. .. động công tác xã hội đối với ca của bé V đã thành công D KẾT LUẬN: Sang chấn tâm lý ở trẻ em làm tổn thương đến sức khỏe tâm thần cũng như sức khoẻ thể chất đối với trẻ em, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ, thậm chí gây tác động tiêu cực đến quá trình hình thà nh nhân cách của trẻ sau này Như vậy, rõ rang sang chấn tâm lý gây ra những hậu quả khôn lường cho trẻ. .. khôn lường cho trẻ mà ta cần đặc biệt chú ý để giúp trẻ phòng tránh Xã hội ngày càng phát triển hiện đại thì trẻ em càng phải được chăm sóc một cách hợp lý, khoa học và phải nhận được đầy đủ sự quan tâm của gia đình, của cộng đồng và của toàn xã hội Trẻ em không giống với những người bình thường của xã hội, trẻ em chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội và là thế hệ cần nhận được sự quan tâm đầy đủ... chơi với em bé và giúp mẹ cho em bé ăn Như vậy, việc thực hiện trị liệu là có hiệu quả Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội cũng đưa ra kế hoạch trong tương lai để tránh bé rơi vào tình trạng tương tự Như vậy, với trường hợp của bé V Sau khi có sự can thiệp của nhân viên công tác xã hội Bằng những kỹ năng nghề nghiệp của mình, nhân viên CTXH đã có NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 15 CTXH VỚI TRẺ EM. ..CTXH VỚI TRẺ EM đơn, tuyệt vọng của trẻ con Chúng ta sẽ nói đến điều này bằng cách tập trung vào ý niệm về sang chấn Chúng ta tìm lại được sự thống nhất sâu sắc trong việc hiểu biết các tình huống khác nhau mà trẻ phải gặp Chính vì luôn luôn xuất phát từ sự hiểu biết này mà chúng ta có thể hình thành nên những kỹ thuật khác nhau để giúp đỡ trẻ em 2.4 Nguyên tắc hành động trong công tác xã hội với trẻ em. .. đây, người nhân viên công tác xã hội có thể bắt đầu lên kế hoạch trị liệu cụ thể NGUYẾN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH Page 13 CTXH VỚI TRẺ EM 2.4 Chẩn đoán: Sau khi xác định được vấn đề chính khiến bé V trở nên như vậy cùng với quá trình diễn ra của nó, nhân viên công tác xã hội xác định được vấn đề của bé V cần phải được giải quyết ngay vì nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng xấu hơn đối với tâm lý của bé Đồng... viên công tác xã hội, các nhà chức trách cần đặc biệt chú ý đến chăm lo sức khoẻ tâm thần cho trẻ bên cạnh chăm sóc thể chất Chúng ta cần thấy được tầm quan trọng của sức khoẻ tâm thần đối với lớp đối tượng đặc biệt này để giúp các em có một tâm thế tốt nhất để trưởng thành Công tác xã hội là ngành khoa học ứng dụng, ngành dịch vụ chung tay vì lợi ích chung của cả cộng đồng, đặc biệt là vì thế hệ trẻ. .. đến việc mẹ bé sinh em bé đó chính là : sang chấn tâm lý sau khi mẹ sinh em bé 2.3 Thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin trong trường hợp của bé V được thực hiện thông qua lời kể của cha mẹ bé Đồng thời , nhân viên công tác xã hội cũng đã thực hiện trắc nghiệm tâm lý của bé qua việc cho bé vẽ tranh Trong bức tranh của bé và qua những lý giải về bức tranh, nhân viên công tác xã hội xác định được... lấy trẻ làm trọng tâm: trẻ cần được tôn trọng và luôn phải quan tâm tới trẻ trong mọi giai đoạn của tiến trình, những nhu cầù của trẻ liên quan tới tôn giáo , màu da, giới tính cần được quan tâm • Cố gắng hiểu thế giới của trẻ: nhân viên xã hộ cần đảm bảo mình phải hiểu những nét tính cách tiêu biểu của trẻ, thế giới riêng của trẻ Trẻ cần đươcj hiểu và cung cấp những thông tin về những thay đổi của trẻ . ). 1.4. Công tác xã hội với trẻ em : Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang lại cho trẻ em niềm. đổi tính cách ở trẻ. 2. Giải quyết trường hợp : Khi tiến hành thực hiện phương pháo công tác xã hội với bé V thì nhân viên công tác xã hội cần phải đi theo tiến trình can thiệp với cá nhân gồm. viên công tác xã hội. Như vậy, ở bước này, người nhân viên công tác xã hội đã tiếp cận thân chủ của mình mà ở đây là bé V thông qua gia đình bé. - Cũng trong bước một, người nhân viên công tác xã

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan