khoá luận tốt nghiệp-điều tra thành phần loài cá nước ngọt tại tỉnh ninh bình

46 1.1K 1
khoá luận tốt nghiệp-điều tra thành phần loài cá nước ngọt tại tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật PHẦN I. MỞ ĐẦU. 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều loại địa hình sông suối, ao hồ nên nguồn lợi thủy sản của nước ta rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sức ép về dân số và mặt trái của kinh tế thị trường nên nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị suy giảm đến mức cạn kiệt nhiều loài khó có khả năng phục hồi. Vì vậy, nghiên cứu về nguồn lợi và đa dạng sinh học cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung là rất cấp bách và cần thiết nhằm khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhiều dự án khôi phục quần đàn tự nhiên bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó có hai hướng chính: (i) Quy hoạch bảo vệ ngồn lợi tự nhiên (quy hoạch bảo vệ bãi đẻ, bãi giống, xây dựng các khu bảo tồn. Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản). Đồng thời (ii) áp dụng các tiến bộ công nghệ sinh sản nhân tạo để thả giống trở lại thủy vực tự nhiên nhằm khôi phục quần đàn đã suy kiệt trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi đã đạt được. Ninh Bình là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, với diện tích mặt nước lớn, cộng với địa hình có nhiều khu vực ngập nước xen lẫn đồng bằng với núi đá thấp. Tạo hóa đã ban cho tỉnh có đa dang sinh học tương đối phong phú về cả động, thực vật nói chung và động vật thủy sản nước ngọt nói riêng. Trong những năm gần đây, cũng giống như những vùng miền khác trong cả nước đa dạng sinh học tự nhiên của tỉnh đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại mạnh mẽ do các hoạt động trái chiều của con người. Và nguồn lợi thủy sản cũng không nằm ngoài cuộc. Trước tình hình trên đã có rất nhiều những nghiên cứu về đa dạng sinh học của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản thì chưa có nhiều, đặc biệt là chưa có một nghiên cứu chính thức nào về thành phần loài cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó, được sự đồng ý của bộ môn Nuôi trồng Thủy sản – khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản – trường Đại 1 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật học Nông nghiệp Hà Nội và sự được sự giúp đỡ của Th. Ngô Sỹ Vân, TS. Đào Huy Giáp và trên cơ sở của: chương trình 131 của nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Bình tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần loài cá nước ngọt tại tỉnh Ninh Bình”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. - Lập danh sách các loài cá nước ngọt ở Ninh Bình, góp phần vào việc bổ sung danh sách các loài cá vào động vật chí Việt Nam. - Cung cấp nhận xét về mức độ quan hệ thành phần loài cá giữa các sông trong vùng nghiên cứu với vùng lân cận nhằm xác định vị trí khu hệ cá trong hệ thống phân vùng địa động vật cá nước ngọt Việt Nam. - Làm quen với phương pháp nghiên cứu và viết báo cáo khoa học. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài cá nước ngọt ở Ninh Bình. Gồm các nội dung sau:  Xác định số lượng loài cá nước ngọt của tỉnh.  Mức độ đa dạng của khu hệ cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình.  Đánh giá hiện trạng các loài cá kinh tế của tỉnh Ninh Bình.  Đánh giá hiện trạng các loài cá quý hiếm tại tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá tính chất phân bố của khu hệ cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình. - Điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nước ngọt tại tỉnh Ninh Bình. 2 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. 2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGƯ LOẠI HỌC Ngư loại học (Ichthyology) là môn khoa học chuyên nghiên cứu về cá, nghiên cứu các đặc điểm hình thái cá, giải phẫu, sinh thái, sinh lý, phôi sinh học, phân loại và phân bố cá… Là một môn khoa học cơ bản chiếm một vị trí khá quan trọng không những trong khoa học: Lưu giữ, bảo tồn tính đa dạng sinh học… Mà còn góp phần phát triển bền vững nghề cá và là cơ sở cho việc nghiên cứu phục vụ cho cuộc sống. 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngư loại học trên thế giới. Cùng với sự phát triển của rất nhiều nghành khoa học khác, sự phát triển của ngư loại học đã chia thành 3 thời kỳ khác nhau: Thời kỳ thứ I: Từ buổi sơ khai, con người sống bằng nghề săn bắn hái lượm cũng đã biết phân biệt và đặt tên cho các loài cá bằng ngôn ngữ địa phương. Có thể nói ngư loại học cũng bắt đầu từ đó. Cho tới nay nhiều người cho rằng nghiên cứu ngư loại học có tính chất khoa học bắt đầu từ Aristote (-384 - 322 trước công nguyên), trong cuốn sách Historia animalum (lịch sử động vật) ông đã giới thiệu được 115 loài cá [27] cùng với những dẫn liệu về sinh sản, di cư, nơi ở của chúng. Như vậy ngư loại học là ngành khoa học được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người Thời kỳ thứ II: Từ thế kỷ thứ XVII - XIX, ngư loại học bắt đầu được tích luỹ nhiều dẫn liệu khác nhau nhất là những dẫn liệu về phân loại, địa lý, phân bố và về khu hệ các loài cá ở các vùng nước khác nhau. Về phân loại cá P.Artedi (1903 – 1734) (thuỷ điện) với 5 cuốn sách viết về cá, nổi tiếng lúc đó là Bibliotheca ichty logica, Philosophia ichtyologica, Generapiscium eciespiscium, Synorym piscium. C. Linnaeus (1707 - 1778) (thuỷ điện) với cuốn Systema nature (1735) đã đề ra "cách gọi tên cá 2 chữ" và đã giới thiệu 2600 loài cá.[33]. G.Cuvier và A.Valenciennes với cuốn sách Histoire naturelle despoissons… Nhìn chung đây là giai đoạn phát triển thịnh vượng của ngư loại học với rất 3 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật nhiều các tác phẩm của các nhà ngư loại kinh điển của thế giới như G. Cuvier, A.Valenciennes, C. Linnaeus. Giai đoạn này đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong ngư loại học, nó chính là tiền đề vững chắc cho những thành tựu về ngư loại học nói chung và về sự phát triển của ngành thủy sản nói chung cho tới ngày nay. Thời kỳ thứ III: Từ thế kỷ XX đến nay, những nghiên cứu ngư loại học đã tăng lên rất nhanh và toàn diện. Về phân loại học: D.S. Jordan (1854-1931) giới thiệu các loài cá ở Bắc Mỹ và Trung Mỹ[30]. G.A. Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu các loài cá ở Viện bảo tàng Anh [32]. L.S. Berg (1876-1950) (Liên Xô) với tập hệ thống ngư loại [34]. M.Weber và L.F.Debeaufort (Hà Lan) với 10 tập viết về các loài cá ở vùng đảo Úc Châu (1911-1953) [31]. K. Matsubara (Nhật) với cuốn "Hình thái và bảng tra cứu các loài cá" [35] và rất nhiều nhà ngư loại khác của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã góp phần thúc đẩy nền ngư loại học phát triển. Ngày nay với các nhà ngư loại học như Pravdin, Chu Xinluo, Walter Rainboth, Mai Đình Yên đã đi sâu vào nghiên cứu chi tiết hơn và đã phân chia các vùng nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Điều đó chứng tỏ ngư loại học thế giới đã và đang phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và góp phần rất quan trọng trong sự phát triển chung của thủy sản thế giới. 2.1.2. Lịch sử nghiên cứu ngư loại học của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc nghiên cứu về ngư loại Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Ngư loại học nước ta bắt đầu phát triển từ khá lâu vào nửa cuối thế kỷ XVIII cùng với sự hợp tác của các nhà khoa học phương tây nên công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại và khu hệ cá nước ta cũng phát triển vượt bậc và chia thành ba thời kỳ. Vào thời kỳ trước những năm 1881: ngư loại học hầu như chưa phát triển chủ yếu là những hiểu biết lẻ tẻ về đời sống các loài cá, nghề nuôi, nghề khai thác cá cũng như nghành chế biến được ghi trong cuốn sử học và kinh tế học 4 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật thời phong kiến.[27]. Phải đến năm 1881 thì việc nghiên cứu ngư loại mới được coi là bắt đầu và công trình đầu tiên là của H.E. Sauvage công bố năm 1881 trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương". Tới năm 1883, G.Tiran đã công bố thành phần loài, mô tả 7 loài trong đó có 5 loài mới [27]. Những năm tiếp theo có nhiều công bố về thành phần loài ở các thuỷ vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả như: H.E.Sauvage thu thập 10 loài cá ở Hà Nội trong đó có 7 loài mới (1884) [27]; L.Vallant thu thập 6 loài và mô tả 4 loài ở Lai Châu (1891) [27]; J.Pellegrin trong các phẩm: Cá nước ngọt Đông Dương, các loài cá thu thập ở Bắc Bộ (1906, 1907, 1928, 1932) [27]. Trong đó quan trọng nhất là kết quả phân tích mẫu thu thập ở Hà Nội của đoàn thường trực khoa học Đông Dương gồm 29 loài, trong đó mô tả 2 loài mới (1907) [27] và 33 loài mới (1934) [27]; P. Chevey (1930, 1935, 1936, 1937) trong đó P. Chevey thông báo bắt được cá chình Nhật ở sông Hồng [27]. Đặc biệt năm 1937, một công trình tổng hợp về cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của P.Chevey và J.Lemasson “Góp phần nghiên cứu cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam” được công bố. Công trình này giới thiệu 98 loài cá thuộc 17 họ [27], đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ. Nhìn chung giai đoạn 1881 đến 1945 nghiên cứu ngư loại học cũng khá phát triển nhưng chủ yếu là do người nước ngoài thực hiện (chưa có cán bộ Việt Nam), họ đã nghiên cứu khá nhiều về hình thái phân loại, khu hệ cá của cả nước nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê thành phần loài, còn việc đi sâu vào nghiên cứu về sinh học và nguồn lợi thì thời kỳ này chưa được thực hiện, tất cả các tài liệu gốc và các mẫu chuẩn phần lớn đang được lưu trữ tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp). Tuy chưa nhiều và đầy đủ song đó cũng là nền tảng giúp cho các nhà ngư loại học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu trong các giai đoạn sau này. Vào những năm 1945 – 1954, đất nước bị chiến tranh nên công tác nghiên cứu tạm ngừng, phải đến khi hoà bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải 5 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật phóng, công tác nghiên cứu mới được tiếp tục và vẫn là các nhà khoa học Việt Nam tiến hành. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) hai miền Nam Bắc tạm thời bị chia cắt, các nghiên cứu được tiến hành rộng rãi nhưng cũng có nhiều hạn chế do chiến tranh. Công tác nghiên cứu hầu như do các Trạm, Trại thực hiện ở các loại hình, vực nước khác nhau như sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, đầm, ao và ruộng. Các công trình và tác giả tiêu biểu thời kỳ này ở miền Bắc có Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959): Dẫn liệu sơ bộ nguồn lợi giới ngòi Thia [16]. Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961): Sơ bộ điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng [17]. Nguyễn Văn Hảo (1964): Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể [2]. Ở miền Nam Việt Nam cũng có một số công trình do các nhà khoa học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964), Nguyễn Viết Trương, Trần Tuý Hoa, Kaw amo to (1972), Fourmanvir (1964), M.Yamarmura (1966), Y.Taki (1975) Nhìn chung, giai đoạn này ngư loại học cũng khá phát triển nhưng vẫn chưa mạnh mẽ. Có rất nhiều lý do giải thích cho điều này, tuy nhiên có thể nêu ra đây hai lý do chính là: khoa học kỹ thuật của nước ta còn non trẻ và chiến tranh. Nhưng những nghiên cứu trong thời kỳ này là những dẫn liệu đầu tiên làm cơ sở để phát triển ngư loại học trong những năm tiếp theo. Giai đoạn từ 1975 đến nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác thì ngư loại học cũng có những bước tiến rất dài trên con đường phát triển của nó. Trong giai đoạn này các nhà ngư loại học Việt Nam đã kết hợp với các nhà nghiên cứu nước ngoài trong công tác điều tra để có thể lấp dần những thiếu sót mà trước đây chưa đề cập tới. Đặc biệt thời kỳ này có một số công trình đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây như: Định loại cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978) đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khoá định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài [23]; Định loại cá nước ngọt Nam Bộ của Mai 6 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật Đình Yên, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan và Nguyễn Văn Trọng (1992) đã phân loại và mô tả 255 loài [26] và Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Hương (1993) gồm 173 loài [13]. Đây là các công trình tổng hợp đầy đủ nhất về hai khu hệ cá miền Bắc và miền Nam nước ta. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên – Huế của Võ Văn Phú (1995) và Đặng Thị Diệu Tâm (1987) [14]. Sinh học cá Chép đầm Châu Trúc của Lê Xanh (1979) [21]. Đặc điểm sinh học cá Quả của Nguyễn Duy Hoan (1979) [10]. Cơ sở sinh học cá hồ chứa nước cỡ nhỏ các tỉnh phía Bắc của Nguyễn Văn Hảo (1983) [3]. Nghiên cứu sinh học một số loài cá kinh tế họ cá Cyprinidae ở Nam Bộ của Lê Hoàng Yến (2000) [27]. Về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động của cá nước ngọt Việt Nam có các tác giả Nguyễn Thái Tự (1983), Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991), Nguyễn Văn Hảo (1993, 1998), Nguyễn Hữu Dực (1995). Các tác giả cho rằng khu hệ cá nước ngọt Việt Nam có thể xếp vào vùng Đông Phương với 2 vùng phụ và 11 khu địa lý [25];[4];[2];[5] gồm: - Vùng phụ Nam Trung Hoa có 5 khu thuộc Việt Nam là Cao Lạng, Việt Bắc, Tây Bắc, miền núi Bắc Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. - Vùng phụ Đông Dương có 4 khu thuộc Việt Nam là Tây Nguyên, hạ lưu sông Mêkong, đồng bằng Nam Bộ và đảo Phú Quốc. - Ngoài ra còn 2 khu mang tính chất chuyển tiếp giữa hai vùng phụ trên là khu thứ 10: Trung và Nam Bộ mang tính chất chuyển tiếp theo hướng Bắc Nam và khu thứ 11: Điện Biên Phủ mang tính chất chuyển tiếp theo hướng Tây Bắc.[5] Năm 1999, Nguyễn Văn Hảo và Vũ Văn Bình đã tiến hành nghiên cứu thành phần và phân bố cá ở sông Lô, sông Gâm (160 loài) [6]. Cùng năm đó thì Ngô Sỹ Vân tiến hành nghiên cứu khu hệ cá hồ chứa Thác Bà, tác giả cũng phân loại được 184 loài nằm 2 ngành động vật có xương sống và không xương sống thuộc các lớp: Lớp cá xương Artinopterygii với 164 loài thuộc 8 bộ và 5 phân bộ, 23 họ, lớp chân bụng Gastropoda, lớp 2 mảnh vỏ Bivalvia, lớp Giáp xác Crutacaea, 7 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật lớp Lưỡng cư Amphibia, lớp Bò sát Reptilia [19]. Nguyễn Thái Tự và cộng sự với khu hệ cá bến Én, trong đó nêu ra 68 loài [18] gồm nhiều loài cá kinh tế. Đáng lưu ý là trong thời kỳ này có 5 luận văn tiến sỹ và phó tiên sỹ nghiên cứu về cá nước ngọt Việt Nam trong đó có một luận văn của Mai Đình Yên (1981) tập hợp các công trình nghiên cứu của chính tác giả đã nghiên cứu về cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc [24]. còn 4 luận văn khác đều nghiên cứu về cá miền Trung là khu hệ cá lưu cực sông Lam của Nguyễn Thái Tự (1983) [18], góp phần nghiên cứu cá nước ngọt Nam Trung Bộ của Nguyễn Hữu Dực (1995) [1] và điều tra khu hệ cá của một số sông suối khu vực Tây Nguyên của Nguyễn Thị Hè (2001) [9]. Và không thể không nhắc tới một công trình có tính chất tổng kết các kết quả nghiên cứu cá từ trước tới nay là: Nguồn lợi thủy sản Việt Nam của Bộ Thủy Sản (1996). Đây là công trình được nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành tham gia. Riêng khu hệ cá nước ngọt gồm 544 loài, 228 giống, 57 họ và 18 bộ khác nhau [29]. Cụ thể như sau: - Bộ cá chép (Cyprinifomes) gồm 4 họ, 100 giống, 327 loài và phân loài (chiếm 50,7%) trong đó họ cá chép (Cyprinidae) có tới 228 loài và phân loài (chiếm 41,9%) và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao [29]. - Bộ cá Nheo (Silurifmes) có 10 họ, 31 giống, 88 loài và phân loài (chiếm 16,2%), đáng lưu ý là các họ cá Lăng ( Bagridae), họ cá Tra (Pangasiidae) và họ cá Nheo (Siluridae), đây là họ có nhiều loài cá kinh tế cao [29]. - Bộ cá Vược (Percifomes) có 17 họ, 44 giống, 70 loài và phân loài (chiếm 12,9%) [29]. - Các loài cá kinh tế bao gồm 97 loài trong đó Bắc bộ 52 loài, Bắc Trung bộ 28 loài, Nam trung bộ 20 loài và Nam bộ 44 loài [29]. - Về đặc trưng phân bố tác phẩm đã nêu lên sự phân bố ở các vùng Bắc bộ 226 loài, Bắc Trung bộ 145 loài, Nam trung bộ 120 loài và Nam bộ 306 loài. Phân bố theo sinh thái: Nước chảy, nước sông, nước ngầm và tính chất địa động vật của cá nước ngọt cả nước.[29] 8 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật - Về đặc điểm sinh học cá kinh tế các tác giả đã trình bày 54 loài chủ yếu phân bố, đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và ý nghĩa kinh tế.[29]. Năm 2001, Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân với cuốn cá nước ngọt Việt Nam tập I, họ cá Chép (Cyprinidae) với 306 loài và 9 phân loài thuộc 103 giống 11 phân họ chiếm 38.5% [7] tổng số loài cá nước ngọt Việt Nam. Năm 2005 Nguyễn Văn Hảo cho ra mắt tập II và III của cuốn cá nước ngọt Việt Nam. Đó là bộ sách gồm 3 tập đã giới thiệu và mô tả trên 1023 loài cá, 243 giống, 58 họ thuộc 16 bộ trong khu hệ cá nước ngọt Việt Nam [8]. Đây là kết quả tổng hợp của những nghiên cứu nhiều năm trên nhiều vùng lãnh thổ của các tác giả cùng với sự kế thừa những thành tựu nghiên cứu của nhiều nhà ngư khác ở nước ta. Cuốn sách đã công bố một danh mục đầy đủ nhất từ trước tới nay cùng với các dẫn liệu khá chi tiết về 79 loài đặc hữu của 32 giống thuộc 8 phân họ trong đó 1 giống, 40 loài được các tác giả xác định là những taxon mới cho khoa học [8]. Nhìn chung công tác nghiên cứu về cá ở nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy nghề thuỷ sản nước nhà phát triển ngang tầm với những nước phát triển, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và mạnh nhưng bên cạnh đó không thể không có những tồn tại cần được quan tâm để từ đó có những biện pháp khôi phục và bảo vệ tính đa dạng sinh học, đồng thời cũng cần nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung, tu chỉnh lại danh pháp và thống nhất hệ thống phân loại cho phù hợp với hệ thống phân loại của thế giới. Tóm lại: Trong suốt chặng đường dài phát triển của nghề cá nói chung và ngư loại nói riêng, các công trình nghiên cứu, các dữ liệu công bố đã tích lũy cho nhân loại những bài học nhưng kinh nghiệm quý báu ngày một nhiều thêm. Từ những buổi đầu sơ khai, với những nghiên cứu tưởng chừng ít ỏi, đến ngày nay là cả một chặng đường dài lịch sử của ngư loại học với một kho tàng kiến thức vĩ đại. Lịch sử nghiên cứu cá của các nước đã cho ta những kiến thức về cá, một loài động vật có xương sống phân bố tương đối rộng rãi trên toàn thế giới. Song không phải ở bất cứ nơi đâu cũng có sự hiện diện của tất cả các loài cá mà 9 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật từ các công trình nghiên cứu này chúng ta biết hết được thành phần các loài cá các khu hệ, nguồn gốc và sự hình thành các khu hệ, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Thừa hưởng và phát huy một cách có hiệu quả sự nghiệp nghiên cứu ngư loại học, các nhà khoa học của Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực ngư loại. Những công bố trong nước về khu hệ cá Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên… đã cho chúng ta biết về thành phần khu hệ cá trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra các công trình nghiên cứu về ngư loại còn đóng vai trò đáng kể trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói riêng và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGƯ LOẠI TẠI TỈNH NINH BÌNH. Nhìn chung các nghiên cứu tiến hành trên tỉnh Ninh Bình về lĩnh vực ngư loại còn ít và diễn ra lẻ tẻ. Các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu khu hệ cá tại một vùng nhất định chứ chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó đáng chú ý nhất là một số nghiên cứu của các tác giả sau: Năm 2001 Nguyễn Xuân Huấn đã đưa ra dẫn liệu ban đầu về thành phần loài cá của vùng ngập nước Vân Long - huyện Giai Viễn – Ninh Bình [11]. Năm 2002 Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cường, Thạch Mai Hoàng trong nghiên cứu của mình về đa dạng sinh học cá ở khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long - huyện Gia Viễn – Ninh Bình đã thống kê được 54 loài thuộc 42 giống, 17 họ và 9 bộ khác nhau [12]. Trong đó chiếm ưu thế là bộ cá chép với 29 loài thuộc 2 họ chiếm 53.7%, tiếp đến là bộ cá vược với 10 loài thuộc 5 họ chiếm 18.5% [12]. Trong các nghiên cứu gần đây đáng chú ý nhất có thành phần loài cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình của Ngô Sỹ Vân (2005) [20]. Đây là nghiên cứu về số lượng thành phần loài trên toàn tỉnh đầu tiên. Tác giả đã thống kê được 108 loài thuộc 12 bộ, 34 họ, 78 giống [20]. Trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế về thành phần loài vớ 56 loài chiếm 51.85% [20]. Tiếp đến là bộ cá Chép với 34 loài 10 [...]... 4.1 HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở TỈNH NINH BÌNH 4.1.1 Tỷ lệ thành phần loài cá nước ngọt ở tỉnh Ninh Bình Qua phân tích hơn 200 mẫu thu được tại các khu vực nghiên cứu chúng tôi đã đưa ra được danh sách sau: Bảng 4.1 Danh sách thành phần loài cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình STT I 1 1 2 2 II 3 Tên Việt Nam Bộ cá Chình Họ cá Lịch cu Cá lệch cu Họ cá Chình rắn Cá Nhệch Bộ cá Trích Họ cá Trích Tên khoa... Chày mắt đỏ Cá Chày tràng Phân họ cá Mương Cá Mương Cá Thiên hô sông Cá Dầu sông Cá Dầu thân mỏng Cá Mương gai Cá Nhác Cá Thiểu Cá Ngão gù Cá Mại bầu Cá Mại bạc Cá Vền cao Cá Vền dài Phân họ cá Nhàng Cá Nhàng Bạc Phân họ cá Mè Cá Mè trắng VN Cá Mè trắng TQ Cá Mè hoa Phân họ cá Đục Cá Đục hoa Cá Đục trắng Cá Đục trắng Cá Nhọ chảo Phân họ cá Thè be Cá Bướm be chấm Cá Bướm be dài Cá Bướm gai Cá Thè be vây... phú cá nước ngọt Ninh Bình so với các khu hệ cá khác của Việt Nam Qua bảng 4.3 và hình 3 ta thấy khu hệ cá nước ngọt Ninh Bình chỉ có 131 loài chiếm 23.9% số lượng loài cá trên cả nước Tuy nhiên diện tích khu hệ cá Ninh Bình lại tương đối nhỏ chỉ có 804 km 2, chiếm 0,24% diện tích cả nước Từ đó có thể kết luận được khu hệ cá nước ngọt Ninh Bình có sự đa dạng về thành phần loài Đúng vậy, so với các... Mù Lân (Chai) Phân bộ cá Chai Họ cá Chai Cá Chai ấn độ Bộ cá vược Phân bộ cá Vược Họ cá Chẽm Cá Chẽm (Vược) Họ cá Sơn Cá Sơn xương Cá Sơn Họ cá Đục Cá Đục bạc Họ cá Nhụ Cá Nhụ chấm Họ cá Căng Cá Căng Cá Căng mõm nhọn Họ cá Móm Cá Móm Cá Móm dẹp Họ cá Ngãng Cá Liệt Phân bộ cá Đối Họ cá Đối Cá Đối mục Cá Đối đầu nhọn Cá Đối vảy to Cá Đối lưng gờ Phân bộ cá Rô phi Họ cá Rô phi Tên khoa học Poecilia reticulata... số 33 loài có giá trị kinh tế thì trong đó thành phần cá nuôi có 12 loài: Cá Chép, cá Trắm cỏ, cá Trắm đen, cá Trôi ấn độ, cá Mrigan, cá Mè trắng, cá Mè hoa, cá Rô phi, cá Trê phi, cá Chim trắng, cá Mè 30 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật vinh Ngoài ra còn có các dòng cá Chép lai, cá rô phi đơn tính, cá Rô phi hồng (Diêu hồng) Trong tổng số các loài cá nuôi truyền thống kể trên thì có 12 loài có... Chạch hoa Bộ cá Hồng nhung Họ cá Hồng nhung Cá Chim trắng Họ cá Trôi Nam Mỹ Cá Trôi trường giang Bộ cá Nheo Họ cá Lăng Cá Bò Cá Mầm Cá Mịt Cá Hau Họ cá Nheo Cá Nheo Cá Niết cúc phương Họ cá Trê Cá Trê đen Cá Trê phi Họ cá Úc Cá Úc Họ cá Ngát Cá Ngát bắc Họ cá Tỳ Bà Cá dọn bể Bộ cá Ngần Họ cá Ngần Cá Ngần trắng Cá Ngần to Cá Tiểu bạc Bộ cá Sóc Họ cá Sóc Trần Xuân Nhật Tên khoa học Acheilognathus tonkinensis... Trắm đen Cá Trôi ấn độ Cá Mrigan Cá mè Hoa Cá Chim trắng Cá Mè vinh Cá Chày mắt đỏ Cá Mương Cá Lóc (Quả) Cá Chép Cá Diếc mắt đỏ Cá Bò Cá Nheo Cá Trê đen Cá Trê phi Lươn Cá Chạch sông Cá Chẽm Cá Đối nhọn Cá Đối cồi Cá Rô phi vằn Cá Bống đen lớn Cá Bống cấu Cá Bống trắng Cá Rô đồng Cá Trôi trường giang Cá Mè trắng VN Cá Mè trắng TQ Cá Thiểu Cá ngão Cá Nhái chấm đuôi Tên khoa học Pisodonophis cancrivorus... Trích với 6 loài chiếm 4.58% tổng số loài, còn lại là bộ cá Ngần có 3 loài chiếm 2.29% tổng số loài, bộ cá Kìm và bộ cá Bơn mỗi bộ có 4 loài chiếm 3.05% tổng số loài, các bộ có 2 loài là các bộ Mang Liền, bộ cá 26 Khoá luận tốt nghiệp Trần Xuân Nhật Sóc, bộ cá Chình, bộ cá Nóc, bộ cá Hồng Nhung chiếm 1.53% tổng số loài, không có bộ nào có một loài So sánh khu hệ cá Ninh Bình với một số khu hệ cá khác trong... được các loài cá quý hiếm, khó đánh… Thu mua cá của ngư dân địa phương tại các vùng khai thác và các chợ cá trong tỉnh Đặt bình thu mẫu cá có pha sẵn dung dịch fomalin 10% tại các thuyền cá, những vùng khai thác quan trọng nhờ ngư dân thu mẫu hộ 3.3 PHƯƠNG PHÁP THU VÀ LÀM TIÊU BẢN CÁ 3.3.1 Các mẫu vật cần thu Thu tất cả các loài cá có ở địa phương, các loài cá truyền thống thì thu từ 3 – 5 mẫu, các loài. .. hệ cá nước ngọt Việt Nam thuộc phân vùng Nam Trung Hoa, vùng Đông Phương Vì vậy khu hệ cá tỉnh Ninh Bình mang những đặc điểm của khu hệ cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam Theo P Chevey và Lemasson, 1973; Mai Đình Yên, 1960: Khu hệ cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam rất gần với khu hệ cá nước ngọt của phân vùng Nam Trung Hoa, thuộc khu hệ cá nước ngọt vùng Ấn Độ Mã Lai [22] Từ đó mà khu hệ cá nước ngọt tỉnh Ninh . xử lý bằng phần mềm Mycrosoft Excel 2003. PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 4.1. HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở TỈNH NINH BÌNH 4.1.1. Tỷ lệ thành phần loài cá nước ngọt ở tỉnh Ninh Bình. Qua. tỉnh Ninh Bình.  Đánh giá hiện trạng các loài cá quý hiếm tại tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá tính chất phân bố của khu hệ cá nước ngọt tỉnh Ninh Bình. - Điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh. Ninh Bình tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần loài cá nước ngọt tại tỉnh Ninh Bình . 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. - Lập danh sách các loài cá nước ngọt ở Ninh Bình, góp phần

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan