tình hình nợ công của việt nam, cơ hội và thách thức

14 2.7K 4
tình hình nợ công của việt nam, cơ hội và thách thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu Lời mở đầu 1.1. Khái niệm 1.2. Ảnh hưởng của nợ công tới nền kinh tế 1.3. Tình hình nợ công của Việt Nam 2. Nguyên nhân dẫn tới nợ công 3. Giải pháp cho tình trạng nợ công 3.1. Những rủi ro và khó khăn gặp phải 3.2. Biện pháp khắc phục nợ công Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Tống Thị Thoa, lớp KT04 TÌNH HÌNH NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 1. Mở đầu Lời mở đầu: Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới liên tục đối mặt với những khó khăn, thử thách hết sức to lớn. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đã ảnh hưởng “domino” đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Không những thế, nền kinh tế nước ta còn đang gặp nhiều sóng gió như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, lạm phát cao, nhập siêu lớn,… Trong đó, vấn đề nợ công ở nước ta hiện nay cũng đang là vấn đề nan giải mà chưa có phương hướng giải quyết. Vậy nợ công là gì? Thực trạng nợ công của Việt Nam như thế nào? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng nợ công ra sao? Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ lần lượt tìm hiểu và làm rõ những vấn đề trên – vấn đề “tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức”. 1.1. Khái niệm Theo luật quản lí nợ công 2009, nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. 1.2. Ảnh hưởng của nợ công tới nền kinh tế 1.2.1. Ảnh hưởng tới thâm hụt ngân sách Nợ công tăng cao làm thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng. Theo TS Vũ Tuấn Anh (Viện Kinh tế VN) cho biết tổng vốn đầu tư trong xã hội tăng liên tục thời gian qua từ 115.000 tỉ đồng (năm 2000) lên 371.000 tỉ đồng (năm 2009), gấp 3,2 lần, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đầu tư xã hội. Về vấn đề nợ công, nợ nước ngoài năm 2009 là 27,929 tỉ USD, tương đương 39% GDP, làm cho thâm hụt ngân sách tăng đến 115.900 tỷ đồng, chiếm 6,9%GDP, cao hơn so với mức bội chi 4,95%GDP của năm 2008; đến hết năm 2010, nợ chính phủ tương đương 45,5% GDP và nợ công bằng 56,7%, mức bội chi ngân sách nhà Nước là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% GDP. 1.2.2. Ảnh hưởng tới lãi suất và đầu tư Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư, dẫn tới người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang 1.2.3. Ảnh hưởng tới lạm phát Việc đi vay bằng cách phát hành trái phiếu, làm tăng lãi suất. Khi lãi suất tăng quá cao sẽ khiến chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và phải dùng đến phương pháp cuối cùng là in tiền và việc này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát. Việt Nam nợ công so với GDP còn thấp hiện tại dưới 50% GDP nhưng lại tác động mạnh mẽ tới lạm phát. Lý do là cách thức tạo vốn để chi tiêu công. Ở Việt Nam trái phiếu phát hành ra được các ngân hàng thương mại mua là chủ yếu, trong khi ở các nước khác, đặc biệt là Nhật chủ yếu là người dân mua. Các ngân hàng thương mại sau khi mua trái phiếu chính phủ thường thì họ không giữ ở trong két sắt của mình, họ mang lên Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt để tham gia thị trường mở và tại đây họ được rút một lượng tiền tương ứng ra từ NHNN. Qua cơ chế này một lượng tiền đã được bơm ra từ NHNN và làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Nếu phân tích theo dòng tiền và loại bỏ yếu tố trung gian là các ngân hàng thương mại, sẽ thấy dòng tiền được bơm ra từ NHNN thông qua cơ chế thị trường mở và đích cuối cùng lại là bù đắp thiếu hụt chi tiêu ngân sách. Như vậy đã làm tăng tổng cầu của toàn xã hội và là áp lực tạo ra lạm phát. 1.2.4. Ảnh hưởng tới tỉ giá Nợ công do chính phủ phát hành trái phiếu làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng. 1.2.5. Ảnh hưởng tới thuế Nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. 1.2.6. Ảnh hưởng đến xuất khẩu Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút. 1.2.7. Ảnh hưởng tới nền kinh tế Nợ công dẫn tới việc tăng thuế và giảm chi tiêu, siết chặt tín dụng, sẽ đẩy nền kinh tế vào khó khăn lớn hơn và có thể tiếp tục lún sâu vào suy thoái. Điều này cũng đồng nghĩa với sản xuất đình đốn, thất nghiệp gia tăng, đời sống khó khăn hơn và bất ổn xã hội cũng nhiều hơn. Mặt khác, tăng thuế và giảm chi tiêu, đặc biệt là việc cắt giảm lương của người lao động, huỷ bỏ và thu hẹp các chương trình an sinh xã hội, trực tiếp đánh vào nhiều tầng lớp nhân dân, đương nhiên sẽ gặp phải sự phản ứng, thậm chí là chống đối mạnh mẽ từ các tầng lớp bị thiệt hại, từ đó làm cho tình hình xã hội trở nên căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến những xáo trộn lớn. Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 2%. 1.3. Tình hình nợ công ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình nợ công của 1 số nước trên thế giới Hiện nay, tình hình nợ công ở nhiều nước rất nặng nề vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng sản phẩm quốc nội. Hy Lạp tổng số nợ công lên tới 300 tỷ euro, chiếm 124 % GDP năm 2009, và mức thâm hụt ngân sách hai con số, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục âm. Mức độ tín nhiệm tài chính của nước này đã bị tụt xuống hạng BBB-, điều này đồng nghĩa với khả năng đi vay tiền từ bên ngoài trở nên khó khăn. Nợ công chồng chất không chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở Hy Lạp. Nó đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trên thế giới. Vay không chỉ là đặc quyền của các nước đang phát triển, thậm chí các nước phát triển giàu có còn vay những khoản "chúa chổm" khổng lồ hơn nhiều. Mỹ hiện là con nợ lớn hàng đầu thế giới với tổng số nợ lên tới 13.000 tỷ USD, chiếm khoảng 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mức thâm hụt ngân sách của Mỹ năm 2010 dự kiến là - 9,9%. Điều này báo hiệu núi nợ của Mỹ sẽ tăng lên tới mức xấp xỉ 100% GDP vào cuối năm nay. Trong liên minh Châu Âu (EU), dường như không có nước nào thoát khỏi nợ nần. Ngay cả Đức, nền kinh tế mạnh nhất khu vực, cũng đẫm mình trong nợ với mức 84,5% GDP. Nợ công của Pháp cuối năm 2009 đã lên xấp xỉ 1500 tỷ euro, tương đương với 82,6 % GDP, mức thâm hụt ngân sách -7,6 % và dự kiến còn tiếp tục với mức -7,1% năm 2010. Tình hình của Italia lại còn đáng buồn hơn với mức nợ công lên tới 120 % GDP năm ngoái và dự kiến thâm hụt ngân sách -5,6% năm 2010, trong khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục khó khăn (-2,3%). Một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Iceland, Ireland cũng đang lâm tình cảnh nợ lần bi đát. Các nước này đều có tỷ lệ nợ gần ngang, thậm chí còn lớn hơn GDP và thâm hụt ngân sách vượt xa mức quy định (-3%) của EU, trong khi triển vọng tăng trưởng kinh tế rất ảm đạm. Trường hợp Tây Ban Nha rất đáng lo ngại và đã được nhiều chuyên gia cảnh báo là "con bài domino" lớn kế tiếp Hy Lạp, bởi ngân sách bị thâm hụt ngang mức 11,4% GDP, tổng nợ công và tư tương đương 300% GDP - những con số này trầm trọng hơn của Hy Lạp rất nhiều. Trong khi đó, thất nghiệp của Tây Ban Nha cũng rất cao, tới 20% (4,5 triệu người) và nhất là hệ thống ngân hàng thì quá mong manh. Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Trước tình cảnh của Hy Lạp, Liên minh Châu Âu (EU) và các nước trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã phải ra tay cứu Athen với số tiền lên đến hàng trăm tỷ USD và lập Quỹ cứu nguy gần 800 tỷ USD. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 9-6 đã cảnh báo các nước Châu Á về nguy cơ "hiệu ứng domino" từ cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu, đồng thời cho rằng điều này có thể làm sụt giảm thương mại, gây bất ổn định các dòng vốn và khiến các nền kinh tế trong khu vực tăng trưởng quá nóng. Phát biểu tại một diễn đàn ở Sinhgapore mới đây , Phó Giám đốc điều hành IMF Naoyuki Shinohara nói: "Những diễn biến bất lợi tại Châu Âu có thể cản trở hoạt động thương mại toàn cầu, trong khi các chỉ số cho thấy Châu Á vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu". Trong lĩnh vực tài chính, ông Shinohara cho rằng các cuộc khủng hoảng tín dụng có thể dẫn tới hệ quả là " domino" đối với các kênh đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng vốn phụ thuộc vào nguồn tài chính lớn. Theo ông, các cuộc khủng hoảng nợ quốc gia mà một số nước thành viên khu vực đồng tiền chung euro (eorozone) đang phải hứng chịu hiện nay có nguy cơ lan sang các nước khác. Vì các số liệu nợ công của một số nước Châu Á cũng đáng quan tâm. Nhật Bản - quốc gia đã từng có thời người ta tưởng có thể sẽ "mua hết nước Mỹ", vậy mà bây giờ cũng trở thành một con nợ "cỡ bự" với mức nợ tương đương 227 % GDP và thâm hụt ngân sách dự kiến -10,2 % trong năm nay. Rồi đến Trung Quốc, nước hiện được coi là chủ nợ nước ngoài lớn của Mỹ và nhiều nước khác với nguồn dự trữ quốc gia trên 2700 tỷ USD, song cũng không phải là không mắc nợ. Theo Gs. Victor Shih từ trường Đại học Northwestern của Mỹ, các chính quyền địa phương của Trung Quốc đã vay mượn tổng cộng trên 11 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 1,68 nghìn tỷ USD ) từ năm 2004 cho tới cuối năm ngoái và Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách khổng lồ, chiếm hơn 10% GDP trong năm 2010. Ấn Độ, một nền kinh tế lớn đang lên ở Châu Á cũng đang đối mặt với tình trạng nợ công nặng nề. Tỷ lệ nợ so với GDP năm 2009 lên tới 88,9% và mức thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến là - 6,8%. Hiện Ấn Độ bị xếp hạng tín dụng quốc gia BBB- giống như Hy Lạp. Những con số nêu trên cho thấy nợ công đang là gánh nặng của nhiều nền kinh tế thế giới. 1.3.2. Ảnh hưởng bởi tình hình nợ công Châu Âu VN sẽ bị ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Việc ổn định tỉ giá và tâm lý trên TTCK cũng là 1 thách thức không nhỏ tới VN. Chi tiêu công mở rộng đã và đang gây sức ép lên sự thâm hụt ngân sách nhà nước. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngừng trệ. Cũng giống như phận cây thân leo, sống nhờ vào cây chủ, nếu cây chủ có gặp sóng gió thì cây thân leo cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng được. Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Tại hội thảo quản lí và giám sát tài chính công tổ chức ngày 2/7/2010, phó chủ tịch ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia Lê Xuân Nghĩa đã nêu 6 ảnh hưởng lớn đến VN từ cuộc khủng nợ công của Châu Âu.  Thứ nhất, xuất khẩu giảm GDP sụt giảm 1,7%. Cuộc khủng hoảng nợ của Châu Âu đã kéo theo nhiều hệ quả: kinh tế phát triển chậm, kéo theo tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng cao, đồng thời Euro mất giá, làm thu nhập thực tế của người dân và cần tiêu dùng hàng nhập khẩu giảm mạnh. Mà Châu Âu là 1 thị trường xuất khẩu chính của VN, vì vậy cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu sẽ tác dụng tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP VN.  Thứ hai, lãi suất Trong khi các nước phát triển duy trì ở mức lãi suất thấp nhằm kích thích phục hồi kinh tế. Ở VN, mức lãi suất cao, khoảng 14-16%/năm, kì hạn ngắn và khoảng 14,5-17%/năm với kì hạn trung và dài. Lạm phát năm 2010 của VN là 11,75, như vậy, doanh nghiệp phải đạt mức tỉ suất lợi nhuận trên 24-27%, là mức khá cao, chính vì vậy doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn ở mức lãi suất như thế và có nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ.  Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm Khủng hoảng nợ công Châu Âu có thể tạo ra 2 tác động trái chiều hoàn toàn với lượng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. Những quốc gia có trình độ phát triển tương đương với các nước thuộc EU sẽ được hưởng lợi do nguồn vốn FDI sẽ dịch chuyển từ Châu Âu đến các quốc gia này. Ngược lại, các quốc gia có trình độ phát triển thấp như VN lại hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn FDI ra khỏi Châu Âu do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư Châu Âu vào các quốc gia này giảm sút do cuộc khủng hoảng nợ.  Thứ tư, giá vàng bùng nổ Các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm vàng như 1 nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ khủng hoảng nợ Châu Âu ngày 1 lan rộng, làm cho giá vàng trong thời gian qua tăng mạnh. Điều này sẽ tác động xấu đến đầu tư toàn thế giới và VN, vì khi vàng đã chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục đầu tư, đồng nghĩa với việc cổ phiếu, trái phiếu giảm mạnh. Như vậy, luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế.  Thứ năm, bảo hiểm rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên VN với tỉ lệ nợ cao, thâm hụt triền miên đang bị tổ chức tài chính quốc tế xếp vào hạng mục rủi ro cao, với mức bảo hiểm tín dụng là 263, xếp ngay trên Hy Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Lạp (321). Điều này là 1 cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài.  Thứ sáu, biến động tỷ giá hối đoái sẽ rất khó lường Khủng hoảng nợ đã làm đồng euro mất giá trầm trọng so với đồng USA, do đó sẽ tạo những rủi ro nhất định trong việc vay, trả ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, dòng USA đang tăng giá mạnh, trong khi thâm hụt thương mại của VN đang gia tăng, cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vay tín dụng ngoại tệ, sẽ gia tăng sức ép rủi ro hối đoái và các biến động tỉ giá những tháng cuối năm 2010. Trên đây là những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp nói riêng, ở Châu Âu nói chung đến VN. Vậy ngay nội tại, tình hình nợ công của VN những năm qua như thế nào? 1.3.3. Tình hình nợ công ở VN Nếu nhìn vào một số dự án đầu tư cụ thể từ nay đến năm 2030 như dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60 tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD, trong đó nguồn tài trợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công, có thể thấy nợ công sẽ tăng mỗi ngày. Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố, tính đến 31/12/2009 tổng số dư nợ công là 871.839 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành, tương đương 52,6% GDP, cao hơn tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính– Ngân sách (52% - 52,6% GDP). Về mặt cơ cấu, nợ chính phủ bằng 41,9% (nợ trong nước chiếm 41,2%, nợ nước ngoài chiếm 58,8%), nợ được chính phủ bảo lãnh bằng 9,8% GDP, nợ của chình quyền của địa phương bằng 0,8% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia bằng 38,8% GDP… Theo World Factbook của CIA, nợ công của Việt Nam năm 2008 ở mức 38,60% GDP nhưng năm 2009 đã tăng rất nhanh lên mức 52,30%. GDP đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ nần. Theo số liệu do Economist công bố ngày 08/10/2010, nợ công của Việt Nam là khoảng 50,7 tỷ USD, tương đương gần 1.000 nghìn tỷ VND, bình quân, con số này là 11,3 triệu VND/ người, chiếm 56,7% GDP, nhưng theo tính toán của một chuyên gia kinh tế, nếu quan niệm nợ công theo thông lệ quốc tế, bao gồm cả nghĩa vụ nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp nhà nước thì nợ công Việt Nam không dưới 70% GDP (vì theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì riêng dư nợ nội địa của các doanh nghiệp nhà nước năm 2008 đã chiếm 20% GDP), trong đó nợ của Chính phủ là 44,3% GDP và nợ nước ngoài của Quốc gia là 42,2% GDP. Năm 2011, Chính phủ dự kiến mức bội chi ngân sách là 125.100 tỷ đồng, bằng 5,5% GDP. Nguồn bù đắp bội chi sẽ đến từ vay trong nước: 97.100 tỷ đồng, vay nước ngoài: 28.000 tỷ đồng. Mức dư nợ Chính phủ dự tính bằng 45,3% GDP, dư nợ quốc gia bằng 42,8% GDP. Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị khống chế mức bội chi năm 2011 ở mức giá trị tuyệt đối thấp hơn hoặc tối đa bằng với năm 2010 (khoảng 120.000 tỷ đồng) thấp hơn mức Chính phủ trình khoảng 5.100 tỷ Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang đồng, và chỉ phát hành trái phiếu chính phủ ở mức 40.000 tỷ đồng (cho các công trình cấp bách nhất). Hiện nay, khoảng 90% tổng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh thuộc về các doanh nghiệp nhà nước, trong khi công ty cổ phần và các đối tượng khác chỉ chiếm 10% còn lại. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2009, khối lượng vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng tăng qua hằng năm. Nếu như năm 2005 chỉ khoảng 0,9 tỷ USD, thì con số này đã tăng gấp 4 lần trong năm 2009, đạt 3,99 tỷ USD, đồng thời tỷ lệ nợ nước ngoài trong tổng dự nợ của Chính phủ cũng tăng lên mức 14,27% trong năm 2009, gấp 2 lần con số 6,4% của năm 2005. Vốn vay Chính phủ chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, số nợ phải trả hàng năm chiếm 15,8% tổng thu ngân sách Nhà nước. Tỷ lệ nợ so với GDP của Việt Nam trong những năm qua. (*): Dự kiến. Số liệu: MPI, WB Diễn biến nợ công tác động đến tương quan giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này từ gấp 28 lần vào cuối năm 2008, chỉ còn hơn gần 3 lần tính đến 31/12/2009. Trước đó, đỉnh điểm là vào cuối 2007, chỉ tiêu này gấp gần 102 lần. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Quy mô của nợ công đang tăng với tốc độ rất nhanh. Theo EIU trong giai đoạn 2001 – 2009, nợ công trên đầu người của Việt Nam tăng khoảng 18%/năm, gần gấp 3 tốc độ tăng GDP/đầu người trong cùng thời kỳ. 1.3.4. Một số nhận định về tình hình nợ công ở VN Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Về nợ công, EIU cho rằng hiện có những quan ngại về những tác động thứ cấp tiêu cực tiềm tàng của các nỗ lực kích thích kinh tế đang thực hiện. Nổi lên nhiều lo ngại về việc các chương trình kích thích kinh tế như thế nào trong khi đồng thời phải trang trải thâm hụt ngân sách lớn (tương đương 8,1% GDP, thâm hụt ngân sách, không kể các khoản đang cho vay) dự kiến sẽ tiếp tục cao trong năm 2010 sau khi đạt con số 9% GDP năm 2009. Trong hai năm tới, nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, từ con số ước tính 52,1% GDP (2009) lên 54,3% GDP (2011). Việt Nam hiện có các nhân tố tích cực bao gồm: Một, sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà tài trợ. Tới thời điểm này, các nhà tài trợ nước ngoài đã cam kết sẽ ủng hộ 8 tỷ USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong năm 2010, tăng đáng kể so với con số 5 tỷ USD cam kết trong năm 2009. Hai, tỷ lệ nguồn dự trữ ngoại tệ so với nợ ngắn hạn nước ngoài ở mức cao đã làm giảm đáng kể sự dễ tổn thương của Việt Nam trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng tiền mặt. Tuy nhiên, tỷ lệ này gần đây đã giảm do sự tụt giảm của nguồn dự trữ ngoại tệ. Bên cạnh đó, Việt Nam phải đối mặt với việc thực hiện đúng hạn đối với các cam kết nợ công, cả ngoài nước và trong nước, trước các áp lực về kinh tế và xã hội. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm 21,3% xuống còn 18,8 tỷ USD trong giai đoạn cuối năm 2008 tới cuối tháng 8/2009. Một mức độ dự trữ ngoại hối thấp sẽ làm tăng nguy cơ thực hiện những cam kết về nợ trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng tiền mặt. Về tổng thể, EIU nhận định vấn đề nợ công của Việt Nam ở mức ổn định. Xếp hạng nguy cơ nợ công của Việt Nam có thể sẽ không được cải thiện hơn trong những năm tới. Chính phủ Việt Nam đã khẳng định sẽ thực hiện các cam kết về nợ. Hiện chỉ tồn tại một nguy cơ nhỏ rằng chính phủ sẽ không thể giải quyết các khoản nợ của mình trong năm 2010-2011. Trong 2 năm tới, việc Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế dưới dạng đồng USD, nhưng đây sẽ tiếp tục là một phương thức đắt giá của việc huy động tài chính. 1.3.5. Dự đoán nguy cơ khủng hoảng nợ công ở VN Nước ta đang đứng trước nguy cơ nợ nần chồng chất, nào là dự án đường sắt bắc nam, vinashin, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Tất cả các sự việc trên cho thấy Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang đang phát sinh một nguy cơ, là liệu Việt Nam có trở thành “Hy Lạp của Châu Á” hay không. Trong nhiều nguyên nhân gây khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, đang tiềm tàng và có bóng dáng ở VN. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng nợ công Hy Lạp là bệnh thành tích. Để đáp ứng đủ những điều kiện khắt khe cho việc trở thành thành viên của liên minh Châu Âu EU, chính phủ Hy Lạp đã cố gắng làm đẹp những con số về tăng trưởng, lạm phát, kết quả là nhân dân nước này đã trở thành những con nợ của nước ngoài mà không biết. Ở VN cũng vậy, căn bệnh thành tích đã trở thành căn bệnh mãn tính, mà hiện chưa có thuốc chữa trị. Có thể khẳng định trong tương lai gần, 1 cuộc khủng hoảng nợ công như Hy Lạp chưa thể xảy ra, nhưng trong dài hạn nếu cứ tiếp tục những với những khoản vay ODA, phát hành trái phiếu quốc tế, bảo lãnh nợ nước ngoài, và đặt biệt, những khoản vay giành cho những tập đoàn, tổng công ti nhà nước làm ăn không hiệu quả thì nguy cơ đó hoàn toàn có thể xảy ra. Trong báo cáo chính phủ cho thấy nợ Chính phủ đang tăng cao: 33,8% GDP năm 2007; 36,2% GDP năm 2008, 41,9% GDP năm 2009, cùng với việc tăng phát hành trái phiếu chính phủ. Đó đều là những con số biết nói, khi nợ quốc gia tăng sát mức an toàn, vay nợ trong nước và nước ngoài gặp khó khăn và phải vay với lãi suất cao, dẫn tới an ninh tài chính quốc gia đứng trước khó khăn, khi thâm hụt ngân sách chưa giảm, và năm nào nợ chính phủ cũng tăng khá nhanh, cứ đà này đến năm 2012 nợ chính phủ sẽ vươn đến mức không an toàn. 2. Nguyên nhân dẫn tới nợ công Theo tiến sĩ Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao thì nợ công - trước hết là vấn đề mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng, để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm. Đương nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ nần. Ở mỗi nước và tuỳ từng thời kỳ lại có các nguyên nhân khác nhau, song tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản như: 2.1. Chi tiêu mạnh từ ngân sách nhà nước Lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng tăng , đặc biệt, hậu Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang [...]... sách kinh tế như hiện nay thì nợ công và nợ nước ngoài sẽ là điều đáng báo động Điều này cho thấy là Việt Nam cần chỉnh đốn lại chính sách hiện nay Đáng lo ngại nhất có lẽ là số nợ với lãi suất thị trường của doanh nghiệp quốc doanh đang tăng rất nhanh ( trích “ Về nợ nước ngoài của Việt Nam”, Vũ Quang Việt, ngày 8/12/2010) Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Chính vì vậy, chính... ro Rủi ro đầu tiên là một phần không nhỏ nợ công của Việt Nam hiện nay là bằng đồng Yên, khoảng trên dưới 30% “Chúng ta biết tỷ giá đồng Yên rất dao động, nếu đồng Yên cứ lên giá như bây giờ thì rất bất lợi cho chúng ta dù lãi suất thấp”, TS Võ Trí Thành nói tại Hội thảo do Công ty chứng khoán Tân Việt tổ chức Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Rủi ro thứ hai liên quan đến việc... http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=122&CategoryID=1&News=1268 Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang http://tintuc.xalo.vn/001925240208/Tinh_hinh_kinh_te_the_gioi_va_cac_tac_dong _den_Viet_Nam.html?id=16d564e&o=456 http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=9337 http://www.tinkinhte.com/tai-chinh-dau-tu/phan-tich-nhan-dinh/khung-hoang-nocong-nguy-co-va-nhung-khuyen-cao-voi-viet-nam.nd5-dt.131691.123131.html Tình hình nợ công của Việt Nam,. .. chính công trước những vấn đề nợ công ở châu Âu và những hàm ý đối với Việt Nam” , TS Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) đã nêu ra những bất cập trong quan lí nợ công: Đầu mối thống nhất về quản lý nợ công chưa có, một số cơ quan khác nhau làm việc khác nhau, nên thống nhất về thông tin nợ công là kém Nhà nước ta chưa tập hợp được toàn cảnh về nợ công, ... như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù hợp với các quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà họ tham gia Trong khi đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế, tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng 3 Giải pháp cho tình trạng nợ công 3.1 Những rủi ro và khó khăn gặp... ruột các công trình Sử dụng vốn vay 1 cách hiệu quả bài bản, trẻ hóa, tinh giảm bộ máy quản lí, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư hơn nữa Ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đầy tăng trưởng kinh tế, giảm tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp Nhà nước nên suy xét việc thành lập cơ quan chuyên quản lí nợ công để có cái nhìn khách quan và độc lập Kết luận: Hiện nay và trong vài năm tới nợ công và nợ nước... nhân thời gian qua, bởi vì theo TS Thành dù là nợ tư nhân, nhưng khi đổ vỡ lớn xảy ra thì Chính phủ cũng phải nhảy vào can thiệp, vì vậy nợ công cũng phải nhìn trong tổng nợ quốc gia Rủi ro thứ ba là mặc dù nợ ngắn hạn so với tổng nợ chúng ta thấp, chỉ vào khoảng 6-7 tỷ USD nhưng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ đang tăng lên 3.1.2 Những khó khăn Thách thức lớn hiện nay là thâm hụt ngân sách cao... chế tính năng động và sức sáng tạo không chỉ của các doanh nghiệp này mà còn của cả nền kinh tế 3.2 Biện pháp khắc phục nợ công - - Để quản lí nợ công tốt, cần có 1 sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan dưới sự điều hành chung của chính phủ Các cơ quan chính phủ cần xác định rõ những dự án kinh tế nào khả thi và có tác dụng thì mới tiến hành đầu tư, vay nợ nước ngoài Cần quán triệt tư tưởng chạy đua... nợ công, chưa gắn được quản lý nợ trong nước và nợ ngoài nước, trong khi đáng lẽ ra phải gắn kết 2 vấn đề này với nhau vì nó liên quan hữu cơ với nhau Nên huy động nợ trong nước đã, thiếu mới huy động ngoài nước Chúng ta có lúc huy động cả nợ trong nước lẫn ngoài nước, vì thế chưa hiệu quả Vấn đề đánh giá mức nợ công an toàn cũng chưa toàn diện, lẽ ra phải đánh giá nợ công cả trong nước, ngoài nước... lớn của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục 2.2 Quản lý nợ của Nhà nước kém Sự kiểm soát chi tiêu và quản lí nợ của NN không chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng, cũng trở thành nguyên nhân không kém phần quan trọng Trong hội thảo về “Quản lý và . khắc phục nợ công Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Tống Thị Thoa, lớp KT04 TÌNH HÌNH NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 1. Mở. vấn đề tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức . 1.1. Khái niệm Theo luật quản lí nợ công 2009, nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa. nợ nước ngoài của Việt Nam”, Vũ Quang Việt, ngày 8/12/2010). Tình hình nợ công của Việt Nam, cơ hội và thách thức Trang Chính vì vậy, chính phủ cần xem xét các kế hoạch đầu tư từ ngân sách và

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan