Báo cáo thực hành tổ chức , chức năng nhiệm vụ của trạm y tế phường

6 2.8K 29
Báo cáo thực hành tổ chức , chức năng nhiệm vụ của trạm y tế phường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

Báo cáo thực hành Tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trạm y tế phường Nhóm 1-Tổ 5-Y5B Danh sách sinh viên 1. Bùi Thành Đạt 2. Phạm Văn An 3. Vũ Nguyên Bình 4. Nguyễn Ngọc Hải 5. Nguyễn Ngọc Hùng 6. Nguyễn Đức Huy 7. Vũ Thương Huyền 8. Trịnh Văn Nhị 9. Lê Văn Thắng 10. Đặng Phương Thúy 11. Đoàn Minh Tuấn Thời gian: 13h30-16h ngày 2/5/2013 Địa điểm: trạm y tế phường Trung Tự- Đống Đa- Hà Nội Phương pháp thu thập: phỏng vấn, tra số liệu Xử lý số liệu : bằng tay I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ CỦA TRẠM Y TẾ TRUNG TỰ 1. Vài nét sơ lược -Địa chỉ trạm y tế phường Trung Tự : số 2, ngõ 4B, đường Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội. -Vị trí địa lý: nằm cùng khuôn viên của UBND phường Trung Tự -Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chung: Trạm trực thuộc giám sát của phòng y tế, trung tâm y tế quận Đống Đa, UBND phường Trung Tự, Sở y tế Hà Nội… -Trạm y tế phường chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho hai khu :Trung Tự và Khương Thượng với diện tích 0,42km2, bao gồm 52 tổ dân phố, 3515 hộ gia đình với tổng dân số:15641 người. - Đặc điểm khu vực dân cư: nằm trong nội thành Hà Nội, kinh tế rất phát triển, người dân trình độ dân trí cao 2. Cơ sở hạ tầng, phòng làm việc. Cơ sở hạ tầng: Trạm y tế phường gồm: 1 khối nhà chính và một số công trình phụ trợ khác. Khối nhà chính khang trang với 2 tầng có 9 phòng, có tổng diện tích khoảng 150 m2. Tầng một có 5 phòng, bao gồm: - Phòng khám chữa bệnh: dùng để khám ,tư vấn và cho bệnh nhân nằm theo dõi. - Phòng khám sản phụ khoa với vai trò chính là nơi để khám quản lý thai, khám phụ khoa, tư vấn sản - phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình. - Phòng tiêm là nơi để sơ cứu, tiêm truyền, làm thủ thuật hay cũng có thể là nơi lưu bệnh nhân khi cần thiết - Tầng 1 còn có kho để đồ, 1 nhà vệ sinh. Tầng hai gồm 4 phòng, bao gồm: - Phòng đông y - Phòng hội trường - Phòng tiệt trùng - Phòng vệ sinh Khối công trình phụ trợ: Có tên biển trạm y tế , nhà để xe , hàng rào bảo vệ , phòng bảo vệ, diện tích cây xanh bóng mát bao quanh đạt trên 30% diện tích. Có nguồn nước, nguồn điện sinh hoạt đảm bảo và có số máy điện thoại riêng để liên lạc khi cần 3. Thuốc và trang bị y tế Thuốc : Cơ sở thuốc thiết yếu của trạm khá đầy đủ và được phân bố như sau: - Hộp chống sốc đầy đủ theo quy định bộ y tế: 2 ống Adrenalin 1mg/ml, 2 ống Solumedrol 40mg, nước cất, bơm tiêm, bông, dây garo, cồn 70 độ, phác đồ chống sốc phản vệ. - Tủ thuốc cấp cứu chung với các mặt thuốc: Salbutamol, Solumedrol, Morphin, Paracetamol, Adalat, Catopril, Furocemide, Oresol, các dung dịch sát khuẩn gồm cồn 70 độ, Povidin, các loại kháng sinh nhóm β-lactam, chloramphenicol, các loại dịch truyền… - Các thuốc cấp cứu sản khoa: Giảm đau, an thần như Morphin, Seduxen, Paracetalmol; hạ áp, chống co giật như Nifedipin, Magnesi sunfat; co tử cung như Oxytoxin, Misoprotol; kháng sinh như β-lactam (Penicillin, Ampicillin, Amoxycillin…), Erythromycin, Gentamycin… - Ngoài cơ cấu thuốc cấp cứu nêu trên trạm còn có 1 tủ đặt tại phòng khám có các nhóm thuốc như thuốc sốt rét, thuốc lao, thuốc huyết áp, thuốc tâm thần, dụng cụ tránh thai. Bên cạnh đó trạm còn có các loại thuốc đông y và đầy đủ các loại vaccine theo chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, cũng như một số loại vaccin mới. Trạm y tế có các trang thiết bị phục vụ cho hoat động của trạm gồm: - Trang thiết bị phục vụ cho cán bộ y tế khám, điều trị ở tuyến đầu tiên - Trang thiết bị khám sản, phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình - Dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: bảng đánh giá thị lực, đè lưỡi… - Trang thiết bị bảo quản, sơ chế thuốc đông y, tranh lật giới thiệu cây thuốc - Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe - Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: nồi hấp, nồi luộc dụng cụ… - Các thiết bị nội thất, đồ thông dụng: bàn tiếp đón, ghế, giường bệnh, đèn điện… Không có vườn thuốc nam 4. Nhân lực và chức trách cán bộ y tế: Nhân lực trạm gồm 6 cán bộ y tế: - 01 bác sĩ đa khoa chức vụ trạm trưởng: BS Trương Anh Tuấn - 01 y sỹ Đông y - 01 nữ hộ sinh trung học - 02 điều dưỡng trung học - 01 dược sỹ trung học Chức trách cán bộ y tế: Về cơ bản thì bên cạnh nhiệm vụ chung của trạm (sẽ được nêu trong phần 5) với sự tham gia của hầu hết các cán bộ thì chức trách của các cán bộ cụ thể như sau: - Trạm trưởng - BS Tuấn là người trực tiếp khám chữa bệnh đa khoa với sự trợ giúp của 2 điều dưỡng. Ngoài ra BS Tuấn là người quản lý chung công tác tại trạm, vạch ra các kế hoạch họat động cụ thể cho trạm - Y sỹ đông y chịu trách nhiệm khám chữa bệnh bằng phương pháp YHCT. - Nữ hộ sinh tham gia cùng BS Tuấn trong vấn đề khám, quản lý thai, các vấn đề phụ khoa khác và chịu trách nhiệm trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình. - 2 điều dưỡng trung học tham gia công tác tiếp đón bệnh nhân, sơ cứu, điều trị ban đầu, khử trùng dụng cụ… - Dược sỹ trung học quản lý về thuốc. Nhận xét • Số cán bộ y tế/1000 dân là: 0.3 cán bộ/1000 dân. Dựa theo thông tư 08 của bộ Y tế,quyết đinh 153. 2006 của chính phủ về nguồn nhân lực ở trạm y tế xã( phường) và sau khi phỏng vấn cán bộ trạm y tế cho thấy số lượng cán bộ y tế là 05 là đủ đpá ứng nhu cầu vì trạm gần bệnh viện và trong thành phố có nhiều bệnh viện • Tỉ lệ bác sĩ/ điều dưỡng trong trạm y tế là 1 bác sỹ: 2 điều dưỡng. • Không có y sỹ YHCT hoặc lương y trực tiếp khám chữa bệnh bằng YHCT. 5. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế phường Trung Tự • Đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua việc thực hiện các chương trình y tế, phát hiện báo cáo và phối hợp xử lý kịp thời ở trên địa bàn phường. • Tổ chức các nhiệm vụ như khám tuyển nghĩa vụ quân sự, phòng chống bão lụt thiên tai thảm họa, trực cấp cứu. • Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch y tế hàng tháng- quý- năm. • Quản lý sử dụng vật tư trang thiết bị y tế, giao trách nhiệm quản lý vật tư trang thiết bị cho từng người. • Thực hiện xã hội hóa ngành y tế thúc đẩy sự tham gia cộng đồng vào sự chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua các đoàn thể như là hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, trường học, cơ quan, xí nghiệp… • Thực hiện quy chế quản lý biểu mẫu và sổ ghi chép thông tin y tế kịp thời chính xác. • Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, đột xuất với trung tâm y tế quận. • • Nhận xét: • •  Nhìn chung trạm đã thực hiện gần hết những nhiệm v ụ, chức • năng do nhà nước quy định •  Tuy nhiên, do trong địa bàn thành phố có nhiều bệnh vi ện lớn, • hiện đại và trình độ dân trí cao mà ở trạm không có một số ch ức • năng sau: • o Không đỡ đẻ • o Không có vườn thuốc nam 6. Quan hệ của trạm với cộng đồng và cơ quan cấp trên a. Chỉ đạo quản lí  Quản lí nhà nước, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát tr iển y tế trên địa bàn: Phòng y tế Quận, UBND phường  Chỉ đạo về công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch và các chương trình y tế qu ốc gia: Trung tâm y tế quậnb. Tài chính: Nguồn kinh phí hoạt độn g được cấp từ trung tâm y tế quận. Ngoài ra trạm còn được hỗ trợ từ UBND p hường trong một số hoạt động c. Báo cáo thống kê  Gửi báo cáo định kì hàng tháng, quý, năm tùy nội du ng cho Trung tâm y tế quận.  Gửi báo cáo định kì 6 tháng/lần cho UBND phườn g . viên của UBND phường Trung Tự -Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chung: Trạm trực thuộc giám sát của phòng y t , trung tâm y tế quận Đống Đa, UBND phường Trung T , Sở y tế Hà Nội… -Trạm y tế phường. Báo cáo thực hành Tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trạm y tế phường Nhóm 1 -Tổ 5 -Y5 B Danh sách sinh viên 1. Bùi Thành Đạt 2. Phạm Văn An 3. Vũ Nguyên Bình 4. Nguyễn Ngọc Hải 5. Nguyễn. vấn, tra số liệu Xử lý số liệu : bằng tay I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ CỦA TRẠM Y TẾ TRUNG TỰ 1. Vài nét sơ lược -Địa chỉ trạm y tế phường Trung Tự : số 2, ngõ 4B, đường Đặng Văn Ng , quận Đống Đa,

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan