giới sinh vật hạt kín (đầy đủ thông tin về giới sinh vật hạt kín)

45 772 3
giới sinh vật hạt kín (đầy đủ thông tin về giới sinh vật hạt kín)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầy đủ thông tin về giới sinh vật hạt kín I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG Thực vật bậc cao gồm những cơ thể đa bào đã thoát ly khỏi đời sống ở nước và chuyển lên cạn. Ðây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn so với thực vật bậc thấp. Nếu như ở Thực vật bậc thấp ta gặp nhiều loài mà cơ thể dinh dưỡng chỉ là một tế bào thì ở Thực vật bậc cao tất cả các loài đều có cơ thể đa bào. Hơn nữa, tuyệt đại đa số cơ thể Thực vật bậc cao phân hóa thành các cơ quan rễ, thân, lá (trừ ngành Rêu chưa có rễ thật). Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng, phù hợp với hoàn cảnh sống mới. Trong môi trường cạn thì nguồn thức ăn từ đất (nước và các chất hòa tan) chỉ có thể được đưa vào trong cây nhờ hệ thống rễ (trong khi đó ở môi trường nước thức ăn hòa tan trong nước có thể được đưa trực tiếp vào cơ thể thực vật), ngoài ra rễ còn giúp cây đứng vững trong đất. Lá làm nhiệm vụ quan hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ. Còn thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn. Cơ thể thực vật không những phân hóa thành các cơ quan khác nhau, mà mỗi cơ quan đều có cấu tạo phức tạp, và phân hóa thành nhiều loại mô, trong đó quan trọng nhất là mô dẫn. Mô dẫn làm nhiệm vụ chuyển nước và các chất hòa tan từ rễ lên lá, và dẫn các chất hữu cơ do lá chế tạo ra đưa đến các bộ phận của cây để nuôi cây. Mô dẫn đầu tiên chỉ gồm các quản bào về sau có các mạch thông hoàn thiện dần. Sống trên cạn, cơ thể thực vật còn chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, gió, độ ẩm thường xuyên thay đổi. Ðể hạn chế những tác này và cũng nhằm làm giảm sự thoát hơi nước của cây, phía ngoài cơ thể thực vật có một lớp biểu bì (Mô che chở). Trên biểu bì có lổ khí (tiểu khổng) giúp cho sự điều chỉnh, trao đổi khí và nước giữa cây và môi trường. Ngoài ra còn có Mô cơ bản, làm nhiệm vụ nâng đỡ cây (ở môi trường nước mô này không phát triển vì nước cũng có tác dụng nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể ). Tất cả những cơ quan và những mô đó xuất hiện và ngày càng phát triển giúp cho Thực vật bậc cao thích ứng được với nhiều điều kiện sống ở cạn. Trong khi đó các đặc điểm này hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện ở thực vật bậc thấp. II. SINH SẢN III. NGUỒN GỐC VÀ TIẾN HÓA: NGÀNH DƯƠNG XỈ TRẦN (NGÀNH QUYẾT TRẦN) RHYNIOPHYTA NGÀNH RÊU (NGÀNH ÐÀI THỰC VẬT) BRYOPHYTA .v.v.v...

GIỚI SINH VẬT HẠT KÍN I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG Thực vật bậc cao gồm những cơ thể đa bào đã thoát ly khỏi đời sống ở nước và chuyển lên cạn. Ðây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn so với thực vật bậc thấp. Nếu như ở Thực vật bậc thấp ta gặp nhiều loài mà cơ thể dinh dưỡng chỉ là một tế bào thì ở Thực vật bậc cao tất cả các loài đều có cơ thể đa bào. Hơn nữa, tuyệt đại đa số cơ thể Thực vật bậc cao phân hóa thành các cơ quan rễ, thân, lá (trừ ngành Rêu chưa có rễ thật). Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng, phù hợp với hoàn cảnh sống mới. Trong môi trường cạn thì nguồn thức ăn từ đất (nước và các chất hòa tan) chỉ có thể được đưa vào trong cây nhờ hệ thống rễ (trong khi đó ở môi trường nước thức ăn hòa tan trong nước có thể được đưa trực tiếp vào cơ thể thực vật), ngoài ra rễ còn giúp cây đứng vững trong đất. Lá làm nhiệm vụ quan hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ. Còn thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn. Cơ thể thực vật không những phân hóa thành các cơ quan khác nhau, mà mỗi cơ quan đều có cấu tạo phức tạp, và phân hóa thành nhiều loại mô, trong đó quan trọng nhất là mô dẫn. Mô dẫn làm nhiệm vụ chuyển nước và các chất hòa tan từ rễ lên lá, và dẫn các chất hữu cơ do lá chế tạo ra đưa đến các bộ phận của cây để nuôi cây. Mô dẫn đầu tiên chỉ gồm các quản bào về sau có các mạch thông hoàn thiện dần. Sống trên cạn, cơ thể thực vật còn chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, gió, độ ẩm thường xuyên thay đổi. Ðể hạn chế những tác này và cũng nhằm làm giảm sự thoát hơi nước của cây, phía ngoài cơ thể thực vật có một lớp biểu bì (Mô che chở). Trên biểu bì có lổ khí (tiểu khổng) giúp cho sự điều chỉnh, trao đổi khí và nước giữa cây và môi trường. Ngoài ra còn có Mô cơ bản, làm nhiệm vụ nâng đỡ cây (ở môi trường nước mô này không phát triển vì nước cũng có tác dụng nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể ). Tất cả những cơ quan và những mô đó xuất hiện và ngày càng phát triển giúp cho Thực vật bậc cao thích ứng được với nhiều điều kiện sống ở cạn. Trong khi đó các đặc điểm này hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện ở thực vật bậc thấp. II. SINH SẢN TOP Về đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản, ở Thực vật bậc cao luôn có sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính (hình thành bào tử ) và sinh sản hữu tính (hình thành và kết hợp giữa các giao tử). Do đó sự xen kẽ thế hệ, thể hiện rất rõ ràng và thường xuyên. Trong sự xen kẽ thế hệ, trừ ngành Rêu có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử, còn lại các ngành khác thể bào tử ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt và tới ngành Hạt kín thì thể giao tử xem như không đáng kể nữa. Cơ quan sinh sản cái ở thực vật bậc cao là túi noãn (noãn cơ), có cấu tạo đa bào phức tạp (ở thực vật bậc thấp cơ quan này là đơn bào). Trong quá trình tiến hóa, túi noãn lại mất đi, và lên tới thực vật Hại kín xuất hiện một bộ phận mới là nhụy nằm trong cơ quan sinh sản chung là hoa. Trong quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật bậc cao còn xuất hiện một bộ phận mới là phôi do hợp tử phát triển thành .Phôi là giai đoạn nghỉ trong quá trình phát triển của cơ thể , được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi thức ăn lấy từ cơ thể mẹ.Ðây là một đặc điểm tiến hóa hơn hẳn thực vật bậc thấp , vì nó đảm bảo cho nòi giống phát triển tốt hơn. III. NGUỒN GỐC VÀ TIẾN HÓA: TOP Về phương diện tiến hóa, Thực vật bậc cao là một nhóm trẻ xuất phát từ thực vật bậc thấp (Tảo). Vấn đề nguồn gốc của chúng có quan hệ chặt chẽ với sự xen kẽ thế hệ. Chúng có thể phát sinh từ những tảo có xen kẽ thế hệ rõ ràng. Ðó là các ngành Tảo lục , Tảo nâu và Tảo đỏ (Tảo hồng). Nhưng nhóm Tảo nào là nguồn gốc của thực vật bậc cao đầu tiên thì hiện vẫn chưa đủ tài liệu để chứng minh. Sở dĩ người ta cho rằng Thực vật bậc cao có nguồn gốc từ các ngành tảo trên là vì người ta đã căn cứ vào những đặc điểm sau đây để chứng minh điều này: 1. Trong lịch sử phát triển của trái đất, Thực vật bậc cao xuất hiện sau Tảo. 2. Sự giống nhau giữa Thực vật bậc cao nguyên thủy (Dương xỉ trần) với Tảo thể hiện ở tính chất phân nhánh đôi. 3. Sự giống nhau trong sự xen kẽ thế hệ. 4. Sự có mặt của túi giao tử đa bào ở Thực vật bậc cao và ở một số Tảo. 5. Sự có mặt tinh trùng ở Thực vật bậc cao. 6. Sự giống nhau trong cấu tạo và chức phận của diệp lục. Một số nhà Thực vật học trong đó có Bower (1933) cho rằng thực vật bậc cao đi ra từ Tảo lục, với lý do là giữa Tảo lục và Thực vật bậc cao có một vài điểm giống nhau sau đây: 1. Chất mầu quang hợp (các sắc tố quang hợp) và sản phẩm được tạo thành. 2. Sự có mặt trong nhóm các Tảo lục những dạng sống ở cạn sinh sống trên bề mặt đất, trên vỏ cây 3. Sự có mặt của chất cutin ở một vài loài Tảo lục. 4. Sự có mặt của túi giao tử (giao tử phòng) đa bào ở một vài Tảo lục. 5. Sau nữa ở Tảo lục cũng có xen kẽ thế hệ trong chu trình sống (tảo Ulva). Họ cho rằng thể bào tử ở thực vật bậc cao là một tổ chức mới được hình thành do sự thích nghi với điều kiện sống ở cạn. Một số khác phản đối quan điểm này, lý do là trong thực tế có nhiều loài tảo, trong sự xen kẽ thế hệ có thể bào tử phát triển (như tảo vòng Dictyota, Tảo lá dẹp Laminaria ). Ðiều này chứng tỏ rằng thể bào tử không phải là một tổ chức mới được hình thành do sự thích nghi với điều kiện sống ở cạn của Thực vật bậc cao, mà đã có từ các tổ tiên của chúng, tức là Tảo. Từ đó, một số tác giả khác đề xuất ý kiến cho rằng nguồn gốc của thực vật bậc cao là từ Tảo nâu với những lý do sau: 1. Trong quá trình phát triển tiến hoá, cơ thể Tảo nâu có thể phân hóa một số mô khác nhau trong đó có mô dẫn (tuy còn rất đơn sơ) và tản đạt kích thước lớn. 2. Một số Tảo nâu có hình thành giao tử phòng đa bào. Ðiều này khiến ta nghĩ rằng từ đó có thể phát triển thành cơ quan sinh sản đa bào ở Thực vật bậc cao. 3. Nhiều Tảo nâu có xen kẻ hình thái giống nhau hoặc khác nhau, trong khi đó một trong những Thực vật bậc cao đầu tiên (ngành Lá Thông) cũng có xen kẻ hình thái giống nhau. Trong sự xen kẻ hình thái khác nhau có hai kiểu: + Ưu thế là giao tử ( ở Tảo nâu là Cutleria , ở thực vật bậc cao là Rêu). + Ưu thế bào tử (ở tảo nâu là Laminoriam, Lessonia , ở Thực vật bậc cao là các nhóm còn lại). Tuy nhiên, khi kết luận Tảo nâu là tổ tiên của Thực vật bậc cao cũng cần chú ý rằng: ở những dạng Tảo nâu đặc biệt phát triển cao thì tổ chức cơ thể của chúng lại ở mức độ tiến hóa còn cao hơn những dạng thực vật bậc cao đầu tiên. Ngoài ra còn một vài điểm đáng chú ý nữa là: ở tế bào Tảo nâu có những sắc tốvà chất dự trữ khác với các thực vật bậc cao (sắc tố ở Tảo nâu là diệp lục tố a, c, phycoxantin, chất dự trữ là tinh bột), giao tử đực ở Tảo nâu không có nhiều roi như ở phần lớn Thực vật bậc cao. Sau cùng, những đại diện đầu tiên của ngành Rêu như ở Lớp Rêu sừng cơ thể cấu tạo giống như ở Tảo lục. Những điều trên chứng tỏ rằng vấn đề tổ tiên cụ thể của Thực vật bậc cao còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên có thể tin chắc rằng thực vật bậc cao xuất phát từ một dạng tổ tiên nào đó thuộc nhóm Tảo có xen kẽ thế hệ giống nhau (Tảo nâu hoặc Tảo lục). Khi chuyển lên đời sống ở cạn, các tổ tiên của thực vật bậc cao do phụ thuộc vào điều kiện môi trường khác nhau mà phát triển ra hai dòng tiến hóa đơn bội và lưỡng bội khác nhau : Dòng thứ nhất tiến hóa theo hướng Thể giao tử chiếm ưu thế so với Thể bào tử, cho ra ngành Rêu; ngành này tiến hóa từ cơ thể dạng tản đến dạng thân lá. Dòng thứ hai, theo hướng thể bào tử chiếm ưu thế, hình thành ra tất cả các Thực vật bậc cao khác. Dòng này phát triển đi xa hơn, tới những dạng có tổ chức cao nhất như Hôût trần, Hôût kín. Thực vật bậc cao bao gồm những ngành sau: ngành Rêu (Bryophyta), ngành Quyết trần (Rhyniophyta), ngành Lá thông (Psilotophyta), ngành Thông đá (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hột trần (Gymnospermatophyta/Gymnospermae), ngành Hột kín (Angiospermatophyta/Angiospermae). Sáu ngành đầu thuộc nhóm có bào tử (trừ Rêu, 5 ngành còn lại thường gộp chung thành nhóm Quyết thực vật ), hai ngành cuối (Hôût trần và Hôût kín thuộc nhóm có hôût). 1. Ngành Dương xỉ trần (Rhyniophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi. Cơ thể là chồi hay đỉnh tản (telom), không có lá thật nhưng đôi khi có diệp trạng. Phần dưới đất là thân rễ, không có rễ thật. Hệ dẫn phát triển yếu và thường là trung trụ nguyên sinh điển hình. Quản bào thường là quản bào vòng hay xoắn. Không có sinh trưởng thứ cấp. Bào tử nang đơn độc ở đỉnh, có vách dày; các bào tử giống nhau. Thể giao tử chưa tìm thấy. 2. Ngành Rêu/Ðài thực vật (Bryophyta): Thể bào tử là một chồi cành đơn độc, không có rễ và lá. Nó có đời sống ngắn, sống bán ký sinh hay ký sinh trên thể giao tử (trường hợp không có diệp lục). Hệ dẫn tiêu giảm, không có quản bào. Bào tử nang ở đỉnh đơn độc. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau. Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính, nó sống lâu hơn thể bào tử và tự dưỡng. Tinh trùng xoắn, có 2 roi. 3. Ngành Lá thông (Psilotophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi, lá có nguồn gốc chồi cành nhỏ. Phần dưới đất dạng thân rễ, không có rễ. Hệ đẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ ống nguyên thủy, không có sinh trưởng thứ cấp. Quản bào thang. Bào tử nang tập hợp thành ổ, đính ở mép gần đỉnh của lá bào tử. Cây có bào tử giống nhau. Thể giao tử lưỡng tính, phân đôi, hình trụ (đối xứng phóng xạ), có trung trụ tiêu giảm. Tinh trùng xoắn, có nhiều roi. 4. Ngành Thông đất/Thạch tùng (Lycopodiophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi đến phân nhánh đơn trục. Có rễ thật. Hệ dẫn từ kiểu trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống. Quản bào thang, ít khi điểm. Có hay không có sinh trưởng thứ cấp. Bào tử diệp (lá mang bào tử nang) tập hợp ở đầu nhánh làm thành chùy. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau (dị bào tử). Thể giao tử đơn tính hay lưỡng tính, có kích thước lớn đến kích thước hiển vi. Tinh trùng xoắn, có 2 roi, ít khi nhiều roi. 5. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)/Mộc tặc (Sphenophyta): Thể bào tử thường là đơn trục hay phân nhánh đôi. Lá có nguồn gốc chồi cành, nhỏ, xếp vòng. Rễ phát triển. Hệ dẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ đốt. Quản bào thang, ít khi điểm. Bào tử nang đài phân bố trên những bào tử diệp hình khiên nhiều hay ít. Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính. Tinh trùng xoắn nhiều roi. 6. Ngành Dương xỉ (Pteridophyta/Polypodiophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi. Lá có nguồn gốc chồi cành, lớn hay nhỏ do kết quả của sự tiêu giảm. Rễ phát triển. Hệ dẫn có tất cả các kiểu (từ trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống, trung trụ mạng). Quản bào vòng xoắn hay thang. Bào tử nang đơn độc hay tập hợp thành nang quần, phân bố ở đỉnh, ở mép hay ở bề mặt lá. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau. Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính to hay có kích thước hiển vi. Tinh trùng xoắn, nhiều roi. 7. Ngành Hột trần (Gymnospermae/Gymnospermatophyta)/Ngành Thông (Pinophyta): Thể bào tử phân nhánh đơn. Lá thường có kích thước nhỏ, có hình dạng khác nhau. Thân cấu tạo thứ cấp, nhưng chưa có mạch thông: gỗ chỉ có quản bào điểm, chưa có sợi gỗ và nhu mô gỗ. Bào tử nang tập hợp thành chùy, đơn tính hay lưỡng tính ở đầu các ngọn cành. Cây có bào tử khác nhau. Thể giao tử có kích thước nhỏ. Tinh trùng nhiều roi hay biến thành tinh tử không roi và được chuyển tới túi noãn nhờ ống phấn. Hợp tử phát triển thành phôi được bảo vệ bên trong lớp vỏ tạo thành hột nằm trên những lá bào tử (lá noãn) hở. 8. Ngành Hột kín (Angiospermae/Angiospermatophyta)/Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): Thể bào tử đa dạng. Rễ phát triển mạnh. Mô dẫn truyền với các mạch gỗ hoàn toàn, có sợi gỗ và nhu mô gỗ. Cơ quan sinh sản là hoa với bộ nhụy cái có bầu noãn kín chứa noãn bên trong. Noãn phát triển thành hột, bầu noãn phát triển thành quả bao lấy hột. Thể giao tử tiêu giảm rất nhiều, tinh tử không roi được chuyển tới túi noãn nhờ ống phấn. Thụ tinh kép: một tinh tử (n) kết hợp với noãn cầu (n) tạo thành phôi (2n), tinh tử (n) còn lại kết hợp với nhân (2n) tạo thành nội nhũ (3n). (Xem hình vẽ trong tập bài giảng) Hình 1: Các mối quan hệ tiến hóa trong giới Thực vật. NGÀNH DƯƠNG XỈ TRẦN (NGÀNH QUYẾT TRẦN) RHYNIOPHYTA Ngành này gồm những thực vật cổ xưa nhất xuất hiện ở kỷ Silua và chết khá nhiều ở kỷ Ðêvon. Hiện nay người ta biết được khoảng 20 giống của ngành này, được xếp vào trong 5 họ (Rinyaceae, Pseudosporochnaceae, Psilophytaceae, Zosterophyllaceae và Acteroxylaceae) thuộc cùng một bộ, một lớp. Tất cả các đại diện điều đã hóa đá, di tích tìm được ở một số nơi. Ðược biết nhiều hơn cả là các giống Rhynia, Asteroxylon, Horneophyton. Ðó là những cây tương đối nhỏ, thường sống ở đầm lầy. Thể bào tử có dạng thân phân nhánh đôi, không có lá và rẽ thật sự (trừ Asteroxylon đã có mầm móng của lá là những vảy nhỏ). Cấu tạo giải phẩu thân còn khá thô sơ, bên ngoài có lớp biểu bì có lổ kín, bên trong gồm các tế bào chứa diệp lục, và trong cùng là trụ dẫn kiểu nguyên sinh (libe ở ngoài bao quanh gỗ ở bên trong), gỗ với các quản bào vòng hoặc xoắn. Không có cấu tạo thứ cấp. Bào tử nang một ô, nằm đơn độc ở tận cùng các nhánh. Thể giao tử chưa rõ. Quyết trần được coi như là tổ tiên của thực vật sống trên cạn. Từ chúng xuất hiện thành nhiều ngành thực vật bậc cao tiến hóa theo hai hướng: hướng lá to ở dương xỉ (liên hệ với sự biến đổi của chồi cành kiểu Rhynia) và hướng lá nhỏ như ở thông đá, Cỏ tháp bút (liên hệ với sự hình thành lá từ những vảy hay những phần lồi ra của mô bì kiểu Asteroxylon). (Xem hình vẽ trong tập bài giảng) Hình 2: Một số Dương xỉ trần (Quyết trần) 1. Rhynia (a. Dạng chung; b. Cấu tạo cắt ngang thân; c. Hình cắt dọc bào tử nang). 2. Horneophyton; 3. Asteroxylon. NGÀNH RÊU (NGÀNH ÐÀI THỰC VẬT) BRYOPHYTA I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG TOP Rêu là một trong những ngành Thực vật bậc cao đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản. Những đại diện thấp của chúng cơ thể còn có dạng tản, các đại diện phức tạp hơn cơ thể đã phân hóa thành thân và lá, nhưng chưa có rễ thật, mà chỉ có rễ giả đơn hoặc đa bào, tức là những lông hút để giữ cây và hút nước, chưa có mô dẫn. Chính vì sự phân hóa các mô dẫn và mô cơ bản của Rêu còn sơ khai, do đó chúng ít thích nghi với đời sống ở cạn. Trong chu trình phát triển, thể giao tử chiếm ưu thế. Cây trưởng thành ở trên đó mang cơ quan sinh sản hữu tính là hùng cơ (túi tinh) và noãn cơ (túi noãn). Thể bào tử phát triển từ phôi và nằm trên thể giao tử , thường gồm 3 phần: bào tử nang (túi bào tử), cuống và chân (một số sách gọi chung cả 3 phần này là thể mang túi). Sự thụ tinh hoàn toàn nhờ nước . Về mặt nguồn gốc, có người cho rêu bắt nguồn từ tảo, có thể là tảo lục, theo hướng thích nghi với đời sống ở cạn (sinh sản bằng bào tử) nhưng vẫn còn nhiều quan hệ với môi trường nước như tảo (thụ tinh nhờ nước). Nhưng theo ý kiến của Takhtajan thì Rêu có thể đi ra từ Dương xỉ trần theo hướng tiêu giảm Thể bào tử cùng với hệ thống dẫn ở một số loài Rêu có sự phân nhánh đôi của cơ thể, giống như ở Dương xỉ trần. II. PHÂN LOẠI: Ngành Rêu được chia ra làm ba lớp: lớp Rêu sừng, lớp Rêu tản và lớp Rêu . 1. Lớp rêu sừng (Anthoceropsida) TOP Cơ thể là một bản dẹp màu lục, mặt dưới có rễ giả để bám vào đất ẩm Trong tế bào chứa từ 1 - 2 lạp với hạch lạp bột giống như tảo. Hùng cơ được phát triển từ những tế bào hạ bì ở mặt lưng của Thể giao tử. Noãn cơ luôn luôn nằm sâu trong Thể giao tử. Thể bào tử dài tới 6 - 15 cm, khi chín nứt thành hai mảnh dọc tách ra giống như 2 cái sừng (vì thế có tên là Rêu sừng). [...]... nhiều tế bào sinh tinh trùng, tinh trùng 2 roi Dưới kính hiển vi quang học, ở lát cắt ngang thì hùng cơ có hình dạng giống như cái vợt cầu lông với mỗi ô tương ứng là một tế bào sinh tinh trùng Chụp cái có nhiều múi xẻ sâu, mang các noãn cơ nằm trong lớp màng ở mặt dưới Túi noãn hình chai có phần bụng mang noãn cầu và phần cổ hẹp gồm các tế bào rãnh cổ sau hóa nhầy, có nhiệm vụ dẫn đường cho tinh trùng... trữ tinh bột và dầu Mặt dưới là biểu bì dưới, từ đó mọc ra các rễ giả và các vảy Rêu tản sinh sản sinh dưỡng bằng truyền thể, nằm trong các chén truyền thể, thấy ở mặt trên của tản Truyền thể là một khối tế bào màu lục, hình bản dẹp chia 2 thùy, còn chén truyền thể là một vảy mỏng hình chén Truyền thể được phát tán ra ngoài sẽ nảy mầm thành một tản mới Về sinh sản hữu tính, ở Rêu tản cơ quan sinh. .. của thực vật sau này NGÀNH LÁ THÔNG (PSILOTOPHYTA) Ngành Lá thông hiện nay cũng chỉ còn 2 giống là Psilotum và Tmesopteris với vài loài Ðó là những cây nhỏ, phụ sinh hay sống trên đất mùn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm Chưa có rễ thật, thể bào tử đầu tiên có dạng thân rễ nằm ngang trên mặt đất, từ đó mọc ra những cành khí sinh phân nhánh đôi với những lá nhỏ hình vảy Trụ dẫn kiểu nguyên sinh Bào... trên nguyên tản Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi lúc đầu còn sống trên nguyên tản một thời gian, về sau phát triển thành một cây độc lập Như vậy ở Thông đá, thể bào tử chiếm ưu thế so với thể giao tử Các tổ tiên của ngành Thông đá đã được tìm thấy nhiều vào kỷ Silua cũng với nhiều đại diện khác của ngành Quyết trần là những dẫn liệu cho phép nói rằng ngành Thông đá có thể xuất phát trực... (1966) , ngành Thông đá gồm có 5 bộ, nhưng trong đó hầu hết các đại diện đã hóa đá Ðó là những đại diện có thân gỗ lớn và có vai trò trong việc hình thành các mỏ than Chỉ có 2 bộ Thông đất và Quyển bá là còn các đại diện đang sống 1 Bộ Thông đất TOP (Lycopodiales) Bộ này đặc trưng ở chỗ có bào tử giống nhau phát triển thành nguyên tản lưỡng tính, tinh trùng có 2 roi Lá mọc xít trên thân Bộ thông đất chỉ... có nhiều lổ khuyết Mỗi bó mạch ở giữa thân gồm có một vòng nội bì, bên trong là libe nằm giữa bó gỗ hình chữ V Không có tầng phát sinh Cành sinh sản xuất hiện trước cành sinh dưỡng vào khoảng đầu mùa xuân Chúng thường cómàu nâu nhạt, không làm nhiệm vụ quang hợp Ðầu cành sinh sản mang chùy hình trứng, gồm nhiều bào tử diệp xếp xít nhau thành từng vòng Bào tử diệp là một phiến hình 6 cạnh, ở chính giữa... Noãn (tương đương đại bào tử ) nằm trên các lá noãn (tức đại bào tử diệp) mở (không khép kín lại) và chúng hầu như nằm trên ngọn các chồi tạo thành chùy (nón) Do đó noãn sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành hột và hột này không được giấu kín bởi tâm bì khép lại thành quả như ở thực vật bậc cao Như vậy cơ quan sinh sản có sự phân tính: các đại bào tử diệp tập hợp thành một chùy to và các tiểu bào tử... tử chứa nhiều dầu nên dùg để tráng khuôn bao viên thuốc làm pháo * Thông đá dẹp hay Rêu thềm nhà (Lycopodium complanatum L.): Thân chính nằm bò, cành tỏa ra hình quạt, lá hình dùi xếp thành hai dãy Có ở tam đảo, Sapa (Xem hình vẽ trong tập bài giảng) Hình 15: A Thông đất (Lycopodiella cernua); C Thông đá dẹp (Lycopodium complanatum) B Thông đá (Lycopodium clavatum): 1 Thể bào tử; 2 Lá bào tử (bào tử... các dạng trung gian từ tảo tới các dạng Psilotophyta hóa đá Nhưng nhiều nhà Thực vật học lại xem ngành này là con cháu trực tiếp của Quyết trần (Xem hình vẽ trong tập bài giảng) Hình 14: Spilotum triquetrum a Một phần cây mang bào tử nang; b Bào tử nang; c Bào tử nang cắt ngang; d Nguyên tản; e Tinh trùng NGÀNH THÔNG ÐÁ (THÔNG ÐẤT) LYCOPODIOPHYTA I ÐẶC ÐIỂM CHUNG TOP Thể bào tử là cây đã có thân, lá... thân Bộ thông đất chỉ có 1 họ thông đất (Lycopodiaceae) Vài loài phổ biến trong họ này như : * Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) Franco et Vasc hay Lycopodium cernuum L.): Cây nhỏ cao độ 30cm Thường mọc ở các đồi cây bụi và đồi cọ Cây có dáng đẹp, giữ được bền màu khi khô Nên dùng làm vật trang trí hoặc làm cây giả trong các mô hình Ðông y dùng làm thuốc chữa ho * Thông đá (Lycopodium clavatum L.): . GIỚI SINH VẬT HẠT KÍN I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG Thực vật bậc cao gồm những cơ thể đa bào đã thoát ly khỏi đời sống ở nước và chuyển lên cạn. Ðây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật. . nhiều tế bào sinh tinh trùng, tinh trùng 2 roi. Dưới kính hiển vi quang học, ở lát cắt ngang thì hùng cơ có hình dạng giống như cái vợt cầu lông với mỗi ô tương ứng là một tế bào sinh tinh trùng rõ rệt và tới ngành Hạt kín thì thể giao tử xem như không đáng kể nữa. Cơ quan sinh sản cái ở thực vật bậc cao là túi noãn (noãn cơ), có cấu tạo đa bào phức tạp (ở thực vật bậc thấp cơ quan

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan