một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước trong dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống sông ngũ huyện khê huyện yên phong-tỉnh bắc ninh

103 555 1
một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước trong dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống sông ngũ huyện khê huyện yên phong-tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân, cơ quan và nhà trường; em xin chân thành cảm ơn các cá nhân, cơ quan và nhà trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý cùng các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong Văn phòng HĐND-UBND huyện Yên Phong-tỉnh Bắc Ninh đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng em những khó khăn, động viên và giúp đỡ cho em nghiên cứu và hoàn thành đồ án này. Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên thiếu xót và phiếm khuyết là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà em mong muốn để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Bắc Ninh, ngày 26 tháng 9 năm 2011 Người viêt luận văn Ngô Qúy Tùng Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 1 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú MỤC LỤC TRANG LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………… 1 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:……………………………………………… 6 2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:……………………………………………………….7 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……………………………………………… 7 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:………………………………… 7 5.KẾT QỦA DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:…………………………………………… 8 6.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:……………………………… 8 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN: 1.1.Một số khái niệm cơ bản:……………………………………………………….9 1.1.1.Khái niệm đầu tư xây dụng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản:………… 9 1.1.2.Nguồn của vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước:………… 9 1.1.3.Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước:…………….9 1.1.3.1.Phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản:…………………………………… 10 1.1.3.2.Phạm vi sử dụng ngân sách Nhà nước:…………………………………….13 1.2.Các giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản của dự án:…………………………… 13 1.2.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:………………………………………………… 13 1.2.2.Giai đoạn thực hiện đầu tư:………………………………………………… 15 1.2.3.Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng:…………………………………17 1.3.Vai trò ngành thủy lợi với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Yên Phong- tỉnh Bắc Ninh:…………………………………………………………………… 18 1.3.1.Những ảnh hưởng tích cực:………………………………………………… 19 1.3.2.Những ảnh hưởng tiêu cực:………………………………………………… 20 1.3.3.Sự cần thiết tăng cường việc quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho công tác thủy lợi:………………………………………………… 21 1.3.4.Các nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản:……………………….28 1.3.4.1.Điều kiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản:………………………….28 1.3.4.2.Nguyên tắc quản lý cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản:……………… 30 1.3.4.3.Hình thức cấp phát thanh toán:…………………………………………….31 Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 2 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú Chương II: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY LỢI TRONG THỜI GIAN QUA:………… 34 2.1.Khái quát về tình hình đầu tư cho thủy lợi của tỉnh Bắc Ninh:……………… 34 2.1.1.Tình hình chung:…………………………………………………………… 34 2.1.2.Thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cho thủy lợi:…… 36 2.2.Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản với ngành thủy lợi:………… 40 2.2.1.Quy trình quản lý theo kế hoạch:…………………………………………….40 2.2.2.Quy trình quản lý theo dự án:……………………………………………… 40 2.2.3.Đánh giá tình hình những mặt tích cực, tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy lợi:……………………………………… 42 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VỚI NGÀNH THỦY LỢI THÔNG QUA DỰ ÁN XÂY DỰNG, CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ:…………………………………………………………… 62 3.1.Tổng quan về Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống sông Ngũ Huyện Khê:……62 3.1.1.Giới thiệu chung về Dự án:………………………………………………… 62 3.1.2.Tính cấp thiết của Dự án:…………………………………………………….65 3.1.3.Kế hoạch thực hiện Dự án:………………………………………………… 68 3.1.3.1.Những yêu cầu của Dự án:…………………………………………………68 3.1.3.2.Nguồn vốn của Dự án:…………………………………………………… 69 3.1.3.3.Biện pháp thi công:……………………………………………………… 70 3.1.4.Một số hạn chế, khó khăn của Dự án:……………………………………… 75 3.2.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn của Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống sông Ngũ Huyện Khê:……………………………………………….76 3.2.1.Các giải pháp về quản lý Nhà nước:…………………………………………76 3.2.1.1.Xây dựng, cải tạo hệ thống sông Ngũ Huyện Khê phải phù hợp với Quy hoạch và mục đích sử dụng trong phát triển kinh tế của toàn huyện và tỉnh Bắc Ninh:……………………………………………………………………………… 76 3.2.1.2. Các giải pháp tăng cường sự quản lý của Nhà nước:…………………… 78 Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 3 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú 3.2.1.3.Thu hút vốn đầu tư theo chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”:.84 3.2.2.Các giải pháp kinh tế-kỹ thuật:………………………………………………87 3.2.2.1.Kết hợp đầu tư thủy lợi, giao thông và các ngành khác:………………… 87 3.2.2.2.Tăng cường quản lý trong quá trình thực hiện dự án:…………………… 89 A. Tăng cường quản lý khâu thiết kế xây dựng công trình: ……………………… 89 B. Nâng cao hiệu quả khâu giám sát thi công:…………………………………… 91 C. Cải tiến khâu nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán công trình:………… 92 3.3.Những kết quả dự kiến thu được từ Dự án:……………………………………93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:………………………………………………… 95 1. Kết luận:…………………………………………………………………………95 2. Một số kiến nghị:……………………………………………………………… 95 TÀI KIỆU THAM KHẢO:………………………………………………………96 PHỤ LỤC:……………………………………………………………………… 97 Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 4 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Trạm bơm Lương Tân. Hình 2.1: Tràn xả lũ buôn Joong-Đắc Lắc. Hình 2.2: Thi công âu thuyền Yên Mô-Ninh Bình. Hình 3.1: Trạm bơm Đặng Xá-Bắc Ninh. Hình 3.2: Thi công kênh Vạn An 2-Bắc Ninh. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Chi đầu tư XDCB cho ngành thủy lợi. Bảng 3.1. Tổng mức đầu tư của Dự án. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTXD : Công trình xây dựng QLCLCTXD : Quản lý chất lượng công trình xây dựng CĐT : Chủ đầu tư CLCTXD : Chất lượng công trình xây dựng QLDA : Quản lý dự án QĐ : Quyết định Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản NSNN : Ngân sách Nhà nước Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 5 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú TÊN ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ HUYỆN YÊN PHONG-TỈNH BẮC NINH" I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nên kinh tế. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Nhà nước là vốn của ngân sách Nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong và ngoài nước (bao gồm cả vốn vay nước ngoài và vốn viện trợ) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. Dựa theo tính chất tái sản xuất tài sản cố định, chi đầu tư xây dựng cơ bản được chia thành 2 loại: Chi đầu tư mới (là khoản chi để xây dựng mới các công trình thủy lợi, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài; khoản chi này được quan tâm hơn cả trong chi xây dựng cơ bản); Chi đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các công trình thủy lợi (do thời gian sử dụng các công trình thủy lợi dài nên các công trình xuống cấp do thiên tai, địch họa gây ra, trong khi đó nhu cầu sử dụng lại không ngừng tăng lên. Dẫn đến việc đòi hỏi phải đầu tư để nâng cấp, mở rộng và cải tạo lại các công trình thủy lợi). Tóm lại, chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước là những khoản chi của Nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ ngân sách Nhà nước, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách Nhà nước (67% GDP). Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là không dùng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, nghiên cứu kỹ nhằm đảm bảo mỗi đồng vốn bỏ ra đầu tư đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc quản lý các khoản chi không bị thất thoát là một vấn đề hết sức nan giải bởi vì trong thực tế lãng phí, tham ô, tham nhũng rất khó có thể lọai bỏ Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 6 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú hết được. Mặt khác do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính chồng chéo nên hiệu quả quản lý không cao. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ tạo nhiều kẽ hở trong quản lý vốn đầu tư (trong khi đó nguồn vốn dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là vốn đi vay). Xuất phát từ những lí do trên mà việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và việc tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho thủy lợi nói riêng là hết sức cần thiết. Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước đối với thủy lợi một cách có hiệu quả thì sẽ nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan đến công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và vốn vay của Nhà nước, từ đó góp phần ổn định , bền vững nền kinh tế quốc gia. Với mong muốn được góp phần vào việc hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, tác giả đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước trong Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống sông Ngũ Huyện Khê huyện Yên Phong-tỉnh Bắc Ninh". II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư phát triển thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật nhằm đảm bảo và tăng cường hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Cụ thể trong công tác xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống sông Ngũ Huyện Khê huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp số liệu. - Phương pháp khảo sát: làm rõ những vướng mắc, tồn tại trong sử dụng vốn từ ngân sách huyện Yên Phong cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản mảng thủy lợi. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi ở huyện Yên Phong-tỉnh Bắc Ninh từ khi thực hiện đổi mới đến nay (những thuận lợi cũng như tồn tại, khó khăn của các công trình đầu tư bằng vốn Nhà nước của huyện trong thời gian qua). Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 7 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú Nghiên cứu những quan điểm, phương hướng, một số giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Nhà nước vào thuỷ lợi thông qua công trình cụ thể là: Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống sông Ngũ Huyện Khê. V. KẾT QỦA DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC - Đánh giá được thực trạng sử dụng vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước của huyện Yên Phong-tỉnh Bắc Ninh. Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước đối với ngành thủy lợi một cách có hiệu quả thì sẽ nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan đến công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và vốn vay của Nhà nước trên địa bàn huyện. - Các giải pháp đề xuất: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, hoàn thành các thủ tục đầu tư, nghiệm thu khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán và làm thủ tục thanh toán với cơ quan thanh toán vốn theo quy định. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình. Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư theo quy định. Thực hiện quản lý, sử dụng ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu đã ban hành áp dụng qua Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống sông Ngũ Huyện Khê huyện Yên Phong-tỉnh Bắc Ninh. VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY LỢI TRONG THỜI GIAN QUA CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VỚI NGÀNH THỦY LỢI THÔNG QUA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 8 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. 1.1.2. Nguồn của vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước + Một phần tích luỹ trong nước từ thuế, phí, lệ phí. + Vốn viện trợ theo dự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc và các tổ chức Quốc Tế khác. + Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức Quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam. + Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước. + Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu kho bạc nhà nước phát hành theo quyết định của Chính phủ. + Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. + Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. 1.1.3.Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước - Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế. Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 9 Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú 1.1.3.1.Phân loại chi phí đầu tư xây dựng cơ bản A.Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm: * Chi phí xây lắp: - Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. - Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện, nước, nhà, xưởng…) nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có). - Chi phí xây dựng các công trình và hạng mục công trình. - Chi phí lắp đặt thiết bị công trình. - Chi phí gia công lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có). - Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có). * Chi phí thiết bị: - Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị cần lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt). - Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu). - Chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường. - Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình… * Chi phí khác: Do đặc điểm riêng biệt của khoản phí này nên nội dung của từng loại chi phí được phân theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Cụ thể là: - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: + Chi phí cho công tác điều tra, khảo sát, thu thập số liệu … phục vụ việc lập báo cáo tiền khả thi và khả thi giai đoạn chuẩn bị đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các giai đoạn khác. + Chi phí tư vấn đầu tư gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, thẩm tra xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Học viên: Ngô Qúy Tùng Lớp 18KT11 10 [...]... việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với ngành thuỷ lợi một cách có hiệu quả thì sẽ nâng cao được trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các cấp các ngành ác đơn vị có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng NSNN và vốn vay của nhà nước, từ đó góp phần lập lại kỷ cương tài chính của đất nước 1.3.4.Các nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.3.4.1.Điều kiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng. .. tiền vốn cấp ra mới đúng kế hoạch, có hiệu quả theo đúng chủ trương đầu tư xây dựng của Nhà nước Thứ hai: Việc cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng mục đích đúng kế hoạch Thứ ba: Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt Thứ tư: Việc cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiên bằng 2 phương pháp: cấp. .. đoạn khánh thành nghiệm thu bàn giao và quyết toán vốn đầu tư Số thực chi cấp phát vốn đầu tư cho dự án chỉ được thực hiện đúng theo báo cáo quyết toán vốn đầu tư được duyệt Từ những điều phân tích trên cho thấy một trong những nguyên tắc cơ bản của cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản là phải đảm bảo các tài liệu thiết kế dự toán, tuân thủ đúng trình tự đầu tư và xây dựng Chỉ có đảm bảo nguyên tắc... các nguyên tắc cấp phát vốn đầu tư XDCB, các dự án đầu tư thuộc đối tư ng cấp phát của Ngân sách nhà nước muốn được cấp phát vốn đầu tư XDCB phải có đủ các điều kiện sau : Thứ nhất: phải có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng Thủ tục đầu tư và xây dựng là những quyết định, các văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho phép được đầu tư dự án theo chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nó... duyệt thì dự án mới được ghi vào trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và mới được cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Giai đoạn thực hiện đầu tư : là giai đoạn thực hiện những công tác chuẩn bị xây dựng và thực hiện công tác đâu tư xây dựng dự án Trong giai đoạn này các tài liệu về thiết kế dự toán, hợp đồng thi công…được hoàn thành Chất lượng lập duyệt cũng như đảm bảo cung cấp kịp thời... Vì vậy mà nhà nước đã ban hành Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999 của Chính phủ nay bổ sung Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10-02-2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng nhằm quản lý một cách chặt chẽ hơn các khoản chi của Nhà nước cho đầu tư và xây dựng Mặt khác do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính chồng chéo nhiều khi hiệu quả quản lý không cao Ngoài ra... vật tư thì các đơn vị mua sắm thi công được tạm ứng trước (cấp phát tạm ứng) nhưng phải đảm bảo các điều kiện của tạm ứng đã quy định để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả 1.3.4.2.Nguyên tắc quản lý cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản Để đảm bảo tính kế hoạch và hiệu quả kinh tế cao của vốn đầu tư, đồng thời đảm bảo phù hợp với sự vận động của vốn đầu tư thì việc cấp vốn đầu tư xây dựng. .. kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch phát triển kinh tế ở từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn thể hiện chủ trương đầu tư Sự cần thiết đầu tư dự án, lập dự án đầu tư (dự án tiền khả thi, dự án khả thi) xét duyệt và quyết định đầu tư dự án là những nội dung của công việc chuẩn bị đầu tư Chỉ khi có quyết định đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền... quản lý sử dụng và quyết toán vốn đầu tư của dự án, để kiểm tra giám sát quá trình đầu tư xây dựng dự án, đảm bảo sử dụng vốn đúng kế hoạch và có hiệu quả Vì vậy chỉ khi có ban quản lý dự án được thành lập thì các quan hệ về phân cấp thanh toán mới được thực hiện, nên đảm bảo đúng chế độ Nhà nước quy định Thứ tư : Đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp theo quy định của... chế quản lý đầu tư và xây dựng Cụ thể vốn ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối tư ng sau: - Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển - Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật . nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, tác giả đã chọn đề tài: " ;Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước trong Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống sông Ngũ. QUẢ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ HUYỆN YÊN PHONG-TỈNH BẮC NINH& quot; I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đầu tư xây dựng cơ bản là. 42 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VỚI NGÀNH THỦY LỢI THÔNG QUA DỰ ÁN XÂY DỰNG, CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ:……………………………………………………………

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan