điều tra tình hình nhiễm bệnh giun xoắn (trichinellosis) trên lợn tại xã ngũ hiệp huyện thanh trì – hà nội

41 1.1K 2
điều tra tình hình nhiễm bệnh giun xoắn (trichinellosis) trên lợn tại xã ngũ hiệp huyện thanh trì – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA Lời cảm ơn Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới thầy giáo Trần Văn Quyên và các thầy, các cô, các cán bộ trong bộ môn Ký sinh trùng – Kiểm nghiệm thú sản – Vệ sinh thú y đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong Khoa thú y – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho em thực hiện và hoàn thành báo cáo. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của các cán bộ trong Trung tâm chẩn đoán thú y TW. Đặc biệt xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm đã giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Với trình độ còn một số hạn chế nên báo cáo của em tuy đã có những thành công nhất định nhưng cũng không khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để em tích luỹ được kinh nghiệm giúp ích cho công việc sau này. Hà Nội, ngày … tháng… năm 2014 Sinh viên Phạm Văn Trượng 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Xã hội ngày càng phát triển, như cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao. Cuốn theo sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta cũng trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đất nước thay đổi từng ngày từng giờ, thế nhưng những tập tục ăn uống lâu đời vẫn không thay đổi không chỉ ở những vùng sâu vùng xa mà kể cả nhưng người dân thành phố. Nhưng món ăn cổ truyền như nem chua, tiết canh…. được người dân sử dụng mà không nghỉ rằng kèm theo đó là một số bệnh truyền lây. Đặc biệt, những bệnh truyền lây từ động vật sang người. Những năm gần đây có một số bệnh rất nguy hiển cho tính mạng của con người, nó bùng lên thành những ổ dịch. Một trong những bệnh lây qua do tập quán ăn uống gây nguy hiểm cho con người đó là bệnh giun xoắn. Trên thế giới, bệnh nhiều khi gây thiệt hại lớn về người và của.Có rất nhiều cuộc điều tra về bệnh nhưng chưa được cụ thể. Ở Việt Nam đầu những năm 1970 phát hiện ổ dịch giun xoắn ở Nghĩa Lộ từ lợn chuyền cho người vì ăn thịt lơn sống. Ngoài ra các năm 1967, 1968 cũng phát hiện hai ổ dịch giun xoắn do ngoại lai. Gần đây (tháng 12 năm 2010) phát hiện ổ dịch giun xoắn Ở xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội với 22 trường hợp bị nhiễm trong đó có hai người chết. Chính vì vậy, theo tinh thần chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN& PTNT – Bùi Bá Bổng ký duyệt vào công văn số 561/SNN – CCTY ngày 18/8/2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội về việc lập đề tài nghiên cứu khoa học về bệnh xoắn tại xã Ngũ 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội và được sự đồng ý của Cục Thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú Y TW tiến hành xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra tình hình nhiễm bệnh giun xoắn (Trichinellosis) trên lợn tại xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội ”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Được sự phân công của khoa Thú y và bộ môn ký sinh trùng –Kiểm nghiệm thú sản –Vệ sinh Thú y; Được sự nhất trí của trung tâm chẩn đoán Thú Y Trung ương Tôi cùng các cán bộ của trung tâm chẩn đoán Thú y TW và các cán bộ thú y của trạm Thú y xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội tiến hành thực hiện đề tài nhằm mục đích : - Điều tra tình hình nhiễm giun xoắn trên lợn tại 03 bản của xã Làng Chiếu thuộc huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La. - Thực hiện phương pháp tiêu cơ, phương pháp chẩn đoán miễn dịch để xác định ấu trùng giun bao trong cơ từ đó so sánh sự chính sác của các phương pháp trên. - Tìm hiểu nguyên nhân xẩy ra ổ dịch tại xã Làng Chếu tỉnh Sơn La - Từ đó đề ra một số biện pháp phòng trừ bệnh tại địa phương 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH GIUN XOẮN (GIUN BAO) Bệnh giun xoắn là bệnh chung giữa người và đông vật. Việc nhiễm các loài giun xoắn được xác định thông qua thói quen ăn uống(bao gồm người ăn thịt chưa chín của thịt động vật khác). Đây là yếu tố chính lây truyền cho con người. Theo (Porio and Murrll, 2006) Ở những nước đang phát triển những thông tin về bệnh giun xoắn trên động vật và con người không rõ ràng, chỉ có một số nước có nền kinh tế phát triển có những bản báo cáo chính thức về việc nhiễm bệnh trên động vật và con người, thông qua các ngành thú y, sinh vật học, động vật học, dịch tễ, những người làm việc với ký sinh trùng. Trong vòng 20 năm trở lại đây, mặc dù đã tích cực phòng chống song bệnh giun xoắn vẫn được phát hiện ngày một tăng ở nhiều quốc gia, thậm chí còn thành dịch. Nhiều nhà khoa học cho rằng cần đưa bệnh giun xoắn lên hàng bệnh cần báo dịch. Do sự lạm dụng sinh thái xảy ra ở mọi nơi trên thế giới song lại không thiết lập hệ thống giám sát điều tra chặt chẽ khiến cho tỷ lệ nhiễm bệnh này tăng lên. Theo thông báo của WHO, tháng 3/2001, dịch giun xoắn đã xảy ra ở Italia làm hàng ngàn người mắc và 50% số lợn điều tra trong đợt dịch này bị nhiễm giun xoắn. Tại Pháp, thịt ngựa là món ăn ưa thích và do ăn phải thịt ngựa nhiễm giun xoắn chưa nấu chín, 3.000 người đã mắc bệnh này năm 1976. Trung Quốc là nơi có tỷ lệ nhiễm (theo điều tra huyết thanh ) khác nhau tuỳ địa phương do tập quán ẩm thực khác nhau, song tỷ lệ nhiễm nơi cao nhất là 12%. Ở Việt Nam, phát hiện ổ dịch giun xoắn vào năm 1968. Tiếp đó vào những năm 2002 và 2004, bệnh giun xoắn đã bùng phát ở một địa điểm tại 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA một tỉnh miền núi phía Bắc do tập quán ăn nem, tiết canh chế biến từ thịt lợn sống. Tại Việt Nam, trong những năm 1967, 1968 đã phát hiện 02 ổ dịch giun xoắn ở người bị nhiễm từ Lào. Hiện nay, một số vật chủ nhiễm bệnh được biết đến bao gồm lợn, chó, mèo và người (Giáo trình Ký sinh trùng, ĐHNN, 1997). Từ 1970 – 2004 đã xảy ra 03 ổ dịch giun xoắn trên người: Nghĩa Lộ, Yên Bái năm 1970; Tuần Giáo, Điện Biên (tỉnh Lai Châu cũ) năm 2001; Lai Châu năm 2004 (Van De, 2006; Pozio 2007) và đến tháng 6 năm 2008 tại xã Làng Chiềng thuộc huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La đã xảy ra ổ dịch giun xoắn mới trên người. Nguyên nhân xác định tại các ổ dịch nói trên là do bà con ăn thịt lợn chưa nấu chín như lạp, gỏi, thịt chua. Cho đến nay, chưa có chương trình điều tra quy mô về bệnh này tại Việt Nam. Trên thế giới, bệnh giun xoắn ít khi gây chết người, tuy nhiên tại Việt Nam với tổng số 68 người nhiễm trong 03 ổ dịch giai đoạn 1970 – 2004 (Pozio, 2007) và 22 người nhiễm (Viện ký sinh trùng sốt rét) với số người chết 08 người tại 04 ổ dịch nói trên thì ở Việt Nam có số người chết cao nhất trong khu vực (Trung Quốc: 213/2000 chết; Thái Lan 97/7500 chết; Pozio, 2007). Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với dân số khoảng 1.022.300 người. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến năm 2006 toàn tỉnh có khoảng 384.500 lợn, tuy nhiên phương thức chăn nuôi vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, hình thức chăn nuôi lợn thả rông vẫn tồn tại, trình độ dân trí thấp, tập tục sinh hoạt thức ăn chưa nấu chín như món thịt chua (đặc biệt vào các ngày lễ, đám cưới…) vẫn còn, công tác kiểm soát giết mổ còn yếu kém, bà con vẫn còn giết mổ tại nhà. Đây là những yếu tố gây nguy cơ nhiễm bệnh cao. Do giun Trichinella spiralis gây ra, là một bệnh chung của người và nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là lợn, chuột, loài ăn thịt nuôi trong 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA nhà hoặc dã thú. Động vật nhiễm từ con này sang con khác do ăn thịt nhau và ăn xác chết, người bị nhiễm do ăn thịt tái hoặc nấu chưa kỹ. Bệnh đã có từ lâu, năm 1828 lần đầu tiên Peacok thấy vết vôi hoá ở cơ thịt một tử thi, nhưng không tìm được nguyên nhân. Năm năm sau, Hilton mổ tử thi một cụ già 70 tuổi thấy hiện tượng trên và cho bệnh tích do ấu trùng Cysticercus ở thời kỳ đầu gây ra. Hai năm sau (1835), Paget kết luận, vôi hoá ở cơ là do ký sinh trùng. Trong năm đó, Owen nghiên cứu chi tiết loại ký sinh trùng này, đặt tên là Trichinella spiralis. Owen, 1855. Năm 1860, Zenker lần đầu tiên chẩn đoán chính xác bệnh nhân bị chết do giun xoắn, chứng minh người mắc bệnh là do ăn thịt lợn hun khói hoặc thịt ướp. 2.2 BỆNH GIUN BAO 2.2.1. Hình thái giun Trichinela spiralis Hình ảnh: giun xoắn Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non của người, lợn và nhiều loài động vật có vú khác, còn ấu trùng sống ở cơ vân. Cơ thể giun chia hai phần, phần trước nhỏ, phần sau to, thực quản chia hai phần giống hình chuỗi hạt chiếm tới 1/3 thân thể. 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA Giun đực, 1,4 – 1,6 x 0,04 mm, ở cuối có một đôi gai chồi, không có gai giao hợp. Lỗ bài tiết ở giữa hai gai chồi. Giun cái 3- 4 x 0,06 mm. Âm hộ ở đoạn giữa thực quản. Hậu môn ở phía đuôi. Bên trong giun có cơ quan sinh sản và ruột. Giun cái đẻ ra ấu trùng chứ không đẻ trứng, có thể đẻ từ 1000 – 1500, có khi 6000 -10.000 ấu trùng. Hình ảnh: ấu trùng giun xoắn Ấu trùng mới đẻ có kích thước 0,08 – 0,12 x 0,005 – 0,006 mm, khi ấu trùng vào cơ thể thì to hơn, 0,1 -1,15 mm: ấu trùng cuộn hình xoáy ốc trong thịt. 2.2.2. Vòng đời Vòng đời bắt đầu khi ấu trùng đóng kén trong cơ thịt được nuối vào dạ dày, ruột, bị tiêu hoá, ấu trùng trong cơ được giải phóng ra. Sau khi nhiễm 20 giờ thì ấu trùng lột xác, qua 4 lần lột xác (mất 4 ngày) phát triển thành giun trưởng thành, rồi chui vào niêm mạc ruột, giao phổi. Sau đó con đực chết, bị tiêu hoá hoặc thải ra khỏi cơ thể, con cái sống dài hơn nhưng không quá 4 - 6 tuần chui sâu hơn vào các tuyến libeckun, một số còn đi qua cả lớp dưới niêm mạc và các khoảng lâm ba và hạch lâm ba để sinh sản. Số ấu trùng đẻ ra rất nhiều, 1000 – 10.000 con. Sau một tuần, ấu trùng 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA được đẻ ra và chui vào niêm mạc ruột, theo dịch lâm ba và hệ lâm ba, theo máu tuần hoàn đi khắp các cơ quan, tổ chức cơ, tim, óc, tuỷ sống, nhưng chỉ vào cơ vân mới sống được. Có lẽ ở đây có đầy đủ máu lưu thông. Máu bị nhiễm ấu trùng cao nhất vào giữa ngày thứ 8 và thứ 25 sau khi nhiễm. Tìm thấy ấu trùng trong cơ sớm nhất vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm, phần lớn xuất hiện vào ngày thứ 12. Nhưng ấu trùng mới đẻ có hình trụ, dài 80 -120 m, đường kính 5 - 6 m. Khi tới cơ vân, ấu trùng rời mao mạch, chọc vào màng sợi cơ nhờ một cái gai chồi ở phía trước, khi vào tới đấy chúng bắt đầu lớn lên, sau khi nhiễm 30 ngày đã dài 1 mm và đường kính 35 m. Chúng bắt đầu cuộn lại 17 - 20 ngày sau khi nhiễm, và kén được hình thành rõ khoảng 21 ngày, 7 - 8 tuần sau khi nhiễm thành dạng đầy đủ. Khi ấu trùng có đường xoắn giống cái vặn nút chai. Một ấu trùng hoàn toàn phát triển thường có 2,5 vòng xoắn. Chúng có thể gây bệnh được ở giai đoạn này và đã phân biệt được giống. Đầu trước nhọn, đầu sau hơi hẹp, bên trong đã có các cơ quan như ruột, tế bào ruột, tinh hoàn và buồng trứng tuỳ theo giống. Đuôi giun thì cụt. Ấu trùng sống rất lâu trong cơ thể: ở lợn 11 năm, ở người 20 - 24 năm, có khi đến 25 - 31 năm. Tuổi thọ của giun cái chưa biết chắc chắn nhưng không quá 5 - 6 tuần, của giun đực thì ngắn hơn. Như vậy trong cơ thể một động vật vừa có giun trưởng thành, vừa có ấu trùng nên vừa là ký chủ cuối cùng vừa là ký chủ trung gian. 2.2.3. Dịch tễ học * Đường xâm nhập vào cơ thể: nói chung, các trường hợp mắc bệnh giun xoắn đều do ăn thịt lợn chưa chín hoặc thịt các động vật khác mang ấu trùng giun xoắn. Gần đây, nhiều tác giả rất chú ý tới khả năng truyền bệnh giun xoắn qua phân. Năm 1938, M.C. Coy lần đầu ấu trùng thải ra trong phân chuột cống có sức miễn dịch gây nhiễm được cho chuột cống bình thường, 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA Spindler (1953) cũng dùng phương pháp tương tự gây nhiễm cho lợn. Olsen (1958) và Zimmerman (1953 – 1960) chứng minh, trong phân của con vật không chỉ có ấu trùng còn sức hoạt động mà còn có khá nhiều kén phát triển tốt, bởi vậy con vật nào ăn phải là bị nhiễm bệnh. Charles (1968) thí nghiệm gây nhiễm giun xoắn cho lợn bằng cách cho ăn phân lợn có bệnh, thấy, nuôi chung lợn khoẻ và lợn có bệnh hoặc lấy phân lợn bệnh trộn với thức ăn cho lợn khỏe thì vẫn bị nhiễm giun xoắn. Giun xoắn truyền qua phân còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Thí dụ, khi gây nhiễm ấu trùng vào đường ruột vì một nguyên nhân nào đó mảng thức ăn không tiêu hóa hết có chứa ấu trùng được thải ra ngoài lơn khỏe ăn phải nên cung bị nhiễm. Tuy nhiên ấu trùng sau khi cảm nhiễm đều bị thải ra ngoài trong khoảng 24 giờ, nhưng thời gian dễ cảm nhiễm nhất vẫn trong khoảng 4 giờ sau khi nhiễm. Quá thời gian trên, khả năng gây nhiễm của phân có ấu trùng sẽ giảm nhiều. Một vấn đề quan trọng được nhiều người đề cập là bệnh giun xoắn có hay không truyền qua bào thai (bệnh Trichinellosis bẩm sinh), những kết quả thu được còn trái ngược nhau. Leuckart (1876) và Nevinny (1927) thấy con của những con mẹ bị nhiễm trong thời kỳ có chửa đều không mắc bệnh. Pavlica (1927) tìm thấy ấu trùng ở một lợn con 3 tháng tuổi và nghĩ rằng có thể bị nhiễm qua tử cung, đã gây nhiễm nhân tạo cho lợn cái có chửa nhưng không tìm thấy ấu trùng ở lợn con. Hood (1938) thấy trẻ con trên 1 năm tuổi bị nhiễm nhẹ và phổ biến. Gần đây Harmanova (1969) làm thí nghiệm có hệ thống nhằm giải đáp vấn đề trên. Tác giả thí nghiệm ở 65 con cái (gần 16 thai và 191 con non) của chuột nhắt chuột cống, thỏ, mèo, chó và chồn. Trong thời kỳ con cái có chửa, cho ăn trực tiếp thịt có ấu trùng, từ 50 đến 10.000 ấu trùng, sau một thời gian, mổ bụng mẹ lấy thai hoặc chờ đẻ rồi kiểm tra thai xem 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA có nhiễm ấu trùng không. Kết quả đã xác nhận có nhiễm bệnh qua tử cung ở hai loài động vật là chuột cống và thỏ. Đối với chuột nhắt, mèo, chó, chồn không tìm thấy ở thai và con non. * Vòng tuần hoàn Hình ảnh: Vòng đời cửa giun xoắn Năm 1860, Zenker lần đầu tiên phát hiện được vòng tuần hoàn của căn bệnh. Hơn 100 năm qua đã có những quan điểm và cách giải thích khác nhau. Zenker và Leuckart cho rằng, lợn nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn phải thịt chuột có ấu trùng giun xoắn, và người ăn thịt lợn có ấu trùng chưa nấu chín thì nhiễm bệnh. Hai tác giả này cho lợn và chuột là khâu cơ bản nhất 10 [...]... kiểm tra giun xoắn theo ba nội dung: - Nghiên cứu vị trí cơ thịt kiểm tra giun xoắn Đã so sánh các loại cơ và thấy cơ chân hoành cách mô bị nhiễm giun nhiều nhất, vì thế thường lấy cơ này để kiểm tra Cải tiến trang thiết bị và kỹ thuật kiểm tra giun xoắn Đã nghiên cứu chế máy cắt thịt thành miếng nhỏ và máy phóng ảnh kiểm tra giun xoắn tự động hàng loạt - Nghiên cứu biện pháp xử lý thịt lợn có giun xoắn. .. 1968 cũng phát hiện được hai ổ dịch giun xoắn do ngoại lai Hiện nay ta đã biết ký chủ nhiễm giun xoắn ở Việt Nam có mèo, chó, lợn và người Dưới đây là thống kê kết quả điều tra ký chủ nhiễm giun xoắn ở Việt Nam và Lào Tình hình nhiễm giun xoắn ở động vật (Việt Nam và Lào) Ký chủ Số kiểm tra (con) Mèo Chó Lợn Chuột Chuột Lợn Chó Trâu bò Gà Rắn Trâu bò Gà Hoẵng Lợn rừng Lợn Chó Chuột 4 31 173 9 62 23 1... Dùng phương pháp chẩn đóan huyết thanh và phương pháp tiêu cơ để chẩn đoán từ đó so sánh 2 phương pháp trên - Nuôi cấy cho chuột phòng thí nghiệm để nhiễm giun bao 3.2.ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1 Tình hình nhiễm giun xoắn ở xã Làng Chiếu – huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La Tháng 6 năm 2008 tại xã Làng Chiếu huyện Bắc Yên – Sơn La đã xảy ổ dịch giun xoắn với 22 trường hợp bị nhiễm trong đó 2 người chết Nguyên... rừng đã biết là có nhiễm giun xoắn Phương pháp xử lý có thể là: đun sôi trong 2 giờ để tủ lạnh ở nhiệt độ – 150C trong 20 ngày 22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA PHẦN III : NỘI DUNG,ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Thực hiện dề tài với các nội dung sau : - Xác định tình hình nhiễm giun xoắn trên lợn ở xã Làng Chiếu – huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La - Dùng... 150 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 18 % Trong đó cả 3 bản của xã Làng Chiếu đều nhiễm với tỷ lệ cao ,từ 15,55 – 20,63 % Trong đó cao nhất là bản Háng B nhiễm 20,63 % Đây là tỷ lệ nhiễm cao; Tác giả Phạm Văn Khuê năm 1971 khi kiểm tra tỷ lệ nhiễm giun xoắn ở bản Na Hang xã Chế Tạo huyện Mù Căng Chải tỉnh Nghĩa Lộ cho biết tỷ lệ nhiễm trên lợn là 5,7 % Nguyên nhân đàn lợn tại xã Làng Chiếu nhiễm cao do tháng... nguyên thuỷ của bệnh giun xoắn ở trong nhóm sinh vật trong rừng, trong đó bao gồm tất cả mọi động vật dã sinh – vật mang giun xoắn Nguồn dịch kế phát của bệnh giun xoắn ở trong nhóm sinh vật có liên hệ với người có thể gồm 3 khâu: - Mèo, chó, chuột nhà – Lợn - Người Trong các động vật mang giun xoắn thì tỷ lệ nhiễm giun cao nhất là dã thú, kế đó là mèo, chuột nhà và chó, cuối cùng là lợn Nguồn dịch... ấu trùng giun xoắn và kháng thể kháng ấu trùng giun xoắn - Phương pháp ELISA (kháng nguyên E/S): phát hiện kháng thể kháng giun xoắn (theo OIE 2008: nhà sản xuất bộ Kit thương mại) Bộ Kit thương mại sử dụng trong chương trình điều tra có thể phát hiện kháng thể ấu trùng giun xoắn trong huyết thanh hoặc nước ép thịt Đây là phương pháp tối ưu được khuyến cáo dùng trong các chương trình điều tra (OIE,... chó 28,6% * Phân bố theo địa lý và tình hình nhiễm giun xoắn ở Việt Nam Nói chung bệnh giun xoắn ở người, gia súc và thú rừng đã được phát hiện ở khắp các vùng trên thế giới (Kozar, 1962) Bệnh phân bố khá rộng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ la – tinh Riêng ở Châu Úc ít khi gặp Hiện nay Đan Mạch được coi là một nước đã thanh toán xong bệnh giun xoắn Bệnh đang phát triển mạnh nhất ở Ba... phân tích vầ trình bầy ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Tỷ lệ nhiễm giun xoắn trên đàn lợn của xã Làng Chiếu huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La là 18 % (Chẩn đoán huyết thanh) và 14,81 % ( Ép cơ) - Tình hình chăn nuôi lợn trong xã còn nhiều nan giải: tỉ lệ chăn nuôi theo kiểu thả rông chiếm phần lớn Dân trí thấp lại ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật - Thực trạng chuồng nuôi tại xã Làng Chếu:... thức ăn cho lợn cũng do lợn tự kiếm xung quanh nhà và đồi, rừng Do địa điểm miền núi ,gần gũi với thiên nhiên, nên gia súc dễ nhiễm các bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên như bệnh giun bao V.V 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Văn Trượng TYA Hình ảnh: Lợn trong xã Làng Chếu- Bắc Yên- Sơn La Hình ảnh: Lợn trong xã Làng Chếu- Bắc Yên- Sơn La 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để chẩn đoán bệnh, thú y . hành xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học: Điều tra tình hình nhiễm bệnh giun xoắn (Trichinellosis) trên lợn tại xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội ”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Được sự phân. Thú y xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội tiến hành thực hiện đề tài nhằm mục đích : - Điều tra tình hình nhiễm giun xoắn trên lợn tại 03 bản của xã Làng Chiếu thuộc huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn. cũng phát hiện hai ổ dịch giun xoắn do ngoại lai. Gần đây (tháng 12 năm 2010) phát hiện ổ dịch giun xoắn Ở xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội với 22 trường hợp bị nhiễm trong đó có hai người

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

  • 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

  • PHẦN II

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH GIUN XOẮN (GIUN BAO)

  • 2.2 BỆNH GIUN BAO

  • 2.2.1. Hình thái giun Trichinela spiralis

  • 2.2.2. Vòng đời

  • 2.2.3. Dịch tễ học

  • 2.2.4. Cơ chế sinh bệnh , triệu chứng và bệnh tích

  • * Triệu chứng

  • 2.2.5. Chẩn đoán

  • 2.2.6. Điều trị

  • 2.2.7. Phòng trừ

  • PHẦN III :

  • NỘI DUNG,ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan