Ô nhiễm môi trường đất do phân bón

23 1.9K 6
Ô nhiễm môi trường đất do phân bón

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ô nhiễm môi trường đất do phân bón MỞ ĐẦU Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm, muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà xem nhẹ và lơi lỏng việc bảo vệ môi trường sống và kiểm soát công nghệ đã trở thành nạn nhân của các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng gặp phải những vấn nạn về những dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề. Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia nghèo vì đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng phân bón. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Do đó, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng cần phải được ngăn chặn và giải quyết một cách có hiệu quả. Chính vì những lí do trên chúng tôi chọn vấn đề “Ô nhiễm môi trường đất do phân bón”. 1 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón NỘI DUNG 1. Khái niệm : 1.1. Phân bón : Phân bón là những bổ sung cho đất được dùng để thúc đẩy cây cối phát triển; các loại chất dinh dưỡng có trong phân bón là nitơ (N), phốt pho (P), và kali (K) (đó là các “chất dinh dưỡng”) và các chất dinh dưỡng khác (“vi chất dinh dưỡng”) được thêm vào với những số lượng nhỏ. Phân bón thường được dùng rải trực tiếp trên đất, và cũng được phun trên lá (“dinh dưỡng qua lá”). Phân bón thường được chia thành phân bón hữu cơ và vô cơ, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng. 1.2. Ô nhiễm môi trường đất: “Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”. Ô nhiễm môi trường đất thực chất là những tác động của tự nhiên, con người làm biến đổi các yếu tố sinh thái vượt ra ngoài phạm vi chống chịu của sinh vật. Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối với sự sống của cộng đồng và hệ sinh vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và nhân tạo. (Theo “Khoa học công nghệ và môi trường”, số 3/2003, tr. 29-30,47) 1.3. Ô nhiễm đất do phân bón: Để tăng năng suất cho cây trồng con người đã dùng nhiều loại phân bón hóa học và sinh học trong nông nghiệp.Trong quá trình sử dụng các chất dư thừa 2 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón hoặc không được cây trồng hấp thụ đã ảnh hưởng đến chất lượng đất và gây ô nhiễm đất. 2. Hiện trạng sử dụng phân bón : 2.1. Trên thế giới : Với tổng diện tích là 14.777 triệu ha đất, trong đó 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng svà 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%, ở các nước đang phát triển là 36%. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển đều có xu hướng chung là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất. Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng tăng trên thế giới, trong khoảng từ năm 1950 đến năm 1978 lượng phân bón vô cơ được sử dụng tăng gấp 9 lần. Trong tổng số phân bón 162.750.000.000 tấn phân NPK đã quy đổi mà toàn thế giới sử dụng hàng năm, Trung Quốc là quốc gia sử dụng phân bón lớn nhất, với 48.800.000 tấn, gấp gần 20 lần lượng phân mà Việt Nam sử dụng. Nước sử dụng phân bón NPK đứng thứ 2 là Ấn Độ, với 22.045.000 tấn. Nước Mỹ giữ vị trí thứ 3, với 20.821.000 tấn. Khối EU gồm 15 nước chỉ sử dụng 13.860.000 tấn. Thái Lan, mặc dù là một nước nông nghiệp mạnh trong khu vực và có diện tích trồng trọt lớn hơn nhiều lần so với Việt Nam, nhưng chỉ sử dụng mỗi năm 1.690.000 tấn, ít hơn Việt Nam gần 1 triệu tấn/ năm. Việc sử dụng các loại phân bón nitơ tổng hợp đã tăng ổn định trong 50 năm qua, tăng gấp 20 lần lên mức tiêu thụ hiện tại 1 tỷ tấn nitơ mỗi năm. Việc sử dụng các loại phân bón phosphate cũng đã tăng từ 9 triệu tấn mỗi năm, năm 1960 lên 40 triệu tấn mỗi năm năm 2000. Một vụ ngô với năng suất 6-9 tấn thu hoạch mỗi hécta cần 30-50kg phân bón 3 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón phosphate, đậu tương cần 20-25kg mỗi hécta. Yara International là nhà sản xuất phân bón nitơ lớn nhất thế giới. Bảng 1: Các nước sử dụng nhiều phân bón nitơ nhất Quốc gia Tổng sử dụng N (Triệu tấn/năm) Số lượng sử dụng (thức ăn/đồng cỏ) Trung Quốc 18.7 3.0 Hoa Kỳ 9.1 4.7 Pháp 2.5 1.3 Đức 2.0 1.2 Brasil 1.7 0.7 Canada 1.6 0.9 Thổ Nhĩ Kỳ 1.5 0.3 Anh Quốc 1.3 0.9 Mexico 1.3 0.3 Tây Ban Nha 1.2 0.5 Argentina 0.4 0.1 4 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón 2.2. Ở Việt Nam : Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005: Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K 2 SO 4 , KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al 3+ , Fe 3+ , Mn 2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng. Tính đến thời điểm 2006/07 Việt Nam sử dụng mỗi năm 2.604.000 tấn phân NPK - đã quy đổi ra N, P 2 O 5 , K 2 O, trong đó có 1.432.000 tấn N, 634.000 tấn P 2 O 5 và 538.000 tấn K 2 O. Lượng phân mà Việt Nam sử dụng chiếm khoảng 1,6% tổng lượng phân tiêu thụ trên toàn thế giới. Trong tổng số phân NPK mà Việt Nam sử dụng mỗi năm thì lượng phân dùng cho lúa là lớn nhất, chiếm 68,5% (1.783.000 tấn); tiếp đến là cây ngô, chiếm 9,8% (256.000 tấn); thứ 3 là mía, chiếm 3,6% (95.000 tấn); thứ 4 là rau quả, chiếm 1,6% (41.000 tấn); thứ 5 là đậu nành, chiếm 1,1% (28.000 tấn). Các cây trồng còn lại chiếm 15,3% (398.000 tấn). Tổng kết tình hình sử dụng phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp các năm qua, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng sử dụng phân bón tại Việt Nam gia tăng khá mạnh. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 – 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, kế đến là phân Urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm. Ở nước ta, hàng năm sản xuất hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Dự báo đến năm 2015, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn. 5 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón 6 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón Bảng 2: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm (Đơn vị tính: nghìn tấn N, P 2 O 5 , K 2 O) Năm N P 2 O 5 K 2 O NPK N+P 2 O 5 +K 2 O 1985 342,3 91,0 35,9 54,8 469,2 1990 425,4 105,7 29,2 62,3 560,3 1995 831,7 322,0 88,0 116,6 1223,7 2000 1332,0 501,0 450,0 180,0 2283,0 2005 1155,1 554,1 354,4 115,9 2063,6 2007 1357,5 551,2 516,5 179,7 2425,2 3. Ô nhiễm đất do phân bón : 3.1. Phương pháp bón phân và cơ chế xuyên thấm của phân vào tầng đất: 3.2. Do phân bón vô cơ: 7 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đều có xu hướng chung là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất. Trong các loại phân bón vô đều có chứa chất dinh dưỡng chính cần cho cây như nitơ (N), photpho (P) và kali (K). Thường thì tỉ lệ của các chất dinh dưỡng này thay đổi theo từng loại phân phù hợp cho từng loại đất và đối tượng canh tác. Thí dụ: phân NPK 16-16-8 có ý nghĩa là trong phân có chứa 16% N, 16% P và 8% K và một số chất khác cũng có thể có hiện diện trong đó. Vì vậy để có thể sử dụng phân bón có hiệu quả, sau mỗi mùa vụ nhà nông phải phân tích đất để có thể biết được một cách chính xác những chất dinh dưỡng trong đất cần phải được bổ sung. Từ đó chọn loại phân bón có thành phần chất dinh dưỡng thích hợp để tránh được sự lãng phí không cần có. Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng tăng trên thế giới, trong khoảng từ năm 1950 đến năm 1978 lượng phân bón vô cơ được sử dụng tăng gấp 9 lần. Phân vô cơ được sử dụng rộng rãi vì đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cô đọng, dễ chuyên chở, dễ tồn dư, dễ bảo quản và dễ sử dụng. Tuy nhiên phân bón vô cơ cũng có những bất lợi như chúng không bổ sung thêm vào đất những hợp chất hữu cơ, vì vậy khi sử dụng phân vô cơ mà không bổ sung thêm phân hữu cơ thì đất càng ngày càng bị nén chặt và không còn thích hợp cho hóa màu và làm giảm khả năng tạo N 2 tự nhiên dạng hữu ích. 8 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón  Phân đạm: cung cấp N hóa hợp cho cây dưới dạng NO 3 - hoặc NH 4 - . Đạm amoni như NH 4 Cl, NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 và đạm urê (NH 2 ) 2 CO. Phân đạm làm tăng tỉ lệ protit thực vật giúp cây trồng phát triển nhanh mạnh, cành lá xanh tốt, cho nhiều hạt, củ, quả.  Phân lân: cung cấp P hóa hợp cho cây dưới dạng ion PO 4 , đặc biệt là lân supe photophat Ca(H 2 PO 4 ) 2 . Phân lân cần thiết cho cây trong thời kỳ tăng trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cây trồng cứng cáp, cành lá khỏe mạnh, hạt chắc, củ to.  Phân kali: cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng ion K+. KCl là phân kali phổ biến nhất. phân kali giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn, cần thiết cho việc tạo ra đường, bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chống hạn của cây trồng. Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường bón thêm phân đạm vô cơ (N), lân (P 2 O 5 ) và kali (K 2 O). Nhưng trong đó đạm là loại phân mang lại hiệu quả rõ rệt nhất cho năng suất cây trồng nhưng cũng dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó. Vì cây chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng phân bón vào đất, phần còn lại thì bị rửa trôi, phần nằm lại trong đất, gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Rửa trôi phần phân Nitrat hay các dạng phân đạm khác dễ chuyển thành NO 3 - và sau đó là NO 2 Phân đạm amon chẳng hạn, chứa NH 4 +, khi bón cho đất khô, trở thành NO 3 Sự chuyển hóa này qua 2 bước nhờ các vi sinh vật nitrosomonas sp, biến nitrit thành nitrat (NO 3 -). Phản ứng sinh hóa này gọi là quá trình nitrat hóa. Một phần NO 3 - sẽ bị thực vật hút nhưng sự tích lũy cao nitrat trong lá, quả, hạt quá mức sẽ không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi ăn lá rau non có vị đắng có thể rau có chứa nhiều đạm nitrat. Phần lớn nitrat phân bón được giữ gìn trong môi trường đất. Chúng sẽ ngấm xuống nước ngầm dưới dạng NO 3 Anion này ít được keo hấp phụ bởi vì hầu hết các keo trong môi trường đất là keo âm, do đó chúng bị rửa trôi. Nó làm tăng tính chua của đất bởi vì dạng acid HNO 3 rất phổ biến trong đất. Một số dạng phân hóa học khác gây ô 9 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón nhiễm môi trường đất là phân lân, mặc dù lân là yếu tố cần thiết cho cây rau đậu, nhưng với lượng lân cao sẽ gây chua cho môi trường sinh thái đất. Ví dụ: Trong phân super lân thường có 5% acid tự nhiên. Riêng lượng acid do H 2 SO 4 nào cũng làm cho môi trường đất bị chua thêm. Mặt khác cá dạng phân hóa học đều là các muối cả các acid (hoặc là muối kép hoặc là muối đơn).Vì vậy khi hòa tan thường gây chua cho môi trường đất. Như ta đã nói ở trên, 60-70% lượng phân bón cây sử dụng bị hòa tan vào nước ngầm làm xấu môi trường sinh thái đất, gây hại cho động vật mà các nhà môi trường nước hồ ao gọi là eutrophication. Mặt khác sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lí tính. Đất nén chặt độ co trương kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên chai cứng, tính thông khí kém đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật. Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 - 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất. Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo. Flo trong đất sẽ được tích lũy bởi thực vật, Flo gây độc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số enzyme, ngăn quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật. Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư. Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ 10 [...]... khác Ô nhiễm đất cùng với những ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước đang hủy hoại môi trường sống của chúng ta Các loại ô nhiễm này có quan hệ mật thiết với nhau, ô nhiễm không khí tạo mưa acid rơi xuống làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước thải vào đất gây ô nhiễm và ngược lại ô nhiễm đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm. .. sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học Khi đất đã bị ô nhiễm thì biện pháp phục hồi đất hữu hiệu nhất là bằng biện pháp sinh học 22 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê Huy Bá – Môi trường, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2 Lê Huy Bá – Môi trường tài nguyên đất Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam 3 Lê Văn Khoa – Giáo trình ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý, NXB... nhiễm môi trường đất do phân bón Phân hữu cơ nếu ủ đúng kỹ thuật trước khi bón và bón đúng liều lượng thì không gây hại nhiều cho môi trường sinh thái đất Nhưng phần lớn nông dân dùng phân hữu cơ như phân bắc, nước tiểu đều không qua chế biến nên gây ô nhiễm cho môi trường đất, gây hại cho động vật và con người Bởi trong phân rất nhiều giun sán, trứng giun Sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác Nếu bón. .. 40% phân bắc trộn tro bếp cộng với vôi bột và ủ khoảng 10 -14 ngày, sau đó bón cho cây trồng Cách bón phân tươi này gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường đất, không khí và nước Bảng 3: Số lượng các loài vi trùng và trứng giun STT Đối tượng nghiên cứu Vi khuẩn E.coli Số trứng giun trong 50g phân 12 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón trong 100g đất 1 2 3 4 5 6 7 8 Phân bắc tươi trộn tro bếp Phân. .. mô hình trình diễn, hướng dẫn các biện pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, triển khai chương trình “3 giảm 3 tăng”, tập huấn và hướng dẫn cho nông dân về sử dụng phân bón Nghiên cứu tạo ra các công cụ bón phân, tạo ra các phương thức bón, để giảm thiểu sử dụng lao động, đưa phân bón vào trong đất tránh rửa trôi, bay 20 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón hơi… Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón. .. theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có 14 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường Các nghiên cứu cho thấy việc bón phân có vùi lấp làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng có thể đạt được từ 70-80% so với bón rải trên bề - mặt chỉ đạt được từ 20-30% Các... Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường thường biểu hiện ở các khía cạnh sau: Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách: Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường phải kể đến đó là  - lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… Do tập quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân... trên có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng do giảm lượng phân bón sử dụng trên toàn quốc, hạ giá thành sản xuất, giảm nhập siêu phân bón Đồng thời đây cũng là những giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, tăng sức khoẻ cộng đồng 21 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón KẾT LUẬN Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan.. .Ô nhiễm môi trường đất do phân bón thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N2O sản sinh ra từ phân bón là 15% Khi trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4- sang NO3- Đặc biệt... phân vô cơ sẽ không thể cho năng suất cây trồng cao Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng đúng kỹ thuật vì hầu hết các trường hợp gây ra hậu quả không tốt do phân bón là do sử dụng không đúng kỹ thuật 3.3 Do phân bón hữu cơ: Các phân bón hữu cơ gồm các chất hữu cơ tự nhiên, (ví dụ phân, chất giun đùn, phân ủ, tảo biển), hay các trầm lắng khoáng chất tự nhiên (ví dụ saltpeter, phân chim) 11 Ô nhiễm . dinh dưỡng. 1.2. Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm . Ô nhiễm môi trường đất thực chất là những. 516,5 179,7 2425,2 3. Ô nhiễm đất do phân bón : 3.1. Phương pháp bón phân và cơ chế xuyên thấm của phân vào tầng đất: 3.2. Do phân bón vô cơ: 7 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón Hầu hết các quốc. 0.1 4 Ô nhiễm môi trường đất do phân bón 2.2. Ở Việt Nam : Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005: Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông

Ngày đăng: 18/12/2014, 17:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm:

    • 2. Hiện trạng sử dụng phân bón:

    • 2.2. Ở Việt Nam:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan