Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội

99 454 0
Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn  trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề  sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà  Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Hoà chung với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây cũng phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là các làng nghề. Sự phát triển đó một mặt tạo nên sự phát triển kinh tế phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, song một mặt cũng tác động nguy hại tới môi trường nông thôn. Các biện pháp xử lý, kiểm soát ô nhiễm nay không chỉ còn là của công nghiệp mà trong lĩnh vực nông nghiệp – cụ thể là làng nghế nông thôn cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Đó là các biện pháp về xử lý chất thải, quy hoạch theo sản xuất làng nghề tập trung, di dời các cơ sở hộ sản xuất khỏi làng nghề đông đúc dân cư. Tuy nhiên, suy cho cùng các biện pháp đó cũng chỉ là chuyển chất thải từ nơi này sang nơi khác, từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Vì vậy, cần phải có những biện pháp giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn – ngay tại khu vực dân cư khá nhạy cảm. Sản xuất sạch hơn (SXSH) mới được biết đến ở Việt Nam và đã áp dụng khá thành công trong công nghiệp trong công nghiệp trong thời gian gần đây là các biện pháp được tiếp cận theo kiểu phòng ngừa, phòng ngừa liên tục tổng hợp đối với tất cả các hoạt động sản xuất nào có sử dụng một khối lượng lớn năng lượng, nguyên nhiên liệu, có sinh ra chất thải Có nghĩa là về nguyên tắc SXSH có thể áp dụng thành công đối với các hoạt động tại làng nghề. Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ và qua quá trình thực tập cùng với những kiến thức khiêm tốn về SXSH tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội”. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài tiến hành nghiên cứu các hoạt động sản xuất của các loại hình làng nghề khác nhau, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên liệu để từ đó đưa ra các cơ hội áp dụng SXSH cho các loại làng nghề. - Để minh chứng cụ thể, đề tài chú trọng tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất và môi trường đối với một làng nghề sản xuất đồ gỗ Phun sơn. Từ đó đưa ra các cơ hội SXSH và phương án SXSH. * Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề có nhiều ở Việt Nam song đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi bốn tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh. - Xét một trường hợp sản xuất làng nghề điển hình tại thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội. Trong đó trọng tâm đánh giá SXSH là các công đoạn phun sơn từ đó tiến hành đánh giá phương án “thay thế súng phun sơn cũ bằng súng phun sơn hiện đại hơn”. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾP CẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG LÀNG NGHỀ I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN. 1. Sản xuất sạch hơn trong hệ thống thứ bậc quản lý môi trường. Mọi hoạt động sản xuất đều phát sinh chất thải ở đầu ra và điều này sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Để bảo vệ môi trường, cho đến nay đã có rất nhiều loại phương án được áp dụng và người ta xếp thứ bậc của các phương án này từ phương án được ưa chuộng nhất đến phương án ít được ưa chuộng nhất trên cơ sở cân nhắc những lợi ích và chi phí của chúng. Hình 1: Hệ thống thứ bậc quản lý môi trường 3 HỆ THỐNG THỨ BẬC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ưa chuộng nhất Ít ưa chuộng nhất SẢN XUẤT SẠCH HƠN -Phòng ngừa tái chế chất thải. -Tái chế/ tái sử dụng tại chỗ Tái chế/ tái sử dụng bên ngoài. Kiểm soát/ xử lý Đổ chất thải Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Theo cách tiếp cận truyền thống, việc bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu giải quyết các loại chất thải sau khi chúng đã được phát sinh ra, tức là xử lý cuối đường ống. Các nhà sản xuất công nghiệp sẽ thực hiện việc xử lý các chất phế thải, vận chuyển chất thải đi đổ, hoặc tái chế, tái sử dụng ở bên ngoài phạm vi xí nghiệp. Cách làm này đòi hỏi những chi phí (xử lý, nộp phí, vận chuyển, sự cố…) và như thế luôn được coi là tạo ra gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp nên không được các doanh nghiệp thực hiện một cách hăng hái, tích cực. Cách tiếp cận cuối đường ống như vậy đã trở nên lạc hậu và không còn thích hợp nữa bởi tính không chủ động, ít hiệu quả; hơn nữa năng lực xử lý, thu gom chất thải và khả năng hấp thụ của môi trường không thể theo kịp với đà gia tăng chất thải ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nhiều nuớc trên thế giới đã áp dụng một cách tiếp cận mới, tiên tiến theo kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường. Theo cách tiếp cận này, các doanh nghiệp thực hiện giảm và tránh chất thải ngay tại nguồn phát sinh. Sự khác nhau cơ bản giữa hai các tiếp cận nêu trên là thời điểm thực hiện: cách thứ nhất, sau khi phát sinh chất thải và được coi là phản ứng – xử lý; còn cách thứ 2 là tiếp cận chủ động theo hướng dự đoán và phòng ngừa. Cách tiếp cận mới này được biết đến với tên gọi là sản xuất sạch hơn (SXSH). 2. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương đương. - Khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) lần đầu tiên được UNEP- chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc - đưa ra vào năm 1989 như sau: “SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến dịch môi trường phòng ngừa tổng hợp với các qui trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể và làm giảm các nguy cơ với con người và môi trường”. • Đối với qui trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên liệu, năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, giảm bớt số lượng và mức độ độc hại của các chất thải gây ô nhiễm ngay từ trước khi chúng đợc thải ra môi trường. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 • Đối với các sản phẩm: SXSH chú trọng đến việc giảm bớt các tác động có hại trong suốt chu trình sản phẩm, từ khâu thiết kế đến loại bỏ. • Đối với dịch vụ: SXSH bao gồm từ khâu thiết kế, cải tiến, việc quản lý nhà xưởng đến khâu lựa chọn các loại đầu vào. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Như vậy khái niệm SXSH được mô tả như sau: Hình 2: Khái niệm SXSH L Theo cách tiếp cận này SXSH có nghĩa là: • Tránh hoặc giảm phát sinh chất thải. • Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lợng và nguyên vất liệu. • Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện hơn với môi trường • Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Các khái niệm tương đương với SXSH. Bên cạnh khái niệm về SXSH có một số khái niệm tương tự như: • Giảm thiểu chất thải: Khái niệm này đã được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USAPA) sử dụng từ những năm 1988. Theo đó, cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa chất thải và các biện pháp của nó đợc coi là các biện pháp giảm bớt ô nhiễm tại gốc (nơi chất thải có thể phát sinh), thông qua việc 6 SẢN XUẤT SẠCH HƠN Giảm nguồn phát sinh Là một chiến lược tổng hợp, liên tục và mang tính phòng ngừa Nhằm thay đổi Thay thế mang tính cơ bản Bảo toàn năng lượng Thiết kế môi trường Để tăng hiệu quả tổng thể, Điều này sẽ. Cải thiệntình hình môi trường và giảm chi phí Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tạo ra các thay đổi trong việc sử dụng các đầu vào, thay đổi công nghệ, cải tiến qui trình vận hành và đổi mới sản phẩm. • Phòng ngừa ô nhiễm: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USAPA) đã định nghĩa phòng ngừa ô nhiễm là việc sử dụng nguyên vật liệu, qui trình hoặc qui chuẩn cho phép làm giảm bớt phát sinh chất ô nhiễm hoặc chất thải ngay tại nguồn gốc của chúng. Phòng ngừa ô nhiễm bao gồm cả những hoạt động giúp làm giảm bớt việc sử dụng các nguyên vật liệu độc hại, giảm tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn khác và các hoạt động bảo vệ tài nguyên như bảo tồn và sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn. Cách tiếp cận này đã nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp sẽ có lợi hơn nhiều nếu thay vì áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, tìm cách không tạo ra chất thải/chất gây ô nhiễm môi trường, để bảo đảm rằng chất thải đó không đe doạ đến chất lượng môi trờng. • Năng suất xanh (NSX). Năng suất xanh được bắt nguồn từ phong trào sản xuất sạch nhằm giảm lượng chất thải và ô nhiễm ra môi trường trong các quá trình sản xuất và dịch vụ sao cho vẫn đảm bảo được năng suất. Khái niệm về năng suất xanh được tổ chức Năng Suất Châu Á (OAP) đưa ra như sau: “Năng suất xanh là một chiến lợc nhằm nâng cao năng suất mà vẫn bảo vệ môi trờng để phát triển bền vững”. Như vậy, theo quan điểm trên, NSX có thể đợc áp dụng cho nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ…bao gồm việc áp dụng các công nghệ thích hợp, hệ thống quản lý môi trường, kỹ thuật năng suất. Hiện nay, ở Việt Nam NSX được triển khai bởi những mô hình khác nhau: xây dựng hầm Biogas, mô hình làng năng suất xanh, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng bằng phơng pháp IPM …đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Các giải pháp SXSH. SXSH không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là thay đổi thái độ, áp dụng bí quyết, cải thiện quá trình sản xuất sản phẩm và các thay đổi trong 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 vận hành và quản lý một doanh nghiệp. Các thay đổi được gọi là “ giải pháp SXSH” có thể được chia thành các nhóm như sau: Hình 3: Các nhóm giải pháp SXSH Trong đó: - Các biện pháp quản lý nội vi: liên quan đến việc thay đổi thực tiễn hiện tại hoặc áp dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo dưỡng thiết bị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của thiết bị hiện có, tiết kiệm năng lượng và chi phí do các trục trặc khác trong quá trình vận hành gây ra. 8 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP SXSH Giảm chất thải tại nguồn. Tuần hoàn. Cải biến sản phẩm. Quản lý nội vi. Thay đổi nguyên liệu. Thay thế, cải tiến thiết bị. Kiểm soát quá trình tôt hơn. Tái chế, tái sử dụng, tận thu tại chỗ. Tạo sản phẩm phụ. Thay đổi sản phẩm. Thay đổi bao bì. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Các giải pháp liên quan đến thay đổi nguyên liệu đầu vào bằng các loại không hoặc ít độc hại hơn đối với con người và môi trường, các nguyên liệu có chất lượng tốt hơn nhằm làm giảm chất thải phát sinh ra môi trường trong quá trình sản xuất. - Các biện pháp cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động nhằm mục đích vận hành các công đoạn sản xuất với mức hiệu quả cao hơn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn. Giải pháp này thường liên quan đến việc đào tạo công nhân vận hành hoặc bổ xung thiết bị giám sát, kiểm soát quá trình. - Các giải pháp thay thế, cải tiến thiết bị nhằm giảm lượng tiêu hao và các thất thoát nguyên vật liệu, giảm lượng phát thải vào môi trường, cải thiện độ an toàn trong môi trường làm việc của công nhân. - Các giải pháp thay đổi công nghệ: Thay đổi trình tự hoặc phương pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất. - Các giải pháp tái chế, tái sử dụng hoặc tận dụng nguyên liệu, năng lượng tại chỗ nhằm sử dụng lại cho chính công đoạn đó hoặc cho mục đích khác. - Các giải pháp tạo ra sản phẩm phụ: là việc thu thập các dòng thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. - Các giải pháp thay đổi sản phẩm, bao bì liên quan đến việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó nhằm mục đích tiết kiệm lượng tiêu hao nguyên vật liệu và các hoá chất độc hại; tạo ra dòng chất thải tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã và thân thiện với môi trường. Trong các giải pháp nêu trên, các giải pháp quản lý nội vi và một số giải pháp cải tiến trong qui trình sản xuất thường là những giải pháp không tốn kém hoặc tốn rất ít chi phí nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả không nhỏ, có thể thực hiện ngay và thường xuyên; các giải pháp còn lại, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có thể đòi hỏi vốn đầu tư lớn hoặc gặp những hạn chế về công nghệ và khả năng thực hiện vì thế việc thực hiện có thể sẽ chậm hơn. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 4. Thực tiễn áp dụng SXSH ở Việt Nam. Sau hơn 10 năm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, cùng những thành tựu về kinh tế, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng và bức xúc của vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của đất nước, ngày 25/6/1998 Bộ chính trị BCHTƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra chỉ thị 36/CT- TƯ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị đã coi phòng ngừa ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tư tưởng chủ đạo trên hoàn toàn phù hợp với xu thế mới của thế giới chuyển từ kiểm soát ô nhiễm sang phòng ngừa ô nhiễm trong công tác quản lý môi trường. Sự đổi mới này đã được chứng minh tính đúng đắn của nó trong thực tiễn kể từ khi chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đưa ra chương trình “Sản xuất sạch hơn” vào năm 1990. Cùng với đó, ngày 22/9/1999 Bộ trưởng Bộ KHCN và MT Chu Tuấn Nhạ đã ký vào bản tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện sự cam kết của chính phủ ta phát triển đất nước theo chiến lược phát triển bền vững. Trước đó, ngày 22/4/1999 Trung tâm SXSH Việt Nam được thành lập. Các hoạt động SXSH ở nước ta trong những năm vừa qua chủ yếu tập trung vào: • Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức. • Trình diễn kỹ thuật về đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới công nghiệp tiếp nhận việc áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh. • Đào tạo nguồn nhân lực xây dựng năng lực quốc gia về SXSH. - Về mặt phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức: Mục đích của các hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức về SXSH trong cộng đồng công nghiệp, các cơ quan chính phủ và các trường Đại học. Trong những năm vừa qua, khái niệm về SXSH, các khái niệm tương đương 10 [...]... loại hình làng nghề trong hệ thống làng nghề Việt Nam mà còn là nơi tập trung nhiều làng nghề nhất so với các vùng khác Theo số liệu thống kê của sở công nghiệp các tỉnh năm năm 2002 Hà Nội và các tỉnh lân cận có 219 làng nghề, chiếm hơn 15% tổng số làng nghề cả nước Cụ thể như sau: Bảng: Các làng nghề thuộc các tỉnh ven đô Hà Nội tính đến năm 2002 Số Tỉnh/ thàn TT h 1 Hà Nội 20 20 40 68.679 2 Hà Tây... nếu các làng nghề này tiếp cận SXSH sẽ giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn do giảm được lưu lượng, tải lượng thậm chí là độc tính của dòng thải 22 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG II BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI VÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN... nên việc ứng dụng nguyên lý SXSH đối với các làng nghề là một biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao nhằm nâng cao lợi ích kinh tế và môi trường làng nghề 2.2 .Các cơ hội SXSH trong các làng nghề Cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, việc áp dụng SXSH đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đòi hỏi các hộ sản xuất, hộ gia đình, hay hợp tác xã sản xuất áp dụng liên tục một chiến dịch... : 0918.775.368 Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng: năng lượng là đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động làng nghề nói riêng Tại các làng nghề điện nước dùng cho sinh hoạt cũng là đầu vào của quá trình sản xuất tức là giá điện , nước rẻ hơn so với mục đích sản xuất Do đó các hộ sản xuất còn sử dụng điện nước một cách lãng phí Nên các giải pháp để giảm bớt... Thứ nhất: căn cứ vào đối tượng, nguyên liệu và công nghệ sản xuất có 3 nhóm: + Làng nghề chế biến nông lâm thuỷ sản + Làng nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng + Làng nghề dịch vụ sản xuất và đời sống • Thứ hai: căn cứ vào sản phẩm và phương thức sản xuất có 6 loại làng nghề: 1 >Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: bao gồm các làng nghề chế biến các loại nông sản như: xay xát, sản xuất miến dong,... nghệ và trở thành hàng hoá trên thị trường Ngày nay, làng nghề mới” – những làng nghề mới được hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, một số đông các hộ tham gia chuyên sản xuất một mặt hàng nào đó có tính độc đáo và độ tinh xảo cao - đã được hình thành và phát triển bên cạnh làng nghề truyền thống tạo nên sự đa dạng trong làng nghề Việt Nam 1.2 Vai trò của làng nghề Sự khôi phục và phát... này là sản xuất thủ công và chi phí đầu tư cho sản xuất thấp nên rất phổ biến 5> Làng nghề sản xuất vật liệt xây dựng: sản xuất ra các loại vật liệu như gạch, ngói, vôi… Phương thức sản xuất tại các làng nghề này có sự kết hợp giữa sản xuất thủ công với sản xuất công nghiệp 6> Làng nghề buôn bán và dịch vụ: là những làng nghề thực hiện bán buôn bán lẻ và cung cấp dịch vụ… trong đó tiêu biểu là làng buôn... • Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất thô sơ lạc hậu: Sản xuất tại làng nghề chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, họ thường đảm nhiệm tất cả các khâu; giữa các hộ sản xuất thường khá độc lập với nhau, tự mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nên chưa có sự liên doanh liên kết sản xuất qui mô lớn tại các làng nghề mà chỉ mới bước đầu hình thành các hợp tác xã làng nghề dịch vụ tại làng Ở những... của làng nghề truyền thống nói chung cũng như các làng nghề mới nói riêng, Làng nghề truyền thống ven đo Hà Nội phát triển khá sớm, có lịch sử trên 500 năm như gốm sứ Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, Giấy dó Phong Khê(KCM- 5-1 999-trg 11) Đa số các làng nghề ở ven đô Hà Nội nằm ở vị trí thuận lợi, gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ sản phẩm Đến nayHà Nội và các tỉnh lân cận không những có đầy đủ các. .. kinh doanh • Các giải pháp tái chế tái sử dụng hoặc tận thu nguyên liệu ngay tại chỗ: Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong quá trình sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ Tận dụng và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất Giải pháp này có thể nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các làng nghề như: sử dụng lại nước giặt trong . mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn. được biết đến với tên gọi là sản xuất sạch hơn (SXSH). 2. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương đương. - Khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) lần đầu tiên được UNEP- chương trình. trình sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ. Tận dụng và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Giải pháp này có thể nghiên cứu và áp dụng

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Khái niệm làng nghề.

  • 1.2 Vai trò của làng nghề.

  • 3.1. Lợi ích kinh tế của SXSH.

  • 3.2. Lợi ích môi trường của SXSH.

  • 4.1. Môi trường nước.

  • 4.2. Môi trường không khí.

  • 4.3. Chất thải rắn và môi trường đất.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan