thực hành công tác thú y, theo dõi và áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn giống hạt nhân tam điệp

60 846 0
thực hành công tác thú y, theo dõi và áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn giống hạt nhân tam điệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môc lôc 2.1.2.1. Sù thµnh thôc vÒ tÝnh 9 ii Lời cảm ơn Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Thú Y- Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học vừa qua. Đây là những kiến thức tạo cơ sở cho tôi ứng dụng và phát huy trong sự nghiệp của tôi sau này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo T.S Chu Đức Thắng- giảng viên bộ môn Nội- chẩn, khoa Thú Y- Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hớng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ, công nhân viên của Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp- Viện chăn nuôi Quốc gia đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công việc trong quá trình thực tập. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Tống Thị Mai Lơng 1 danh mục bảng, biểu đồ Bảng1: Các tiêu chí chẩn đoán viêm tử cung 23 Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của Trại từ năm 2008- 4/2010 35 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ lai các dòng lợn tại Trạm nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn giống hạt nhân Tam điệp 46 Bảng 4.5: Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái từ năm 2007- 2009 43 Bảng 4.7: Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái theo lứa đẻ từ năm 2007- 2009 45 Bảng 4.8: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các giống lợn của Trại từ tháng 1 - 4 / 2010 47 Bảng 4.9: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ của lợn từ tháng 1- 4/2010. 48 Bảng 4.10: Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung lợn 49 Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh 51 2 Phần I Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi lợn là một ngành sản xuất mang tính truyền thống lâu đời của ngời dân Việt Nam, gắn liền với nền văn minh lúa nớc. Đến nay phong trào nuôi lợn thịt hớng nạc đã và đang phát triển mạnh mẽ theo hớng trang trại ở nhiều địa phơng và đem lại nguồn thu đáng kể cho ngời chăn nuôi. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản là việc làm cần thiết. Nhận thấy đợc điều đó, nhà nớc ta đã chủ động nhập giống lợn cao sản từ nớc ngoài nh Meisan, Duroc, Landrace, Yorkshee, Petran nhằm chọn lọc nhân giống, cải tạo giống, phục vụ cho sản xuất. Các giống lợn này thích nghi kém với điều kiện khí hậu Việt Nam, mặt khác chế độ chăm sóc nuôi dỡng cha thật phù hợp nên chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn các giống lợn nội, đặc biệt là đàn lợn nái ngoại. Một trong những bệnh làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ngoại đang nuôi ở nớc ta hiện nay là bệnh viêm tử cung. Đây là bệnh gây ảnh hởng rất lớn đến khả năng sinh sản và sức khoẻ của lợn nái. Nó có thể làm lợn nái chậm động dục lại sau khi cai sữa, sẩy thai, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở những lần sau, do đó làm giảm số lợng lợn nái sinh sản và số lợng lợn con sinh ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Nhằm mục đích nâng cao năng suất sinh sản và đa ra phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực hành công tác thú y, theo dõi và áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Ph ơng 3 1.2. Mục đích Yêu CầU - Theo dõi công tác phòng bệnh. Biết cách chẩn đoán và điều trị các bệnh xảy ra trên đàn lợn của trại. - Điều tra tình hình viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp từ năm 2007- 4/2010. - So sánh một số phác đồ điều trị viêm tử cung và tìm ra phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao nhất. - Nâng cao tay nghề trong công tác điều trị. 4 Phần II Tổng quan tài liệu 2.1. Đặc điểm sinh sản của lợn cái 2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái Cũng giống nh các loài gia súc khác, cơ quan sinh dục của lợn cái gồm: bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong. 2.1.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài * Âm môn hay còn gọi là âm hộ (Vulva), nằm dới hậu môn. Bên ngoài âm môn có hai môi (Labia vulva). Bờ trên hai môi có sắc tố đen và nhiều màu tuyến tiết chất nhờn trắng và tuyến tiết mồ hôi. * Âm vật (Clitoris), giống nh dơng vật thu nhỏ. Bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có nếp da tạo ra mu âm vật (Paraepatium clitoridis), giữa âm vật bẻ gấp xuống dới. * Tiền đình (Vestibulum vaginae sinus progenitalis) là giới hạn giữa âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trớc màng trinh là âm môn, phía sau màng trinh là âm đạo, màng trinh có các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Tiền đình có một số tuyến, tuyến này xếp theo hàng chéo, hớng quay về phía âm vật. 2.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong * Âm đạo (Vagina), trớc là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh (Hymen) che lỗ âm đạo. Âm đạo là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong qúa trình sinh đẻ. Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp: - Lớp liên kết ở ngoài. 5 - Lớp cơ trơn: có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên kết với các cơ ở cổ tử cung. - Lớp niêm mạc: có nhiều tế bào thợng bì, gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn ở giữa. * Tử cung (Uterus), có cấu tạo phù hợp với chức năng phát triển và dinh dỡng bào thai. Trứng đợc thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ, ở đây hợp tử phát triển là nhờ chất dinh dỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm mạc tử cung cung cấp cho. Tử cung còn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào các lớp cơ. Tử cung đợc cấu tạo bởi 3 lớp: Ngoài cùng là tổ chức liên kết Lớp cơ trơn của tử cung giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy thai ra ngoài. Nó có cấu tạo khá phức tạp, là lớp cơ khoẻ nhất trong cơ thể. Bên trong lớp cơ trơn là các sợi liên kết đàn hồi, có nhiều tĩnh mạch lớn. Các lớp cơ đó đan vào nhau làm cho tử cung chắc và có sự đàn hồi lớn. Lớp niêm mạc tử cung màu hồng, đợc phủ lên bằng những tế bào biểu mô kéo dài thành lông nhung. Xen kẽ giữa các tế bào biểu mô là các tuyến tiết chất nhầy. Chất nhầy đợc gạt về cổ tử cung khi các lông rung động. Tử cung của lợn thuộc loại tử cung phân nhánh. Tử cung đợc chia làm 3 phần: cổ, thân và sừng tử cung. Sừng tử cung thông với ống dẫn trứng. Cổ tử cung thông với âm đạo. Vị trí tử cung nằm trong xoang chậu, phía trên là trực trang, bên dới là bàng quang. Vị trí của tử cung đợc cố định trong xoang chậu do 4 yếu tố sau: Sự bám của âm đạo vào cổ tử cung. Dây chằng tròn là một dây chằng nhỏ từ sừng tử cung đến vùng bẹn, bên trong có nhiều mạch quản, cơ trơn. Dây chằng rộng là do nếp phúc mạc trùm lên tử cung ở mặt trên, mặt dới và kéo dài đến hai thành của chậu hông. Dây chằng rộng ở giữa hai lá phúc mạc, nên rất quan trọng và có nhiều mạch quản, thần kinh. 6 Tử cung lợn rất dài, trong đó thân tử cung ngắn, hai sừng tử cung dài nh ruột non, có con dài đến 1m. Cổ tử cung lợn dài, tròn, không gấp nếp nên dễ cho thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò. * Buồng trứng (Ovarium), gồm một đôi treo ở cạnh trớc dây chằng rộng và nằm trong xoang chậu. Buồng trứng bên ngoài là một lớp màng liên kết sợi chắc nh màng bao dịch hoàn. Bên trong buồng trứng chia làm hai miền: miền vỏ và miền tuỷ, hai miền đó đợc cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi xốp tạo ra cho buồng trứng một chất đệm. ở miền tủy thì mạch máu nhiều hơn và tổ chức mô xốp cũng dày hơn. Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng. Buồng trứng nh một tuyến nội tiết của con cái, làm nhiệm vụ nuôi dỡng cho trứng chín và tiết ra những hocmon sinh dục, tác động đến chức năng của tử cung và thay đổi tính biệt giữa con đực và con cái. Bên dới lớp màng của buồng trứng là tế bào trứng nguyên thủy. Khi noãn bao chín thì các tế bào noãn bao quanh tế bào trứng phân chia thành nhiều tầng tế bào có hình hạt. Noãn bao ngày càng phát triển thì các tế bào nang tiêu tan tạo ra một cái xoang có chứa dịch. Các tầng tế bào còn lại phát triển lồi lên tạo ra một lớp màng bao bọc ở bên ngoài, có chỗ dày lên để chứa tế bào trứng. Noãn bao nguyên thuỷ khi trở thành noãn bao chín đợc bao bọc một lớp màng mỏng. Tổ chức màng liên kết ngoài buồng trứng lúc này dày lên để bảo vệ noãn bao chín, giữa màng bảo vệ và màng mỏng của noãn bao là tổ chức mạch quản dày đặc. Noãn bao chín nằm ở phần lồi trên của màng liên kết buồng trứng. Noãn bao chín có kích thớc 1cm. Tế bào trứng trong noãn bao là tế bào lớn nhất trong cơ thể, có thể trông thấy đợc bằng mắt thờng, kích thớc 0.15 - 0.25 nm. Lúc noãn bao đã thành thục thì màng bọc nang, màng bao liên kết buồng trứng tách ra, tế bào trứng đợc rời khỏi buồng trứng, cùng với dịch nang, tế bào 7 hạt đi vào loa kèn. Màng noãn bao rách xong liền lại ngay, các tế bào hạt trong xoang phân chia nhanh. Thành một khối tế bào lớn để lấp kín xoang noãn bao và trở thành thể vàng. Thể vàng tồn tại phụ thuộc vào tế bào trứng đợc thụ tinh hay không đợc thụ tinh. Nếu tế bào trứng không đợc thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu, rồi tiêu tan mất. Còn trứng đã đợc thụ tinh thì thể vàng tồn tại cho tới khi sinh đẻ. Trong suốt thời gian có thai thể vàng tiết ra hocmon Progesteron. Buồng trứng của lợn hình chùm dài, có màu hồng vân, vị trí nằm ở hai bên hốc bụng. Noãn bao thành thục có kích thớc 0.8 - 1.2 cm. * ống dẫn trứng (Ovidustus), còn gọi là vòi Fallop, nằm ở màng treo của buồng trứng. Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn hình thành một cái tán rộng và lô nhô không đều. Đầu kia thông với mút sừng tử cung là một cái ống ngoằn ngoèo. Cấu tạo ống dẫn trứng gồm ba lớp: phía ngoài cùng là lớp sợi liên kết, giữa là lớp cơ trơn và phía trong cùng là lớp niêm mạc có các tế bào thợng bì tạo thành nhung mao. Khi tế bào trứng chín rơi vào loa kèn, nhờ nhung mao rung động và cơ trơn co bóp trứng sẽ đi về tử cung. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. Trên đờng di hành trong ống dẫn trứng, tế bào trứng có thể bị đứng lại ở các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Khi có tinh trùng đi vào đờng sinh dục cái, tế bào trứng thụ tinh. Quá trình thụ tinh đó thờng đợc xảy ra ở ống dẫn trứng. Đờng kính ống dẫn trứng: 0.2 - 0.4 mm, ng dẫn trứng đợc chia làm hai đoạn: Đoạn ống dẫn trứng phía buồng trứng: phần đầu trên thông với xoang bụng ở gần buồng trứng, đợc phát triển to tạo thành một cái phễu để hứng tế bào trứng, loa kèn phủ toàn bộ buồng trứng. Loa kèn có nhiều tua, nhung mao rung 8 động để hứng tế bào trứng. Quá trình thụ tinh thờng xảy ra khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở đoạn 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Đoạn ống dẫn trứng phía sừng tử cung gắn với mút sừng tử cung. đoạn này phía ngoài là lớp liên kết sợi, đợc kéo dài từ màng treo buồng trứng. ở giữa là hai lớp cơ, cơ vòng ở phía trong, cơ dọc ở phía ngoài. Trong cùng là lớp niêm mạc đ- ợc cấu tạo bằng lớp tế bào hình trụ, hình vuông làm nhiệm vụ tiết niêm dịch. Phía trên lớp niêm mạc có lớp nhung mao luôn luôn rung động để đẩy tế bào trứng hay hợp tử xuống tử cung làm tổ. 2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái 2.1.2.1. Sự thành thục về tính Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng trứng có bao noãn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung biến đổi theo, đủ điều kiện để cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc nh vậy gọi là sự thành thục về tính. Sự thành thục về tính nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau nh: giống, điều kiện nuôi dỡng quản lý, ngoại cảnh. Trong điều kiện nuôi dỡng, chăm sóc, quản lý tốt, sức khoẻ của gia súc tăng lên thì tính thành thục của lợn xuất hiện sớm. Theo A.A Xuxoep (1985) [9], sự thành thục của gia súc đợc đặc trng bởi hàng loạt những thay đổi bên trong và bên ngoài của cơ thể, đặc biệt là sự biến đổi bên trong của cơ quan sinh dục. Sự thành thục về tính có ý nghĩa rất lớn là điều kiện cho sinh sản, một bản năng của gia súc cái. * Các yếu tố ảnh hởng đến tuổi thành thục tính: - Yếu tố giống: Các giống gia súc khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau, sự thành thục về tính ở những gia súc có tầm vóc nhỏ thờng sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn. Các giống lợn nội tuổi thành thục về tính là 4 - 5 tháng, các giống lợn Landrace, Yorkshire tuổi thành thục về tính là 6 -7 tháng. 9 [...]... chăn nuôi của trại 3.2.1.3.Quy trình vệ sinh thú y 3.2.1.4 Thực hành công tác thú y 3.2.2 Điều tra tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Viện Chăn nuôi Quốc Gia từ năm 2007- 2009.: - Tỷ lệ mắc bệnh theo giống - Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ 3.2.3 Điều tra tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại hiện nuôi tại. .. nghiệm và so sánh các phác đồ điều trị trên ta rút ra phác đồ điều trị có hiệu quả tốt nhất đối với bệnh viêm tử cung ở lợn Từ đó đa ra khuyến cáo nhằm điều trị bệnh viêm tử cung 3.3 Phơng pháp nghiên cứu 3.3.1 Phơng pháp điều tra Dựa vào tài liệu ghi chép của phòng kỹ thuật Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp từ năm 2008 - 5/2010 Các số liệu thu thập đợc tính toán và xử lý trên. .. đoán, phòng và điều trị bệnh Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [1] và Trần Thị Dân (2004) [16], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau: - Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sẩy thai 18 Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung Khi tử cung bị viêm cấp... ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [10], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hớng nạc đang đợc nuôi tại các địa phơng vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng là tơng đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa các địa phơng Bệnh viêm tử cung thờng tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đẻ nhiều lứa Theo Phạm... tại Trại theo giống, lứa đẻ trong thời gian thực tập (1/2010- 4/2010) 3.2.4 Thử nghiệm, so sánh một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên lợn nái trong thời gian thực tập và theo dõi các chỉ tiêu: 31 - Tỷ lệ khỏi sau điều trị (%) - Thời gian trung bình khỏi (ngày) - Số con động dục trở lại sau điều trị (con) - Thời gian động dục trở lại sau điều trị (ngày) - Tỷ lệ động dục trở lại sau điều trị. .. giả Đào Trọng Đạt và cộng sự (2000) [14], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thờng do các nguyên nhân sau: - Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phơng pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không đợc vô trùng khi phối giống có thể đa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm - Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dơng vật... con mắc bệnh Tổng số con theo dõi x 100 Tổng số con điều trị khỏi x 100 Tổng số con điều trị Tổng số con động dục x 100 Tổng số con đã khỏi bệnh Tổng số con phối lần đầu có chửa x 100 Tổng số con khỏi bệnh đợc phối Thời gian điều trị khỏi trung bình (ngày) = Tổng số ngày điều trị Tổng số con điều trị 33 Phần IV Kết quả và thảo luận 4.1 Tình hình chăn nuôi và công tác thú y của trại 4.1.1 Giới thiệu chung... nghiên cứu giống lợn hạt nhân Tam Điệp Trạm nghiên cứu giống lợn hạt nhân Tam Điệp trực thuộc Viện chăn nuôi Quốc Gia, nằm trên địa bàn phờng Bắc Sơn, thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình Với diện tích 20ha, nằm cách quốc lộ 1A 9km và cách Hà Nội 110Km .Trại vừa có nhiệm vụ giữ giống thuần, phát triển đàn lợn giống và bán con giống ông bà, bố mẹ cho hầu hết các công ty giống trong và ngoài tỉnh Trại lợn của... [15], viêm tử cung thờng bắt đầu bằng sốt một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ ngày hôm sau và bệnh thờng kéo dài 48 đến 72 giờ Công trình nghiên cứu tại một trại lợn lớn ở Đan Mạch (Halgaard, 1983) cho thấy hiện tợng sốt sau khi đẻ có kèm theo chảy mủ là 20% số lợn nái Trong bệnh viêm tử cung thì viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao Kamin kiểm tra 1000 lợn nái ở liên bang Đức cho kết quả là 16% bị viêm. .. viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh hởng tới hoạt động của buồng trứng Qua đó cho th y, hậu quả của viêm tử cung là rất lớn, để tỷ lệ mắc bệnh giảm, ngời chăn nuôi phải có những hiểu biết nhất định về bệnh từ đó tìm ra biện pháp đề phòng và điều trị hiệu quả 2.2.3 Các thể viêm tử cung Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [1], thì viêm tử cung đợc chia làm 3 thể: Viêm nội mạc tử cung, viêm . tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực hành công tác thú y, theo dõi và áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp Trung. viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp từ năm 2007- 4/2010. - So sánh một số phác đồ điều trị viêm tử cung và tìm ra phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao nhất. -. cứu lợn Thụy Ph ơng 3 1.2. Mục đích Yêu CầU - Theo dõi công tác phòng bệnh. Biết cách chẩn đoán và điều trị các bệnh xảy ra trên đàn lợn của trại. - Điều tra tình hình viêm tử cung trên đàn lợn

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.2.1. Sù thµnh thôc vÒ tÝnh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan