đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam giai đoạn 2007-2012

17 467 0
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam giai đoạn 2007-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1.Khái ni m liên quanệ 1 2.Vai trò c a ho t ng TRNNủ ạ độ Đ 2 3. Nh ng nhân t thúc y TRNNữ ố đẩ Đ 2 3.1. Chênh l ch v n ng su t c n biên c a v n gi a các n cệ ề ă ấ ậ ủ ố ữ ướ 2 3.2. Chu k s n ph mỳ ả ẩ 2 3.3. L i th c bi t c a các công ty a qu c giaợ ế đặ ệ ủ đ ố 2 3.4. Khai thác chuy n giá v công ngh ể à ệ 3 3.5.Ti p c n ngu n t i nguyên thiên nhiênế ậ ồ à 3 3.6.Quan h th ng m i c a n c ó v i các n c khácệ ươ ạ ủ ướ đ ớ ướ 3 4.Qu n lý Nh N c v ho t ng TRNNả à ướ ề ạ độ Đ 3 1. TRNN t 2007 – 2012Đ ừ 4 1.3 u t tr c ti p ra n c ngo i phân theo i tácĐầ ư ự ế ướ à đố 7 1.4Các công ty, d án u t tr c ti p ra n c ngo i tiêu bi uự đầ ư ự ế ướ à ể 7 a) Các doanh nghi p tiêu bi uệ ể 7 III.TRI N V NG U T RA N C NGOÀI Ể Ọ ĐẦ Ư ƯỚ 9 1.B i c nh ố ả 9 1.2 Khó kh n:ă 10 11 2.D báo TRNN c a doanh nghi p Vi t Nam trong 3 n m t i ự Đ ủ ệ ệ ă ớ 11 (giai o n 2013- 2015)đ ạ 11 IV.CÁC GI I PHÁP THÚC Y U T RA N C NGOÀI Ả ĐẨ ĐẦ Ư ƯỚ 15 1.1V chi n l c phát tri n TTTRNNề ế ượ ể Đ 15 2.T ng c ng y m nh ho t ng xúc ti n TTTRNNă ườ đẩ ạ ạ độ ế Đ 16 3.Khuy n khích, t o i u ki n các Hi p h i u ra n c ngo i ra ế ạ đ ề ệ để ệ ộ đầ ở ướ à i v nâng cao ch t l ng ho t ng c a các t ch c ó.đờ à ấ ượ ạ độ ủ ổ ứ đ 16 17 TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 17 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI (ĐTRNN) 1. Khái niệm liên quan Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự ánở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005: (Điều 3 khoản 2) Đầu tư trực tiếp là hình thức do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Điều 3 khoản 14) Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động đầu tư. FDI vào: Người nước ngoài nắm quyền kiểm soát các tài sản của một nước A. FDI ra: Các nhà đầu tư của nước A nắm quyền kiểm soát các tài sản ở nước ngoài. Nước chủ đầu tư: Nước mà ở đó chủ đầu tư định cư. Nước nhận đầu tư: Nước mà ở đó hoạt động đầu tư được tiến hành. 2. Vai trò của hoạt động ĐTRNN Thứ nhất, đối với quốc gia: Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của VN trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở VN. Giúp VIệt Nam có thêm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu…phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước và tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của VN đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu. Thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế, nó cũng góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia. Tạo nguồn thu ngân sách và nguồn thu ngoại tệ lớn , tạo thành một nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước. Thứ hai, đối với doanh nghiệp: Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tích lũy kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, học hỏi tiếp thu công nghệ và bí quyết kinh công nghệ. Đầu tư ra nước ngoài tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện ”chuyển giá” để giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống công ty đóng ở các nước khác nhau. Nhờ đó mà tối đa hóa lợi nhuận thu được. Một vai trò quan trọng khác: đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có điều kiện phân tán rủi ro kinh doanh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới đầy biến động về kinh tế – chính trị như hiện nay. 3. Những nhân tố thúc đẩy ĐTRNN 3.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 3.2. Chu kỳ sản phẩm 3.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Nhóm 18 2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 3.4. Khai thác chuyển giá và công nghệ 3.5.Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên 3.6.Quan hệ thương mại của nước đó với các nước khác Ví dụ như khi một nước đầu tư vào Việt Nam, thì công ty đó sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế khi xuất khẩu những hàng hóa được họ sản xuất tại Việt Nam vào các nước Asian, đây là cơ hội tốt nâng cao sức cạnh tranh đối với sản phẩm của họ 4.Quản lý Nhà Nước về hoạt động ĐTRNN Giai đoạn này không có nhiều thay đổi trong quản lí Nhà Nước về hoạt động này. Các cơ quan chức năng chủ yếu dựa trên luật đầu tư năm 2005, nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ (hướng dẫn thực hiện luật đầu tư 2005) Lĩnh vực dầu khí được các cấp chính quyền rất quan tâm với nhiều nghị định lien quan như: nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007, nghị định số 17/2009/NĐ-CP Lĩnh vực giáo dục có nghị định số 73/2012/NÐ-CP gồm 6 chương, 75 điều và có hiệu lực từ 15/11/2012 Về mẫu hồ sơ đăng kí đầu tư ra nước ngoài có Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Về vay vốn với các doanh nghiệp Việt Nam có nghị định 75/2011/NĐ-CP Về công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư ra nước ngoài có thông tư số 2012/TT-BKHĐT( của bộ kế hoạch và đầu tư), nghị định Số: 113/2009/NĐ- CP. Sau vụ việc của tập đoàn Vinashin Chính phủ đa yêu cầu rà soát lại các dự án đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là tập đoàn dầu khí Việt Nam. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời. Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Nhóm 18 3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1. ĐTRNN từ 2007 – 2012 1.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo các năm từ 2007 đến 2012 1989-2006 185 10 94.2 _ _ Năm 2007 64 39 1.2 _ 18 Năm 2008 103 2,800 .0 _ _ Năm 2009 457 7,200 .0 _ 51 Năm 2010 107 2,926 .0 900 25 Năm 2011 75 2,120 .0 950 55 Hết 9/2012 66 1,217.0 _ _ 2007-2012 889 18,723.60 Số quốc gia việt nam đã và đang đầu tư vào 67 (nguồn cục đầu tư nước ngoài) Lũy kế đến thời điểm tháng 9 năm 2012, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài là 736 dự án với vốn đăng ký đạt khoảng 15,044 tỷ USD. 2007-2012 là giai đoạn bước ngoặt trong việc đầu tư ra nước ngoài của cá doanh nghiệp Việt Nam, số dự án, số vốn đăng kí đều tăng đáng kể so với giai đoạn trước đó. Tính đến hết cuối tháng 9/2012 tổng số dự án đã đăng kí trong giai đoạn này lên tới 889 dự án với tổng số vốn là trên 18,7 tỉ USD. So với giai đoạn trước đó 1989-2006 thì số dự án đã tăng 4,81 lần, số vốn đăng kí tăng 17,1 lần. Mặc dù chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoản tài chính ở Mỹ, nhưng đầu tư ra nước ngoài năm 2009 của Việt Nam lại tăng trưởng đột biến vượt xa so với dự báo của cục đầu tư nước ngoài (2,4 tỉ USD) đạt mốc kỉ lục 7,2 tỉ USD Nhóm 18 4 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Về quy mô dự án 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn đầu tư trung bình cho 1 dự án (triệu USD) 6.113 27.184 15.755 27.346 28.267 39.595 Vốn đầu tư trung bình cho 1 dự án giai đoạn 2007-2012(triệu USD) 21.061 Qua 24 năm thực hiện ĐTRNN, tính đến hết tháng 12/2011 tổng số vốn của các dự án còn hiệu lực là 10,8 tỉ USD, số vốn đã thực hiện là 2.7 tỉ USD chiểm 25% tổng số vốn đăng kí còn hiệu lực. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 21,061 triệu USD/dự án. 1.2Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam phân theo ngành ĐTTTRNN phân theo ngành (Tính tới tháng 4/2012) TT Ngành Số dự án Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN (USD) 1 Khai khoáng 94 5.196.971.678 2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 8 2.076.249.133 3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 85 1.854.579.075 4 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 3 1.124.500.000 5 Thông tin và truyền thông 40 1.037.688.098 6 Công nghiệp chế biến, chế tạo 124 517.316.482 7 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 31 467.830.900 8 Hoạt động Kinh doanh bất động sản 29 191.215.419 9 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 129 196.475.876 10 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 25 112.598.487 11 Vận tải kho bãi 14 19.523.720 12 Y tế và trợ giúp xã hội 4 14.985.188 Nhóm 18 5 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 567 45.160.551 14 Xây dựng 25 82.107.862 15 Hoạt động Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 17 99.049.470 16 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 3 9.371.204 17 Dịch vụ Xúc tiến thương mại 1 687.500 18 Dịch vụ khác 9 3.047.500 19 Giáo dục và đào tạo 5 3.025.700 Tổng số 718 13.052.360.000 (nguồn cục đầu tư nước ngoài) Các lĩnh vực mà các công ty Việt Nam đầu tư khá đa dạng bao gồm 19 lĩnh vực từ những ngành đơn giản đến những ngành công nghệ phức tạp, đòi hỏi trình độ cao như thông tin truyền thông, công nghiệp chế tạo… Số dự án và tổng vốn đầu tư tăng với tốc độ lớn, tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có một bước chuyển rõ rệt. Cụ thể: Dịch vụ đã dần dần trở thành ngành được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư với số dự án nhiều nhất (tăng 2.374 lần so với giai đoạn trc, và chiếm 27,8% vốn giai đoạn 2007-2012), nhưng về số vốn đầu tư thì công nghiệp vẫn là ngành được xếp thứ nhất ( chiếm 57,8% tổng vốn đầu tư giai đoạn 2017- 2012).Về nông, lâm, thủy sản, tuy được tăng về vốn đầu tư nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 ngành. Như vậy có thể dự đoán rằng trong tương công nghiệp sẽ vẫn là ngành mũi nhọn trong đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Nhóm 18 STT Ngành kinh tế Số dự án TVĐT Số dự án (1987- 2006) (2007- T4/2012) I Công nghiệp 113 1,504,514,883 157 6,383,130,272 III Dịch vụ 99 215,533,116 235 3,078,465,946 Tổng số: 265 2,006,037,568 453 11,045,998,430 6 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác ĐTTTRNN phân theo nước tiếp nhận đầu tư lũy kế tính tới 4/2012 STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT (triệuUSD) 1 Lào 221 3.799,90 2 Campuchia 123 2.566,42 3 Mỹ 92 305,71 4 Singapore 46 86,863 5 Hàn Quốc 20 8,49 6 Liên bang Nga 16 1.709 7 Nhật Bản 16 3,52 8 Australia 11 108,18 9 Malaysia 10 469,28 10 Hồng Kông 9 12,70 11 57 nước khác 154 3.982,3 Tổng cộng 718 13.052,36 (Nguồn cục đầu tư nước ngoài) Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư trực tiếp vào 67 quốc gia và vùng lãnh thổ tại khắp các châu lục, quốc gia đang phát triển( Lào, Campuchia, ) và cả những nước phát triển như (Mỹ, Nhật Bản, Autralia ). Lào vẫn là quốc gia mà các doanh nghiệp Việt ưa thích và tìm thấy nhiều cơ hội nhất với 221 dự án, tổng vốn đầu tư lên tới 3,8 tỉ USD. 1.4Các công ty, dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiêu biểu a) Các doanh nghiệp tiêu biểu Nhóm 18 7 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN)với 25 dự án trên 18 quốc gia, tổng vốn chuyển ra khoảng 347 triệu USD. Tập đoàn Viettel với 185 triệu USD Tập đoàn Cao su Việt Nam(VRG) với 16 dự án ở 2 nước láng giềng Lào, Campuchia, tổng số vốn chuyển ra khoảng 134,6 triệu USD Tập đoàn Sông Đà vốn chuyển ra khoảng 161 triệu USD Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vốn chuyển ra khoảng 39 triệu USD Công ty cổ phần Đông Dương Xanh 23,7 triệu USD. b) Các dự án tiêu biểu Thủy điện Sê San 2 tại Campuchia có tổng vốn đầu tư 806 triệu USD Dự án viễn thông của Viettel tại Peru 408 triệu USD Thủy điện Sê Kông3 Thượng và Hạ lưu tại Lào vốn đăng ký275,2 triệu USD Thủy điện Nậm Công 2 và 3 tại Lào có vốn đầu tư 134,5 triệu USD Tóm lại, tình hình đầu tư ra nước ngoài của nước ta khá phong phú và đa dạng khi số lượng ngành đầu tư của Việt Nam rất lớn và lan tỏa trong diện rộng. Về sơ lược thì có thể nhận thấy, phân theo ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng đầu tư khá lớn, và phân theo khu vực thì khu vực Châu Á là mũi nhọn đặc biệt của ta trong đó Lào, Campuchia, Venezuela và Liên bang Nga là 4 điểm đến hàng đầu của dòng đầu tư từ Việt Nam và đều có số vốn đăng ký vượt 1 tỷ USD. Trong đó, riêng Venezuela có lượng vốn đăng ký rất lớn, lên đến trên 12,4 tỷ USD. Ngành được đầu tư ít nhất là dịch vụ và các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ là các nước ít được các doanh nghiệp đầu tư nhất. 2. Thành công và hạn chế I.1 Thành công ĐTTTRNN đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu tư, về các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư . Các dự án ĐTTTRNN đã góp phần mang lại doanh thu ngoại tệ lớn cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của VN trên trường quốc tế. Hoạt động ĐTTTRNN đã hình thành một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng), trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện các dự án hợp tác đầu tư. Hoạt động ĐTTTRNN đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho địa bàn nước sở tại, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương làm việc cho dự án. I.2 Hạn chế a) Về phía quản lý nhà nước Nhóm 18 8 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Thể chế chính sách chưa thực sự hoàn chỉnh, thường đi chậm so với thực tế đặc biệt trong việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án ĐTTTRNN. Công tác xúc tiến ĐTTTRNN cũng chưa được đẩy mạnh, nguồn kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp, chưa được sự quan tâm thỏa đáng của các cơ quan chứ năng. Đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tham tán thương mại và đầu tư chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án ĐTTTRNN. Chiến lược tổng thể về ĐTTTRNN của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng, trừ ngành dầu khí đã có những kế hoạch dài hạn về ĐTTTRNN. b) Về phía nhà đầu tư Năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư Việt Nam nhìn chung còn yếu( vốn ít, trình độ quản lý còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ chưa có) do vậy gặp khó khăn trong cạnh tranh với các nhà đầu tư đến từ các nước khác trong đấu thầu, thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Việc triển khai thực hiện dự án còn chậm. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN còn lỏng lẻo trong việc liên kết, hỗ trợ, chia sẻ thông tin Nhiều nhà đầu tư Việt Nam chưa nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực dự án, chưa thực hiện báo cáo định kỳ cho cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền về quản lý hoạt động ĐTTTRNN, thậm chí có nhiều trường hợp nhà đầu tư sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã không triển khai thực hiện dự án, thay đổi chức năng kinh doanh hoặc địa chỉ trụ sở, giải thể doanh nghiệp cũng không có báo cáo cho cơ quan cấp phép. III. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 1.Bối cảnh 1.1 Thuận Lợi: a) Trong nước Kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp, tập đoàn ngày càng lớn mạnh, đủ năng lực và sức cạnh tranh để vươn ra các dự án ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ quan tâm, hỗ trợ đến việc ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt thông qua các hoạt động như xúc tiến đầu tư, hỗ trợ vốn, Việt Nam chủ chương hội nhập kinh tế, tích cực tham gia các tổ chức kinh tế đa phương như ASIAN(1995),APEC (1998), WTO (2007)… Việt Nam cũng đã kí nhiều hiệp định hợp tác song phương, đa phương (hiệp định EPA với Nhật Nhóm 18 9 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Bản 2009, hiệp định thương mại song phương với Chi lê 2011) tạo ra các cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp, công ty trong nước. Các hiệp hội ra đời hỗ trợ pháp lý và tư vấn, bảo vệ quyền lợi của hội viên như: AVIC (hiệp hội các nhà đầu tư sang Campuchia), AVIL (hiệp hội các nước đầu tư sang Lào)… b) Quốc tế: Toàn cầu hóa đang trở thành xu thế chủ yếu chi chi phối sự phát triển của kinh tế thế giới. Các nước sẵng sàng tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam. Hòa bình hợp tác cùng phát triển là mục tiêu chung của các nước. Các nước chủ động giảm bớt hoặc giỡ bỏ các rào cản thương mại để thu hút các nhà đầu tư quốc tế. 1.2 Khó khăn: a) Trong nước: Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động này chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, vướng mắc gây hạn chế hoạt động ĐTRNN đặc biệt trong thủ tục hành chính. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong hoàn cảnh khó khăn khi Nhà Nước thắt chặt tín dụng, việc chuyển tiền cũng gặp khó khăn khi các ngân hàng trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán quốc tế. Sức cảnh tranh (công nghệ, vốn, trình độ quản lí…) của doanh nghiệp Việt vẫn còn yếu đặc biệt là khi tâm nhập vào các thị trường phát triển như Mỹ, EU… Mối liên hệ giữa cơ quan ngoại giao và nhà đầu tư còn lỏng lẻo, các nhà đầu tư chưa liên kết chặt chẽ với nhau dẫn đến thiếu thông tin, gặp bất lợi trước những tranh chấp với cư dân, công ty, chính quyền nước sở tại. b) Quốc tế Nền kinh tế thế giới bất ổn với nhiều cuộc khủng hoảng quốc gia, khu vực, quốc tế cũng như thiên tai bất ngờ khiến hoạt động ĐTRNN chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Sự khác biệt về luật pháp, ngôn ngữ, phong tục vẫn luôn là những thách thức đối với nhà đầu tư khi hoạt động tại nước ngoài. Nhóm 18 10 [...]... 50% trong giai đoạn này vì vậy trong giai đoạn 2013-2015 thì đây vẫn là ngành chủ lực trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, ước tính khoảng 52% Dịch vụ là ngành có số lượng dự án vợt trội trong những năm gần đây tuy nhiên quy mô các dự án còn nhỏ nên tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này mới Nhóm 18 13 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ ở khoảng 25% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Dịch.. .Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2.Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm tới (giai đoạn 2013- 2015) Tổng vốn đăng kí đầu tư ra nước ngoài các năm từ 2006 đến 9/2012 Việc vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2009 chỉ là một yếu tố bất thường, ngay sau đó lại trở về đúng quỹ đạo ở mức 2-3 tỉ USD... khích, tạo điều kiện để các Hiệp hội đầu ra ở nước ngoài ra đời và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đó Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN chưa có sự liên kết với nhau Các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ thường thành lập các hiệp hội như Hiệp hội Nhóm 18 16 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài doanh nhân Ấn Độ, Nhật Bản,... trọng đầu tư ra nước ngoài thay cho thị trường trong nước ảm đạm do giảm cầu Vì vậy, chỉ mới 9 tháng đầu năm lượng Nhóm 18 11 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vốn đăng kí đã đạt 3,2864 tỉ USD và dự đoán đến hết 31/12/2012 đạt mức 4 tỉ USD Trong giai đoạn 2012-2015 nền kinh tế thế giới hồi phục, đông thời với lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế (rút hết vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước) ... đề xuất với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam Hiện nay các doanh nghiệp Việt cũng đã thành lập ra một số hiệp hội đầu tư ra nước ngoài như AVIL (đầu tư vào Lào), AVIC (đầu tư vào Campuchia) nhưng số lượng còn hạn chế chủ yếu ở một vài thị trường chính, chưa đáp ứng được sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài Mặt khác, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này chưa cao, mới... dịch vụ nên ước tính trong giai đoạn 2013-2015 số dự án chiếm khoảng17%-21% , vốn đăng kí vào khoảng 13% tổng vốn vào cả 3 ngành Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo các nước nhận đầu tư (Tính đến hết ngày 31/12/2011 – chỉ tính những dự án còn hiệu lực) Trong giai đoạn tiếp theo (2013-2015) Lào, Campuchia, Venezuale, LB Nga vẫn là các thị trường chủ lực tiếp nhận vốn đầu tư lớn và tăng trưởng nhanh... nhờ vào mối quan hệ ngoại giao đặc biệt và những thành công trước đó Nhóm 18 14 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khu vực Châu Phi và châu mỹ la tinh là những thị trường tiềm năng dự đoán đến năm 2015 số dự án đầu tư cũng như số vốn đầu tư sẽ tăng nhanh và là 1 thị trường quan trọng IV CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 1 Xây dựng, hoàn thiện chiến lược,công tác quản lý và cơ chế, chính sách hỗ... nước và cử đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tham tán thương mại và đầu tư Tuy nhiên, các cơ quan đại diện này chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án ĐTTTRNN Một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động... hoạt động ĐTRNN theo chỉ đạo của Thủ tư ng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá, mang tính chất ”cú hích” để giảm một phần khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN Sửa đổi, bổ xung luật đầu tư 2005, Nghị định 78/2006/NĐ- CP cho phù hợp trong đó chú trọng đến biện pháp, chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống Nhóm 18 15 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài kê định kỳ của các doanh nghiệp để có... tình hình hoạt động của dự án Có thể nói, đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại Do vậy, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cần chú trọng tăng cường hoạt động ngoại giao để hỗ trợ có hiệu quả cho các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài 3.Khuyến khích, . hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Điều 3 khoản 14) Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để. 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Nhóm 18 3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1. ĐTRNN từ 2007 – 2012 1.1 Đầu tư trực tiếp. 11,045,998,430 6 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác ĐTTTRNN phân theo nước tiếp nhận đầu tư lũy kế tính tới 4/2012 STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm liên quan

  • 2. Vai trò của hoạt động ĐTRNN

  • 3. Những nhân tố thúc đẩy ĐTRNN

    • 3.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

    • 3.2. Chu kỳ sản phẩm

    • 3.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

    • 3.4. Khai thác chuyển giá và công nghệ

    • 3.5.Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

    • 3.6.Quan hệ thương mại của nước đó với các nước khác

    • 4.Quản lý Nhà Nước về hoạt động ĐTRNN

    • 1. ĐTRNN từ 2007 – 2012

      • 1.3 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác

      • 1.4Các công ty, dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiêu biểu

      • a) Các doanh nghiệp tiêu biểu

      • III. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

        • 1.Bối cảnh

          • 1.2 Khó khăn:

          • 2.Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm tới

          • (giai đoạn 2013- 2015)

          • IV. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

            • 1.1Về chiến lược phát triển ĐTTTRNN

            • 2. Tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ĐTTTRNN

            • 3.Khuyến khích, tạo điều kiện để các Hiệp hội đầu ra ở nước ngoài ra đời và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đó.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan