thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của việt nam

102 387 1
thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU Nhật Bản có nền công nghiệp ôtô phát triển hàng đầu thế giới với nhiều hãng xe nổi tiếng như Toyota, Honda v.v . Theo các chuyên gia kinh tế, nền công nghiệp ôtô phát triển cao như vậy do dựa trên hệ thống công nghiệp hỗ trợ . Công nghiệp hỗ trợ là ngành thượng nguồn tạo điều kiện đầu tiên cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước phát triển. Công nghiệp hỗ trợ phát triển cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm ôtô trong nước và giảm lượng linh kiện, phụ tùng ôtô trước kia phải nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, công nghiệp hỗ trợ là chìa khóa cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp ôtô. Ở Việt Nam, mục tiêu của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đến năm 2020 thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu một số sản phẩm ra thị trường khu vực. Nhưng trên con đường đạt đến mục tiêu đó có cản trở lớn nhất là công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Do các quan điểm về công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được thống nhất. Chính phủ chưa có sự quan tâm đúng mức đối với khu vực kinh tế này, chưa coi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ là quan trọng mà trước đó chỉ coi đó là ngành “phụ trợ”. Trong khi đó, các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ còn quá sơ sài và chưa hoàn thiện. Điều này dẫn đến số lượng doanh nghiệp hỗ trợ còn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp (SXLR), khiến cho các doanh nghiệp SXLR phải sử dụng phần lớn các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, tôi thấy việc nghiên cứu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế của phát triển ngành ôtô. Từ yêu cầu thực tế đó và sau quá trình thực tập tại Vụ Công Nghiệp, thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020” 2 Đề tài này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết, đánh giá thực trạng phát triển SI ngành sản xuất ôtô Việt Nam và đưa ra các kiến nghị phát triển SI ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến SI ngành sản xuất ôtô Việt Nam. Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2011 đến năm 2020. Số liệu bao gồm số liệu thứ cấp của vụ Kinh tế Công Nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư, niên giám thống kê, thống kê của SIDEC, Phương pháp nghiên cứu: kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước về SI nói chung và SI ngành sản xuất ôtô nói riêng. Sử dụng các phương pháp đánh giá tổng hợp, phân tích, suy luận logic. Từ mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, đề tài có kết cấu như sau: Chương 1- Cơ sở lý luận phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Chương 2- Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam Chương 3- Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ 1.1. Một số vấn đề cơ bản về công nghiệp hỗ trợ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ Công nghiệp hỗ trợ (SI) là ngành công nghiệp quan trọng trong hệ thống công nghiệp của mỗi nước. Tuy nhiên, trên thực tế, theo cách phân loại quản lý và xếp hạng hệ thống các ngành công nghiệp thì không tồn tại SI, mà các doanh nghiệp SI này nằm trong một chuỗi giá trị cụ thể của một ngành công nghiệp nào đó, chẳng hạn ôtô, xe máy, tàu thủy, điện tử, điện gia dụng… Mặc dù khái niệm SI được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nhưng khái niệm này vẫn còn chưa thống nhất. Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEIT) chính thức định nghĩa về SI trong chương trình hành động phát triển SI Châu Á (1993) định nghĩa SI là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ôtô, điện và điện tử). Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng SI là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Văn phòng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan định nghĩa SI là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ôtô, điện và điện tử). Trong khi đó, Hội đồng đầu tư Thái Lan xác định 5 sản phẩm chính của ngành SI là gia công khuôn mẫu, gia công áp lực, đúc và gia công nhiệt. Còn theo tác giả Trần Văn Thọ trong cuốn sách “Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hoá ở Việt Nam (2005)”, SI gồm toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Còn theo văn bản chính thức đầu tiên về chính sách cho SI của Việt Nam, quyết định của 4 Thủ tướng chính phủ số hiệu 12/2011/QĐ-TTg, các nhà hoạch định chính sách định nghĩa SI là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Mỗi một khái niệm về SI được xác định bởi một phạm vi khác nhau. Theo tổng hợp của các nhà nghiên cứu ở Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VDF) thì có ba khái niệm về SI như sau (Hình 1): Hình 1: Các khái niệm và phạm vi của SI Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam – trang 38 Theo khái niệm hẹp, SI là những tổ chức doanh nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng, các công cụ sản xuất ra các linh kiện và phụ tùng này. Các linh kiện,phụ tùng sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp SXLR ôtô. Với cách tiếp cận này thì sản phẩm của SI ngành SXLR ôtô bao gồm các linh kiện phụ tùng như khung xe, lốp xe, động cơ, kính gương, dây điện,v v Sản phẩm cuối cùng Lắp ráp Lắp ráp chưa hoàn chỉnh Hàng hoá trung gian Phụ tùng Linh kiện Hàng hoá tư bản Công cụ Máy móc Nguyên liệu Thép Nhựa Dịch vụ sản xuất Hậu cần Kho bãi Phân phối Bảo hiểm CNPT (Phạm vi hẹp) CNPT (phạm vi mở rộng 2) C N P T ( p h ạ m v i m ở r ộ n g 1 ) 5 Theo nghĩa rộng, có hai cách tiếp cận khác biệt nhau là theo chiều ngang và theo chiều dọc. Theo chiều ngang tức là mở rộng phạm vi SI không chỉ là bao gồm các sản phẩm vật chất mà còn là các dịch vụ hỗ trợ phi vật chất. Còn theo chiều dọc là theo chuỗi giá trị sản phẩm và các hoạt động sản xuất để có các linh kiện và phụ tùng cuối cùng cung cấp cho các doanh nghiệp SXLR ôtô. Theo cách tiếp cận theo chiều ngang, SI là các tổ chức doanh nghiệp cung cấp các linh kiện, phụ tùng, các công cụ sản xuất để sản phẩm và các dịch vụ sản xuất. Theo cách tiếp cận này thì sản phẩm của SI không chỉ bao gồm các linh kiện, phụ tùng và máy móc mà còn các dịch vụ về kho bãi, vận chuyển, Còn theo cách tiếp cận theo chiều dọc, SI là các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ và máy nguyên vật liệu cho cho sản xuất các sản phẩm đó. Theo đó, sản phẩm của SI có rất nhiều chủng loại đa dang từ kinh kiện, phụ tùng như động cơ, bánh xe… đến các nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất linh kiện, phụ tùng như sắt thép, linh kiện nhựa, sản phẩm cao cu, … 1.1.1.2. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ a. Là một mạng lưới doanh nghiệp có tính liên kết cao SI nói chung và SI cho ngành sản xuất ôtô nói riêng bao gồm một hệ thống rất nhiều doanh nghiệp phong phú và đa dạng về loại hình và quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến sản xuất và cung ứng SI cho ngành SXLR ôtô như sản xuất linh kiện nhựa, linh kiện kim loại, nguyên liệu đầu vào,… Không chỉ khác nhau về lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp này có quy mô cũng khác nhau, họ có thể là các doanh nghiệp FDI vốn hóa lớn, doanh nghiệp nhà nước hoặc là các DNVVN của tư nhân. Hệ thống các doanh nghiệp này liên kết với nhau theo chuỗi giá trị dựa trên mối quan hệ ngành thượng nguồn (upstream) 1 và hạ nguồn (downstream) 2 . Chuỗi giá trị là chuỗi hoạt động của các ngành dập, khuôn mẫu, chế tạo linh kiện…. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo 1 Ngành thượng nguồn là những ngành sản xuất các yếu tố đầu vào các ngành sản xuất khác. 6 thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị giá trị gia tăng nhất định. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Các doanh nghiệp SI không những liên kết theo chiều dọc mà còn liên kết chéo để hình thành lên một mạng lưới sản xuất (MLSX). MLSX thể hiện mối liên kết bên trong hoặc giữa các nhóm doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị nhất định, để sản xuất sản phẩm cuối cùng là ôtô. Các tập đoàn toàn cầu thường có MLSX lớn, họ kiểm soát đầu vào các nguồn tài nguyên chính, các hoạt động thiết kế sản phẩm, quản lý chi nhánh ở các quốc gia và tiếp cận khách hàng cuối cùng. Còn khâu sản xuất hầu hết được thuê ngoài bởi các nhà cung ứng. Các doanh nghiệp cung ứng này là thành phần chính trong MLSX Các công ty trong MLSX liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ đa dạng như hoạt động thầu phụ 3 , cấp phép đăng ký sản xuất, các tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp đồng marketing, chia sẻ các sản phẩm và các tiêu chuẩn liên quan đến quy trình Các ngành trong mạng lưới cũng không ngừng tăng lên. Một công ty có thể tham gia nhiều mạng lưới.Ví dụ, nhà cung cấp phụ tùng ôtô nổi tiếng thế giới Lear là thành viên MLSX của nhiều nhà lắp ráp ôtô như tập đoàn General Motor, Ford, Toyota và Volkswagen A.G. MLSX tạo lập nên các lớp cung ứng khác nhau (Hình 2). Lớp đầu tiên là lớp chuyên sản xuất các sản phẩm dành riêng cho các nhà lắp ráp. Lớp doanh nghiệp này cung ứng các sản phẩm linh kiện cao cấp, có giá trị gia tăng cao nhất. Các doanh nghiệp SI này thường là những công ty con trực tiếp của các nhà lắp ráp lớn. Lớp thứ hai là các DNNVV riêng rẽ cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp SXLR hoặc cho các doanh nghiệp lớp đầu tiên. Lớp này cung ứng các linh kiện nhỏ hơn để hoàn thành các linh kiện lớn như động, hộp số, …cho các doanh nghiệp hoặc cung ứng trực tiếp các linh kiện nhỏ cho các doanh nghiệp SXLR. Lớp thứ ba là các doanh nghiệp chuyên cung ứng các nguyên liệu, vật liệu hoặc các sản phẩm đã qua chế tác như các sản phẩm nhựa, kim loại,… cho các doanh nghiệp lớp thứ nhất và thứ hai. SI 2 Ngành hạ nguồn là những ngành sử dụng các yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất thượng nguồn để sản xuất. 3 Thầu phụ là sự thoả thuận giữa nhà thầu chính về việc giao cho một hoặc vài doanh nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện hay cung cấp dịch vụ công nghiệp cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình. 7 Ccó thể có nhiều lớp cung ứng hơn tùy thuộc vào đặc điểm và độ phức tạp của các linh kiện . Linh kiện càng có độ phức tạp cao và nhiều công đoạn chế tạo thì càng nhiều lớp doanh nghiệp SI. Hình 2: Mạng lưới các lớp doanh nghiệp cung ứng (hỗ trợ) Nguồn Abonyi.G 2007. Linking greater Mekong subregion Enterprises to international Market (Slide 18ths) b. Công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng vốn và công nghệ tương đối cao Phần lớn các sản phẩm của SI có hàm lượng vốn và công nghệ cao như linh kiện điện tử, chi tiết máy, chi tiết dập kim loại chính xác, … Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm này đòi hỏi phải dựa trên nền khoa học, công nghệ tương đối phát triển và cần thời gian dài. Việc cải tiến các sản phẩm SI cần có thời gian dài . Việc sSản xuất các sản phẩm này cần có các máy móc 8 hiện đại và không thể chia nhỏ được. Các doanh nghiệp phải mua toàn bộ hệ thống máy móc chứ không thể mua từng bộ phận của dây chuyền sản xuất. Mặt khác, để vận hành các máy móc này các doanh nghiệp SI chỉ cần sử dụng một lượng lao động nhỏ nhưng phải có trình độ cao đòi hỏi phải trả lương hậu hĩnh. Hơn nữa, đầu vào của các doanh nghiệp SI tương đối cũng là các sản phẩm đã qua chế biếnnguyên liệu cao cấp nên giá thành tương đối cao. Do vậy, các doanh nghiệp SI luôn có nhu cầu vốn rất cao để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của mình. Tuy vậy, vẫn có một phần các sản phẩm SI như dây bảo hiểm, tấm đệm lót sàn, … Các sản phẩm này chỉ cần các máy móc đơn giản hoặc chế tác bằng tay. Những sản phẩm này lại có hàm lượng vốn, công nghệ thấp và sử dụng nhiều lao động. Nhưng có giá trị gia tăng rất thấpĐây là những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp c. Chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa Sản phẩm SI thường được sản xuất trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với quy mô nhỏ, lượng lao động ít. Nên hệ thống doanh nghiệp SI có đầy đủ các ưu điểm và nhược điểm tương tự của DNNVV. Các doanh nghiệp này có thuận lợi trong việc khởi sự, bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, dễ dàng đổi mới trang thiết bị và công nghệ mới để đáp ứng những thay đổi trong yêu cầu của các nhà SXLR ôtô. Tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với hạn chế của các DNNVV. Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của các DNNVV nằm chính trong đặc điểm của nó, đó là quy mô vốn nhỏ, vốn ít, do đó thường lâm vào tình trạng thiếu vốn mỗi khi muốn mở rộng thị trường hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. Các DNNVV thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm. Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển… nói cách khác là ít có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. 1.1.2. Phương thức sản xuất và chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ 9 1.1.2.1. Phương thức sản xuất Hiện nay trên thế giới có hai phương thức sản xuất công nghiệp chủ yếu là phương pháp sản xuất mô đun (Modular Manufacturing) và phương thức sản xuất tích hợp (Intergal Manufacturing). Phương thức sản xuất mô đun dựa trên sự chuẩn hóa và linh hoạt của các linh kiện, phụ tùng. Cùng một loại linh kiện, phụ tùng các doanh nghiệp SI trên toàn thị trường đều sản xuất theo thiết kế tương đối giống nhau về kích thước, kiểu dáng, vật liệu, màu sắc, độ co giãn… Các linh kiện này có khả năng sử dụng và lắp ráp trên nhiều loại sản phẩm và các hãng ôtô khác nhau. Ví dụ, cùng một sản phẩm “thanh gạt nước” của doanh nghiệp SI có khả năng lắp ráp cho cả xe tải và xe khách. Do thiết kế có sẵn và ít bị thay đổi cộng thêm yêu cầu công nghệ ở mức trung bình cho nên có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào sản xuất. Số lượng sản phẩm SI được sản xuất quá lớn vượt nhu cầu của các doanh nghiệp SXLR. Dẫn đến để tiêu thụ được sản phẩm, các doanh nghiệp này phải cạnh tranh bằng việc giảm giá sản phẩm. Giá bán thấp nên cho dù các doanh nghiệp SI bán được sản phẩm nhưng cũng không thu được nhiều lợi nhuận. Do sản xuất trên các thiết kế có sẵn và ít thay đổi các doanh nghiệp SI không có động lực thực sự trong việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Dẫn đến, sản phẩm SI ít được đổi mới và chất lượng cải thiện tương đối chậm chạp. Phương thức sản xuất tích hợp lại dựa trên sự liên kết giữa các doanh nghiệp SXLR với SI và đặc trưng, sự khác biệt, chất lượng của các linh kiện. Các mối liên kết này cần rất nhiều thời gian, công sức, sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp SI và doanh nghiệp SXLR ôtô trong các giai đoạn sản xuất linh kiện và phụ tùng cũng như sản phẩm ôtô cuối cùng như : nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm, sản xuất, tiêu thụ. Trong giai đoạn R&D, các doanh nghiệp SXLR sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp SI trong quá trình R&D các sản phẩm linh kiện, phụ tùng. Ngược lại việc nghiên cứu và phát triển thành công một đặc tính mới của linh kiện của doanh nghiệp SI sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp SXLR cải tiến sản phẩm ôtô của mình. Giai đoạn thiết kế sản phẩm, các doanh nghiệp SXLR ôtô cung cấp thông tin về các đặc điểm 10 của linh kiện trong sản phẩm ôtô mới tới các doanh nghiệp SI. Các doanh nghiệp SI thiết kế sản phẩm linh kiện phụ tùng dựa trên những thông tin đó. Giai đoạn sản xuất, các doanh nghiệp SI sẽ nhận được hỗ trợ từ các doanh nghiệp SXLR như chuyển giao công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực Giai đoạn tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp SXLR sẽ đảm bảo tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp SI. Xuất phát từ sự liên kết chặt chẽ trên đã tạo nên sự khác biệt và chất lượng không ngừng gia tăng của các sản phẩm linh kiện. Các doanh nghiệp SXLR cũng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi các nhà cung cấp do việc phát triển một nhà cung ứng tương tự sẽ mất rất nhiều chi phí, thời gian và công sức. Do vậy, các doanh nghiệp SI hoàn toàn có quyền đặt giá cao hơn so với phát triển theo phương thức sản xuất mô đun. Thời gian liên kết các dài, mức độ liên kết các chặt chẽ, thì giá trị các sản phẩm SI càng được nâng cao, lợi nhuận của các doanh nghiệp SI càng lớn. 1.1.2.2. Chiến lược phát triển Hiện nay, có ba mô hìnhdạng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm chiến lược “đẩy”, chiến lược “kéo” và chiến lược hỗn hợp. Chiến lược “đẩy”, chiến lược này sử dụng các chính sách thúc đẩy thị trường tác động vào các DNNVV tham gia vào quá trình sản xuất linh kiện và trở thành đối tác của các doanh nghiệp SXLR ôtô. Khuyến khích các doanh nghiệp SXLR tìm kiếm các nhà cung cấp khác trong nước, tạo ra một thị trường lành mạnh và có lợi cho các nhà cung cấp, tạo nên sức hút cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực SI. Chiến lược này phải dựa trên một nền công nghiệp khá phát triển, nguồn vốn, khả năng quản lý cũng như các điều kiện hạ tầng cần có cho phát triển SI. Chiến lược này cũng cần phải có sự phối hợp và điều hành hiệu quả giữa các cơ quan chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp nói chung và SI nói riêng. Chiến lược “kéo”, dựa trên các chính sách tính bắt buộc nhằm thúc ép các doanh nghiệp SXLR phải thực hiện các liên kết với các doanh nghiệp cung ứng trong nước. Điểm rõ nét nhất trong chiến lược này là quy định về tỷ lệ nội địa hóa. Với việc quy định chặt chẽ về các điều khoản về nội địa hóa, các [...]... những kết quả của chương 1 sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất lắp ráp tô Việt Nam ở chương 2 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ của ngành sản xuất và lắp ráp tô Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản... về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp tô như sau: - SI là khái niệm rộng liên nhiều ngành công nghiệp khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp tô - Sự phát triển của SI chịu ảnh hưởng trực tiếp trực tiếp bởi các chính sách của chính phủ như quy hoạch phát triển, chính sách khuyến khích, chính sách nội địa hóa tô … cũng như gián tiếp từ các chính sách phát. .. của doanh nghiệp trong ngành cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành công nghiệp tô 1.1.4.3 Công nghiệp hỗ trợ trong tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với nước đang phát triển, vốn đầu tư và công nghệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng rất quan trọng trong phát triển công nghiệp Đặc biệt là các ngành có hàm lượng công nghệ cao như công nghiệp tô Tuy vậy,... trong nước đối với nhu cầu của các nhà SXLR tô trong nước và giai đoạn 5 Trích dẫn trong nghiên cứu “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 23 phát triển của SI Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ giữa số lượng doanh nghiệp SI trên số doanh nghiệp SXLR tô Trong đó K là tỷ lệ giữa doanh nghiệp SI trên số doanh nghiệp tô SI là số doanh nghiệp SI SXLR là số doanh nghiệp SXLR tô cuối cùng Tỷ lệ K càng... vào này Hơn nữa, ngành công nghiệp tô trong nước sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu từ biến động kinh tế thế giới Do đóng vai trò là nền tảng cho công nghiệp tô nên các doanh nghiệp SI đóng góp tỷ trọng lớn vào VA toàn ngành công nghiệp ôtôtrong chuỗi giá trị sản phẩm tô Các doanh nghiệp này chiếm số lượng lớn các hoạt động công nghiệp và dịch vụ trong quá trình sản xuất công nghiệp Những đơn vị này... SXLR tô và là biện pháp quan trọng trong giải quyết tình trạng nhập siêu ở các quốc gia đang phát triển 1.1.4.2 Công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất và lắp ráp tô Trong mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh, giáo sư Michael Porter cũng đã khẳng định vai trò của công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan trong nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành công nghiệp. .. giới đã có hai mô hình phát triển SI cơ bản đó là mô hình tự phát và mô hình dựa trên phát triển các liên kết công nghiệp 1.1.3.1 Mô hình tự phát Mô hình thứ nhất tồn tại ở các nước phát triển mà quá trình công nghiệp hóa phát triển từ sớm như Anh, Pháp, Mỹ,v v Với đặc điểm của lịch sử phát triển, các doanh nghiệp tham gia quá trình một cách tự phát và hình thành nên hệ thống các doanh nghiệp SI Việc... luôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu" 5 Công nghệ và khoa học kỹ thuật trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững SI ngành SXLR tô 1.3 Các tiêu chí đo lường sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ 1.3.1 Số lượng doanh nghiệp hỗ trợ. .. SI cho ngành SXLR tô ở Việt Nam Hiện nay, Thái Lan có khoảng gần 2.300 công ty sản xuất linh phụ kiện tô và xe máy (cụ thể hơn, có 648 công ty bậc 1, có 1.641 công ty bậc 2 và bậc 3, tổng số có 2.289 công ty) Ngành công nghiệp tô đã tạo ra khoảng trên 300.000 việc làm và tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 80-90% cho xe bán tải và 30-70% cho xe du lịch Hình dưới đây biểu thị cơ cấu của của hệ thống cung... xuất tô và xe máy ở Thái Lan 26 Hình 4: Cơ cấu cung ứng SI ngành công nghiệp tô và xe máy của Thái Lan Nguồn “Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN” trang 61 1.4.1.2 Điều kiện phát triển Đạt được những thành tựu trên, một phần do Thái Lan đã có một số điều kiện thuận lợi nhất định cho phát triển SI Thứ nhất, là sự hiện diện của các công ty . phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp tô Chương 2- Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp tô Việt Nam Chương 3- Một số kiến nghị phát triển công. trên hệ thống công nghiệp hỗ trợ . Công nghiệp hỗ trợ là ngành thượng nguồn tạo điều kiện đầu tiên cho ngành sản xuất và lắp ráp tô trong nước phát triển. Công nghiệp hỗ trợ phát triển cải thiện. ngoài. Do đó, tôi thấy việc nghiên cứu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp tô là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế của phát triển ngành tô. Từ yêu cầu thực tế đó

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ

    • Hình 1: Các khái niệm và phạm vi của SI

    • Hình 2: Mạng lưới các lớp doanh nghiệp cung ứng (hỗ trợ)

    • Hình 3: Mô hình kim cương về cạnh tranh

    • 1.4.1.2. Điều kiện phát triển

    • 1.4.1.3. Chính sách và các hoạt động phát triển

    • CHƯƠNG 2

    • THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ VIỆT NAM

      • Kết luận chương 2

      • CHƯƠNG 3

      • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

      • HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ

      • VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

        • 3.3.1.4. Chính sách liên kết doanh nghiệp

        • Kết luận chương 3

        • Phụ lục 1: So sánh hai phương thức sản xuất

        • Phụ lục 2: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ Thái Lan năm 1995

        • Phụ lục 3: Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan

        • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan