PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

18 1.3K 3
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH  CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. THÔNG TIN CHUNG 3 1. Thông tin khái quát 3 2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh : 3 3. Tổ chức doanh nghiệp và công ty con. 3 4. Định hướng phát triển: 3 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM 3 1. Phân tích các chỉ số tài chính. 3 1.1 Khả năng thanh toán. 3 1.2 Hiệu quả hoạt động. 3 1.3 Tỷ lệ tài trợ 3 1.4 Khả năng sinh lời. 3 1.5 Thông số thị trường. 3 1.6 Phân tích Dupont 3 1.7 Phân tích đòn bẩy tài chính 3 1.8 Mô hình chỉ số Z 3 2. Phân tích cơ cấu 3 2.1 Bảng cân đối kế toán. 3 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 3 III. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ. 3 1. Định giá chứng khoán 3 2. Danh mục đầu tư hiệu quả. 3 IV. KẾT LUẬN 3 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Thông tin khái quát – Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM – Tên tiếng Anh : SOUTHERNSEED CORPORATION (viết tắt SSC) – Vốn điều lệ : 149.923.670.000 đồng – Vốn chủ sở hữu (tính đến 31122012) là: 267.716.176.241 đồng – Địa chỉ : 282 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM – Điện thoại : (08)3844.2414 Fax: (08)38442387 – Website : httpssc.com.vn – Mã cổ phiếu : SSC 2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh : – Ngành nghề kinh doanh: • Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại; • Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp; • Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị; • Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; • Kinh doanh bất động sản; • Hoạt động dịch vụtrồng trọt; kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống cây trồng nông nghiệp; – Địa bàn Kinh doanh: Việt Nam và các nước trong khu vực. 3. Tổ chức doanh nghiệp và công ty con. Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam và các văn bản pháp luật hiện hành

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tiểu luận môn Quản trị Tài chính Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM Sàn : HOSE Mã CK : SSC GVHD : TS Ngô Quang Huân Học viên : Đặng Nguyên Hạnh Nhung Lớp : QTKD _ Ngày 2 _ K22 TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2013 1 MỤC LỤC 2 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Thông tin khái quát – Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM – Tên tiếng Anh : SOUTHERN SEED CORPORATION (viết tắt SSC) – Vốn điều lệ : 149.923.670.000 đồng – Vốn chủ sở hữu (tính đến 31/12/2012) là: 267.716.176.241 đồng – Địa chỉ : 282 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM – Điện thoại : (08)3844.2414 Fax: (08)38442387 – Website : http//ssc.com.vn – Mã cổ phiếu : SSC 2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh : – Ngành nghề kinh doanh: • Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại; • Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp; • Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị; • Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; • Kinh doanh bất động sản; • Hoạt động dịch vụ trồng trọt; kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống cây trồng nông nghiệp; – Địa bàn Kinh doanh: Việt Nam và các nước trong khu vực. 3. Tổ chức doanh nghiệp và công ty con. Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam và các văn bản pháp luật hiện hành Tính đến ngày 25/3/2013, chưa có bất kỳ công ty nào nắm trên 50% vốn điều lệ của công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam. Công ty con có trên 50% vốn cổ phần/vốn góp do SSC nắm giữ: • Công ty CP KD XNK Bắc Nghệ An (NNA) • Công ty cổ phần Cơ khí Giống cây trồng Miền Nam (SSE) 4. Định hướng phát triển: 3 – Các mục tiêu chủ yếu của công ty: • Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 20%, tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trên 10%. • Giữ thị phần trong nước: bắp lai trên 20%; lúa lai trên 10%, hạt giống rau 3% • Từng bước phát triển thị trường lúa lai, hạt rau lai đạt hiệu quả kinh doanh cao qua việc chủ động tăng cường hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh. • Đa dạng hoá mặt hàng và sản phẩm giống, vật tư nông nghiệp. – Chiến lược phát triển trung và dài hạn: • Tăng cường nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác nghiên cứu, sản xuất và chế biến nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. • Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, Viện, Trường trong và ngoài nước về ứng dụng công nghệ sinh học, chọn tạo nguồn giống bố mẹ chất lượng cao để sản xuất trong nước. • Tăng cường hợp tác trong sản xuất, kinh doanh bán hạt giống, duy trì và phát triển thị phần trong nước bằng tăng cường tiếp thị, trình diễn và bán hàng chuyên nghiệp, đồng thời mở rộng thị trường sang Lào và Campuchia, Miến Điện. • Triển khai dự án Tổ hợp Chung cư – Thương mại – Văn phòng Daewon – SSC tại 282 Lê Văn Sỹ. • Hợp tác phân phối độc quyền một số giống bắp lai, giống rau của công ty Dekalb thuộc tập đòan Monsanto (USA) để tăng doanh thu và thị phần và sẽ tiến đến việc hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu; • Thành lập công ty hạt giống rau trên cơ sở mua lại tài sản thanh lý của Công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây để phát triển nhanh thị phần trong nước. – Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty: • Quy trình sản xuất sản phẩm hạt giống thân thiện với môi truờng; • Có trách nhiệm và chia sẻ thành công với cộng đồng. 4 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Giống cây trồng Miền nam là việc vận dụng các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tình hình tài chính của công ty. Để tiến hành phân tích tôi đã sử dụng dữ liệu tài chính tổng hợp của công ty cổ phần Giống cây trồng Miền nam (SSC) từ năm 2010 đến năm 2012 kết hợp với dữ liệu tại chính của công ty đối thủ cạnh tranh của SSC là công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (NSC) để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện hành của công ty để giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính của công ty, dự đoán được các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. 1. Phân tích các chỉ số tài chính. 1.1 Khả năng thanh toán. Các tỷ số thanh toán có tầm quan trọng to lớn trong việc đánh giá rủi ro của chứng khoán công ty. Các tỷ số này đo lường khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty giúp ta đánh giá sức mạnh tài chính của công ty. Các tỷ số thanh khoản bao gồm hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, và hệ số thanh toán tiền mặt. Chỉ tiêu 2010 (SSC) 2011 (SSC) 2012 (SSC) 2012 (NSC) Tỷ số thanh toán hiện hành 3,986 2,845 2,307 2,4834 Tỷ số thanh toán nhanh 2,365 1,651 1,020 1,3924 Tỷ số thanh toán tiền mặt 1,246 0,830 0,282 0,4094 Chỉ số thanh toán hiện hành được tính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn chia cho tổng nợ ngắn hạn. Chỉ số của SSC năm 2012 đạt ở mức 2,3 có nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 2,3 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty khá tốt và SSC hoàn toàn có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Nhưng chúng ta cần phải xem xét cả chỉ số thanh toán nhanh để đo lường chính xác khả năng thanh toán đối với các khoản nợ tới hạn của Công ty. Để tính toán chỉ số này hàng tồn kho sẽ được trừ ra khỏi tài sản ngắn hạn. 5 Vì hàng tồn kho có thể không chính xác và có tính thanh khoản thấp hơn. SSC có chỉ số thanh toán nhanh năm 2012 là 1,02 điều này càng củng cố cho khả năng thanh toán tốt của SSC. Xét sự biến động của các chỉ số thanh toán của SSC từ năm 2010 đến năm 2012 ta có thể thấy chúng đếu có xu hướng giảm như tỷ số thanh toán hiện hành năm 2010 là 3,99 giảm xuống còn 2,3 năm 2012, tỷ lệ thanh toán nhanh năm 2010 là 2,365 giảm còn 1,02 năm 2012, tỷ số thanh toán tiền mặt giảm từ 1,246 xuống còn 0,282 năm 2012. Tuy nhiên các chỉ số thanh toán năm 2012 của SSC vẫn còn nằm trong khung được đánh giá là tốt và khi ta so sánh các chỉ số thanh toán năm 2012 của SSC với các chỉ số thanh toán năm 2012 của công ty đối thủ cạnh tranh NSC ta thấy mặc dù chúng thấp hơn nhưng khoảng chênh lệch là không nhiều. Có một điều các nhà quản lý cần chú ý đó cần có biện pháp để tỷ lệ thanh toán nhanh đang ở mức 1,02 này không bị giảm thêm vào năm tiếp theo. 1.2 Hiệu quả hoạt động. Làm sao để có cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng và quản lý tài sản của công ty. Làm sao để biết định các hoạt động sử dụng tài sản của công ty có mang lại hiệu quả? Đó là những câu hỏi mà bất cứ nhà quản lý nào cũng đang trăn trở và lúc nào cũng cần câu trả lời. Việc xem xét các chỉ tiêu đo lường hoạt động sẽ giúp các nhà quản lý có thể ra những quyết định quản trị tốt. Chỉ tiêu 2010 SSC 2011 SSC 2012 SSC 2012 NSC Hàng tồn kho (% Tổng TS) 30,8% 31,16% 46,16% 33,33% Phải thu ngắn hạn (% Tổng TS) 20,37% 21,42% 23,68% 29,56% Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 3,833 3,793 2,333 4,1365 Số ngày tồn kho 94 95 154 87 Tỷ số vòng quay phải thu 7,336 6,361 5,467 4,8226 Kỳ thu tiền bình quân 49 57 66 75 6 Từ đặc điểm hoạt động sản xuất chính của SSC là sản xuất, kinh doanh giống cây trồng các loại, nông sản, vật tư nông nghiệp…nên chúng ta có thể thấy hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng này tại SSC tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012 đã đạt mức 46,16% so với tỷ trọng này của NSC 33,33% ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn. Việc tỷ trọng hàng tồn kho lớn trong tổng tài sản có thể thấy là một tín hiệu không tốt vì nếu hàng không bán được bị ứ đọng thì sẽ mau mất giá và giảm phẩm chất đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp thì thời gian bảo quản là ngắn, điều này đồng nghĩa với việc vốn sử dụng kém hiệu quả, tăng chi phí lưu trữ bảo quản. Chúng ta nên xem xét tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho để xem tốc độ luân chuyển hàng tồn kho như thế nào trước khi nhận xét tỷ trọng hàng tồn kho cao là tốt hay xấu. Đối với SSC tỷ số quay vòng hàng tồn kho năm 2012 thấp 2,33 giảm 1,46 (2,333-3,793) so với năm 2011 và so với NSC thì SSC thấp hơn đến 1.8 (2,333- 4,1365) dẫn đến số ngày tồn kho lớn 154 ngày trong khi số ngày này của NSC chỉ là 87 ngày. Có thể đưa ra nhận xét là trong năm 2012 SSC đã có một chính sách trữ hàng tồn kho không tốt có thể xuất phát từ việc hoạch định nhu cầu của thị trường chưa tốt dẫn đến sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, nguyên vật liệu tồn trữ nhiều, sản phẩm dở dang tăng… Chỉ số vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 5,467 có giảm hơn so với năm 2011 và 2010 dẫn đến kỳ thu tiền bình quân tăng lên mức 66 ngày cao hơn mức 57 ngày của năm 2011. Nguyên nhân có thể là công ty đang nới rộng chính sách bán hàng nhầm tiêu thụ lượng hàng tồn kho lớn trong năm. Tuy nhiên nếu so sánh với NSC thì ta thấy có vẻ chính sách bán hàng của NSC mềm hơn thông qua việc cho khách hàng nợ lâu hơn, kỳ thu tiền bình quân của NSC đến 75 ngày, NSC đã đẩy được lượng hàng tồn kho, hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản thấp hơn SSC. Vì thế, SSC cần phải mở rộng chính sách bán hàng hơn nữa thông qua việc phát triển các kênh tiêu thụ mới, các khách hàng mới… nhưng cũng cần cân nhắc đến rủi ro để khách hàng nợ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của dòng tiền hoạt động. Chỉ tiêu 2010 (SSC) 2011 (SSC) 2012 (SSC) 2012 (NSC) Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn 1,559 1,592 1,301 1,8171 Tỷ số vòng quay tài sản cố định 5,492 5,439 6,716 8,1183 Tỷ số vòng quay tổng TS 1,197 1,215 1,083 1,3922 7 Để đánh giá tốt hơn hiệu quả hoạt động của công ty ta cần xem xét các tỷ số vòng quay từng loại tài sản, các tỷ số này sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng từng loại tài sản. Vể ý nghĩa nó cho chúng ta biết mỗi đồng tài sản của công ty đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2012 là 1,301 thấp hơn năm 2011 điều này có nghĩa là năm 2012 mỗi đồng tài sản ngắn hạn của công ty chỉ tạo ra được 1,301 đồng doanh thu trong khi năm 2011 mỗi đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được đến 1,592 đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tài sản cố định năm 2012 là 6,716 nghĩa là mỗi đồng tài sản cố định tạo ra 6,716 đồng doanh thu trong khi tỷ số này vào năm 2011 chỉ là 5,439 lý do của mức tăng này đó là doanh thu năm 2012 tăng hơn năm 2011 trong khi đó tài sản cố định lại giảm. Tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2012 cũng giảm so với năm 2011 và 2010 chỉ đạt ở mức 1,083 điều đó cho thấy mỗi đồng tổng tài sản chỉ tạo ra được 1,083 đồng doanh thu. Nhìn một cách tổng quát năm 2012 việc sử dụng tài sản của công ty kém hơn các năm trước và kém hơn cả NSC về cả 3 tỷ số trên. 1.3 Tỷ lệ tài trợ Các chỉ số tài trợ thể hiện mức độ sử dụng nợ của công ty qua đó đo lường khả năng tự chủ tài chính của công ty. Chỉ tiêu 2010 (SSC) 2011 (SSC) 2012 (SSC) 2012 (NSC) Tỷ số nợ/tổng TS 0,201 0,273 0,366 0,309 Tỷ số nợ/vốn CSH 0,254 0,377 0,580 0,454 Tỷ số thanh toán lãi vay 127,697 158,439 85,381 631,243 Qua các năm, tỷ số nợ trên tổng tài sản công ty rất thấp năm 2010 khoảng 20%, năm 2011 là 27,3% và năm 2012 là 36,6% cho thấy công ty ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty rất cao. 8 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu qua các năm cũng rất thấp trong khoảng từ 20% đến 37% càng giúp ta thấy rõ hơn tài sản của công ty phần lớn được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nên khả năng còn được vay nợ của công ty là rất cao. Việc sử dụng vốn vay ít công ty có thể đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế và không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính. Vì thế chúng ta có thể thấy là công ty đang cố gắng gia tăng việc sử dụng nợ thể hiện ở sự gia tăng của các tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu qua các năm. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty là 85,381 có nghĩa là công ty tạo được lợi nhuận trước thuế gấp 85,381 lần chi phí lãi vay. Như vậy khả năng trả lãi của công ty là rất tốt vì công ty sử dụng rất ít khoản vốn vay. Nhưng chúng ta chỉ có thể kết luận như vậy nếu chỉ xem xét ở năm 2012, khi so sánh với năm 2011, ta thấy tỷ số thanh toán này chỉ gần như bằng một nửa của năm 2011 vì năm 2012 công ty tăng việc sử dụng vốn vay lên gần gấp đôi nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ tăng không đáng kể. Đối với NSC, công ty này có các tỷ số nợ trên tổng tài sản và nợ trên vốn chủ sở hữu thấp hơn SSC nhưng do hoạt động hiệu quả và vốn vay ít nên tỷ số thanh toán lãi vay đến 631,243. 1.4 Khả năng sinh lời. Phân tích các chỉ số sinh lời sẽ cho chúng ta hiệu quả kinh doanh sau một năm của công ty. Chỉ tiêu 2010 (SSC) 2011 (SSC) 2012 (SSC) 2012 (NSC) Lợi nhuận biên thuần 0,160 0,151 0,148 0,1418 Lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh 0,199 0,190 0,174 0,1461 Lợi nhuận biên gộp 0,351 0,376 0,324 0,3635 Tỷ số thu nhập/Cổ phần (EPS) 4.731 3.885 4.577 7.737 Lợi nhuận thuần/tổng TS (ROA) 19,16 18,30 16,07 19,74 Lợi nhuận thuần/vốn CSH (ROE) 24,17 25,31 25,46 28,99 Lợi nhuận biên gộp của SSC năm 2012 là 0,324 tức là cứ 100 đồng doanh thu thì có (100-32,4) 67,6 đồng là giá vốn hàng bán nếu so sánh với năm 2011 thì giá vốn hàng bán của SSC đang tăng, cao hơn giá vốn hàng bán của NSC năm 2012 điều này cho thấy lợi nhuận từ bán sản phẩm sẽ bị giảm và thấp hơn đối thủ cạnh 9 tranh, mặt khác nó còn cho thấy việc quản lý sản xuất chưa hiệu quả dẫn đến để giá thành đội lên. Không chỉ có lợi nhuận biên gộp giảm mà lợi nhuận biên từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận biên thuần của SSC đều giảm điều này cho thấy khả năng sinh lời của SSC trong năm 2012 đang có những dấu hiệu không tốt: cứ 100 đồng doanh thu thì chỉ thu được 17,4 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay thu được 14,8 đồng lợi nhuận thuần trong khi năm 2011 cũng 100 đồng doanh thu công ty có thể thu được 19 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay 15,1 đồng lợi nhuận thuần. Điều này xảy ra do trong năm 2012 cơ cấu doanh thu của SSC thay đổi, khối lượng lúa lai sản xuất không đạt kế hoạch, doanh thu một số sản phẩm không đạt được mức kỳ vọng, bên cạnh đó lạm phát làm tăng các chi phí đầu vào nguyên vật liệu, vận chuyển và nhân công dẫn đến các tỷ lệ sinh lời giảm nhẹ. Nếu ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông thì ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Chỉ số ROA của SSC năm 2012 là 16,07 tức là trong 100 đồng doanh thu thì có 16 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Chỉ số ROE của SSC năm 2012 là 25,46 tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có 25,46 đồng lợi nhuận cho cổ đông. Ta có thể thấy là chỉ số ROA và ROE của SSC thấp hơn chỉ số của đối thủ cạnh tranh NSC. Hai chỉ số này phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ vì thế mà tình hình kinh doanh của SSC không tốt bằng đối thủ đã dẫn đến sự thua kém về chỉ số ROA và ROE trong năm 2012. 1.5 Thông số thị trường. Để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ phiếu của công ty, ta dùng các chỉ số giá thị trường (P/E) và (P/B) Chỉ tiêu 2010 (SSC) 2011 (SSC) 2012 (SSC) 2012 (NSC) Giá thị trường Cổ phiếu 21.230 24.880 31.320 41.300 Tỷ số P/E 4,487 6,404 6,843 5,338 Tỷ số P/B 1,530 1,621 1,742 1,548 10 [...]... cho dự án đầu tư của mình 16 17 IV KẾT LUẬN Thông qua việc xem xét trên toàn bộ số liệu báo cáo tài chính và phân tích các chỉ số tài chính của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, ta thấy kết quả có được bằng các phương pháp khác nhau không có sự khác biệt nhiều Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam là một đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh và khả năng tăng trưởng khá cao, điều này thể hiện ở... 2013 = 9,69 x 6.115 = 59.254 đồng 2 Danh mục đầu tư hiệu quả Chứng khoán có tương quan nghịch với chứng khoán của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC) là chứng khoán của công ty CP tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) Hệ số tương quan: r = - 0.33 δ SSC = 0,0408 δ MPC = 0,0156 Áp dụng Công thức : => Ta tính được tỷ trọng bộ chứng khóan được kết quả như sau: WSSC = 19,4% WMPC = 80,6% Danh mục kết hợp... hằng năm Tuy nhiên xét về khía cạnh hiệu quả kinh doanh thì Công ty chưa thực sự khả quan, một số chỉ tiêu cho thấy có vấn đề trong công tác quản lý tài chính, quản lý tài sản chưa tốt và có dấu hiệu xấu dần theo thời gian Chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của điều này đến tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư thông qua Thị giá cổ phần của công ty, khi các nhà đầu tư dài hạn có xu hướng quan tâm nhiều hơn... nhà đầu tư là khá tốt 1.6 Phân tích Dupont Chỉ tiêu Lợi nhuận/vốn CSH (ROE) Lợi nhuận biên thuần (Net Margin) Hệ số quay vòng tổng tài sản (Total Asset Turnover Ratio) Tổng tài sản/vốn CSH (Equity Multiplier) 2012 2011 2010 25,456 25,310 24,168 0,148 0,151 0,160 1,083 1,215 1,197 1,584 1,383 1,262 Như đã phân tích ở trên ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn CSH của công ty Chỉ số ROE cao hơn chỉ... Score (SSC) Những công ty có Z 2,99 được xem là có tình hình tài chính an toàn Chỉ số Z của SSC qua các năm 2012 là 4,754, 2011 là 5,715 và 2010 là 6,782 Mặc dù có xu hướng giảm nhưng chỉ số Z của SSC vẫn cao và nguy cơ phá sản là chưa có 2 Phân tích cơ cấu 2.1 Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu I TÀI SẢN NGẮN HẠN... tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn Cụ thế năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 76,75%, năm 2011 là 76,33% và năm 2012 là 83,22% thể hiện khả năng thanh khoản của công ty cao.Tổng tài sản năm 2012 tăng 34,36% so với năm 2011 trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm 4,73% điều này đã làm tăng tỷ trọng của tài sản ngắn hạn năm 2012 trong cơ cấu tổng tài sản Tuy nhiên, khi nhìn vào chi tiết tài sản ngắn hạn thì ta... + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 0,999*X5 Trong đó: X1: Vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản X2: Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản X3: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản X4: Vốn hóa thị trường/Tổng nợ phải trả X5: Doanh thu thuần/Tổng tài sản Chỉ tiêu Vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng TS Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng TS Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng TS... kinh doanh giảm điểu này cho thấy lợi công ty đang giảm việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định Độ nghiêng đòn bẩy tài chính DFL của SSC năm 2012 là 1,012 tức trong năm 2012 khi EBIT thay đổi 1% thì EPS thay đổi 1,012% và thay đổi cùng chiều với EBIT So với năm 2011 thì chỉ số này có tăng nhẹ chứng tỏ trong năm 2012 công ty có tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng sự gia tăng là không nhiều... biên thuần năm 2012 giảm xuống rất ít so với năm 2011 Điều này cho thấy năm 2012 SSC tăng cường tài trợ tài sản từ nguồn nợ nhưng hiệu quả hoạt động của tài sản không cao dẫn đến tỷ số thu nhập trên vốn CSH năm 2012 so với năm 2011 có tăng nhưng không đáng kể 1.7 Chỉ tiêu EBIT DOANH SỐ Phân tích đòn bẩy tài chính 2012 81.206.291.861 459.168.840.324 11 2011 73.141.895.173 383.514.405.474 2010 63.126.392.206... Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu I TÀI SẢN NGẮN HẠN 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 4 Hàng tồn kho 5 Tài sản ngắn hạn khác II TÀI SẢN DÀI HẠN 1 Các khoản phải thu dài hạn 2 Tài sản cố định 3 Bất động sản đầu tư 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2012 83,22 2011 76,33 Đơn vị: % 2010 76,75 10,16 22,26 24,00 0,10 0,13 0,24 23,68 21,42 . toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, và hệ số thanh toán tiền mặt. Chỉ tiêu 2010 (SSC) 2011 (SSC) 2012 (SSC) 2012 (NSC) Tỷ số thanh toán hiện hành 3,986 2,845 2,307 2,4834 Tỷ số thanh toán nhanh 2,365. thanh khoản thấp hơn. SSC có chỉ số thanh toán nhanh năm 2012 là 1,02 điều này càng củng cố cho khả năng thanh toán tốt của SSC. Xét sự biến động của các chỉ số thanh toán của SSC từ năm 2010 đến. hoạt động sẽ giúp các nhà quản lý có thể ra những quyết định quản trị tốt. Chỉ tiêu 2010 SSC 2011 SSC 2012 SSC 2012 NSC Hàng tồn kho (% Tổng TS) 30,8% 31,16% 46,16% 33,33% Phải thu ngắn hạn (% Tổng

Ngày đăng: 18/12/2014, 16:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. THÔNG TIN CHUNG

    • 1. Thông tin khái quát

    • 2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh :

    • 3. Tổ chức doanh nghiệp và công ty con.

    • 4. Định hướng phát triển:

    • II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

      • 1. Phân tích các chỉ số tài chính.

      • 1.1 Khả năng thanh toán.

      • 1.2 Hiệu quả hoạt động.

      • 1.3 Tỷ lệ tài trợ

      • 1.4 Khả năng sinh lời.

      • 1.5 Thông số thị trường.

      • 1.6 Phân tích Dupont

      • 1.7 Phân tích đòn bẩy tài chính

      • 1.8 Mô hình chỉ số Z

      • 2. Phân tích cơ cấu

      • 2.1 Bảng cân đối kế toán.

      • 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

      • III. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ.

        • 1. Định giá chứng khoán

        • 2. Danh mục đầu tư hiệu quả.

        • IV. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan