khảo sát năng suất, chất lượng của các giống cỏ stylo ciat 184, stylo ubon, croataria, đậu nho nhe và mulato ii

67 1.2K 0
khảo sát năng suất, chất lượng của các giống cỏ stylo ciat 184, stylo ubon, croataria, đậu nho nhe và mulato ii

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi KHOA CHĂN NUÔI & NTTS  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Khảo sát năng suất, chất lượng của các giống cỏ Stylo CIAT 184, Stylo Ubon, Croataria, đậu Nho nhe và Mulato II” Người thực hiện : VŨ THỊ BÍCH Lớp : CNTYA Khóa : 52 Người hướng dẫn : PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN Bộ môn : Thức ăn - Vi sinh vật - Đồng cỏ Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội HÀ NỘI - 2011 Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 1 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục các bảng ii Danh mục các hình iii Danh mục các từ viết tắt iv Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 3 2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển 3 2.1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển 4 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ 5 2.2.1. Động thái sinh trưởng của thân lá 5 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân lá 6 2.3. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ 11 2.3.1. Động thái tái sinh trưởng của thân lá 11 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh trưởng của thân lá 11 2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ CÂY CỎ NGHIÊN CỨU 12 2.4.1. Stylo CIAT 184 12 2.4.2. Stylo Ubon 13 2.4.3. Đậu Nho nhe 14 2.4.4. Croataria 15 2.4.5. Mulato II 15 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THỨC ĂN GIA SÚC 16 2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trên thế giới 16 2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn trong nước 17 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 19 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.4.1. Phương pháp gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch 19 3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 21 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU 23 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 2 4.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THỔ NHƯỠNG CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 24 4.1.1. Điều kiện khí hậu của địa điểm nghiên cứu 24 4.1.2. Điều kiện thổ nhưỡng của địa điểm nghiên cứu 26 4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CỎ 27 4.2.1. Tỷ lệ nảy mầm của cỏ 27 4.2.2. Chiều cao thu hoạch và số nhánh/khóm của cỏ 29 4.2.3. Tốc độ sinh trưởng của cỏ 31 4.2.4. Tốc độ tái sinh của cỏ 33 4.2.5. Năng suất và tỷ lệ lá/thân của cỏ 35 4.2.6. Năng suất hạt của cỏ 44 4.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ 45 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. KẾT LUẬN 48 5.2. ĐỀ NGHỊ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 52 Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 3 Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 4 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn PGS. TS. Bùi Quang Tuấn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Nhân dịp hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cán bộ bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn đồng cỏ, phòng Thí nghiệm trung tâm trường ĐHNN Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thư viện trường ĐHNN Hà Nội và thư viện Khoa Chăn nuôi & NTTS trường ĐHNN Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và người thân của tôi đã tạo điều kiện cũng như động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên: Vũ Thị Bích Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu tại khu vực thí nghiệm Gia Lâm - Hà Nội 24 Bảng 4.2: Thành phần hóa học của đất 27 Bảng 4.3: Tỷ lệ nảy mầm của cỏ 29 Bảng 4.4: Chiều cao thu hoạch và số nhánh đẻ/khóm của các cỏ (cm) 30 Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của các giống cỏ (cm/ngày đêm) 31 Bảng 4.6: Tốc độ tái sinh của các giống cỏ (cm/ngày đêm) 34 Bảng 4.7a: Năng suất chất xanh của các giống cỏ (tấn/ha) 36 Bảng 4.7b: Năng suất chất khô của các giống cỏ (tấn/ha) 40 Bảng 4.7c: Năng suất protein của các giống cỏ (tấn/ha) 42 Bảng 4.8: Tỷ lệ lá/thân của các giống cỏ 44 Bảng 4.9: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ (%CK) 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm 25 Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội ii Hình 4.2: Lượng mưa trung bình trong thời gian thí nghiệm 25 Hình 4.3: Tốc độ sinh trưởng của cỏ 32 Hình 4.4a: Tốc độ tái sinh trưởng lần 1 35 Hình 4.4b: Tốc độ tái sinh trưởng lần 2 35 Hình 4.5a: Năng suất chất xanh của các giống cỏ 37 Hình 4.5b: Năng suất chất khô của các giống cỏ 41 Hình 4.5c: Năng suất Protein của các giống cỏ 43 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CK: Chất khô DXKN: Dẫn xuất không nitơ KTS: Khoáng tổng số ME: Năng lượng trao đổi Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội iii NSCK: Năng suất chất khô NSCX: Năng suất chất xanh NSP: Năng suất protein Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội iv Phần 1 MỞ ĐẦU 1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, … và cũng là thức ăn truyền thống khá hiệu quả đối với chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng. Với nhu cầu trung bình 30 kg thức ăn thô xanh mỗi ngày của trâu, bò; 5-7 kg/ngày ở dê, cừu, hươu, nai; 3-5 kg/ ngày ở nhím, thỏ, … cũng là bài toán khá phức tạp đối với chăn nuôi nông hộ khi việc chăn thả tự nhiên ngày càng khó khăn do đất bị thu hẹp và kém hiệu quả bởi số lượng và chất lượng cỏ tự nhiên vừa thiếu vừa nghèo dinh dưỡng. Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao với cách thức trồng cỏ và nuôi nhốt, mô hình chăn nuôi trang trại ngày càng được nhân rộng và khuyến khích phát triển. Theo Niên giám thống kê năm 2009, cả nước có 20.809 trang trại chăn nuôi; trong đó miền Bắc là 10.322 trang trại; chiếm 49,60%; miền Trung là 3.047 trang trại chiếm 14,64% và miền Nam là 7.440 trang trại; chiếm 35,76%. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2006 toàn quốc có 17.721 trang trại chăn nuôi. Như vậy, sau 3 năm số lượng trang trại chăn nuôi tăng 3.088 trang trại; bình quân mỗi năm tăng 1.029 trang trại. Tuy nhiên, trong hình thức nuôi nhốt đại gia súc, nguồn thức ăn là một vấn đề thiết yếu, quyết định tính thành hay bại của một mô hình. Thực tế ở Việt Nam, diện tích trồng cỏ dành cho chăn nuôi chỉ chiếm 5,7% trong tổng diện tích đất canh tác. Điều này cho thấy đồng cỏ ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu là trồng xen canh, tận dụng chứ chưa được phổ biến đại trà. Năng suất của các giống cỏ phụ thuộc nhiều vào giống, điều kiện tự nhiên và sự Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 1 chăm sóc của con người, đặc biệt là phân bón và nước tưới. Bên cạnh đó, sự chăn thả gia súc bừa bãi, khai thác mà không chăm bón làm cho các đồng cỏ bị thoái hoá, diện tích bị thu hẹp dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc. Như vậy, khả năng trồng cỏ còn nhiều hạn chế và cỏ vẫn có tính thời vụ nên vào mùa đông, khô hanh cỏ không mọc được dẫn đến trâu, bò, … thiếu thức ăn, tăng trọng kém, sụt sữa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Để góp phần giải quyết vấn đề này thì trong những năm qua chúng ta đã tiến hành nhập, lai tạo một số giống cỏ mới có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời khai thác các giống cỏ tự nhiên, tận dụng nguồn thức ăn trong trồng trọt. Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần giải quyết vấn đề thức ăn cho gia súc ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được tiềm năng sinh học của các giống cây thức ăn gia súc được nghiên cứu. Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 2 [...]... thấy rằng cỏ Stylo Ubon sản xuất được ít nhất 90% VCK nhiều hơn so với các giống cỏ stylo khác trong vòng 3 năm Với lợi thế đặc biệt dễ thấy vào mùa khô, cỏ đạt năng suất cao hơn 2 - 6 lần so với giống cỏ Stylo khác Cỏ Stylo Ubon sản xuất được 13,18 và 17 tấn VCK/năm, vào các năn thứ nhất, thứ hai, và thứ ba của chu kỳ sản xuất 2.6.3 Đậu Nho nhe Theo Trung tâm thực vật Việt Nam, đậu Nho nhe có tên... cho các kết quả rất khác nhau Sau khi gieo 10 ngày, tỷ lệ nảy mầm của tất cả các giống cỏ thí nghiệm là khác nhau Stylo CIAT 184 là giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất 50,67% và 97% tương ứng với hai cách xử lí là ngâm và không ngâm, tiếp đó là giống Croataria 50,67% và 67,33%; cỏ Stylo Ubon tương ứng là 48,33% và 59,33%; đậu Nho nhe là 31% và 51,33%; thấp nhất là giống cỏ hòa thảo Mulato II 12,67% và. .. cây/hốc với các cây họ đậu (bao gồm Stylo CIAT 184, Stylo Ubon, đậu Nho nhe và Croataria) và 1 cây/hốc đối với Mulato II + Cách bón phân: Bón lót cho 1ha: 20 tấn phân chuồng, 90 kg P2O5, 90 kg K2O Bón thúc sau trồng 20 ngày và sau mỗi lần thu hoạch (đối với cỏ Mulato II) : 50kg N/ha Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 20 3.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Xác định tỷ lệ nảy mầm của cỏ (%): Gieo... (%) = Khối lượng lá/Khối lượng thân Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 21 - Năng suất chất xanh (tấn/ha): cắt ½ lô cỏ, ½ lô cỏ còn lại chăm sóc để thu hạt Cân khối lượng cả thân và lá, xác định năng suất chất xanh trên 1 lô thí nghiệm, từ đó tính ra năng suất chất xanh trên 1ha - Năng suất chất khô (tấn/ha): được tính dựa trên năng suất chất xanh và tỉ lệ chất khô của cỏ NSCK = %CK x NSCX - Năng suất... các nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giống cỏ trồng nhập nội có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước Một tập đoàn giống phong phú đã được tìm ra và rất nhiều giống đã và đang được phát triển trong sản suất Theo Nguyễn Văn Quang (2002), khi nghiên cứu so sánh về tốc độ sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5 giống. .. 4 – 6 lứa/ năm và đạt năng suất chất xanh là 40 – 50 tấn/ha/năm 2.6.5 Mulato II Mulato II (Brachiaria ruziziensis x Brachiaria brizantha x Brachiaria decumbens) là một loại cỏ lai cải tiến được tạo giống ở CIAT, Colombia và được sử dụng rộng rãi từ năm 2004 Trong các thử nghiệm ở Trung và Nam Mỹ, Mulato sản xuất được nhiều cỏ khô hơn và giúp bò sữa cho năng suất sữa cao hơn các giống cỏ Brachiaria khác... decumbens) 3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại Vườn cỏ của khoa Chăn nuôi & NTTS thuộc trường ĐHNN Hà Nội Thời gian nghiên cứu từ ngày 15/02/2011 - 01/08/2011 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Khảo sát điều kiện khí hậu, đất đai của khu vực nghiên cứu; - Đánh giá khả năng sinh trưởng của 5 giống cỏ được nghiên cứu; - Khảo sát năng suất, chất lượng của 5 giống cỏ được nghiên cứu 3.4... xám các nông hộ nuôi bò sữa tại Bình Dương hoặc giống Stylo Guianensis FM05-2 và Stylo Guianensis CIAT1 84 có khả năng cho năng suất chất khô là 11,4 - 12,2 tấn/ha/năm (Trương Tấn Khanh và cs, 1999) Một số giống cỏ được nhập từ Thái Lan từ tháng 3 năm 2008 như Mulato II, Stylo Ubon Theo nghiên cứu ba năm ở vùng đông bắc Thái Lan (Hare et al, 2007) đã thấy rằng cỏ Stylo Ubon sản xuất được 13,18 và 17... hình trụ, có lông Mulato II là giống cỏ hòa thảo có chất lượng cao Trong các thí nghiệm ở Thái Lan, cỏ có hàm lượng protein thô hơn 12% cao hơn nhiều so với các giống hòa thảo khác Bò ăn được cả cây cỏ vì cuống lá cũng rất mềm và ngon miện g Bằng chứng là, Mulato II được gieo trồng tại Đại Từ - Thái Nguyên cho năng suất chất Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 15 xanh là 126,5 tấn/ha, năng suất protein... chăm sóc và thu hoạch - Bố trí thí nghiệm: Khoa Chăn nuôi & NTTS – ĐH NN Hà Nội 19 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu phân lô hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại Gồm 15 lô, mỗi lô có diện tích 10m2 (5m x 2m) Mỗi giống được trồng lặp lại 3 lần Sơ đồ thí nghiệm: Nhắc lại I Nhắc lại II Nhắc lại III - Nguyên liệu trồng: Hạt cỏ Stylo CIAT 184, Stylo Ubon, đậu Nho nhe, Croataria và Mulato II - Các biện . NTTS  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Khảo sát năng suất, chất lượng của các giống cỏ Stylo CIAT 184, Stylo Ubon, Croataria, đậu Nho nhe và Mulato II Người thực hiện : VŨ THỊ BÍCH Lớp : CNTYA. đẻ/khóm của các cỏ (cm) 30 Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của các giống cỏ (cm/ngày đêm) 31 Bảng 4.6: Tốc độ tái sinh của các giống cỏ (cm/ngày đêm) 34 Bảng 4.7a: Năng suất chất xanh của các giống cỏ. 4.7b: Năng suất chất khô của các giống cỏ (tấn/ha) 40 Bảng 4.7c: Năng suất protein của các giống cỏ (tấn/ha) 42 Bảng 4.8: Tỷ lệ lá/thân của các giống cỏ 44 Bảng 4.9: Thành phần hóa học và giá

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan