bài tập lớn xã hội học

13 1.1K 1
bài tập lớn xã hội học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II/ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT 2 1, Kỹ năng soạn thảo các dự án luật 2 2, Dư luận xã hội 7 3, Thông tin đại chúng 11 III/ KẾT LUẬN 12 1 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động cơ bản nhất của nhà nước nhằm tạo ra công cụ, phương tiện hữu hiệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Có thể nói, việc xây dựng pháp luật, tạo ra được các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh chân thực nhu cầu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội, bám sát và phù hợp với thực tiễn xã hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Đây là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền nhằm soạn thảo và ban hành bộ luật, đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nói một cách khái quát, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động soạn thảo, ban hành các luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ khâu nghiên cứu, soạn thảo, thông qua và công bố văn bản. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật, sau đây em xin trình bày một số yếu tố cơ bản và những vấn đề thực tiễn của chúng trong việc xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay. II/ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT 1, Kỹ năng soạn thảo các dự án luật Thực tế cho thấy, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở nước ta trong thời gian qua, mặc dù số lượng lớn nhưng còn có những hạn chế nhất định, nhiều văn bản chồng chéo nhau, có nội dung trùng lặp, thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau làm cho hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật chưa được cao, thiếu tính chặt chẽ và hiệu quả. Trình độ lập pháp, lập quy chưa theo kịp sự chuyển biến nhanh 2 chóng của thực tiễn đời sống xã hội nên đã không tiên liệu, dự báo được hết những sự kiện, tình huống pháp lý có thể xảy ra trong thực tế đời sống xã hội. Từ đó dẫn đến tình trạng có những quy phạm pháp luật được ban hành không phù hợp hoặc nhanh chóng trở nên lạc hậu so với đời sống xã hội, không phát huy được hết hiệu lực trong thực tế đời sống. Chất lượng của hoạt động xây dựng pháp luật, mà cụ thể là tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng soạn thảo các dự án luật. Vì vậy, đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động xây dựng pháp luật. Vấn đề này liên quan đến các khía cạnh cụ thể sau đây: - Nhận thức của các chủ thể hoạt động xây dựng pháp luật về tầm quan trọng, sự cần thiết của văn bản pháp luật cần xây dựng, ban hành. Sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ hay mờ nhạt, nửa vời sẽ quy định thái độ tích cực hay tiêu cực, sự hăng hái, nhiệt tình hay thờ ơ, lãnh đạm của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Đến lượt mình, sự nhận thức này tác động đến kỹ năng soạn thảo và chất lượng các văn bản luật được ban hành. - Trình độ hiểu biết xã hội, am hiểu nhất định của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật về lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh có tác động rất quan trọng. Nếu các chủ thể có được sự hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về các mặt, các khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần đến pháp luật, từ tình trạng thực tế, nguyên nhân phát sinh, tồn tại của vấn đề cho đến các nhân tố văn hóa- xã hội đang tác động đến vấn đề đó…, thì họ sẽ đưa ra được các quy phạm, chuẩn mực pháp luật sát với thực tế, dự liệu được những khả năng, tình huống có thể phát sinh trong tương lai mà đưa ra các quy phạm pháp luật đón trước. Ngược lại, sự hiểu biết hời hợt, nông cạn là nguyên nhân làm cho văn bản pháp luật có thể bị xa rời thực tiễn, không phát huy được tác dụng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. 3 - Tri thức, hiểu biết pháp luật là ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia xây dựng pháp luật là cái tác động mạnh mẽ đến chất lượng văn bản pháp luật được ban hành. Nó là cơ sở để các chủ thể nêu lên các sáng kiến pháp luật, phân tích hình thức, nội dung, cấu trúc của các dự thảo quy phạm pháp luật đã hợp lý chưa, chỉ ra tính hợp hiến hay không hợp hiến, sự trùng lặp hay không trùng lặp với những văn bản đã được ban hành; đã bao quát được hết các khả năng có thể có hay còn bộc lộ những khe hở nào đó… Những điểm này, khi được chú trọng xem xét trong quá trình soạn thảo dự án luật sẽ cho ra đời văn bản pháp luật tốt, có chất lượng cao; ngược lại, sự chồng chéo, thiếu đồng bộ là chuyện có thể nhìn thấy trước. - Hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chuyên trách soạn thảo và các cơ quan tham gia, phối hợp cũng có tác động không nhỏ đến chất lượng văn bản dự thảo luật. Về nguyên tắc, cơ quan chuyên trách phải hoạt động độc lập thì mới đảm bảo tính khách quan, vô tư của các quy phạm pháp luật, tránh tình trạng “vừa đá bong, vừa thổi còi”. Sự tham vấn ý kiến của các cơ quan khác là rất cần thiết nhằm khắc phục sự cảm tính, tùy tiện. Tham khảo các văn bản pháp luật của nước ngoài ở lĩnh vực có liên quan cũng rất quan trọng, nhưng chỉ là tham khảo, tránh dập khuôn, máy móc vì mỗi đất nước có nền kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán khác nhau. Thực tế chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, pháp luật được ban hành nhanh chóng trở nên lạc hậu so với yêu cầu của cuộc sống chính là vì kỹ năng soạn thảo luật của chủ thể còn nhiều hạn chế, trình độ kiến thức, hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật của họ còn thấp; chưa có các chuyên gia làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh ngành nào, lĩnh vực nào thì giao cho ngành đó soạn thảo nên chưa đảm bảo tính khách quan, vô tư trong các chuẩn mực pháp luật. 4 Trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh chưa có quy định nào điều chỉnh. Trong khi đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (được sửa đổi năm 2002 và năm 2008) chỉ quy định chung chung về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Do đó tại địa phương, mỗi nơi mỗi kiểu tự mày mò, xây dựng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho riêng mình và việc làm đó đã trở thành một lối mòn ở hầu hết các địa phương. Để khắc phục tình trạng đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005. Đây là đạo luật quan trọng trong việc quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương các cấp và có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương. Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, hành năm có hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhất là cấp tỉnh đã được xây dựng và ban hành. Ví dụ như: trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong bốn năm (2005, 2006, 2007, 2008) ở cấp tỉnh đã ban hành khoảng 340 văn bản quy phạm pháp luật, riêng từ ngày 01 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 9 năm 2010 đã ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật (09 nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và 37 quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh). Như vậy, có thể thấy được số lượng và nhu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh trong cả nước hàng năm là không nhỏ. Văn bản đó góp phần rất lớn trong việc cùng với Trung ương giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 5 Qua khảo sát cho thấy hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh thường có những hạn chế sau: - Văn bản quy phạm pháp luật thường sao chép lại các quy định của trung ương nên nhìn chung tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh sau khi ban hành không cao; - Việc xây dựng Chương trình ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định. Số lượng văn bản đăng ký ban hành theo các Chương trình này đạt tỷ lệ không cao, vì vậy chương trình lập quy của chính quyền cấp tỉnh còn mang tính hình thức; - Dự thảo văn bản gửi thẩm định không đúng quy định làm ảnh hưởng đến thời gian thẩm định và bị động cho cơ quan thực hiện chức năng thẩm định. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định ở địa phương còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực. Nội dung thẩm định phần lớn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, chưa đi sâu phân tích nội dung của văn bản; - Công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh hàng năm chưa được quan tâm đúng mức. Việc gửi văn bản phục vụ cho công tác kiểm tra chưa kịp thời và chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật; - Mặc dù nội dung thẩm định chủ yếu phát hiện các lỗi về hình thức, kỹ thuật trình bày nhưng hầu hết các văn bản ban hành vẫn chưa đảm bảo về mặt trình tự, thủ tục và thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật; 6 - Nhiều địa phương còn né tránh việc kiểm tra văn bản nên đã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà thay vào đó là ban hành nhiều văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật; - Vai trò của các luật sư, luật gia trong việc tham gia vào hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh còn nhiều hạn chế. Tất cả những điều đó cần được khắc phục để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động xây dựng pháp luật. 2, Dư luận xã hội Dư luận xã hội là một tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức của một cộng đồng người, là một phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội. Dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng xã hội đặc biệt không tồn tại độc lập như là một thành phần trong kết cấu nói trên, mà nó tham gia, có mặt trong tất cả các bộ phận, các thành phần của ý thức xã hội Từ lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác – Lênin đã chỉ rõ vai trò to lớn, sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố tinh thần đối với hoạt động sống của con người, trong đó có dư luận xã hội. Sức mạnh to lớn của dư luận xã hội xuất phát từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. 7 Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có ảnh hưởng nhất định và trong nhiều trường hợp, còn có tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị, xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã đóng vai trò là yếu tố điều hòa các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành vi của con người. Sức mạnh của dư luận xã hội đã được thể hiện ngay cả khi trong xã hội còn chưa xuất hiện các hiện tượng giai cấp, nhà nước và pháp luật. Trong xã hội có giai cấp, vai trò điều hòa các quan hệ xã hội của dư luận xã hội được thể hiện cùng với pháp luật. Khi nói về pháp luật, theo C.Mác, dư luận xã hội là “kết quả của việc biến ý thức xã hội thành sức mạnh xã hội… nhờ đó các luật pháp chung do chính quyền nhà nước thi hành”. Sự khẳng định của C.Mác cho chúng ta chiếc chìa khóa để hiểu biết về cơ chế biến đổi dư luận xã hội thành sức mạnh xã hội và chỉ ra sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật. Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa, giáo dục…, trong số đó, phải kể đến sự tác động, ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật. Ở nước ta hiện nay, sự ảnh hưởng đó thể hiện trên các phương diện sau: Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, nên nó là điều kiện mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật. Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời, thiết lập cơ chế bảo đảm sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là hình 8 thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân nên còn được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Thứ hai, “Pháp luật không phải là công cụ quản lý vạn năng” do vậy trong pháp luật sẽ có những lỗ hổng thiếu sót nhất định. Và bằng thực tiễn, dư luận xã hội có thể tìm ra được những lỗ hổng đó, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện pháp luật, có thể đưa ra những giải pháp sữa chữa các sai lầm mà pháp luật mắc phải. Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản pháp luật sát thực tế, các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước đúng đắn, có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, soạn thảo các dự án luật hay ban hành các quyết địnhh, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối tượng xã hội mà văn bản pháp luật quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. Khi đã có các dự án luật, các thông tin phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai 9 thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều được bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản hồi giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định phù hợp lòng dân. Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật. Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để có thể rút ra được những kết luận chính xác về thực trạng của những lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế ngày nay, vẫn tồn tại thói quen xây dựng pháp luật "Khép kín, cục bộ" nhằm bảo vệ lợi ích của ngành, lĩnh vực dẫn đến việc thiếu thông tin (tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin), trong đó thông tin từ phía các nhà khoa học còn ít, nhiều thông tin (nếu được hỏi) chỉ là hình thức (hỏi cho xong việc) hoặc không có thông tin phản hồi (tiếp nhận hay không tiếp nhận) ý kiến của các nhà khoa học. 3, Thông tin đại chúng 10 [...]... dạng về các sự kiện, sự việc,hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống chính trị, xã hội, pháp luật; cung cấp những tri thức, hiểu biết pháp luật cần thiết cho các chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật, phản ánh hoạt động tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đưa tin về các kỳ họp của Quốc hội Qua đó, các phương tiện truyền thông tác động tới nhận thức của các chủ thể... thông tin pháp luật, tạo lập các luồng dư luận xã hội tích cực phản ánh hoạt động xây dựng pháp luật; góp phần đấu tranh chống lại các âm mưu phá hoại, các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc và bịa đặt của các thế lực thù địch về nội dung, bản chất hệ thống pháp 11 luật của Nhà nước ta; củng cố niềm tin của nhân dân vào bản chất ưu việt của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa III/ KẾT LUẬN Trong thực tế... hình đó đòi hỏi phải sử dụng dồng bộ, đồng thời nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, trình dộ, chất lượng, hiệu quả của hoạt dộng xây dựng pháp luật 12 Danh mục tài liệu tham khảo 1 Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010 2 http://xaydungphapluat.chinhphu.vn 13 ... đưa tin về các kỳ họp của Quốc hội Qua đó, các phương tiện truyền thông tác động tới nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng pháp luật, tạo cơ sở thông tin để các tầng lớp xã hội tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật - Các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải những thông tin về chính sách pháp luật của Nhà nước, các dự thảo văn bản pháp luật mới, đưa các thông tin... Trong thực tế hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật của chúng ta còn chưa bao hàm, chứa đựng đầy đủ các yếu tố, khía cạnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội nguyên nhân của vấn đề nằm ở những hạn chế của hoạt động xây dựng pháp luật, như các chủ thể xây dựng pháp luật chưa nhận thức đầy đủ, thống nhất về sự phát triển bền vững; trình độ kĩ thuật lồng... pháp luật Đồng thời, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải các thông tin phản hồi, các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân cho hoạt động xây dựng pháp luật Bằng cách tác động đó, thông tin đại chúng giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập hợp thông tin, xử lý và tiếp thu có chọn lọc các ý kiến xác đáng phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện . quá trình chính trị, xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã đóng vai trò là yếu tố điều hòa các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành. trong đó có dư luận xã hội. Sức mạnh to lớn của dư luận xã hội xuất phát từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. 7 Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có. động xây dựng pháp luật. 2, Dư luận xã hội Dư luận xã hội là một tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan