phân tích tình hình lợi nhuận của nhà máy sữa đậu nành việt nam - vinasoy

14 1.3K 2
phân tích tình hình lợi nhuận của nhà máy sữa đậu nành việt nam - vinasoy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM – VINASOY 1.1. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.  Tên doanh nghiệp : Nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam – VinaSoy.  Tên viết tắt : VinaSoy.  Tên giao dịch: Vietnam soya products company – VinaSoy.  Trụ sở chính: 02 Nguyễn Chí Thanh, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi. Tiền thân của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy là Nhà máy sữa Trường Xuân được xây dựng năm 1996 và đưa vào hoạt động chính thức tháng 7/1997 theo Quyết định thành lập số 349/ĐQN-TCKLĐ/QĐ ngày 29/5/1997 về việc thành lập và giao nhiệm vụ cho phân xưởng sữa, kem và sữa chua của giám đốc Công ty Nguyễn Xuân Huế. Đến tháng 05/2005 Nhà Máy Sữa Trường Xuân đổi tên thành Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy theo Quyết định số 265QĐ/ĐQN-TCLĐ ngày 16/5/2005. Đến tháng 01/2006 thành lập Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy theo Quyết định số 026QĐ/CPĐQN-HĐQT ngày 04/01/2006 về việc thành lập Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam – VinaSoy của Chủ tịch Hội đồng quản trị Võ Thành Đàng ký. 1.2. Các loại hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy chuyên sản xuất và tiêu thụ các loại sữa từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng trên cả nước. Nhà máy chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm chế biến từ đậu nành trong 2 lĩnh vực chính: - Lĩnh vực sữa thương mại: là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về các sản phẩm từ đậu nành, VinaSoy hiện là nhà sản xuất và cung ứng đa dạng các sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường tiêu thụ rộng lớn. sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường thương mại hiện có là sữa đậu nành Fami có đường hộp 200ml, bịch 20ml, và sản phẩm sữa đậu nành Mè đen VinaSoy hộp 200ml. - Lĩnh vực sữa Dinh dưỡng học đường: liên tục nhiều năm từ 2001-2008, VinaSoy được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ chọn làm nhà cung cấp sữa đậu nành cho các trường học trong chương trình Dinh dưỡng học đường tại Việt Nam. Đây là chương trình cấp phát miễn phí sữa đậu nành và bánh bích quy cho các em học sinh tiểu học ở vùng sâu vùng xa thuộc 9 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Điện Biên, Lai Châu. 1.3. Các sản phẩm của Nhà máy Từ năm 1997, sản phẩm chủ yếu là sữa đậu nành tiệt trùng có đường hiệu Fami, dung tích 250ml. Đến năm 2000, Nhà máy điều chỉnh dung tích chỉ còn lại 200ml và được trang bị thêm một máy chiết sữa dạng bịch Tetra Fino dung tích 200ml. Ngoài việc trang bị dây chuyền sản xuất sữa đậu nành đồng bộ, duy nhất tại Việt Nam do tập đoàn Tetra Pak - Thụy Điển cung cấp. Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-VinaSoy còn sử dụng nguồn nguyên liệu đậu nành thuần Việt, trong khi hơn 90% nguồn nguyên liệu chế biến sữa đậu nành của các doanh nghiệp khác trong nước phải nhập từ nước ngoài. Đồng thời áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý sản xuất ISO 9001-2000, HACCP và hoạch định tài nguyên doanh nghiệp ERP,… làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, sản phẩm của Nhà máy ngày càng tìm được chỗ đứng vững trên thị trường. Nhà Máy đã và đang nghiên cứu, sản xuất các loại sản phẩm từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nhà máy đang sản xuất 3 loại sản phẩm: 1) Sữa đậu nành Fami hộp 200ml. 2) Sữa đậu nành Fami bịch 200ml. 3) Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy 200ml. Là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về các sản phẩm đậu nành, Nhà máy hiện là nhà sản xuất và cung ứng đa dạng các sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường tiêu thụ rộng lớn. Từ năm 2006 đến nay, Nhà máy luôn chiếm trên 50% thị phần sữa đậu nành hộp giấy trong cả nước với 2 loại sản phẩm: Sữa đậu nành Fami và Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy. Sữa đậu nành Fami có 2 loại: Fami hộp 200ml và Fami bịch 200ml Fami là sữa đậu nành do Vinasoy sản xuất dựa trên hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại của Thụy Điển, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 và HACCP. Hiện nay sữa đậu nành Fami là sản phẩm dẫn đầu thị trường sữa đậu nành hộp giấy của cả nước và nhiều năm liền được chọn cung cấp cho chương trình Dinh dưỡng học đường tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ. Giá trị dinh dưỡng Được chế biến từ những hạt đậu nành nguyên chất chọn lọc từ thiên nhiên, sữa đậu nành Fami chứa mọi thành phần bổ dưỡng từ đậu nành tự nhiên, giúp mang đến cho khách hàng sức khỏe tốt nhất và hương vị thơm ngon nhất. Lợi ích của sản phẩm Sữa đậu nành Fami của VinaSoy là nguồn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với nhiều tác dụng tốt nhất cho sức khỏe nhờ khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống béo phì, loãng xương, các triệu chứng mãn kinh, tiểu đường và một số loại ung thư liên quan đến hoóc-môn. Ngoài ra, sữa đậu nành còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu và có tác dụng giải nhiệt. Nhờ sử dụng công nghệ hiện đại, khép kín từ khâu sản xuất đến đóng gói sản phẩm, sữa đậu nành Fami luôn đảm bảo được tính an toàn thực phẩm, giữ được giá trị dinh dưỡng và hương vị của sữa đậu nành nguyên chất, mang đến cho mọi người một loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và đậm đà hương vị tự nhiên. Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy Mè đen hay còn gọi là vừng đen, từ xưa đã trở thành thực phẩm hết sức quen thuộc trong đời sống của người Việt. Ngày nay, bằng sự kết hợp tuyệt vời giữa những Thành phần: Nước, đậu nành hạt, đường kính Giá trị dinh dưỡng trong 200ml: Năng lượng : 109,2 Kcal Đường : 19,0g Đạm : 3,8g Chất béo : 2,0g Chất khoáng : 0,6g Vitamin : E, A, B 1 , B 2 , PP Omega 3, Omega 6. hạt đậu nành và mè đen chọn lọc từ thiên nhiên, lần đầu tiên tại Việt Nam, VinaSoy mang đến cho bạn một loại thức uống thơm ngon và bổ dưỡng với hương vị độc đáo. Giá trị dinh dưỡng Ngoài những thành phần dinh dưỡng có trong đậu nành, mè đen còn giàu protein, chứa mọi axit amin thiết yếu và không chứa cholesterol. Nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là canxi, PP, magiê và các thành phần chống lão hóa, sữa đậu nành Mè đen VinaSoy còn được xem như nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo, bổ dưỡng và rất phù hợp với phụ nữ và người lớn tuổi. Lợi ích sản phẩm Sữa đậu nành Mè đen VinaSoy là sự kết hợp độc đáo giữa hương vị mới lạ và các thành phần bổ dưỡng, mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích nhờ tác dụng tốt cho sức khỏe, tạo làn da luôn tươi trẻ, đầy sức sống, giúp xương chắc khỏe và trí nhớ minh mẫn, tốt cho tim mạch. 75.00% 12.00% 13.00% Fami hộp Fami bịch Mè đen Biểu đồ 2.1: Kết cấu sản phẩm của VinaSoy trong năm 2010 Thành phần: Nước, đậu nành hạt, dịch mè đen, đường kính. Giá trị dinh dưỡng trong 200ml: Năng lượng : 100,6 Kcal Đường : 14,0g Đạm : 4,4g Chất béo : 3,0g Chất khoáng : 0,8g Vitamin : E, A, B 1 , PP Omega 3, Omega 6. PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM – VINASOY 2.1. Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất và tiêu thụ các loại sữa từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng trên cả nước, Ban lãnh đạo nhà máy đã xác định khâu tiêu thụ là then chốt vì để tồn tại và phát triển, nhà máy phải bán được hàng hóa: “Chỉ bán cái khách hàng cần, không bán cái mà mình sẵn có”. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng mới được tiêu thụ nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng. Xác định được mục tiêu và phương kinh doanh trên, Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy đã không ngừng tìm kiếm những thông tin hữu ích, cơ hội mới, thị trường mới để qua đó tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận 2.1.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận Các năm qua, nhà máy đã phấn đấu đạt lợi nhuận theo kế hoạch đề ra. Xét cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 3 năm 2007, 2008, 2009 ĐVT:1000 đồng Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng DT 151.313.617 155.993.940 260.982.566 273.245.659 376.976.275 392.449.448 Tổng CP 148.629.360 153.088.241 256.611.146 268.739.250 365.437.918 380.802.600 LNTT 2.684.257 2.905.805 4.371.420 4.506.619 11.538.358 11.876.848 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh) Doanh thu tiêu thụ của Nhà máy trong năm 2007 đạt 155.993.940.000 đồng đến năm 2009 con số đó tăng lê 392.449.448.000 đồng, theo đó lợi nhuận thu về của nhà máy cũng tăng lên đáng kể, từ mức 2.684.257.000 đồng lên 11.876.848.000 đồng chính nhờ sự nỗ lực không ngừng của Nhà máy. Để thấy rõ hơn về mức tăng trưởng của Nhà máy ta xem xét mức độ chênh lệnh qua các năm như sau: Bảng 2.2: Bảng đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch 2007, 2008, 2009 ĐVT: 1.000 Đồng +/- % +/- % +/- % Tổng DT 4.680.323 3,09 12.263.093 4,70 15.473.173 4,10 Tổng CP 4.458.881 3,00 12.128.104 4,73 15.400.313 4,20 LNTT 221.548 8,25 135.199 3,09 302.860 2,93 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 doanh thu thực hiện của Nhà máy tăng là 4.680.323.000 đồng, so với kế hoạch tăng 3,00% do Nhà máy đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sang thị trường miền nam, sản lượng tiêu thụ của Nhà máy đã vượt kế hoạch đề ra. Đến năm 2008 sản lượng tiêu thụ thực tế tăng mạnh so với tốc độ tăng của kế hoạch năm 2007, vì Nhà máy đã không ngừng nghiên cứu thị trường, hoạt động marketing được đẩy mạnh. Do đó nhà máy đã vượt kế hoạch đề ra là 4,70%. Lợi nhuận tăng 3,09% so với kế hoạch đề ra, con số này có phần giảm so với mức tăng lợi nhuận của năm 2007 so với kế hoạch đề ra, do năm 2008 Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của lạm phát cao rồi khủng hoảng kinh tế. Bước sang năm 2009, tình hình kinh tế dần dần được ổn định mức tăng trưởng của Nhà máy cũng không ngừng cải thiện nhưng mức tăng trưởng của lợi nhuận cũng còn thấp chỉ tăng 2,93%. 2.1.2. Phân tích tình hình lợi nhuận thực tế qua 3 năm 2008, 2009, 2010 Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của nhà máy qua các năm, phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy ta lập bảng phân tích lợi nhuận thông qua phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận và so sánh tỷ trọng giữa chúng với doanh thu. Bảng 2.3: Bảng đánh giá tình hình thực hiện giữa các năm ĐVT: 1.000 đồng +/- % +/- % Tổng DT 117.251.719 75,16 119.203.789 43,63 Tổng CP 115.651.009 75,55 112.063.350 41,70 LNTT 1.600.814 55,09 7.370.229 163,54 Chỉ tiêu Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Qua bảng đánh giá tình hình thực hiện của Nhà máy qua các năm cho ta thấy tình hình tăng trưởng của Nhà máy tăng đều qua các năm. Năm 2008 doanh thu của Nhà máy tăng 117.251.719.000 đồng tương ứng với mức tăng 75,16%. Đến năm 2009 co số đó tăng lên 119.203.789.000 đồng tương ứng với mức tăng 43,63%. Con số này giảm đi một nữa so với tốc độ tăng của năm 2008. Tình hình lợi nhuận của Nhà máy tăng lên đáng kể, từ mức độ tăng trưởng 55,09% tăng lên 163,54% chính nhờ Nhà máy đã giảm đi đáng kể các chi phí khác, lợi nhuận khác của Nhà máy từ con số âm lên được 30.000 đồng. Doanh số tiêu thụ của Nhà máy cũng tăng cao từ 273 tỷ đồng lên 392 tỷ đồng. 2.2 . aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa 2.3. Phân tích các tỷ suất lợi nhuận 2.3.1. Khái quát về các tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hai loại nhân tố: - Chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh càng nhỏ thì tạo ra tổng mức lợi nhuận càng thấp. - Chịu ảnh hưởng bởi chất lượng công tác tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tổ chức quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Bởi vậy, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần tính và phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số của hai chỉ tiêu tuỳ theo mối liên hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu có liên quan. Do đó, có rất nhiều chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tuỳ theo mục đích phân tích cụ thể, tính các tỷ suất lợi nhuận thích hợp. 2.3.1.1. Tỷ suất lợi nhuận – Giá vốn hàng bán (LN/GVHB) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá vốn của sản phẩm thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. 2.3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Lợi nhuận kế toán trước thuế LN/DT = Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Bởi vậy, doanh nghiệp phải nâng cao tổng mức lợi nhuận lên. 2.3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận – Tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. 2.3.1.4. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận – Vốn chủ sở hữu (ROE) L ợi nhuận kế toán tr ư ớc thuế LN/GVHB = Giá v ốn h àng bán L ợi nhuận kế toán tr ư ớc thuế ROA = T ổng t ài s ản Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. 2.3.2. Phân tích các tỷ suất lợi nhuận của Nhà máy Các tỷ suất LN/GVHB, ROS, ROA, ROE Lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh Nhà máy. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không những chịu sự tác động của chất lượng công tác mà còn ảnh hưởng bởi quy mô kinh doanh của Nhà máy. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh của nhà máy, phải sử dụng và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Bảng 3.1: Các tỷ suất lợi nhuận của Nhà máy +/- % +/- % LN/GVHB 2,15 1,91 3,69 -0,24 -11,16 1,78 93,19 ROS 1,86 1,65 3,02 -0,21 -11,29 1,37 83,30 ROA 5,27 8,19 13,05 2,92 55,40 4,86 59,34 ROE 22,05 9,21 15,67 -12,84 -58,23 6,64 70,14 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhìn vào bảng 3.1 cho ta thấy lợi nhuận trên giá vốm hàng bán năm 2008 giảm sút đáng kể. Cứ 100 đồng vốn bỏ ra chỉ thu về 1,91 đồng lợi nhuận. Con số đó có phần khả quan hơn ở năm 2007 và 2009, năm 2007 chỉ tiêu này là 2,15 sang năm 2009 là 3,69 do đó năm 2008 con số này giảm đi 11,16% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên 93,19% so với năm 2009. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao từ 14.500 đồng/lít lên 19.000 đồng/lít vào tháng 7/2008. Nhà máy không dự đoán trước được điều này làm giá vốn hàng bán tăng cao, lợi nhuận của Nhà máy giảm nhanh. Nguyên nhân phụ thứ hai là do giá Dolar tăng vượt mốc 19.000 đồng, đẩy giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển tăng lên đáng kể. Cũng chính do các nguyên nhân khách quan trên mà kéo theo lợi nhuận trên doanh thu của Nhà máy năm 2008 giảm đi 11,29% so với năm 2007. Bước sang năm 2009 khi nền kinh tế dần dần phục hồi lợi nhuận trên doanh thu tăng lên 83,30% so với L ợi nhuận kế toán tr ư ớc thuế ROE = V ốn chủ sở hữ u [...]... xuất = Tổng giá bán - Tổng giá thành SX Tổng giá thành SX x 100 Bảng 3.5 Tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm sản xuất (ĐVT: %) Chênh lệch Năm Sản phẩm 2007 2008 2009 2008/2007 (%) 2009/2008 (%) Fami hộp 57,89 66,67 61,11 +8,78 +15,17 -5 ,56 -8 ,34 Fami bịch 38,89 38,88 27,78 -0 ,01 -0 ,03 -1 1,09 -2 8,53 Mè đen 75,00 81,05 68,42 +6,05 +8,07 -1 2,63 -1 5,58 + Đối với Fami hộp, năm 2008 tỷ suất lợi nhuận sản phẩm sản... thấy, lợi nhuận đạt được từ sản phẩm này ổn định và có xu hướng tăng So với năm 2007 năm 2008 tăng nhẹ là 0,05 đồng ứng với mức tăng 2,54%; năm 2009 mức lợi nhuận đạt được tăng mạnh đến 145,54% đã tăng 2,94 đồng so với năm 2008  Tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm sản xuất: Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng giá thành sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận của 1 sản phẩm Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận của. .. sản phẩm qua các năm theo bảng 3.2 ????  Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng chi phí sản xuất dùng vào sản xuất sản phẩm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành = Lợi nhuận x Tổng giá thành sản xuất 100 Bảng 3.3 Lợi nhuận và khối lượng sản xuất theo từng sản phẩm Chỉ tiêu Lợi nhuận (1.000đ) Khối lượng sản xuất (Lít) Năm 2007... đồng lợi nhuận đạt được, giảm 0,03 đồng so với năm 2007 tương úng giảm 1,48%; tuy giá thành có giảm 500 đồng/sản phẩm nhưng do mức tăng của tổng giá thành cao hơn mức tăng của lợi nhuận (tổng giá thành tăng 57,05%, lợi nhuận tăng 54,73%) nên làm lợi nhuận trong năm giảm nhẹ Sang năm 2009 tỷ số này đạt 3,56% tức tăng 1,56 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 78%; vẫn giữ nguyên giá thành và lợi nhuận. .. phẩm nên đã giảm bớt lợi nhuận của sản phẩm sản xuất đạt được + Đối với Fami bịch, lợi nhuận đạt được qua 3 năm 2007 – 2009 có xu hướng giảm Cụ thể, năm 2008 so với năm 2007 lợi nhuận giảm 0,01 đồng tương ứng giảm 0,03%; năm 2009 so với năm 2008 giảm 11,09 đồng ứng với mức giảm 28,53% Cũng nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Nhà máy đã hạ giá bán là 1000 đồng/sản phẩm nên lợi nhuận đạt được đã bị... thành (lợi nhuận tăng 148,13%, tổng giá thành tăng 40%) đã làm tăng vượt lợi nhuận đạt được + Đối với Fami bịch, cũng có tình trạng gần giống như sản phẩm Fami hộp Năm 2008 lợi nhuận đạt được giảm 0,14 đồng tức giảm 6,48% so với năm 2007 Sang năm 2009 thì ổn định và tăng trở lại, tăng 1,68 đồng so với năm 2008 ứng với mức tăng là 83,17% + Đối với sản phẩm Mè đen, đây là một loại sản phẩm mới của Nhà máy. .. ra 66,67 đồng lợi nhuận so với năm 2007 tăng 8,87 đồng mức tăng tương đối là 15,17%; nguyên nhân do Nhà máy đầu tư cải tiến dây chuyền nâng cao năng suất sản xuất nên đã hạ được giá thành sản xuất, trong khi giá bán không thay đổi đã làm tăng lợi nhuận đạt được Qua năm 2009 lợi nhuận giảm 5,56 đồng so với năm 2008 mức giảm tương đối là 8,34%; nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Nhà máy đã hạ giá... tăng 55,40% so với năm 2007 Vào cuối năm 2008, có sự ảnh hưởng của lạm phát làm cho tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp không có hiệu quả Năm 2008, Nhà máy đầu tư nâng công suất thiết bị Decanter kiểu Foodec 210, trích ly lần hai nâng công suất lên 40 triệu lít/năm Chính vì lý do này mà đã giảm đi hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy vì máy móc nhập khẩu mới 100% từ Thụy Điển Do đó, năm 2008 hiệu quả...năm 2008 Nhà máy đã tìm cách thích ứng và khắc phục dần sự tác động nguyên nhân khách quan trên và hoàn thành vược kế hoạch đề ra năm 2009 là trên 104% so với kế hoạch Lợi nhuận trên tài sản của Nhà máy không ngừng tăng lên ở các năm 20072009 từ 5,27 năm 2007 lên 8,19 và đạt mức 13,05 năm 2009 Qua con số này ta thấy có sự tăng lên đáng kể nhưng sự tăng lên của ROA năm 2008 có phần giảm... Nhận xét bảng 3.3:???? Bảng 3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành (ĐVT: %) Sản phẩm Chênh lệch Năm 2007 2008 2009 2008/2007 (%) 2009/2008 (%) Fami hộp 2,03 2,00 3,56 - 0,03 - 1,48 + 1,56 + 78,00 Fami bịch 2,16 2,02 3,70 - 0,14 - 6,48 + 1,68 + 83,17 Mè đen 1,97 2,02 4.96 + 0,05 + 2,54 + 2,94 +145,54 Đánh giá theo từng loại sản phẩm ta thấy: + Đối với Fami hộp, lợi nhuận trên giá thành năm 2008 là 2,00% . B 1 , PP Omega 3, Omega 6. PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM – VINASOY 2.1. Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận Sau một thời gian hoạt động nhất. 265QĐ/ĐQN-TCLĐ ngày 16/5/2005. Đến tháng 01/2006 thành lập Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy theo Quyết định số 026QĐ/CPĐQN-HĐQT ngày 04/01/2006 về việc thành lập Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam. PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM – VINASOY 1.1. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan