công tác phát triển cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng biên giới, dân tộc thiểu số trong phòng tránh hivaids

32 461 0
công tác phát triển cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng biên giới, dân tộc thiểu số trong phòng tránh hivaids

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Phần I. Mở đầu……………………………………………………………….2 1. Tính cấp thiết của vấn đề…………………………………………… … 2 1. Khái niệm công cụ……………………………………………………….2 Phần II. Nội dung chính…………………………………………………. ….3 A. Một số tìm hiểu cơ bản về HVI/AIDS…………………………………….3 I. HIV/AIDS là gì? 3 I. Tình hình HIV/AIDS ở nước ta hiện nay……………………………….8 I. Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta hiện nay…….11 I. Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại nhà…………………17 B. Thực trạmg công tác phòng chống HIV/AIDS ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số……………………………………………………….20 1. Tình hình HIV/AIDS ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số…… 20 2. Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS………………………… 22 C. Công tác phát triển cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng biên giới, dân tộc thiểu số trong phòng tránh HIV/AIDS………… 25 Phần III. Kết luận………………………………………………………… 30 Phụ lục……………………………………………………………………… 31 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………… 32 Phần I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề Loài người hiện nay đang đứng trước nhiều bệnh dịch hết sức nguy hiểm, trong đó có những bệnh dịch không thể chữa khỏi như HIV/AIDS, ung thư, … Những bệnh dịch này ngày càng bùng phát mạnh mẽ và đe dọa tính mạng của mỗi con người. Trong đó, HIV/AIDS đang là một căn bệnh thế kỷ của loài người, hiện nay vẫn chưa có vắcxin chữa và phòng ngừa bệnh. Từ khi xuất hiện đến thời điểm hiện tại, HIV/AIDS đã cướp đi hàng triệu sinh mạng của con người và cũng hàng triệu người đang phải sống chung với căn bệnh thế kỷ này. Đứng trước thực trạng này, loài người đã không ngừng nghiên cứu và tìm ra phương thuốc cứu chữa, phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, đồng thời mở rộng tuyên truyền kiến thức về HIV/AIDS nhằm phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động này vẫn chỉ là những giải pháp tạm thời và hiệu quả thực sự vẫn chưa đạt được như mong muốn. Như vậy, học tập và nghiên cứu về bệnh dịch cũng như tìm ra phương cách cứu chữa, phòng ngừa bệnh là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Loài người phải chung tay, góp sức vào công cuộc phòng chữa đại dịch thế kỷ này, thì mới mong đạt được những kết quả nhất định trong công tác phòng chống bệnh dịch nguy hiểm này. 2. Khái niệm công cụ Trong phạm vi bài viết này, một số khái niệm liên quan đến HIV/AIDS được đề cập đến nhằm làm công cụ cho quá trình tìm hiểu về bệnh dịch một cách sâu sắc hơn. Khái niệm “ HIV”: là tên viết tắt của từ tiếng anh (HIV - Human Immuno Deficiency Virus) vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khái niệm “ AIDS”: là những chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ Acquired Immino Deficiency Syndorome (viết tắt theo tiếng Pháp là SIDA), được dịch ra tiếng Việt là "Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải". AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm. Khái niệm “ Hội chứng”: là một tập hợp các triệu chứng (dấu hiệu, biểu hiện) bệnh. VD: hội trứng nhiễm trùng bao gồm các biểu hiện sốt, nhức đầu, môi khô, lưỡi bẩn… AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra. Khái niệm “ Giai đoạn cửa sổ”: là giai đoạn mà vi rút HIV mới xâm nhập vào cơ thể con người, chưa đủ ngưỡng để biểu hiện ra những triệu chứng lâm sàng, thậm chí khi xét nghiệm máu vẫn mang kết quả âm tính. Đây còn gọi là giai đoạn ủ bệnh. Phần II. NỘI DUNG I. HIV/AIDS LÀ GÌ? Từ khi mới bắt đầu xuất hiện, HIV/AIDS luôn bị coi là một tệ nạn xã hội gắn liền với tệ nạn tiêm chích ma túy và mại dâm, bởi đây chính là hai nhóm tạo nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao nhất. Nhưng xã hội hiện nay đã dần thay đổi được quan niệm này và chấp nhận quan niệm coi HIV/AIDS là một chứng bệnh của xã hội. Quan niệm này sẽ giúp loài người tích cực hơn trong công tác phòng và chống HIV/AIDS ngày càng đạt hiệu quả. HIV/AIDS là một chứng bệnh của xã hội, nó có quá trình ủ bệnh, phát bệnh và dẫn người bệnh đến tử vong. Chúng ta có thể xem xét HIV/AIDS từ góc độ bệnh tật với những đặc điểm cơ bản sau: 1. Cơ chế họat động của HIV khi xâm nhập vào cơ thể người Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cầu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, nhận diện, báo động và huy động các tế bào Lim phô - T tấn công tiêu diệt vi sinh vật lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi virut HIV vào cơ thể, nó tấn công ngay vào bạch cầu, đặc biệt là lympho bào T4. Chúng lấy chính chất liệu di truyền của bạch cầu để sinh sôi nảy nở, rồi phá vỡ bạch cầu. Cứ như thế HIV tiêu diệt dần các bạch cầu. Do số lượng các bạch cầu bị HIV tiêu diệt ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị vô hiệu hóa và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác (vi trùng, siêu vi trùng, tế bào ung thư…) mặc sức hoành hành gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm và các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao, viêm phổi, nấm… và ung thư sẽ nhân cơ hội này tấn công cơ thể dẫn đến tử vong. 2 Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS diễn ra trong cơ thể người Quá trình HIV xâm nhập vào cơ thể người và phát triển thành AIDS trải qua 4 giai đoạn cơ bản. Các giai đoạn đó là: * Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ nhiễm HIV (Nhiễm trùng cấp tính) Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian cơ thể người mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) nhưng trong thời gian khoảng từ 3 tuần đến 3 tháng, đôi khi lâu hơn lượng kháng thể này còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là giai đoạn cửa sổ. Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể không có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 25%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, khó chịu) nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày nên cả người nhiễm, người ngoài hay bác sỹ đều không thể nhận biết được. Vào cuối thời kỳ cửa sổ, khi lượng kháng thể có đủ thì nếu xét nghiệm máu bằng phương pháp thông thường có thể phát hiện được người nhiễm HIV, nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” chuyển sang “dương tính”, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn chuyển đổi huyết thanh. Cần lưu ý rằng đây là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể này còn ít nên HIV sản sinh rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác. * Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không triệu chứng (thời kỳ ủ bệnh). Một thời gian dài sau thời điểm chuyển đổi huyết thanh (có thể kéo dài trung bình là 5 - 10 năm hoặc lâu hơn tuỳ vào thể trạng của người mang HIV), trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có bất cứ một triệu chứng bất thường nào. Tuy vậy bên trong cơ thể con người nhiễm cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng bên ngoài người nhiễm vẫn khoẻ mạnh, vẫn có thể lao động, học tập bình thường. * Giai đoạn 3: Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng (giai đoạn cận AIDS) Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, lượng HIV bắt đầu gia tăng nhanh và ở người nhiễm đã bắt đầu xuất hiện xác triệu chứng bệnh khác nhau, mà thường gặp là sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cần, sốt đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ… Tuy nhiên các dấu hiệu này cũng thường gặp ở nhiều loại bệnh khác nhau nên không thể dựa vào chúng đẻ nói rằng ai đó đã bị nhiễm HIV. * Giai đoạn 4: Giai đoạn AIDS Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Vào giai đoạn này trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể suy giảm mạnh, lượng HIV tăng lên nhanh chón, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm chuyển sang giai đoạn AIDS với sự xuất hiện của nhiều bệnh khác nhau. Ở giai đoạn này với các biểu hiện lâm sàng bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội và ung thư tất yếu dẫn đến tử vong. Giai đoạn này thường rất ngắn (khoảng vài tháng là bệnh nhân tử vong) Một số triệu chứng biểu hiện lâm sàng của AIDS: * Mệt mỏi kéo dài nhiều ngày mà không có nguyên nhân rõ ràng. * Sút cân hơn 10% trọng lượng cơ thể sau 2 tháng. * Sốt kéo dài hơn 1 tháng, kèm theo rét run, ớn lạnh và ra mồ hôi nhiều về đêm. * Tiêu chảy kéo dài hơn 1 tháng. * Ho dai dẳng kéo dài hơn 1 tháng. * Viêm ngứa da toàn thân. * Xuất hiện nhiều vết đỏ, bầm tím trên da và niêm mạc miệng, mũi, trực tràng. * Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ, nách, bẹn không có nguyên nhân rõ ràng và kéo dài khoảng 2 tuần. 3. Các con đường lây nhiễm và biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS * Con đường lây nhiễm: HIV/AIDS được lây truyền từ người này sang người khác theo các con đường chính sau: qua đường tiếp xúc máu của người có HIV ( tỷ lệ lây cao 100%), quan hệ tình dục (chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới 80%), lây từ mẹ sang con (tỷ lệ lây thấp dưới 30% nếu chưa có sự can thiệp của y tế, chỉ từ 0 -5% nếu có sự tư vấn chăm sóc và hỗ trợ y tế. * Biện pháp phòng tránh lây nhiễm: Dựa trên cơ sở các con đường lây nhiễm HIV cơ bản mà đưa ra những biện pháp phòng tránh thích hợp. Cụ thể là: + Phòng tránh lây truyền qua đường tình dục: Thực hiện tình dục an toàn, chung thuỷ một vợ một chồng (bạn tình), sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tăng cường khám chữa các bệnh liên quan đến tình dục,… + Phòng tránh lây truyền qua con đường máu: Truyền máu an toàn, thực hiện vô trùng và khử trùng các dụng cụ xuyên qua da niêm mạc, thực hiện chương trình giảm thiểu tác hại đối với người nghiện tiêm chích ma tuý,… + Phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con: Giáo dục cho người phụ nữ ở dộ tuổi sinh đẻ nguy cơ lây nhiễm HIV cho con, xét nghiệm trước khi xây dựng gia đình, tư vấn và hỗ trợ y tế cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai,… Trên đây chỉ là những biện pháp tạm thời trước mắt đối với những con đường lây truyền HIV cơ bản. Để công tác phòng tránh lây truyền HIV hiệu quả cần rất nhiều những biện pháp kết hợp khác như: tuyên truyền phổ biến rộng rãi kiến thức về HIV, phương pháp phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng, vận động cộng đồng người có HIV tham gia các hoạt động phòng ngừa lây nhiễm cho người khác, thay đổi nhận thức và giảm sự kỳ thị của cộng đồng đối với người có HIV/AIDS,… II. TÌNH HÌNH HIV/AIDS Ở NƯỚC TA HIỆN NAY * Trên thế giới Những trường hợp AIDS đầu tiên được thông báo vào tháng 6/1981 từ 5 thanh niên nam đồng tính luyến ái ở Los Angeles (Mỹ). Trên thực tế, HIV đã xuất hiện lan tràn trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ XX mà chúng ta chưa phát hiện ra. Hàng ngàn trường hợp AIDS sau này là kết quả của việc bị nhiễm HIV lặng lẽ trong quá khứ. Qua nghiên cứu mẫu máu được bảo quản năm 1959 và những năm 1970 ở Mỹ, người ta đã tìm thấy kháng thể kháng HIV. HIV/AIDS xuất hiện và lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2005 của LHQ thì: Trên thế giới, gần 40 triệu người nhiễm HIV. Mỗi ngày, có hơn 8 nghìn người chết do bệnh AIDS. Cũng vào mỗi ngày, có 5 nghìn thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-24 bị nhiễm HIV. Đến 12/2007, theo thống kê của WHO và Tổ chức phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS), tính đến tháng 12 năm 2007, tổng số người sống chung với HIV/AIDS trên toàn thế giới là 33,2 triệu người, trong đó, người lớn là 30,8 triệu người; phụ nữ là 15,4 triệu người và trẻ em dưới 15 tuổi là 2,5 triệu. Tổng số ca nhiễm HIV mới trong năm 2007 là 2,5 triệu người, trong đó người lớn là 2,1 triệu và trẻ em là 420.000 trẻ. Tổng số ca tử vong do AIDS là 2,1 triệu, trong đó người lớn là 1,7 triệu và trẻ em là 330.000. Đồng thời cứ mỗi 15 giây đống hồ là có một em bị mồ côi cha hoặc mẹ chết vì HIV/AIDS. * Ở Việt Nam Tình hình lây nhiễm nhanh chóng cả về địa bàn và số lượng. Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện tháng 12 năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1993, dịch HIV bùng nổ trong nhóm những người nghiện hút, tiêm chính ma tuý. Đến tháng 12/1998, dịch đã lan tràn ra toàn quốc và hiện nay tất cả 64/64 tỉnh, thành trên cả nước; 96% trong tổng số 659 quận/huyện và hơn 66% trong tổng số 10.732 xã/phường đã có người nhiễm bệnh. Theo số liệu thống kê báo cáo, Tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 7/2007, toàn quốc có 130.260 người nhiễm HIV/AIDS, 25.844 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, 14.507 người đã tử vong vì AIDS. So với 7 tháng đầu năm 2006, trong năm 2007, số người có HIV là 13.695 người gấp 1,95 lần, số người có AIDS là 4.593 người gấp 2,95 lần, số người tử vong vì AIDS là 2.072 người gấp 2,4 lần. Tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có thêm hơn 100 người bị nhiễm HIV. Đến năm 2006, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong dân số Việt Nam ở độ tuổi 15 đến 49 đã ở mức 0,53%, nghĩa là cứ khoảng 200 người thì có 1 người đang sống với HIV. Số người trẻ nhiễm HIV ngày càng gia tăng Tính đến 31/8/2007, Trong số các ca nhiễm HIV được báo cáo, 78,9% ở độ tuổi từ 20 đến 39. Nam giới chiếm 85,2% trong tổng số các trường hợp HIV được phát hiện. Tính trung bình cứ khoảng 60 hộ gia đình ở Việt Nam thì có một hộ có một người đang sống với HIV. (Theo Báo cáo quốc gia về thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS lần thứ 2 và lần thứ 3; Theo Cập nhật tình hình dịch AIDS năm 2007) Ngoài ra, đại dịch HIV/AIDS đang ngày càng gia tăng với những nguy cơ lây nhiễm càng cao. Một số liệu khác cho thấy, Năm 2008, toàn quốc đã phát hiện được 20.260 trường hợp nhiễm HIV, 7.452 bệnh nhân AIDS và 3.526 trường hợp tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 34.000 trường hợp, chiếm 25,8% toàn quốc. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, tính đến cuối 10/2008, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống được báo cáo trên toàn quốc là 135.171 trường hợp, trong đó 29.134 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS, từ năm 1990 đến nay có 41.418 bệnh nhân AIDS tử vong được báo cáo, độ tuổi nhiễm HIV từ 20 -39 vẫn là chủ yếu (chiếm 83,44%). Đặc biệt [...]... hợp nhất trong quá trình làm việc với cộng đồng, định hướng cho sự tác động của các hoạt động phòng chống HIV đối với cộng đồng 2 Công tác xã hội trong trợ giúp phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng vùng biên giới và dân tộc thiểu số Công tác xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng vùng biên giới và vùng dân tộc thiểu số trong trợ giúp phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế, nâng cao trình... đổi nhận thức đối với HIV, được trang bị về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV Muốn làm được điều này, cần phải đẩy mạnh công tác phòng chống HIV kết hợp với phát triển cộng đồng Trong đó, Nhân viên CTXH là một lực lượng trợ giúp đắc lực trong hoạt động này C CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS 1 Những khó khăn của vùng biên giới, vùng dân. .. thì 90% đã nhiễm virus HIV” (Theo Công An Nhân Dân) Tình hình lây nhiễm HIV ở một số tỉnh và một số vùng dân tộc thiểu số đã đến mức báo động, cần được kịp thời ngăn chặn và phòng tránh lây nhiễm trong cộng đồng 2.Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số * Đối với các vùng biên giới: Đây là những khu vực có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao, được nhà nước đặc biệt quan... giữa cộng đồng với các Chương trình dự án phòng chống HIV và các dịch vụ chăm sóc về HIV hiện có, tác động vào các chính sách nhà nước để có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, … * Mục tiêu của hoạt động trợ giúp: Công tác xã hội trợ giúp cộng đồng dân tộc thiểu số và vùng biên giới trong phòng chống HIV nhằm đạt được những mục tiêu sau: + Thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về... giới, vùng dân tộc thiểu số trong phòng chống HIV/AIDS Để lựa chọn các biện pháp và thực hiện công tác phòng chống lây nhiễm HIV ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả, cần đánh giá và nhận thấy được những khó khăn của vùng miền này trong hoạt động phòng chống HIV Những khó khăn cơ bản là: + Về nhận thức: Trình độ nhận thức và tiếp cận với các thông tin về bệnh, cách phòng tránh lây nhiễm,... kinh tế, nâng cao trình độ dân trí,…với công tác phòng chống HIV/AIDS, công tác xã hội có thể trợ giúp cộng đồng ở rất nhiều lĩnh vực Công tác xã hội trợ giúp cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS ở những lĩnh vực sau: tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, cung cấp kiến thức về chăm sóc bệnh nhân có HIV/AIDS tại nhà, tham vấn giúp cộng đồng, cá nhận xây dựng kế hoạch phòng chống HIV và kế hoạch... này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao Hiện nay, rất nhiều Dự án và Chương trình phòng chống HIV/AIDS vẫn đang được thực thi trên diện rộng, tác động vào cộng đồng nhằm thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về kiến thức phòng tránh HIV/AIDS Một số Chương trình, Dự án như: Chương trình phát bơm kim tiêm miễn phí, phát BCS, Giáo dục và truyền thông, xét nghiệm HIV miễn phí, Dự án phòng tránh lây... sống: Xuất phát từ trình độ nhận thức và tâm lý hạn chế nên khả năng chống lại HIV là một điều khó đối với các vùng dân tộc, vùng biên giới Một khi HIV đã được lây truyền vào cộng đồng thì sẽ lây lan nhanh chóng mà cộng đồng không thể kiểm soát được + Thái độ kỳ thị của cộng đồng: Cũng như những vùng xuôi, khi tuyên truyền về HIV cho cộng đồng đã mắc sai lầm, khiến cho sự kỳ thị của cộng đồng đối với... Đối với vùng dân tộc thiểu số, tuy hiện nay tình hình lây nhiễm HIV/AIDS chưa cao nhưng đây là một nhóm nguy cơ lớn cho lây truyền HIV/AIDS trong tương lai, bởi trình độ dân trí thấp, người dân rất thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, cộng thêm lối sống tập tục lạc hậu, ít đề phòng bệnh tật,… Như vậy, vùng biên giới và vùng dân tộc thiểu số đang là một trong những khu vực nguy cơ lây truyền HIV/AIDS cao và... CTXH đồng + Xác định được những nhu cầu cơ bản của cộng đồng, xếp đặt nhu cầu ưu tiên Tuyên truyền, + Cộng đồng có cách nhìn đúng đắn + Cộng đồng thay đổi nhận về HIV/AIDS như một căn bệnh, có + Chính quyền địa thức của cộng thể mắc phải nếu không phòng tránh phương đồng + Tác hại của bệnh đối với sức khoẻ + Nhân viên CTXH thể chất và tinh thần của con người là rất lớn + Tác dụng của hoạt động phòng . thiểu số …………………………………………………….20 1. Tình hình HIV/AIDS ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số … 20 2. Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS………………………… 22 C. Công tác phát triển cộng đồng. HIV/AIDS………………………… 22 C. Công tác phát triển cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng biên giới, dân tộc thiểu số trong phòng tránh HIV/AIDS………… 25 Phần III. Kết luận…………………………………………………………. tác động vào cộng đồng nhằm thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về kiến thức phòng tránh HIV/AIDS. Một số Chương trình, Dự án như: Chương trình phát bơm kim tiêm miễn phí, phát BCS,

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan