bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm ở ninh bình

46 1K 8
bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm ở ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một đất nước phát triển khi biết phát huy những khả năng của lao động nói chung và của phụ nữ nói riêng, trân trọng thành quả lao động mà họ mang lại, công nhận những đóng góp của phụ nữ và nam giới như nhau. Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội điều này chưa được nhận thức đúng đắn, đặc biệt là những nước đang phát triển. Từ đó đã gây nên tình trạng không bình đẳng trong lĩnh vực lao động – việc làm giữa nam và nữ. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi rơi vào hoàn cảnh này. Nó đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển lâu dài và để lại những hệ lụy không nhỏ trong xã hội. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng loạt những chính sách, bộ luật góp phần thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân và nâng cao vai trò của phụ nữ, giúp họ phát huy những khả năng vốn có, trau dồi kiến thức để xã hội phát triển. tuy nhiên, để làm được điều này phải có trình tự, hệ thống, kiên trì, cố gắng và quan tâm của các ban ngành đoàn thể. Có như thế mới đảm bảo quyền con người được áp dụng triệt để và là nền tảng cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Phụ nữ đã và đang khẳng định được khả năng, vai trò, địa vị của mình trong xã hội, đặc biệt là họ đã làm chủ được cuộc sống của mình khi họ có thể vừa là một người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có thể lao động – làm việc để khẳng định vai trò của mình. Nhưng hiện nay, còn rất nhiều nguyên nhân đã kìm hãm sự phát triển, đảm bảo quyền bình đẳng của con người mà cụ thể là phụ nữ. Để giải quyết tình trạng này, không chỉ cần sự cố gắng từ phụ nữ, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà còn cần xã hội thay đổi suy nghĩ, nhận thức về vấn đề này. Đồng thời cần những biện pháp, khuyến nghị để có sự bình đẳng trong lao động giữa nam và nữ giới. Đây cũng là lý do sinh viên chọn đề tài “Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm” cho bài tiểu luận của mình. 1 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 1 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - việc làm, chỉ ra những thực trạng, nguyên nhân của vấn đề đồng thời có những biện pháp để cải thiện tình hình. Ngoài ra, đề tài còn nêu nên một số khuyến nghị nhằm phát huy những mặt thuận lợi và hạn chế những khó khăn khi thực hiện những quyền đáng có của phụ nữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm. Thời gian: từ ngày 10/05/2011 đến ngày 10/06/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phân tích tài liệu: gồm các văn bản có liên quan như phân tích những chính sách, bộ luật của Đảng và Nhà nước về quyền của phụ nữ, những đề tài liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm. Phương pháp quan sát thực tế. Phương pháp tìm tài liệu trên mạng để bài tiểu luận của sinh viên được hoàn thiện hơn. 5. Khách thể nghiên cứu. Chính sách và văn bản liên quan tới bình đẳng giới trong lao động – việc làm: các nghị định của Chính phủ về vấn đề bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, những luật định liên quan đến giới và bình đẳng giới. 2 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 2 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM. 1.1.Bình đẳng. Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm và bình đẳng về tiếp cận cơ hội và ra quyết định. Tức là nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội và quyết định cuộc sống của mình Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển tòan diện về mọi mặt. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại. 1.2. Giới. Giới (Gender): Là sự khác biệt về nữ giới và nam giới xét về mặt xã hội. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến các quan niệm, thái độ, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa lý xã hội về nữ giới và nam giới trong một bối cảnh cụ thể 3 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 3 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển 1.3. Lao động. Lao động là hoạt động tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội Đây là hoạt động quan trọng nhất của con người, đóng vai trò quyết định trong lịch sử phát triển của loài người. Ph. Ăng ghen đã viết “ lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người” (C. Mác – Ph.Ăng ghen, tuyển tập, tập 5, NXB Sự Thật, Hà Nội 1983 tr 491). Đây cũng chính là phương thức tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần đem lại cuộc sông ấm no cho con người và là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Ngay từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã biết săn bắt, hái lượm để nuôi sống bản thân và dòng tộc, đây chính là hình thức lao động sơ khai đầu tiên đã hình thành trong suy nghĩ của con người khi loài người xuất hiện. Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật, biết tích lũy kinh nghiệm để chinh phục tự nhiên, làm chủ cuộc sống của mình, tạo nên một nền văn minh của chính con người như ngày nay. Cac Mac cũng khẳng định Như vậy, có thể nói rằng biết lao động là một phẩm chất đặc biệt và là phẩm chất sống còn của con người. trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên truyến thống lao động cần cù, sáng tạo. Đây là một tài sản quý của con người và dân tộc Việt Nam, truyền thống này cần được giữ gìn, tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Nhất là thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. 1.4. Việc làm. Khái niệm việc làm được Bộ luật lao động quy định: mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Hiểu một cách nôm na thì việc làm chính là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. 4 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 4 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển Mọi hoạt động lao động là tất cả các hoạt động tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội. Những hoạt động lao động này phải tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa lao động và việc làm. Lao động được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả lao động tạo ra nguồn thu nhập và lao động không tạo ra nguồn thu nhập như lao động công ích, các hoạt động từ thiện, các sáng tạo nghệ thuật không nhằm mục đích tạo ra thu nhập. Còn việc làm thì phải tạo ra thu nhập cho người lao động. Khái niệm này đã cho phép người lao động và người sử dụng lao động có thể tạo ra nhiều việc làm phong phú và đa dạng. 1.5. Bình đẳng giới trong lao động – việc làm. Là sự công bằng giữa nam giới và nữ giới về quyền lợi, vị trí, trách nhiệm, tiếp cận cơ hội và ra quyết định trong quá trình tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN. Định kiến giới: Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ ( Luật bình đẳng giới). Giá trị giới: Là các ý tưởng mà mọi người nghĩ nữ và nam nên như thế nào và hoạt động nào mà họ nên làm. Nhu cầu giới: là nhu cầu của giới nam hoặc giới nữ, nó có thể là những thứ nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể, giúp họ tồn tại như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện nước, chất đốt hoặc có thể là những thứu khó nhận thấy, trừu tượng nhằm giúp cho mỗi giới phát triển trí tuệ, phát huy năng lực bản thân, nâng cao địa vị và vị thế trong xã hội như thông tin, được đến trường, học hành, tham gia bầu cử, hội họp… Phân biệt đối xử giới: Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình. 5 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 5 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển Phân công lao động: Là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện. Có hai loại phân công lao động, đó là: Thứ nhất, phân công lao động cá biệt là chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từng công ty, xí nghiệp, cơ sở Ví dụ sản xuất ra cái bàn thì cần người cưa,người bào, người đục Sản phẩm của họ làm ra chỉ nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất. Vì vậy, kiểu sản xuất này được gọi là sản xuất tự cấp tự túc, do đó sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổi hoặc mua bán trên thị trường nên chưa được gọi là hàng hóa. Thứ hai, Phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện mỗi chi tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xe máy. Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sản phẩm đó được gọi là hàng hóa. Thu nhập: Là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng, ) 3. VAI TRÒ CỦA ĐỀ TÀI. Đối với Việt Nam, lao động nữ luôn là nguồn nhân lực to lớn góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ đổi mới. Nhờ những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, những chính sách đúng đắn, những cam kết, luật về quyền con người, Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện một hệ thống chính sách xã hội công bằng, tiến bộ, hướng vào mục tiêu phát triển con người, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Thực tế cho thấy, phụ nữ Việt Nam thực sự được giải phóng, tiềm năng lao động nữ được phát huy và vị thế người phụ nữ ngày càng được nâng cao trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cơ hội, lao động nữ cũng đang có những khó khăn, thách thức, nhất là trong lĩnh vực lao động – việc làm. 6 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 6 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng từ những tư tưởng định kiến giới trọng nam khinh nữ trong xã hội, quan điểm văn hóa truyền thống mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện sự bất bình đẳng giới. Điều đó dẫn đến sự hạn chế các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, vị trí và cải thiện vị thế của họ trong lĩnh vực kinh tế. Để giải quyết tình trạng này, phải có những biện pháp phù hợp, tích cực để phụ nữ và nam giới đều được hưởng những lợi ích cũng như cơ hội như nhau. Mục tiêu bình đẳng giới nói chung vừa là vấn đề quyền con người vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế - xã hội. 7 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 7 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM . I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Truyền thống xưa nay của phụ nữ Việt Nam là giỏi việc nước đảm việc nhà. Trong gia đình nữ giới đã thể hiện tốt vai trò làm vợ, làm mẹ,góp phần xât dựng gia đình hạnh phúc, êm ấm, trong hoạt động kinh tế - xã hội, phụ nữ ngày càng khẳng định được mình trong thị trường lao động. Chính vì vậy, vấn đề thúc đẩy bình đẳng giữa nam và nữ được được Đảng và Nhà nước xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế và xây dựng một xã hội: công bằng – dân chủ và văn minh. Nhận thấy sự cần thiết đó, ngay từ những ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bình đẳng giới đã là một mục tiêu lớn mà Đảng ta đặt ra. Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. tư tưởng đó đã được quán triệt nhất quán trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ nhân dân trong suốt hơn 60 năm qua. Từ đó, nhiều văn bản pháp luật về bình đẳng giới đã được ban hành, hoàn thiện và áp dụng, bổ xung cho đến ngày nay. Chúng ta đều thừa nhận rằng việc xúc tiến sự bình đẳng giữa nam và nữ sẽ đem lại cuộc sống với chất lượng tốt hơn cho tất cả mọi người, đem lại lợi ích cho toàn xã hội, giúp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị và công bằng xã hội. Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng làm tốt mục tiêu này. Không thể phủ nhận những thành quả mà Đảng và Nhà nước đã đạt được cùng những lợi ích mà mọi nguời được hưởng, đặc biệt là phụ nữ khi áp dụng những chính sách bình đẳng giới, đó là thành quả, công lao đáng được ghi nhận và phát huy. 8 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 8 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển Phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Thực hiện bình đẳng giới đã giúp họ thoát khỏi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cam chịu, là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình, đồng thời là người làm việc nhà là chủ yếu. Ngày nay, họ được tham gia vào các lĩnh vực quan trọng như chính trị, giáo dục, y tế và đặc biệt là trong lĩnh vực lao động – việc làm, họ đã làm chủ được cuộc sống của mình khi là những người góp phần tạo ra thu nhập và tiếng nói của họ đã có trọng lượng hơn trong gia đình, xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế phụ nữ vẫn chưa đạt được bình đẳng thực sự trong việc tiếp cận các cơ hội và đối xử trong công việc. Đây thực sự là một vật cản lớn, hạn chế cơ hội, khả năng phát huy năng lực của phụ nữ, kìm hãm sự sáng tạo trong công việc của họ. Nó còn là căn nguyên của đói nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, gây nên tình trạng bạo hành gia đình. Một khi vấn đề này chưa được giải quyết thì bình đẳng thực sự trong xã hội chưa thể đạt được như mong muốn, quyền con người chưa được thực hiện một cách tối đa. 9 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 9 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển II. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG –VIỆC LÀM 2.1. Khái quát tình hình bình đẳng giới ở nước ta. 2.1.1. Trong lĩnh vực chính trị. Phụ nữ ngày càng bình đẳng hơn trong việc tự ứng cử và tự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các tổ chức đoàn thể. Tỷ lệ nữ đảng viên trong tổng số đảng viên mới kết nạp đã có xu hướng tăng lên hàng năm. ở khối địa phương, tỷ lệ nữ đảng viên mới kết nạp chiếm từ 25% đến trên 30% trong tổng số đảng viên mới kết nạp. ở khối cơ quan trung ương, có nhiều Bộ, ngành tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng đã đạt từ 15 đến trên 20%. Trong Quốc hội, tuy tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII thấp hơn nhiệm kỳ trước và chưa đạt chỉ tiêu của chiên lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đén 2011, nhưng số dại biểu nữ giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên. Tại các địa phương, số lượng nữ dại biểu Hội đồng nhân dân các cấp qua các nhiệm kỳ 1994 – 1999, 1999 – 2004 và nhiệm kỳ 2004 – 2009 ( và được kéo dài đến năm 2011 theo Nghị quyết của Quốc hội) đều tăng so với các nhiệm kỳ trước. Tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh, số thành viên nữ chiếm tỷ lệ 8,61%; Uỷ ban nhân dân cấp huyện, số thành viên nữ chiếm tỷ lệ 6,4%; Uỷ ban nhân dân cấp xã, số thành viên nữ chiếm tỷ lê 3,99%. 10 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 10 [...]... 90% trong tổng số lao động tại nhà là phụ nữ, trong đó 62% lao động nữ cho rằng làm việc nhà cũng là một nghề nghiệp, trong khi chỉ có 32.2% tự xác nhận là chủ sử dụng lao động; số lao động là nông dân làm việc tự do ở nam chiếm 54%, trong khi đó ở lao động nữ là 61%; số lao động nam được trả công cũng cao hơn phụ nữ: 37% lao động nam được trả công, trong khi đó phụ nữ chỉ có 28%; nếu có 30% lao động. .. phụ nữ có việc làm được trả công làm việc trong các khu nhà nước hoặc dịch vụ xã hội, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 23% 14% lao động nam làm việc trong ngành giao thông vân tải, nhưng tỷ lệ này ở lao động nữ chỉ chiếm 4% Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm phụ nữ lao động làm việc trong nông nghiệp và thương mại lớn hơn so với tỷ lệ phần trăm nam giới lao động, và tình hình ngược lại trong các lĩnh vực công... trong khi đó nam có 2.0% Nhìn chung, đang có sự thay đổi cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân đang thu hút lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ Bởi ở khu vực nhìn chung có diều kiện làm việc tốt 2.1.2 Bình đẳng giới trong đối xử, cơ hội và thu nhập Bình đẳng giới còn thể hiện ở sự phân bố giới theo cấp bậc trong việc làm, nam giới. .. lao động nam và lao động nữ, trong khi đó thời gian và sức lao động là như nhau Ngoài ra, 51% lao động nữ trong cac doanh nghiệp có đông loa động nữ phải làm thêm giới vớithời lượng nhiều hơn 4 giờ một ngày, tỷ lệ này ở nam giới là 40% Trong các cơ sở sản xuất nhỏ, 3/4 lao động nữ và 1/3 lao động nam không được trả lương làm thêm giờ Còn trong khu vực không chính thức thì toàn bộ lao động phải làm. .. phụ nữ trong việc tiếp cận, hưởng lợi và ngăn cản cơ hội thăng tiến III: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG 25 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 25 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM 1 THUẬN LỢI Vấn đề bình đẳng giới trong lao động – việc làm giữa lao động nam và lao động nữ được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm nhằm tạo điều kiện để nam giới. .. những công việc này phụ nữ vẫn có thể thực hiện tại nhà được Nhìn vào biểu đồ 2, ta thấy rõ sự chênh lệch khi tham gia vào hoạt động kinh tế của lao động nam và lao động nữ: trong khi lao động nữ chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp thì lao động nam lại rất ít, số lao động nữ trong nông nghiệp là 61.6% thì nam giới là 56.5%, trong thương nghiệp lao động nữ gần gấp đôi lao động nam... thức, có quan hệ lao động ở khu vực nông thôn thì rất nhiều lao động tự do và lao động trong khu vực phi chính thức nhưng không được điều chỉnh bởi những chính sách, pháp luật này Làm cho nhiều lao động nữ không được hưởng các lợi ích đáng có của mình Thứ tư, đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới thiếu về số lượng, hạn chế về kiến thức giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới Xuất phát từ... văn bản pháp luật liên quan đến lao động – việc làm cho lao động nữ 32 SVTH: ĐẶNG THỊ YẾN 32 GVHD: HOÀNG THỊ THU HOÀI Giới và phát triển Triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chỉ thị số 06/2007/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Lao động về lao động nữ nhằm tạo hành lang pháp... nghiệp làm ăn thua lỗ bị giải thể thường phải giảm biên chế và số người đó thường là “ưu tiên giảm phụ nữ” 2.1.3 Bình đẳng giới về hưởng thụ và lợi ích trong lao động – việc làm Hiện nay, phụ nữ và nam giới đã khá bình đẳng trong việc thừa hưởng những thành quả lao động mang lại, vẫn được hưởng những quyền lợi, lợi ích trong Bộ luật lao động quy định như BHYT, nghỉ lẽ, tết Tuy nhiên, một thực tế mà ai trong. .. nhưng công việc mình yêu thích, có tiền lương cao, chuyển sang các công việc trong khu vực kinh tế không chính thức, điều kiện lao động về mức độ an toàn thấp hơn… Số lao động nữ đang làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức ở nước ta dao động từ 70 – 80% Theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2008 – 2009, 50.1% lao động nữ ở khu vực thành thị tự xác nhận là lao động tự do hoặc lao động tại . HOÀI Giới và phát triển II. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG –VIỆC LÀM 2.1. Khái quát tình hình bình đẳng giới ở nước ta. 2.1.1. Trong lĩnh vực chính trị. Phụ nữ ngày càng bình đẳng. bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp. biện pháp, khuyến nghị để có sự bình đẳng trong lao động giữa nam và nữ giới. Đây cũng là lý do sinh viên chọn đề tài Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm cho bài tiểu luận của mình. 1

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan