Lựa chọn chiến lược tài trợ của doanh nghiệp liên hệ thực tế tại công ty xi măng hà tiên II

21 2.1K 13
Lựa chọn chiến lược tài trợ của doanh nghiệp  liên hệ thực tế tại công ty xi măng hà tiên II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới với nhiều cam go và thử thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh đã xuất hiện. Để bắt kịp nhịp độ phát triển chung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dựng mọi phương diện về nhân lực và vật lực nhằm tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề mà Việt Nam cần phải chú trọng quan tâm đó là nguồn tài trợ. Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, tùy theo hình thức pháp lý, điều kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của các quốc gia sẽ tìm kiếm được những nguồn tài trợ nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ khác nhau sẽ có những đặc điểm và chi phí khác nhau. Vì vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định tình hình tài chính và đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh nghiệp cần tính toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm 6 lựa chọn nghiên cứu đề tài “Lựa chọn chiến lược tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II”. Trong quá trình thực hiện, nhóm không tránh khỏi có những sai sót và nhầm lẫn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 1 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Những vấn đề chung về nguồn tài trợ của doanh nghiệp 1. Khái niệm và phân loại nguồn tài trợ của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Nguồn tài trợ của doanh nghiệp là các nguồn vốn trong nền kinh tế mà doanh nghiệp có thể huy động để đáp ứng cho nhu cầu vốn trong kinh doanh. 1.2. Phân loại - Căn cứ vào quyền sở hữu vốn: Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được tài trợ từ hai nguồn là Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Đây là nguồn tài trợ quan trọng của doanh nghiệp, là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. + Nợ phải trả: Là nguồn tài trợ từ các chủ nợ, biểu hiện bằng tiền các nghĩa vụ chi trả của doanh nghiệp với các chủ thể có liên quan trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả bao gồm: • Các khoản nợ hình thành thông qua quan hệ tín dụng như nợ vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, Đây là nguồn tài trợ với các điều khoản ràng buộc chặt chẽ và doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn. • Các khoản nợ tích lũy như tiền lương nhân viên chưa đến kỳ hạn trả, tiền Thuế Nhà nước chưa đến kỳ hạn nộp, Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn và “miễn phí” vì khi sử dụng nguồn tài trợ này doanh nghiệp không phải trả lãi. - Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn: Theo thời gian sử dụng vốn, nguồn tài trợ của doanh nghiệp bao gồm Nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn. Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 2 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II + Nguồn tài trợ ngắn hạn: Là các nguồn vốn có thời gian sử dụng (hoàn trả) trong vòng một năm, ví dụ như các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, phát hành tín phiếu, Nguồn tài trợ ngắn hạn nhằm tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Nguồn tài trợ dài hạn: là các nguồn tài trợ có thời gian sử dụng (hoàn trả) từ một năm trở lên, ví dụ như phát hành trái phiếu của công ty, thuê tài sản theo hình thức thuê tài chính, Nguồn tài trợ dài hạn thường được sử dụng để đầu tư dài hạn, mua sắm, hình thành tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Căn cứ vào phạm vi huy động vốn: Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn tài trợ bên trong và nguồn tài trợ bên ngoài doanh nghiệp. + Nguồn tài trợ bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động từ chính bản thân doanh nghiệp, thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp như vốn điều lệ doanh nghiệp, quỹ khấu hao TSCĐ, + Nguồn tài trợ bên ngoài: Là nguồn vốn huy động từ các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp như phát hành trái phiếu, tín phiếu, thuê tài sản, 2. Nhu cầu tài trợ và các mô hình tài trợ của doanh nghiệp 2.1. Nhu cầu tài trợ - Cơ cấu tài sản + Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn (từ 30 triệu đồng trở lên). Qui định về giá trị có thể thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm: Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 3 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại. + Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi ngắn (trong vòng 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh). Tài sản ngắn hạn bao gồm hai bộ phận là Tài sản ngắn hạn thường xuyên và Tài sản ngắn hạn tạm thời. - Yêu cầu của tài trợ vốn: + Vốn phải được duy trì vừa đủ ở mức cần thiết cho các phương án, kế hoạch đầu tư, kinh doanh. + Các doanh nghiệp phải có chính sách huy động vốn thích hợp cho từng giai đoạn, thời kì để phục vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Có chính sách sử dụng và trả nợ vốn phù hợp. - Nhu cầu về tài trợ ngắn hạn + Về nguyên tắc: doanh nghiệp nên tận dụng mọi nguồn vốn ngắn hạn có thể huy động được, nếu thiếu hụt sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn từ ngân hàng. + Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên: do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định, xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian và độ lớn của dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp. + Nhu cầu tài trợ ngắn hạn tạm thời: xuất phát từ đặc điểm mang tính thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến. - Nhu cầu tài trợ dài hạn của doanh nghiệp + Về nguyên tắc: doanh nghiệp không thể lấy một nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư dài hạn, vì vậy nguồn vố tài trợ ở đây chỉ bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. 2.2. Các mô hình tài trợ của doanh nghiệp 2.2.1. Mô hình tài trợ bảo thủ Theo mô hình này, toàn bộ tài sản dài hạn, toàn bộ tài sản ngắn hạn thường xuyên và một bộ phận tài sản ngắn hạn tạm thời được tài trợ bằng nguồn tài trợ dài Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 4 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II hạn, bộ phận tài sản ngắn hạn tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn tài trợ ngắn hạn. Mô hình này có ưu điểm là doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán ở mức cao, uy tín của doanh nghiệp với các đối tác nhờ vậy cũng tăng cao và từ đó có thể tận dụng được các ưu đãi từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là trạng thái thừa vốn có thể xảy ra, hiệu quả sử dụng vốn thấp do chi phí vốn của các nguồn tài trợ dài hạn thường cao hơn nguồn tài trợ ngắn hạn. 2.2.2. Mô hình tài trợ bảo thủ Theo mô hình này, toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên được tài trợ bằng nguồn tài trợ dài hạn, phần tài sản ngắn hạn thường xuyên còn lại và toàn bộ tài sản ngắn hạn tạm thời được tài trợ bằng nguồn tài trợ ngắn hạn. Mô hình này có ưu điểm là có thể giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn bởi nguồn tài trợ ngắn hạn thường có chi phí thấp hơn so với các nguồn tài trợ dài hạn, qua đó nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là nguồn tài trợ ngắn hạn luôn đặt doanh nghiệp trước áp lực về nghĩa vụ thanh toán trong tương lai gần, rủi ro thanh khoản cao nếu doanh nghiệp không cân đối được dòng tiền vào và dòng tiền ra. 2.2.3. Mô hình nguồn tài trợ phù hợp với tính chất của tài sản Theo mô hình này, toàn bộ tài sản dài hạn và toàn bộ tài sản ngắn hạn thường xuyên được tài trợ bằng nguồn tài trợ dài hạn, toàn bộ tài sản ngắn hạn tạm thời được tài trợ bằng nguồn tài trợ ngắn hạn. Đây là mô hình tài trợ kết hợp cả hai mô hình nêu trên, vì vậy nó đã khắc phục được các nhược điểm và phát huy được ưu điểm của cả hai mô hình trên. II. Nguồn tài trợ ngắn hạn Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 5 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II 1. Vay ngắn hạn - Khái niệm: là quan hệ tín dụng giữa một bên là các tổ chức tín dụng và bên kia là các chủ thể khác trong nền kinh tế với thời gian tối đa là 12 tháng. - Ưu điểm + Thủ tục, quy trình vay ngắn hạn thường đơn giản và dễ thực hiện hơn so với vay dài hạn + Chi phí sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn so với nguồn vốn dài hạn. - Nhược điểm: Thời hạn hoàn trả chỉ trong vòng một năm nên nếu sử dụng không hiệu quả và điều hành kế hoạch trả nợ không hợp lý có thể đưa đến những rủi ro yếu kém về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2. Tín dụng thương mại - Khái niệm: Tín dụng thương mại là hình thức huy động vốn ngắn hạn thông qua việc mua bán chịu hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc người mua ứng tiền trước. - Ưu điểm + Đối với doanh nghiệp mua chịu: được nhận vật tư tài sản dịch vụ để hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng chưa phải thanh toán trả tiền ngay. + Đối vơi doanh nghiệp bán chịu: mở rộng quy mô tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tăng doanh thu. - Nhược điểm + Đối với doanh nghiệp mua chịu: hưởng tín dụng phải chịu phí khá cao, rủi ro tài chính lớn nếu không đảm bảo khả năng thanh toán. + Đối với doanh nghiệp bán chịu: bị chiếm dụng vốn và gặp rủi ro về thu hồi nợ. Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 6 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II 3. Phát hành tín phiếu công ty - Khái niệm: Tín phiếu công ty là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do công ty phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho việc thiếu hụt vốn tạm thời. - Đặc trưng: + Chi phí huy động vốn cao hơn hình thức vay ngắn hạn ngân hàng vì công ty còn mất them khoản chi phí phát hành tín phiếu. + Chỉ những công ty có uy tín cao mới phát hành thành công. 4. Nguồn tài trợ ngắn hạn khác - Nợ phải trả có tính chất chu kì là các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp khác, những khoản phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kì thanh toán. - Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán. - Bán nợ, mở thư tín dụng với mức kĩ quý thấp. III. Nguồn tài trợ dài hạn Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vố ổn định, mang tính chất dài hạn, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. 1. Cổ phiếu thường - Khái niệm: Cổ phiếu thường là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần thường của tổ chức phát hành. Nhà đầu tư mua cổ phiếu thường được gọi là cổ đông thường. - Đặc điểm: + Đây là loại chứng khoán vốn, tức là công ty huy động vốn chủ sở hữu. + Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn hoàn trả vốn gốc. Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 7 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II + Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức của công ty - Lợi ích + Làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay, dẫn đến giảm bớt nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phá sản công ty. + Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định, mà nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, dẫn đến công ty không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định, đúng hạn. + Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn vốn, nên công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh không phải lo “gánh nặng” nợ nần. - Bất lợi + Chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, gây khó khăn cho việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty . + Chi phí phát hành cổ phiếu thường, nhìn chung cao hơn chi phí phát hành của cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, do đầu tư vào có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với đầu tư vào các loại chứng khoán khác. + Lợi tức cổ phần thường không được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫn đến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ vay. 2. Cổ phiếu ưu đãi - Khái niệm: Cổ phiếu ưu đãi là bằng chứngxác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần ưu đãi của tổ chức phát hành và Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 8 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II đồng thời nó cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường. - Đặc điểm chủ yếu: Cổ phiếu ưu đãi có nhíều loại, tuy nhiên loại cổ phiếu ưu đãi thường được các công ty ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Loại cổ phiếu ưu đãi này có những đặc trưng chủ yếu sau: + Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty. Chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi được hưởng một khoản lợi tức cố định, được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mặt khác, cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Ngoài ra, khi công ty bị giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường. + Sự tích luỹ cổ tức: Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể hoãn trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi. Số cổ tức đó được tích luỹ lại và chuyển sang kỳ tiếp theo. + Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi thường không có quyền bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty. + Cổ phiếu ưu đãi là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần công ty cổ phần của nhà đầu tư. - Lợi ích + Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn. Mặc dù phải trả lợi tức cố định, nhưng công ty không có nghĩa vụ phải trả lợi tức đúng kì hạn, mà có thể hoãn trả sang kì sau. Điều này cho phép công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn, không có khả năng trả cổ tức đúng hạn. Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 9 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II + Không bị chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi. Vì công ty chỉ phải trả cho cổ đông ưu đãi một khoản cổ tức cố định. + Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc (như với trái phiếu), dẫn đến việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi có tính chất linh hoạt, mềm dẻo hơn so với sử dụng trái phiếu dài hạn. - Bất lợi + Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu do mức độ rủi ro của việc đầu tư vào Cổ phiếu ưu đãi cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu. + Lợi tức Cổ phiếu ưu đãi không được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập của Công ty dẫn đến chi phí sử dụng Cổ phiếu ưu đãi lớn hơn so với chi phí sử dụng trái phiếu. => Do tính chất lưỡng tính của Cổ phiếu ưu đãi, tức là vừa có điểm giống cổ phiếu thường vừa giống trái phiếu, nên việc sử dụng Cổ phiếu ưu đãi sẽ là hợp lí trong bối cảnh nếu như việc sử dụng trái phiếu và cổ phiếu thường đều là bất lợi với công ty. 3. Trái phiếu doanh nghiệp - Khái niệm: Trái phiếu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn vay nợ của tổ chức phát hành. - Đặc trưng chủ yếu: + Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệp: doanh nghiệp phát hành trái phiếu là người đi vay, người mua trái phiếu doanh nghiệp chính là người cho doanh nghiệp vay vốn, là chủ nợ của doanh nghiệp (hay còn gọi là trái chủ). + Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trái chủ không có quyền Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 10 [...]... Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II • • • Tổng giá trị tài sản thực tế của Doanh nghiệp: 1.123.360.860.859 đồng Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước hiện có: 875.494.913.517 đồng Trong đó giá trị thương hiệu là 90.000.000.000 đồng II Thực tế nguồn tài trợ của Công ty Xi măng Hà Tiên II 1 Thực trạng về tài chính công nợ - Tổng nguồn vốn của công ty. .. nhà máy Liên hợp xi măng Hà Tiên thành 2 nhà máy hạch toán độc lập là nhà máy xi măng Hà Tiên I (trụ sở tại Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh) và nhà máy xi măng Hà Tiên II (trụ sở tại Kiên Lương) Ngày 30/09/1993, nhà máy xi măng Hà Tiên II được đổi tên theo quyết định số 443 BXD/TCL của Bộ Xây dựng thành công ty xi măng Hà Tiên 2 cho đến nay Năm 1998, công ty xi măng Hà Tiên 2 đã ký hợp đồng liên doanh. .. với công ty SADICO Cần Thơ thành lập công ty liên doanh xi măng Hà Tiên 2- Cần Thơ, trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 2 giữ 50% vốn điều lệ Tháng 11/2004, công ty này được cổ phần hóa và đổi tên thành cong ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2- Cần thơ, trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 2 giữ 48,17% vốn điều lệ Đồng thời trong năm này, công ty xi măng Hà Tiên 2 liên doanh với tỉnh Kiên Giang thành lập Công ty Liên. .. phải hoàn trả nợ và trả lãi 14 Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN II I GIỚI THIỆU CÔNG TY 1 Giới thiệu chung Tên công ty: công ty xi măng Hà Tiên II Tên giao dịch: HA TIEN II CEMENT COMPANY Giám đốc: Lý Tân Huệ Số lượng nhân viên: 1410 người Trụ sở chính: thị trấn... 575.304.225.000 đồng Bố cáo chuyển đổi công ty xi măng Hà Tiên 2 thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2 Căn cứ Quyết định số 25/QD-XMVN ngày 14.01.2008 của HĐQT Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam về việc điều chỉnh phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Xi Măng Hà Tiên 2 thành Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2; căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 56 – 03 – 000124 do sở... lộ 80, ấp Lò 19 Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II Bơm, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang 4 Tài trợ vốn Ngày 11 – 01 – 2008 , Ngân hàng ANZ và Calyon trở thành hai đồng tài trợ thu xếp tín dụng dự án mở rộng dây chuyền sản xuất của Công ty xi măng Hà Tiên 2 với tổng vốn tài trợ là 96.4 triệu USD cho dự án có tổng vốn... Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II - Lợi ích: Đối với doanh nghiệp phi tài chính việc sử dụng thuê tài chính có những điểm lợi sau: + Là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh + Phương thức thuê tài chính giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn vay một cách dễ dàng hơn Do đặc thù của. .. Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn xi măng/ năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/ năm Thỏa ước này sau giải phóng được chính quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977 15 Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II Tháng... thâm nhập sâu rộng vào thị trường Xi măng Việt Nam 20 Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II KẾT LUẬN Trong kinh doanh, vốn luôn là điều kiện vật chất không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Khi doanh nghiệp đã quyết định đầu tư, thì tiếp theo đó là quyết định tài trợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu... dụng của ngân hàng Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và các thông tin cần thiết mà ngân 12 Nhóm 6 – LHP 1461EFIN0911 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II hàng yêu cầu Trên cơ sở dó ngân hàng phân tích hồ sơ xin vay vốn và đánh giá thông tin rồi ra quyết định có cho vay hay không + Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay . Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN II I. GIỚI THIỆU CÔNG TY 1. Giới thiệu chung Tên công ty: công ty xi măng Hà Tiên II Tên giao. 1461EFIN0911 15 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II Tháng 12/1992 Bộ Xây dựng quyết định tách nhà máy Liên hợp xi măng Hà Tiên thành 2 nhà máy. 1461EFIN0911 16 Lựa chọn chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế tại Công ty Xi măng Hà Tiên II • Tổng giá trị tài sản thực tế của Doanh nghiệp: 1.123.360.860.859 đồng • Giá trị thực tế phần

Ngày đăng: 18/12/2014, 18:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Cổ phiếu ưu đãi

  • 3. Cổ phiếu

  • - Phát hành cổ phiếu thường: Công ty đã từng lần phát hành cổ phiếu trước khi bố cáo cổ phần hóa và đăng ký niêm yết trên sàn HOSE

  • Phát hành trước khi bố cáo: ngày 27/09/2007, công ty xi măng Hà Tiên 2 đã bán đấu giá 21.923.150 cổ phiếu; mênh giá 10.000 đồng/cổ phiếu với giá khởi điểm 20.000 đồng/cổ phiếu có 643 nhà đầu tư đấu giá thành công cổ phần trên . Trong đó, có 24 tổ chức và 619 nhà đầu tư cá nhân

  • Tổng số lượng nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá là 766 nhà đầu tư, trong đó có 29 tổ chức và 737 cá nhân. Tổng khối lượng đăng ký mua là 31.237.700 cổ phần. Trong đó các cá nhân đăng ký mua 8.888.700 cổ phần, các tổ chức đăng ký mua 22.349.000 cổ phần. Tổng số phiếu tham dự đấu giá hợp lệ là 763. Giá đấu thành công cao nhất là 50.000 đồng/cổ phần, giá đấu thành công thấp nhất là 50.000 đồng/cổ phần, giá đấu thành công thấp nhất là 23.100 đồng/cổ phần, giá đấu thành công bình quân là: 26.242 đồng/cổ phiếu.

  • Khối lượng đặt mua cao nhất là 2.000.000 cổ phần, khối lượng đặt thấp nhất là 100 cổ phần. Số lượng cổ phần trúng thầu của NĐT nước ngoài là 4.711.307 cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được là 575.304.225.000 đồng.

  • Bố cáo chuyển đổi công ty xi măng Hà Tiên 2 thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2. Căn cứ Quyết định số 25/QD-XMVN ngày 14.01.2008 của HĐQT Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam về việc điều chỉnh phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Xi Măng Hà Tiên 2 thành Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2; căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 56 – 03 – 000124 do sở KH – DT tỉnh Kiên Giang cấp ngày 01.02.2008.

  • - Ngày 30/09/2008, Sở Giao Dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 2.

  • - Theo đó, Công ty Cổ phần xi mang Hà Tiên 2 đăng ký niêm yết 88 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

  • - Được biết, Công ty có vốn điều lệ 880 tỷ đồng, trong đó nhà nước giữ 65%, cổ phiếu bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên chiếm 3.09%, cổ đông chiến lược giữ 7% và cổ phiếu bán đấu giá chiếm 24.91%. Trụ sở chính đặt tại quốc lộ 80, ấp Lò Bơm, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

  • 4. Tài trợ vốn

  • Ngày 11 – 01 – 2008 , Ngân hàng ANZ và Calyon trở thành hai đồng tài trợ thu xếp tín dụng dự án mở rộng dây chuyền sản xuất của Công ty xi măng Hà Tiên 2 với tổng vốn tài trợ là 96.4 triệu USD cho dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 190 triệu USD. 80% tổng giá trị đầu tư cho dự án này (190 triệu USD) đều từ vốn vay, 20% là vốn của công ty. Dự án này sẽ giúp Công ty xây dựng thêm dây chuyền sản xuất mới ở Kiên Giang.

  • Khoản tín dụng tài trợ này được sử dụng để xây dựng thêm dây chuyền sản xuất clinker có công suất 4.000 tấn/năm và dây chuyền nghiền, đóng gói xi măng công suất 600.000 tấn/năm cho loại xi măng PCB 40.

  • Đây là một dự án có lợi cho cả Công ty Hà Tiên, các ngân hàng Calyon và ANZ. Dự án giúp Hà Tiên II phát triển mạnh mẽ hơn và thâm nhập sâu rộng vào thị trường Xi măng Việt Nam.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan