Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt trong Văn miêu tả có hiệu quả

15 1.2K 2
Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt trong Văn miêu tả có hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: Rèn cho các em kĩ năng diễn đạt – kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả cao nhất PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU Để tiến kịp với thời đại, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục Tiểu học đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của xã hội. Bậc tiểu học được coi là bậc học nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc tiểu học. Vì thế giáo dục tiểu học phải chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Cùng với sự phát triển các bộ môn khoa học khác, môn Tiếng việt nói chung cũng như phân môn Tập làm văn nói riêng ngày càng khẳng định được vị trí, nhiệm vụ của nó một cách rõ ràng cụ thể và đầy đủ. Dạy Tiếng việt nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng như dạy kiến thức cơ bản, cung cấp những phương tiện, những cơ sở để học tốt các môn học khác. Thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh tiểu học được làm quen với nhiều thể loại, nhiều kiểu bài như quan sát tranh và trả lời câu hỏi, kể chuyện tường thuật, viết thư,…song nổi bật lên tất cả là thể loại văn miêu tả, thể loại này chiếm phần lớn tổng số giờ dạy- học Tập làm văn. Dạy văn miêu tả là dạy cho học sinh kỹ năng thực hành vận dụng khả năng sử dụng tiếng Việt và hiểu biết của mình để viết bài văn miêu tả. Văn miêu tả rèn luyện cho các em học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận tri thức phong phú từ cuộc sống. Dạy văn miêu tả góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho học sinh (gợi ra những cảm xúc, tình cảm, những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ của các em). Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho các em, nắm chắc kiến thức làm văn miêu tả, các em thực sự có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người, tự nhiên, xã hội. Để làm được một bài văn đúng yêu cầu đề và làm hay, học sinh phải biết sử dụng những từ ngữ, cách đặt câu, viết đoạn, viết bài đúng và có sức gợi cảm. Những hình ảnh, những chi tiết đưa vào phải chân thực, sinh động gợi cảm, nghĩa là nó còn mang tư cách của một hình tượng nghệ thuật. Một bài văn miêu tả vừa có tư cách là một bài văn vừa có tư cách là một tác phẩm văn chương. Đây là vấn đề rất khó khăn đối với học sinh ở bậc tiểu học bởi các em còn hạn chế về trình độ, vốn từ và vốn sống. Để có thể giúp các em có năng lực, kỹ năng về viết văn nói chung và viết văn miêu tả nói riêng, một trong những biện pháp có hiệu quả đó là xuất phát từ thực tế bài văn của học sinh. Phương pháp dạy học tập làm văn chỉ ra rằng: đây là biện pháp gần gũi với học sinh, có khả năng tạo những say mê hứng thú cho học sinh và để lại những dấu ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 1 ấn lâu bền, vững chắc trong tâm trí học sinh. Vì vậy trong việc dạy- học thể loại văn miêu tả xuất phát từ bài văn thực tế của học sinh để uốn nắn, điều chỉnh hình thành hiểu biết và kỹ năng làm văn cho học sinh càng trở nên cần thiết, quan trọng là không thể thiếu đối với giáo viên. Qua thực tế tìm hiểu năng lực diễn đạt của học sinh và trên bài viết của học sinh, tôi thấy các em mắc khá nhiều lỗi như : lỗi dùng từ, lối về câu (đặt câu thiếu chuẩn xác, viết những câu văn tối nghĩa) hay các em sử dụng các phương tiện, hình ảnh diễn đạt không phù hợp, bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều,… Đứng trước tình hình này tôi muốn khảo sát tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà các em mắc lỗi, từ đó tìm khắc phục sửa chữa và mở ra hướng đi cho học sinh trong việc rèn tập cho các em kĩ năng diễn đạt – kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả cao nhất. 1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong việc làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng, thực tế viết văn của học sinh vẫn còn tồn tại các lỗi như: lỗi cấu trúc đoạn văn, lỗi huy động kiến thức, lỗi diễn đạt. Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu một số lỗi cơ bản về diễn đạt mà học sinh tiểu học thường mắc phải trong bài làm văn miêu tả như: -Lỗi dùng từ. -Lỗi đặt câu. -Lỗi sử dụng các hình ảnh diễn đạt và các biện pháp tu từ không chính xác. 2. Mục tiêu cần đạt theo yêu cầu chung: 2. 1 Mục đích ý nghĩa của đề tài. Xuất từ tầm quan trọng của đề tài, trên cơ sở xem xét các lỗi sai học sinh thường mắc phải, cố gắng tìm ra một số biện pháp khắc phục và sữa chữa các loại lỗi nhằm giúp học sinh có thể tránh được việc mắc lỗi trong quá trình viết một bài văn miêu tả đúng, chân thật sinh động và gợi cảm. 2.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường . 2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu: Với đề tài này, nhiệm vụ trước tiên là điều tra, khảo sát thực tiễn bài làm của học sinh, thống kê được lỗi của học sinh mắc phải. Dựa vào cơ sở lí luận để phân tích, đánh giá, xem xét từng loại lỗi, từ đó tìm ra nguyên nhân mắc lỗi và có giải pháp xử lý, khắc phục đối với từng loại lỗi. 2.4 Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp hệ thống : hệ thống hóa những kiến thức lý luận cần thiết để thấy được tính hệ thống của các đơn vị kiến thức và tính hệ thống của các phương pháp thực hiện. -Phương pháp thống kê, khảo sát: Trên cơ sở các bài văn của học sinh tiểu học lớp 5 thống kê các loại lỗi học sinh thường mắc phải và khảo sát loại lỗi sai đó. -Phương pháp phân tích ngôn ngữ : Phân tích các lỗi sai và tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh, từ đó nêu cách khắc phục, sửa chữa. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 2 PHẦN II: KẾT QUẢ I. Cơ sở lý luận: 1.Con đường đi từ thực tế bài làm của học sinh để hình thành kỹ năng làm văn cho học sinh. Đây là một trong ba phương pháp đem lại hiệu quả thực tế cao trong việc giảng dạy Tập làm văn, vì chỉ thông qua việc chấm bài cho học sinh, tiếp cận bài viết của học sinh, người giáo viên mới nắm vững đối tượng học sinh của mình, thấy được cái đúng cái hay, cái tốt cần động viên khuyến khích học sinh cần phát huy. Mặt khác thấy được cái đở, cái hạn chế của học sinh trong việc việc vận dụng kiến thức lí thuyết vào bài viết của mình để giáo viên có biện pháp rèn tập, sửa chữa. Khi đi vào khảo sát thực tế (chấm bài làm văn của học sinh) giáo viên thấy rất rõ khả năng viết văn của học sinh thể hiện trên bài viết. Qua bài làm của học sinh, ta có thể thấy lời sai, có thể chỉ ra lỗi sai đó là gì, sai như thế nào…và trong đầu hình thành kiến thức đúng để chấm, kiểm tra sửa chữa cho các em. Trong khi làm bài, chúng ta thấy rằng học sinh thường không dễ dàng phát hiện ra lỗi sai của mình bởi không xác định rõ ý của mình, không xác định rõ ranh giới giữa thành phần này với thành phần kia. Một điều quan trọng hơn nữa là có khi không hiểu rõ những yêu cầu về thể loại văn bản mà mình đang tiếp cận. Trực tiếp nắm được bài làm của học sinh, qua sự phân tích chúng ta sẽ hình thành cách sửa chữa hợp lý cho các em để từ đó các em tránh được những lỗi sai giúp cho các em viết bài hoàn hảo hơn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, con đường hình thành kiến thức kĩ năng làm văn cho học sinh xuất phát từ thực tế bài làm, từ việc khắc phục sửa chữa các lỗi sai trong bài viết của học sinh thường để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong tâm trí học sinh. Nó giúp học sinh khả năng khắc phục nhanh chóng và triệt để những sai sót tồn tại trong từng bài viết nếu biết nhận thức rõ lỗi sai của mình một cách cụ thể, đầy đủ. Từ đó giúp cho học sinh hình thành rèn luyện, bồi dưỡng những kiến thức , kĩ năng đúng, tốt đẹp trong việc làm văn. Để sản sinh được một bài văn miêu tả có hiệu quả và tránh được lỗi sai, học sinh cần nắm vững được quy trình ( các bước tạo lập văn bản). Đó là những kiến thức cơ bản học sinh cần phải có để trang bị cho kiến thức về tập làm văn trong nhà trường. 2. Bước định hướng : Khi tạo lập văn bản, người viết cần có định hướng rõ rệt cho văn bản hay nói đúng hơn là xác định rõ nhân tố giao tiếp bao gồm: -Nhân vật giao tiếp: người viết bài – học sinh, người đọc – trước hết là giáo viên chấm bài. Mục đích giao tiếp:thức hiện kiến thức đã tích lũy được qua các kĩ năng tạo lập văn bản ( dùng từ, đặt câu, dựng đoạn về tổ chức bài văn) để thông tin, trình bày và tái hiện một đối tượng, một vấn đề nào đó. -Nội dung giao tiếp ; thông qua việc tìm hiểu đề người làm bài cần xác định rõ: + Điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp: Điều kiện về thời gian, không gian tài liệu, vốn hiểu biết của học sinh…khi viết bài. + Cách thức giao tiếp : Những yêu cầu, gợi ý về thể loại văn bản. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 3 3. Bước lập đề cương ( hay còn gọi là lập dàn bài): Đề cương bao gồm những ý chính, những luận điểm cơ bản. Nó là nền tảng cho việc viết một văn bản hoàn chỉnh. Muốn lập được đề cương cần thực hiện theo trình tự công việc sau: + Xác lập các thành tố nội dung. +Sắp xếp các thành tố nội dung. + Trình bày đề cương. 4. Viết văn: Muốn viết văn bản cần phải dựa vào đề cương. Từ đề cương đã có người viết chuyển hóa thành văn bản. Để viết được văn bản hoàn chỉnh người viết phải vận dụng các khả năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn và viết thành văn bản hoàn chỉnh. 5. Kiểm tra và hoàn thiện văn bản: Khi viết xong văn bản người viết cần đọc, soát lại để kiểm tra văn bản, phát hiện những lỗi sai sót và tiến hành sửa chữa. II. Văn miêu tả và những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng bài văn miêu tả: 1.Khái niệm về văn miêu tả. 1.1 Thế nào là văn miêu tả: Văn miêu tả là văn dùng để tả sự vật hiện tượng…một cách sinh động cụ thể như nó vốn có, là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện trên trang viết của mình những lời bình luận, những ý kiến đánh giá chung chung trừu tượng về sự vật, về con người, về đối tượng miêu tả như : con mèo ấy đẹp lắm, cô gái ấy tốt lắm. Văn miêu tả là vẽ ra các sự vật, hiện tượng, con người một cách sinh động, cụ thể thông qua ngôn ngữ miêu tả. Miêu tả một cách sinh động cụ thể nhưng không phải là một sự sao chép máy móc mà đó là quá trình lao động công phu như: quan sát, ghi chép( có chọn lọc) những chi tiết, tình tiết lí thú trong hiện thực khách quan. Và từ hiện thực đó, người viết nhào nặn, gọt giũa cho sản phẩm của mình có giá trị nghệ thuật thật sự. Văn miêu tả giúp chúng ta nhìn những sự vật hiện tượng một cách rõ ràng tường tận. Trong văn miêu tả dù là tả một dòng sông, con đường hay con mèo, hay tả quang cảnh ngôi trường giờ tan học… đều hiện lên một cách phong phú, đa dạng tùy thuộc mức độ cảm nhận, tài năng viết văn của mỗi người, thuộc vào những rung động sâu xa của người viết đối với những gì họ nhìn thấy 1.2 Đặc điểm văn miêu tả: Chúng ta đã biết môn Tập làm văn là môn tích hợp các kiến thức của văn và tiếng Việt. Bởi lẽ để viết được một bài văn có chất lượng cao người viết phải có tâm hồn và tri thức, phải thuần thục các kĩ năng làm bài. Các yếu tố trên đây sẽ quyết định trị của bài văn. Vì vậy dạy làm văn cho học sinh tiểu học chúng ta phải chú ý rèn luyện cho học sinh cả hai mặt kĩ năng viết và tri thức, tâm hồn. Trong quá trình dạy học giáo viên không nên chỉ quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng mà quên mất việc cung cấp tri thức về cuộc sống, đặc biệt là rèn luyện về tâm hồn và cảm xúc cho các em. Thiếu một trong những yếu tố đó học sinh không thể nào viết được một bài văn miêu tả chân thật, sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Với ý nghĩa đó môn làm văn miêu tả có các ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 4 đặc điểm sau: -Văn miêu tả là loại văn sáng tác: mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của một cá nhân. Người đọc tìm thấy ở các văn bản miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, quan điểm tư tưởng, cách tả, cách diễn đạt khác nhau. - Để viết được bài văn miêu tả người viết phải quan sát đối tượng đang tồn tại trong đời sống thực. Từ đó các em in lại hình ảnh và diễn đạt lại hình ảnh đối tượng ấy trên trang viết thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách sinh động, tạo hình. - Văn miêu tả nhằm hướng dẫn cho học sinh biết cách nhận thức cuộc sống ấy bằng ngôn từ. Dạng văn miêu tả là dạy các em biết yêu quý môi trường, thiên nhiên, yêu quý con người, biết nhìn thấy cái đẹp, cái mới lạ ở đối tượng miêu tả. - Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm người viết. Đó là tình cảm yêu, ghét hay những ý kiến đánh giá, bình luận của người viết về đối tượng miêu tả. - Văn miêu tả sinh động và tạo hình: mọi bài văn miêu tả bao giờ cũng là sự gắn bó, hòa quyện cảm xúc chủ quan của người viết với thiên nhiên, với hiện thực khách quan. Người viết phải huy động vốn kiến thức của mình về ngôn ngữ để “ tô điểm” cho người và vật. Biết chọn lọc những chi tiết sống gây ấn tượng mạnh mẽ cho bài văn miêu tả. Ngôn ngữ của bài văn miêu tả bao giờ cũng là ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc. Khi văn miêu tả có được đặc điểm trên thì mới có khả năng chuyển tải được ý đồ của người viết, mới vẽ được sinh động đối tượng miêu tả. 1.3 Phân loại: Căn cứ vào đối tượng miêu tả người ta chia văn miêu tả thành những kiểu bài sau: -Tả đồ vật. -Tả cây cối. -Tả loài vật. -Tả cảnh sinh hoạt. 2. Những yếu tố cơ bản khi xây dựng một bài văn miêu tả: Làm văn miêu tả là tái tạo lại hình ảnh của đối tượng miêu tả bằng ngôn ngữ (nghệ thuật sử dụng ngôn từ). Khi xây dựng một bài văn miêu tả, người viết cần đảm bảo một số yêu cầu sau: Xác định số đối tượng miêu tả. Có hiểu biết tương đối đầy đủ về đối tượng. Biết cách tiếp cận đối tượng cần miêu tả: lựa chọn vị trí quan sát dựa trên những chỉ dẫn về phương diện lí luận (các loại bài miêu tả) sử dụng các giác quan để quan sát kĩ, tỉ mỉ và tinh tế để nhận ra những nét đặc sắc, tiêu biểu, nổi bật của đối tượng được miêu tả. - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả sát hợp để tái hiện được cụ thể sinh động, hình ảnh của đối tượng. - Sắp xếp các chi tiết miêu tả theo một trình tự hợp lý, có phân biệt cái chính, cái phụ, với cái đáng tả tỉ mỉ, với cái tả sơ qua. - Thể hiện được những cảm nghĩ, tình cảm chân thành của mình đối với đối tượng mình miêu tả một cách đúng mức tự nhiên. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 5 Mộ bài văn miêu tả đúng và hay phải đạt được những ưu điểm: tả đúng thực tế, phải cụ thể, thứ tự hợp lí và sinh động gắn với tình người. II: Thực trạng. Trong quá trình giảng dạy hơn 10 năm ở khối 5 tôi nhận thấy khi làm văn miêu tả học sinh ở trường tôi có những vấn đề sau: Nhiều em đã biết sử dụng câu văn đúng, biết dùng từ đặt câu chuẩn xác làm cho bài văn trong sáng, gãy gọn, dễ hiểu, bài viết sạch đẹp. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều em do chưa có được những kiến thức đầy đủ, chuẩn xác về tiếng Việt, chưa biết dùng từ đặt câu chuẩn xác hoặc do điều kiện sống nên vốn từ còn nghèo nàn, nhiều bài viết tùy tiện tràn lan, có khi lại ngắt câu lung tung làm cho nội dung thông báo sai lạc, câu văn không thành câu, không thể hiện được nội dung thông báo. Nhiều em đã biết sử dụng hình ảnh, các biện pháp tu từ làm cho bài viết sinh động. Tuy nhiên do thiếu kiến thức hiểu biết về các từ ngữ, hình ảnh nên các em sử dụng một số hình ảnh biện pháp tu từ chưa hợp lí. Sau khi khảo sát 60 bài tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đinh Trang Hòa I kết quả tôi thu được như sau: - lỗi dùng từ: 32 bài = 53.3% - Lỗi đặt câu: 35 bài = 58.3% - Lỗi sử dụng biện pháp tu từ: 45 bài = 75% Qua khảo sát tôi thấy tỷ lệ mắc lỗi ở các em trong các bài viết khá cao, đặc biết là các em học yếu và trung bình. Còn các em khá giỏi tỉ lệ thấp. Khi khảo sát phát hiện ra được các lỗi sai của học sinh chúng ta phải tìm nguyên nhân tại sao học sinh lại mắc lỗi sai như vậy? Lỗi sai ấy như thế nào? Từ đó giúp học sinh nhận ra cái sai và có biện pháp khắc phục sửa chữa. Từ những thực trạng trên tôi đã tìm ra một số giải pháp để sửa chữa các lỗi cơ bản đó. III.Giải pháp nghiên cứu và kết quả: * Giải pháp: Một số lỗi mà học sinh thường mắc trong bài văn miêu tả. 1 Lỗi dùng từ: Trong bài văn miêu tả qua khảo sát thực tế viết văn của học sinh tôi thu được 30bài mắc loại lỗi này. Trong bài viết của mình, các em thường dùng từ thiếu chính xác, có khi từ ngữ trùng lặp. Khi đi vào xem xét và đưa ra hướng khắc phục, tôi sẽ chia ra thành các lỗi cụ thể hơn cho tiện phân tích khảo sát. a.Dùng từ thiếu chuẩn xác: Loại từ này khá phổ niến ở học sinh tiểu học hiện nay không thể không kể đến loại lỗi sai do học sinh dùng từ thiếu chuẩn xác làm cho nội dung tối nghĩa, mơ hồ, đọc lên ta thấy rất ngây ngô. Có khi các em lại dùng khẩu ngữ nói năng hàng ngày vào bài viết của mình. Ví dụ 1: Tả vườn rau. “. . .Em rất thích vườn rau đó vì hằng ngày mẹ em không phải tốn một đồng xu nào để ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 6 mua rau . . .” Đây là câu văn muốn nói đến lợi ích của vườn rau đối với gia đình mình ,nhưng lại không biết cánh dùng từ diễn đạt trong hành văn như thế nào cho đúng . Người viết đã đưa khẩu ngữ nói năng hằng ngày “chỉ dùng khi nói miệng “ vào câu văn làm cho câu văn thiếu đi giá trị thẩm mĩ . Ta có thể sửa lại câu văn đó như sau : “ . . . Em rất thích vườn rau đó vì nó đã giúp gia đình em có những món rau xanh ngon miệng trong bữa ăn hằng ngày . ” Ví dụ 2:Tả vườn hoa . “. . .Vườn hoa được trồng bên cạnh lối đi. Những bôn hoa màu vàng nhạt . . . thu hút những con bướm tới hút hương hoa làm mật. Tầm gần tối, những con bướm cứ bay đi bay lại nhốn nhác như đi hội vậy . . .” Cảnh vườn hoa được em học sinh tả rất sinh động nhưng cụm từ “ tầm gần tối “ mang tính chất khẩu ngữ và từ “ nhốn nhác “ dùng từ thiếu hợp lí. Ta thấy “nhốn nhác “ là một tính từ miêu tả biểu thị ý nghĩa ngược xuôi kèm theo thái độ sợ sệt bất an, hốt hoảng của đối tượng vì vậy nó không phù hợp với bổ ngữ so sánh “ như đi hội “ ta có thể thay từ “ tầm gần tối” bằng từ “trời gần tối” từ “nhốn nhác” bằng từ “tấp nập hoặc nhộn nhịp”. b. Dùng từ ngữ trùng lặp : Ngoài việc dùng từ thiếu chuẩn xác, diễn đạt lòng thòng làm cho nội dung thông báo sai lạc, trong bài viết của mình, nhiều em học sinh đã dùng lặp nhiều từ ngữ trong một câu hoặc trong cả đoạn văn khiến cho đoạn văn, câu văn nặng nề nhàm chán. Đây chính là lỗi dùng từ khá phổ biến ở học sinh tiểu học. Ví dụ 1: Tả ngôi nhà em đang ở. “ . . . Nhà em có mái lợp bằng tôn. Nhà em tuy nghèo nhưng rất gọn gàng sạch sẽ. Nhà em ở cạnh một trường học. . .” Ở đoạn văn này em học sinh muốn giới thiệu về ngôi nhà của mình. Tuy nhiên từ “nhà em” được lặp lại tới ba lần ở ba câu văn liền kề nhau khiến người đọc có cảm giác nặng nề. Ba câu văn không sai về ngữ pháp nhưng chưa mang tính thẩm mĩ nên hiệu quả còn thấp. Để khắc phục điều đó ta có thể sửa đoạn văn đó lại như sau: “. . . Ngôi nhà em nằm ở cạnh trường học, mái lợp bắng tôn. Nhà tuy nghèo nhưng rất sạch sẽ gọn gàng . . .” Ví dụ 2: Tả cảnh trường em giờ tan học. “ Trường em nằm cạnh đường nhựa và trường có một dãy phòng học, và xung quanh trường được bao bởi hàng rào dây thép gai. Quang cảnh yên tĩnh, và giữa sân có hàng cây phượng rất đẹp, và chính giữa sân có cột cờ cao, có lá quốc kì đỏ thắm đang tung bay phất phới, và phòng bảo vệ nằm ở bên phải…” Em học sinh này tả về trường mình tương đối đầy đủ nhưng không theo thứ tự nào. Quan sát được gì viết nấy, dùng từ ngữ một cách tùy tiện, dấu câu dùng không hợp lí. Từ “ và” lặp lại quá nhiều. Ta có thể chữa đoạn văn bằng một số ý, bỏ bớt một số từ “và” thay vào đó một số dấu câu để nội dung đoạn văn mạch lạc hơn, rõ ràng hơn. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 7 “ . . .Trường em nằm cạnh đường liên thôn. Ngôi trường chỉ có một dãy phòng học nằm song song với con đường. Bên phải là nhà bảo vệ, chính giữa sân là cột cơ cao ,…” Ngoài ví dụ tôi đã phân tích ở trên còn nhiều ví dụ về lỗi tương tự song không có điều kiện nêu lên ở đây. Điều này chứng minh rằng: Lỗi về dùng từ thiếu chính xác, dùng lặp từ ngữ ở học sinh còn khá phổ biến. Đây là vấn đề nan giải mà người giáo viên phải có trách nhiệm trước thực trạng này . *Nguyên nhân mắc lỗi : Qua các ví dụ trên tôi thấy nguyên nhân mắc lỗi là do : - Học sinh không hiểu hết ý nghĩa của từ ngữ nên từ đó không hiểu từ đó có nghĩa thế nào. Bởi vậy khi viết văn các em dùng từ ngữ thiếu chuẩn xác làm cho nội dung thông báo nặng nề nhàm chán. -Do vốn từ của các em hạn chế (đặc biệt là vốn từ cùng nghĩa). Khả năng sử dụng vốn từ chưa thành thạo, linh hoạt khiến cho câu văn nghèo nàn đơn điệu, không diễn tả đúng ý mình muốn diễn đạt. *Cách khắc phục sửa chữa: Để khắc phục tình trạng này người giáo viên cần : -Phải xây dựng và rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác cẩn trọng trong việc làm văn, cụ thể là trong việc chọn lựa từ ngữ để đặt câu, diễn đạt. - Phải cung cấp và bồi dưỡng cho học sinh có vốn từ phong phú để các em có thể chọn lựa và dùng từ sát hợp giúp cho bài văn sinh động và phong phú hơn. - Phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nguyên tắc sử dụng từ. - Tập cho các em kĩ năng dùng từ. Điều đó phải được khai thác triệt để trong bài tập đọc từ ngữ, ngữ pháp các em đã học. 2 Lỗi về đặt câu: Đây cũng là lỗi phổ biến mà học sinh tiểu học thường mắc khi viết văn, trong đó chia các lỗi ra làm hai loại lỗi nhỏ sau: a. Không biết sử dụng dấu ngắt câu hợp lí. Ví dụ 1: Tả ngôi nhà em đang ở. “ … Nhà em ở thôn Bắc Trang, xã Đinh Trang Hòa. Nhà em mới xây cách đây một năm. Nên vẫn còn đẹp. Nhà sơn màu xanh. Có hai tầng. Chiếc cổng sơn màu vàng….” Đoạn văn trên muốn tả ngôi nhà mình đang ở nhưng lại ngắt câu không đúng nên nội dung các câu văn thiếu rành mạch, rõ ràng. Các câu văn trở thành câu cụt, nội dung thông báo khó hiểu, thoát ý. Ta có thể sửa lại đoạn văn cho hợp lí sau: Nhà em ở thôn Bắc Trang xã Đinh Trang Hòa. Nhà em xây cách đây đã một năm mà trông vẫn như mới. Ngôi nhà kiểu Thái được sơn màu xanh dương. Chiếc cổng được sơn màu vàng, nhìn xa thật đẹp mắt. Ví dụ 2: Tả quang cảnh trường trước buổi học. “ Sáng nay là phiên trực nhật lớp nên em phải đến sớm. Đúng là một dịp may cho em để em chứng kiến. Khung cảnh tĩnh tại của ngôi trường, đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi học. Mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy”. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 8 Đoạn văn trên người viết muốn giới thiệu với người đọc những cảm nhận của mình trước ngôi trường trong một buổi đến sớm để trực nhật. Tuy nhiên em học sinh này sử dụng dấu câu tùy tiện. Chưa biết đặt câu, sử dụng từ chưa chính xác… làm cho đoạn văn lủng củng, tối nghĩa. Ta có thể sửa đoạn văn trên như sau: “… Đây là cơ hội được ngắm nhìn quang cảnh yên tĩnh của ngôi trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của trường vào giữa buổi học, mà chỉ cần đến sớm nửa giờ thôi là ta cảm nhận được điều đó…” b. Kết hợp từ thiếu hợp lí làm cho nội dung thông báo của câu văn sai lạc. Qua khảo sát tôi thấy học sinh do không nắm được nghĩa của từ, quy tắc kết hợp từ nên trong bài viết của các em có nhiều câu đoạn được tạo nên bởi sự gắn kết các từ nhưng ngữ nghĩa lại không hợp lí làm cho câu văn thiếu rành mạch, sai lạc nội dung thông báo. Ví dụ : Tả quang cảnh trường em trước buổi học. “ … Sân chơi của chúng em rất rộng, có đủ chỗ cho các em chơi và các bạn nam chơi bóng. Sân trường của chúng em không còn bồn hoa vì các chú công nhân đã bới nó lên để làm phòng học cho chúng em rồi. Bây giờ chỉ còn đủ chỗ cho chúng em tập thể dục và các bạn qua lại mà thôi…” Đây là một đoạn văn người viết muốn tả về sân trường của mình trước đây rất rộng, đủ chỗ cho các em vui chơi nhưng nay bị thu hẹp. . . nhưng do người viết kết hợp từ không hợp lí nên đoạn văn trở nên khó hiểu. Ta có thể sửa lại như sau: “…Trước đây, sân chơi rất rộng, có đủ chỗ cho chúng em vui chơi. Dạo này, do trường đang được xây dựng thêm khu phòng học cho nên sân trường bị thu hẹp …” Nguyên nhân mắc lỗi : Qua thực tế phân tích các ví dụ trên tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc lỗi này rất đa dạng nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây: -Do hạn chế về trình độ, hạn chế về những kiến thức tiếng Việt (từ ngữ, ngữ pháp. . .) nên các em không hiểu, không ý thức được mối quan hệ giữa các từ ngữ mình sử dụng. -Do chưa nắm vững cấu tạo ngữ pháp của câu, các quy tắc, cách đặt câu cho nên các em còn lạm dụng từ ngữ tiếng Việt vào trong bài viết của mình. Nhiều khi các em không ý thức được điều mình cần diễn đạt để viết làm sao cho đúng cho hay. Chính vì thế mà các em đã tạo nên các kết hợp từ không hợp lí, các câu sai ngữ pháp, câu không đủ thành phần, câu què cụt…, nội dung thông báo tối nghĩa, mơ hồ. - Do yếu kém về khả năng tư duy nên năng lực cảm thụ ( tiếp thu và cảm nhận) của các em còn yếu. Bởi vậy các em không biết dùng từ đặt câu trong bài viết của mình một cách hợp lí làm cho câu văn không mạch lạc, rõ nghĩa… Cách khắc phục sửa chữa: Từ chỗ thấy được nguyên nhân mắc lỗi trên của học sinh( như đã nêu ở trên), tôi xin đưa ra một số cách khắc phục sửa chữa như sau: - Giáo viên phải giúp cho các em phân biệt các từ có hình thức âm thanh, thành phần âm thanh khác nhau… ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 9 - Giúp các em có một vốn kiến thức cơ bản nhất về ngữ pháp và có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt. Ý thức rõ về các kiểu câu và các thành phần trong câu cùng các quy tắc sử dụng dấu câu, để từ đó có sự ngắt nghỉ hợp lí trong viết câu và tổ chức đoạn. - Giúp cho các em có hướng đi đúng đối tượng, biết sắp xếp trật tự giữa các chi tiết, đặc điểm của đối tượng theo một trình tự hợp lí. Biết sử dụng từ ngữ một cách có chọn lọc, gọt giũa, giàu hình ảnh, có sức gợi tả, gợi cảm mang đặc trưng của một bài văn miêu tả. 3 Lỗi sử dụng hình ảnh và biện pháp tu từ : Qua khảo sát các bài tập làm văn miêu tả của khối 5 tôi nhận thấy phần lớn các em đã có ý thức sử dụng một số hình ảnh biện pháp tu từ trong bài viết của mình, làm cho bài văn sinh động, giúp người đọc dễ hiểu rõ hơn về đối tượng miêu tả. Trong các biện pháp tu từ đó, so sánh tu từ được học sinh sử dụng nhiều hơn. So sánh là biện pháp diễn đạt tu từ, đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. So sánh là một hình thức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, bởi vì không có cách gì làm cho người nghe hiểu nhanh điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể. Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm, so sánh nghệ thuật là đôi cánh giúp chúng bay vào thế giới của cái đẹp của tưởng tượng. Tuy nhiên do chưa hiểu rõ bản chất của biện pháp của so sánh tu từ nên khi sử dụng biện pháp này, các em đã đưa ra một số hình ảnh so sánh không tương hợp. Ví dụ 1: Tả vườn hoa nơi em ở. “ . . .Những cây hoa lan nở những bông hoa xinh xinh trắng ngần. Hoa tầng tầng lớp lớp, hương hoa lan tỏa khắp khu vườn. Khu vườn sáng rực lên như một đốm lửa giữa những tán lá xanh ngắt. Hàng ngàn chú bướm đủ các màu sắc chập chờn trên những nhụy hoa tạo nên một cảnh rất thơ mộng…” . Ở đoạn văn trên người viết miêu tả vườn hoa rất sinh động với đầy đủ các màu sắc mỗi loài hoa. Người viết muốn nói hoa ở đây rất nhiều “hoa tầng tầng lớp lớp”. Đứng trước vườn hoa đẹp như vậy ta có cảm giác cả vườn đó sáng rực lên. Phải có tâm hồn rất nhạy cảm thì người mới có những cảm xúc, những phát hiện tinh tế như vậy. Đoạn văn sẽ hay hơn và hoàn thiện hơn nếu người sử dụng hình ảnh so sánh phù hợp. Tiếc rằng, hình ảnh so sánh “khu vườn sáng rực lên như một đốm lửa” đã làm mất đi vẻ đẹp của đối tượng miêu tả. Cả khu vườn sáng rực lên mà chỉ như một đốm lửa, hình ảnh so sánh không hợp lí. Ta có thể chữa lại hình ảnh so sánh ấy trong đoạn văn trên cho hợp lí hơn: “. . . Những cây hoa lan nở những bông hoa xinh xinh trắng ngần. Hoa tầng tầng lớp lớp, hương hoa tỏa khắp khu vườn. Khu vườn sáng rực lên như muôn vàn đốm lửa được thắp lên giữa những tán lá xanh ngắt…” Ví dụ 2: Tả hình dáng và tính nết thơ ngây của một em bé đang tuổi tập đi. “…Bé có đôi mắt đen tròn, đen lay láy và trong veo như hồ nước. Mái tóc bé mỏng manh như mảnh giấy được tạo nên bởi những sợi tơ ngắn. Cái miệng nhỏ xíu luôn cười làm lộ rõ mấy chiếc răng đang nhú như những hạt ngô non ” Hình ảnh em bé người viết miêu tả thật đáng yêu: đôi mắt tròn, đen lay láy, cái ____________________________________________________________________ ____NGIÊN C U KHOA H C S PH M NG D NG TI U HOC – Ứ Ọ Ư Ạ Ứ Ụ Ể 10 [...]... tiểu học không chỉ dạy “ văn rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh trong giờ tập làm văn mà phải biết kết hợp đồng bộ ở tất cả các môn học Trong bất cứ giờ học của môn học nào, khi giảng bài giáo viên đều phải lựa chọn những từ ngữ đúng chuẩn xác, dễ hiểu với cách diễn đạt rõ ràng rành mạch… để từ đó học sinh học hỏi và noi theo Những công việc trên đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục Có. .. những lỗi sai tương tự Qua sự rèn luyện các em sẽ viết được những bài văn có độ chính xác cao, trong sáng, sinh động và giàu cảm xúc, mạch lạc, rõ ràng trong diễn đạt, trong bố cục -Để học sinh không còn mắc lỗi trong các bài viết, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, phải truyền thụ cho học sinh những kiến thức đúng, tạo cho các em niềm say mê, hứng... DỤNG TIỂU HOC – PHẦN III: KẾT LUẬN Thực trạng hiện nay học sinh tiểu học thường coi trọng môn Toán và coi nhẹ môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng trong nhà trường Vì vậy, người giáo viên tiểu học phải đặc biệt quan tâm đến giờ học Tiếng Việt Đặc biệt là trong giờ học Tập làm văn cần quan tâm nhiều hơn đến kĩ năng diễn đạt cho học sinh Trồng cây, cây lớn từ gốc chứ không phải cây lớn... sát và tìm hiểu các bài văn miêu tả của học sinh tiểu học Học sinh thường mắc các lỗi này là do: - Học sinh ít được hướng dẫn, rèn tập những thói quen, kĩ năng quan sát đối tượng để nắm bắt chính xác những điểm nổi bật của đối tượng - Do hạn chế về trình độ, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh và kiến thức về biện pháp tu từ so sánh còn chưa sâu, nên các hình ảnh so sánh học sinh đưa vào bài viết của... viết của mình chưa phù hợp với việc miêu tả - Do học sinh ít được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực hoạt động ngôn ngữ nhất là hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong diễn đạt, trình bày *Cách khắc phục sửa chữa: Để khắc phục được loại lỗi này, đòi hỏi người giáo viên phải cung cấp cho học sinh một vốn hiểu biết đầy đủ và sâu rộng vể biện pháp so sánh tu từ, rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy, khi đem... hợp với đối tượng miêu tả Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần rèn, tập cho học sinh khả năng suy nghĩ, tìm tòi và bồi dưỡng khả năng tưởng tượng phong phú Đặc biệt góp phần hình thành, bồi dưỡng cho học sinh cảm nhận cái đẹp, khả năng rung động xúc cảm, nhạy bén tinh tế trước cái đẹp Để từ đó, các em huy động vào bài viết của mình những từ ngữ, hình ảnh có chọn lọc, giàu sức gợi tả, gợi cảm Tóm... cao hiệu quả của việc dạy và học của thầy và trò hiện nay Tất cả những vấn đề nêu trên chỉ nhằm giải quyết những khó khăn nhất thời về tình trạng mắc lỗi trong bài viết văn miêu tả nói riêng và trong các bài văn nói chung của học sinh tiểu học hiện nay Sự nghiệp giáo dục của nước ta đã, đang và sẽ còn phát triển và không ngừng đổi mới trong việc dạy – học Chính vì thế, đòi hỏi người giáo viên phải có. .. dục của bộ môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học mới đạt được kết quả thiết thực như mong muốn Trên đây là một số lỗi diễn đạt trong bài tập làm văn miêu tả của học sinh tiểu học mà tôi đã tìm hiểu được qua quá trình giảng dạy, khảo sát thống kê và một số giải pháp để khắc phục những lỗi sai đó Tôi mạnh dạn đưa ra mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp Môn học: Đạt giải: Tác giả: ... công việc chấm bài và tiết học trả bài là vô cùng quan trọng Nó là bước đi đầu tiên, là cơ sở tiền đề để các em tiến vào thế giới huyền diệu của văn chương Nếu như không có sự tỉ mỉ, cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học trong việc thực hiện những công việc này thì không còn con đường nào khác có thể giúp học sinh thoát khỏi tình trạng yếu kém về năng lực diễn đạt trong bài tập làm văn như hiện nay * Công việc... những lỗi mà học sinh còn mắc phải như trên, người giáo viên tiểu học cần phải chú trọng hơn trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt như từ ngữ, ngữ pháp, chính tả, tập làm văn để giúp các em có vốn từ để sử dụng Hiểu được nghĩa của từ để không sử dụng sai, nhất là những từ gần nghĩa, đồng nghĩa để các em sử dụng trong từng văn cảnh một cách linh hoạt Ngoài ra cho công việc này đạt hiệu quả cao, người . đi cho học sinh trong việc rèn tập cho các em kĩ năng diễn đạt – kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả cao nhất. 1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong việc làm văn nói chung và làm văn miêu tả. giúp cho học sinh hình thành rèn luyện, bồi dưỡng những kiến thức , kĩ năng đúng, tốt đẹp trong việc làm văn. Để sản sinh được một bài văn miêu tả có hiệu quả và tránh được lỗi sai, học sinh. miêu tả và những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng bài văn miêu tả: 1.Khái niệm về văn miêu tả. 1.1 Thế nào là văn miêu tả: Văn miêu tả là văn dùng để tả sự vật hiện tượng…một cách sinh

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan