hoạt động xúc tiến tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ singapore

45 419 3
hoạt động xúc tiến tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ singapore

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 DN Doanh nghiệp 2 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 GDP Tổng thu nhập quốc dân 5 WTO Tổ chức thương mại thế giới 6 XTĐT Xúc tiến đầu tư DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, cắt giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Điều này khiến cho việc trao đổi hàng hóa, cũng như luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. FDI là nguồn vốn có vai trò trực tiếp tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Trong các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay, Singapore vẫn luôn được đánh giá là một trong những nhà đầu tư quan trọng và đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Việc thu hút được nhiều và có các biện pháp để sử dụng hiệu quả các dự án đầu tư FDI từ Singapore sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, lượng vốn FDI của Singapore đưa vào Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước này, cũng như vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong vấn đề thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam. Với mục đích đưa ra những quan điểm và nhận xét để góp phần hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới, em đã quyết định chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam ”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài • Phân tích thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2011. • Chỉ ra những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam trong thời gian qua. • Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thu hút FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam  Phạm vi nghiên cứu : • Phạm vi không gian: là tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore 1 vào Việt Nam • Phạm vi thời gian : giai đoạn 2007 – 2011 4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài • Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử. • Phương pháp phân tích tổng hợp. • Phương pháp thống kê toán. 5.Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, danh mục, kết luận, tài liệu tham khảo bài viết được chia làm ba chương : Chương 1: Khái quát chung về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 Chương 2:Thực trạng thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam từ năm 2007 đến 2011 Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam đến năm 2015 2 CHƯƠNG 1 : TÌNH HÌNH THU HÚT FDI FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 1.1. QUI MÔ VỐN FDI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM Có nhiều yếu tố tác động đến việc thu hút vốn FDI của một quốc gia, trong đó yếu tố chính trị là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việt Nam được coi là quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Cũng từ lợi thế này mà nguồn vốn FDI chảy vào nước ta vượt trội so các nước đang phát triển trong khu vực. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật nhiều năm qua đã được cải cách rất nhiều để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Nước ta đã bắt đầu thông qua luật tiếp nhận đầu tư nước ngoài từ năm 1987, và qua nhiều lần sữa đổi và bổ sung sao cho phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế của từng thời kỳ, của từng giai đoạn, và nguồn vốn FDI ngày càng gia tăng qua từng thời kỳ. Với sự kiện quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế là năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ có nhiều cơ hội phát triển vì hội nhập càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Cũng từ đó, nguồn vốn FDI chảy vào nước ta liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn này dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam liên tục đạt mức kỷ lục. Năm 2007, 2009, 2010, 2011 ( lần lượt là 21,3 tỷ USD; 23,1 tỷ USD; 18,6 tỷ USD; 14,7 tỷ USD ) đều sấp trên 20 tỷ USD, và một đột phá lớn nhất là năm 2008 dòng vốn này lại tăng lên một cách bất thường với con số ấn tượng 71,7 tỷ USD cả vốn mới và vốn tăng thêm. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm cho nhiều nước lớn trên thế giới lâm vào tình trạng khó khăn, kinh tế trì trệ. Do đó, vốn FDI mà các nước này đầu tư vào các nước khác nói chung và vào Việt Nam nói riêng đã có chiều hướng giảm xuống từ năm 2009 là 23,1 tỷ USD xuống còn 14,7 tỷ USD vào năm 2011 ( theo bảng 1.1 ). Trong giai đoạn 2007 – 2011, nước ta đã thu hút được tổng số vốn FDI đăng ký là 149,4 tỷ USD, và số vốn giải ngân là 51,5 tỷ USD. Vốn đăng ký tuy lớn nhưng mức giải ngân trung bình lại không đến 50% vốn đăng ký ( mức giải ngân năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 37,6%; 16%; 43,3% ). Nhìn bảng 1.1 dưới đây, ta thấy mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn FDI từ năm 2009 có tăng lên. Tuy nhiên, nguyên nhân lại là do tổng số vốn đăng ký giảm xuống trong khi mức độ giải ngân gần như 3 không thay đổi. Nhìn vào đây, chúng ta thấy có những điều bất ổn của nguồn vốn này đã và đang tồn tại song song với những lợi ích thiết thực của nó mà đất nước ta đang trải thảm đỏ để chào đón dòng vốn này về hàng năm. Dưới đây là những thống kê về vốn đăng ký, vốn giải ngân FDI các năm, từ năm 2007 đến năm 2011 và tỷ lệ giải ngân nguồn vốn FDI so với vốn đăng ký. Bảng 1.1 : Thống kê vốn đăng ký, vốn giải ngân và tỷ lệ giải ngân FDI giai đoạn 2007 – 2011 Năm Vốn đăng ký ( tỷ USD ) Vốn giải ngân ( tỷ USD ) Tỷ lệ giải ngân so với vốn đăng ký ( % ) 2007 21,3 8,0 37,6 2008 71,7 11,5 16 2009 23,1 10 43,3 2010 18,6 11 59,1 2011 14,7 11 74,8 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Biểu đồ 1.1 : Biểu diễn số vốn FDI đăng ký và số vốn FDI giải ngân giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị : tỷ USD Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng các dự án có qui mô lớn và rất lớn với qui mô đăng ký hàng tỷ USD, nhất là các dự án bất động sản đã giảm hẳn. Nếu như năm 2008, có đến 11 dự án có qui mô đăng ký từ 1tỷ trở lên với tổng vốn đăng ký lên tới 45,7 tỷ USD ( chiếm tới 64 % tổng vốn đăng ký năm 2008 ) thì năm 2011, chỉ có 2 dự án có mức vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Hơn 4 nữa, các dự án có qui mô lớn của năm 2011 đều thuộc lĩnh vực công nghiệp như dự án BOT điện lực Hải Dương với qui mô vốn đăng ký là 2,26 tỷ USD và dự án sản xuất pin mặt trời Solar tại thành phố Hồ Chí Minh với qui mô vốn là hơn 1 tỷ USD ( theo http://fia.mpi.gov.vn/news ). Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các nước này cũng gặp phải tình trạng kinh tế khó khăn nên lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam cũng giảm, đồng thời cũng là do tình trạng bất cập đã tồn tại trong suốt thời gian vừa qua trong việc thu hút FDI như là : hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ, chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án FDI, hạn chế về nguồn lực, công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sư hiệu quả… 1.2. CƠ CẤU FDI THEO ĐỊA PHƯƠNG Cùng với sự thay đổi trong các lĩnh vực được các nhà ĐTNN ưu tiên đầu tư qua các năm, thì địa bàn nào có những ưu thế so với các địa phương khác về tiềm năng để phát triển các ngành được ưu tiên đầu tư thì sẽ được các nhà ĐTNN chú trọng hơn. Nhưng nhìn chung thì 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là nơi mà các nhà ĐTNN quan tâm nhất. Bởi lẽ, đây là 2 thành phố lớn, là trung tâm kinh tế của cả nước, có thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Cụ thể Năm 2007, cả nước có 60 địa phương được FDI chảy về, nhưng có sự phân cấp rất rỏ rệt, các dự án có quy mô lớn đều tập trung vào những tỉnh, thành phố lớn có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, Kiên Giang có lợi thế là có nhiều biển đảo nên việc phát triển về du lịch biển đảo rất được chú ý bởi các công ty đầu tư FDI. Còn lại các tỉnh, thành phố khác được các công ty xuyên quốc gia hướng sự chú ý và tập trung đầu tư chủ yếu là do có nhiều lợi thế về kinh tế, hay là những thành phố lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, các nhà ĐTN chủ yếu đầu tư vào công nghiệp nặng và công nghiệp dầu mỏ nên các tỉnh, thành phố có những nguồn tài nguyên khoáng sản chính là mục tiêu của các quốc gia đi đầu tư FDI. Trong đó phải kể đến tỉnh Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Yên là các địa phương có nhiều dự án được triển khai và cấp phép nhất. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép với tổng số vốn đăng ký 9,89 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 với tổng số vốn đăng ký 9,45 tỷ USD, 5 chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh,Thanh Hóa …( theo Niên giám thống kê năm 2008 ). Năm 2009, nhìn chung dòng vốn FDI về địa phương năm 2009 cũng không thoát khỏi lối mòn là đầu tư vào các thành phố công nghiệp lớn, chứ chưa chảy nhiều về những tỉnh, thành phố nhỏ. Trong năm này, Vũng Tàu vươn lên vị trí đầu bảng trong việc thu hút FDI với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm là 6.73 tỷ USD, tiếp theo là Quảng Nam (4,1 tỷ USD), Bình Dương (2,5 tỷ USD) , Đồng Nai ( 2,36 tỷ USD )và Phú Yên (1,7 tỷ USD ) (theo Niên giám thống kê năm 2009 ). Năm 2010, danh sách các địa phương dẫn đầu về FDI đã có sự thay đổi đáng kể. Các nhà ĐTNN sau một khoảng thời gian dài tập trung đầu tư vào các thành phố lớn thì đã thấy được những tiềm năng chưa được đầu tư ở các tỉnh thành khác. Nhiều nhà ĐTNN đồng thời khai thác vào nhưng tỉnh, thành phố lớn trong giai đoạn dài đã làm cho lợi ích thu từ việc đầu tư vào những nơi này không còn được như trước nữa. Do đó, họ chuyển sang các tỉnh thành khác vốn không được coi là những địa bàn được chú trọng đầu tư trước đây như Quảng Nam, Quảng Ninh và Cà Mau để tận dụng lao động rẻ, tài nguyên phong phú ở những nơi này với mong muốn thu được lợi nhuận nhiều hơn. Trong đó, Quảng Nam vượt lên trở thành địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong năm 2010 với 4,2 tỉ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong cả nước ( theo Niên giám thống kê năm 2010 ). 6 Bảng 1.2 : FDI vào một số địa phương giai đoạn 2007 – 2010 Đơn vị : tỷ USD Địa phương Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hà Nội 2,512 3,151 0,657 0,338 Đà Nẵng 0,94 0,062 0,167 0,096 Quảng Ngãi 0,006 2,46 0,029 0,369 Đồng Nai 2,414 1,928 2,36 0,541 TP.Hồ Chí Minh 2,279 9,072 1,385 2,032 Cà Mau 0,005 0,0001 0.034 0,773 Bà Rịa – Vũng Tàu 1,127 9,376 6,74 4,576 Quảng Nam 0,288 2,135 4,175 4,17 Các địa phương còn lại 11,776 42,1689 5,935 6,376 Nguồn : Tổng cụ thống kê 1.3. CƠ CẤU FDI THEO LĨNH VỰC Trong thời gian vừa qua, nhìn chung các nhà ĐTNN có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nhà hàng khách sạn ngày càng tăng lên. Trong ngành công nghiệp xây dựng thì bất động sản với các dự án khu đô thị mới với số vốn lớn và công nghiệp sản xuất phân phối điện là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, trong khi đó FDI vào ngành công nghiệp nặng có xu hướng giảm dần. Cụ thể : Năm 2007 là năm nước ta bắt đầu thu hút nhiều vốn FDI mạnh nhất từ trước đến nay, và năm này cũng đánh dấu bởi sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO nên nền kinh tế của ta cần được đầu tư vào các công trình kiến trúc , cơ sở hạ tầng…để chuẩn bị cho quá trình hội nhậpsâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Trong năm này, ngành công nghiệp chiếm ngôi đầu bảng với tỷ lệ 45%, điều này cho thấy sự thay đổi về cơ cấu ngành đang thiên về tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, nhiều dự án công nghiệp có qui mô lớn được cấp giấp phép, các dự án này đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu của nước ta. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và du lịch cũng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư đạt tỷ trọng 11%, phát triển khu đô thị mới là ngành thu hút nguồn vốn FDI đứng thứ 2 trong tất cả các ngành với tỷ 7 [...]... án đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh của Singapore tăng dần theo các năm: Cuối năm 2007, Singapore đã có 134 dự án đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư là 682,55 triệu USD, năm 2011 số dự án của Singapore đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh lên tới 387, chiếm gần 40 % số dự án đầu tư của Singapore trong cả nước, với tổng vốn đầu tư gần 4,32 tỷ USD, chiếm 18 % trong tổng vốn đầu tư của Singapore. .. nước khác vào nước ta Mặc dù Singapore là nước luôn ở vị trí dẫn đầu trong tổng số dự án và vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam so với các nước ASEAN khác có đầu tư vào Việt Nam trong thời kỳ 2007 - 2011, nhưng đầu tư của Singapore vào Việt Nam thiếu tính ổn định và các nhà đầu tư của Singapore chưa thực sự yên tâm đầu tư, làm ăn ở Việt Nam 2.5.2.2 Nguyên nhân của hạn chế  Những tồn tại trong hoạt động. .. 97,64 triệu USD Các nhà đầu tư Singapore nhận thấy Việt Nam vẫn có tiềm năng bất động sản do đó trong năm này lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng được các nhà đầu tư Singapore đầu tư nhiều hơn, trái với tình hình đầu tư chung của các nhà đầu tư nước ngoài khác khi đầu tư vào Việt Nam Bảng 2.3 : Lĩnh vực đầu tư FDI của Singapore vào Việt Nam năm 2011 Kinh doanh bất động sản 12 Vốn đăng ký ( triệu USD... đầu tư Singapore đã có mặt ở hầu hết trong các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta 23 Các nhà đầu tư Singapore hoạt động tại Việt Nam thường được đánh giá là các nhà đầu tư hiệu quả nhất Các dự án FDI của Singapore đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội như : • Bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần hỗ trợ cho việc tăng vốn. .. dân và làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong mắt các ĐTNN • Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư đã có nhiều cải tiến, được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài bằng các hình thức đa dạng Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác... tiền tệ của khu vực, Singapore không phải là một ngoại lệ Các nhà đầu tư Singapore cũng chưa mạnh dạn đầu tư hết khả năng vào Việt Nam Điều này làm cho hoạt động đầu tư của Singapore tiến triển chậm hơn so với những năm trước Do đó, mặc dù Singapore là nước có số dự án sử dụng công nghệ cao so với các nước trong khu 29 vực ASEAN khác đầu tư vào nước ta, nhưng phần lớn các dự án của Singapore sử dụng công... đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút ĐTNN trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác  Bên cạnh những tồn tại trên, còn có những nguyên nhân khác tác động trc tiếp đến hoạt động thu hút FDI của Singaore vào Việt Nam như : Dù là một quốc gia phát triển nhưng khả năng tài chính của Singapore cũng có hạn so với các nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hồng Kông ảnh... với nước ngoài Nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam ngày càng tăng qua các năm cùng chiều gia tăng với tổng số lượng DN trong cả nước, tăng từ 4961 DN còn hoạt động vào thời điểm 31/12/2007 lên 1547 DN vào hoạt động vào thời điểm 31/12/2011 ( theo bảng 1.4 ) DN 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số các nước nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam Tuy nhiên, tỷ trọng các DN có vốn. .. có tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD trong tổng số vốn đầu tư đăng ký, số còn lại thu c lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp Trong năm này, ngành công nghiệp tuy vẫn chiếm vị trí đầu bảng nhưng đã có sự thay đổi, cụ thể là : FDI bắt đầu đầu tư vào công nghiệp nặng, vì ngành công nghiệp nhẹ ở nước ta đã được đầu tư rất nhiều vào những năm trước nên đã không còn thu hút được sự đầu tư của FDI nhiều nữa, tiếp theo... VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHỦ TRƯƠNG TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục được khẳng định trong Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19 tháng 09 năm 2011 của Thủ tư ng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện . tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam ”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài • Phân tích thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ. tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. 3. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tư ng nghiên cứu là hoạt động thu hút FDI của Singapore. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 DN Doanh nghiệp 2 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 GDP Tổng thu nhập quốc dân 5 WTO Tổ chức

Ngày đăng: 18/12/2014, 13:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan