tín ngưỡng mẫu của người việt vùng châu thổ sông hồng - một số khía cạnh nhân sinh

61 926 2
tín ngưỡng mẫu của người việt vùng châu thổ sông hồng - một số khía cạnh nhân sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Do những đặc điểm riêng về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hoá… Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Bên cạnh các hình thức tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… hay tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Hoà Hảo thì hiện nay ở Việt Nam vẫn tồn tại những hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay tín ngưỡng dân gian ở người Kinh như tín ngưỡng thờ thần, thờ tiên, thờ thành hoàng, thờ Mẫu… trong đó thờ Mẫu là một trong những loại hình tín ngưỡng đặc trưng của người Việt, đặc biệt là người Việt vùng châu thổ sông Hồng. Mặc dù tín ngưỡng thờ Mẫu (nói rộng ra là tín ngưỡng thờ Nữ thần) chỉ có ở cộng đồng người Việt nhưng thông qua việc tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, coi người mẹ là là đấng bảo trợ cho sự tồn tại, sinh tồn, phát triển của con người, tự nhiên. Tín ngưỡng Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hoá dân gian, thấm đượm đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", tăng cường ý thức liên kết cộng đồng cũng như việc đề cao vai trò người phụ nữ. Bên cạnh việc duy trì giá trị văn hoá thì hình thức tín ngưỡng này cũng đang bị biến dạng theo hướng "thương mại hoá" do sự tác động của nền kinh tế thị trường. Các chính sách của Đảng đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là việc khôi phục các sinh hoạt lễ hội truyền thống cũng là cơ hội cho nhiều cá nhân, tổ chức lợi dung trở thành hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan gây lãng phí tốn kém tiền của của nhân dân; cản trở sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Vì vậy, nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu đặc biệt là khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần làm lành mạnh hoá các hoạt động tín ngưỡng, hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" do Đảng và Nhà nước ta phát động. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trên, tôi đã chọn vấn đề "Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng - Một số khía cạnh nhân sinh" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề tín ngưỡng Mẫu đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Các học giả như Ngô Đức Thịnh, Đặng Văn Lung, Nguyễn Đăng Duy, Đỗ Thị Hảo, Mai Ngọc Chúc, Nguyễn Đình San… đã công bố các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu gắn với đời sống văn hoá, lịch sử tôn giáo… Có thể kể đến các công trình như: "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam" (quyển thượng) của Toan Ánh (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997), "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997), "Các hình thái tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam" của Nguyễn Đăng Duy (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay" do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996), "Nữ thần và thánh Mẫu Việt Nam" do Vũ Ngọc Khánh chủ biên (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2002), "Văn hoá Thánh Mẫu" của Đặng Văn Lung (Nxb Văn hoá Thông tin, HN, 2004)… Đặc biệt hơn cả là cuốn "Đạo Mẫu ở Việt Nam" do Ngô Đức Thịnh chủ biên (Nxb Văn oá Thông tin, Hà Nội, 1996) được coi là một tác phẩm lớn nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối toàn diện về tín ngưỡng Mẫu. Về báo, tạp chí có thể kể đến bài viết của một số tác giả như: Nguyễn Quốc Phẩm với bài: "Góp bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan" 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 11, tr.11 - 13, năm 1998), Nguyễn Hữu Toàn với bài "Một số sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng ở vùng Dâu" (Tạp chí Di sản văn hoá, số 17, 2004), Đinh Gia Khánh với bài "Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam" (Tạp chí văn học, số 5, tr 7-13, 1992) Đặng Văn Lung với bài "Thử tìm hiểu cách xây dựng hình tượng Mẫu Liễu" (Tạp chí Văn học, số 5, tr 24-28, 1992)… Ngoài ra còn nhiều cuộc hội thảo về tín ngưỡng Mẫu thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia, tiêu biểu là cuộc Hội thảo quốc tế: "Tín ngưỡng Mẫu và lễ hội Phủ Dầy" tổ chức năm 2001 tại Hà Nội. Kết thúc hội thảo đã ra kỷ yếu và xuất bản cuốn "Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á" (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004) do Ngô Đức Thịnh chủ biên. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã tiếp cận tín ngưỡng Mãu từ các góc độ khác nhau: văn hoá, lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật… Tuy nhiên nghiên cứu tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu của người Việt là vấn đề khó khăn, phức tạp, cần tiếp tục được nghiên cứu. Mặt khác, dưới góc độ triết học, chưa có tác giả nào bàn sâu khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt. Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu khai thác vấn đề này trong khoá luận. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: bước đầu trình bày một cách tương đối có hệ thống những biểu hiện về mặt nhân sinh của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. - Nhiệm vụ: + Tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu, những cơ sở hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Khái quát và nêu ra những quan niệm về con người và cuộc sống con người biểu hiện trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. + Chỉ ra một số khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. - Phạm vi nghiên cứu: Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng trong lịch sử và hiện tại. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Khoá luận được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, tín ngưỡng. - Phương pháp nghiên cứu: khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là chính, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp xem xét tôn giáo xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. 6. Đóng góp của khoá luận Bước đầu góp phần vào việc nghiên cứu tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng dưới khía cạnh nhân sinh . 7. Ý nghĩa của khoá luận - Khoá luận đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam. - Khoá luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những môn học có liên quan đến văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. 8. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương, 5 tiết 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG 1. TÍN NGƯỠNG MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG 1.1. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng Mẫu 1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng Tín ngưỡng là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm tín ngưỡng tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khi nghiên cứu tín ngưỡng, đa phần các tác giả thường gắn nó với một khái niệm khác, đó là tôn giáo. Có ý kiến cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng là một, đó chỉ là hai cách dùng từ khác nhau. Ý kiến khác lại cho rằng tín ngưỡng là một cấp độ phát triển thấp của tôn giáo, là giai đoạn tiền tôn giáo. Trên thực tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin về tôn giáo thì tôn giáo và tín ngưỡng là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất mà là hai khái niệm khác biệt mặc dù chúng đều là những hình thái ý thức xã hội nhưng chúng vẫn có sự khác biệt cơ bản. Theo từ điển tiếng Việt thì tín ngưỡng là "niềm tin theo một tôn giáo nào đó". Mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó đều có niềm tin riêng của mình. Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Với cách hiểu như vậy thì tín ngưỡng là một bộ phận cơ bản cấu thành nên tôn giáo. nếu không có tín ngưỡng (niềm tin tôn giáo) thì không thể có tôn giáo. G.s Đặng Nghiêm Vạn cũng đồng ý quan điểm này khi cho rằng tín 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo, quy định sức mạnh của tôn giáo với cộng đồng. Nguyễn Văn Kiệm trong cuốn Tín ngưỡng - mê tín đã cho rằng tín ngưỡng xét về mặt ngữ nghĩa chỉ có một niềm tin tôn giáo đơn thuần, gốc của tín ngưỡng được dịch từ chữ "crayance" trong tiếng Pháp. Theo tác giả khái niệm tín ngưỡng không bao hàm "các dạng thức sinh hoạt tâm linh mà chúng ta thường quen gọi là tín ngưỡng, tức là các dạng thức tôn giáo chưa đạt tới cấp độ của một tôn giáo hiểu theo nghĩa cấu thành nó". Trần Đăng Sinh trong cuốn Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ hiện nay lại đi sâu phân tích khái niệm tín ngưỡng trên cơ sở năm đặc trưng: 1. Xem xét tín ngưỡng gắn với đời sống tinh thần nói chung. 2. Xem xét tín ngưỡng như là kết quả của sự hình thành và phát triển các quan hệ xã hội, có tác động trở lại các quan hệ của đó. 3. Xem xét tín ngưỡng như là phương thức biểu hiện niềm tin của con người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự bất lực của họ trước sức mạnh thống trị của lực lượng siêu nhiên và xã hội. 4. Xem xét tín ngưỡng như là một hiện tượng lịch sử - văn hóa có quy luật hình thành và vận động, biến đổi riêng. 5. Xem xét tín ngưỡng như là một bộ phận của ý thức xã hội trong quan hệ với tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật, khoa học. Sự tổng hợp, đan xen của năm đặc trưng trên tạo thành lát cắt bởi điểm giao nhau nói lên đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng". Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam lại cho rằng tín ngưỡng gắn bó với tôn giáo nhưng không theo nghĩa là hình thức thấp của tôn giáo mà là cứu cánh cho tôn giáo, là điều kiện để tôn giáo phát triển. Tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh đó còn có những 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nét độc lập tương đối với nhau, bởi mỗi một hình thức lại đáp ứng những nhu cầu khác nhau, mục đích khác nhau của con người. Tôn giáo thường hướng người ta tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia, cuộc sống sau khi chết mới là vĩnh hằng; còn tín ngưỡng thường hướng con người tới cuộc sống hiện đại, thể hiện khát vọng được thần linh phù hộ, che chở cho nhiều tài lộc, sức khoẻ cũng như đem đến cuộc sống yên bình, hạnh phúc ngay trong thế giới hiện thực chứ không cần chờ đến lúc chết mới có được. Ngô Hữu Thảo trong bài Góp phần tìn hiểu các khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng thì giải thích khái niệm tín ngưỡng theo hai cách: cách thứ nhất, tín ngưỡng là một động từ hoặc một động ngữ (khái niệm tôn giáo không hiểu theo nghĩa này mà hiểu theo nghĩa danh từ). Với nghĩa này, tín ngưỡng là tin theo một tôn giáo nào đó; cách thứ hai: tín ngưỡng là một danh từ, cách hiểu này rất ít được bàn đến nên phải dựa vào thực tiễn để tìm hiểu về nó. Muốn vậy, cần dùng phương pháp phân loại các hiện tượng trong đời sống tâm linh để xem xét hiện tượng nào là tôn giáo, không phải là mê tín dị đoan (tương đối)… thì có thể xem đó là hiện tượng tín ngưỡng. Từ phương pháp đó, tác giả chỉ ra một số đặc trưng của hiện tượng tín ngưỡng là: 1. Niềm tin và việc thờ cúng không có sự đối lập tuyệt đối giữa cõi trần và siêu trần thế, vừa là sự tôn thờ, vừa là thái độ biết ơn đối với chế độ và thế hệ trước. 2. Thể hiện đạo lý, sắc thái dân tộc, đóng góp vào việc bảo lưu truyền thống văn hoá cộng đồng, dân tộc. 3. Có sự dung hoà, đan xen, hoà quyện với các tín ngưỡng tôn giáo khác, thậm chí với cả những hiện tượng tâm linh phản văn hoá. Vì vậy, theo tác giả, "tín ngưỡng là niềm tin mang tính tôn giáo của con người với những hành vi đảm bảo niềm tin đó. Nó thể hiện tính chất phong 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 phú, sâu sắc của nét đơn nhất và đặc thù trong sinh hoạt vô hình truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, do tác giả xem xét tôn giáo dưới góc độ văn hoá, tâm linh là chủ yếu nên tác giả đã không chỉ ra cơ sở xã hội, cơ sở nhận thức trong nội hàm của khái niệm tín ngưỡng nói trên. Các nhà nghiên cứu như Toan Ánh, Phan Kế Bính cũng từ góc độ văn hoá dân gian, xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cũng thể hiện qua những lễ hội, phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có những tác giả đã đồng nhất tín ngưỡng và tôn giáo, khi nói tới tín ngưỡng bao hàm cả tôn giáo và ngược lại, nói tôn giáo là bao hàm cả tín ngưỡng. Hai thuật ngữ này luôn đi đôi với nhau. Nguyễn Quốc Phẩm trong bài: Về mối quan hệ giữa văn hoá dân tộc và tôn giáo ngoại sinh, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số11/1998 đã cho rằng: "riêng chúng tôi, thuật ngữ được dùng trong trường hợp phân tích của mình lại là tin tưởng mang tính tôn giáo mà không là tín ngưỡng. Thuật ngữ tín ngưỡng được chúng tôi coi là xác đáng hơn khi nói về tôn giáo" . Hoặc như Trần Ngọc Thêm khẳng định: "Thuật ngữ tôn giáo trên thực tiễn lâu nay được dùng theo hai nghĩa, nghĩa rộng dùng để chỉ gộp tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, còn theo nghĩa hẹp dùng để chỉ những khái niệm bộ phận theo những đặc trưng nhất định" Không đồng ý với quan điểm trên, một số tác giả khác lại cho rằng: tín ngưỡng hiểu theo hai nghĩa: một là niềm tin tôn giáo, hai là hình thức sinh hoạt tâm linh thấp hơn tôn giáo. Nguyễn Duy Hinh trong Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam đã chỉ rõ: "Dùng thuật ngữ tín ngưỡng ở đây nhằm chỉ một tình cảm tôn giáo chưa được thể chế hoá cao độ, và có thể hiểu là một hình thái thấp hơn tôn giáo hiểu theo nghĩa tôn giáo đã thể chế hoá, như các tôn giáo lớn hay các tôn giáo nhân tạo như Ăngghen nói". 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Một số quan điểm khác về tín ngưỡng, tôn giáo có thể kể đến như X.A.Tocarev - nhà dân tộc học, tôn giáo học nổi tiếng của Liên Xô cũ, ông cho rằng không có tín ngưỡng mà chỉ có tôn giáo gồm có tôn giáo sơ kỳ và tôn giáo hiện đại. Tuy nhiên việc phân chia này bị một số học giả cho là ông đã tôn giáo hoá tín ngưỡng. Các học giả nước ngoài không có nhiều công trình riêng biệt để nghiên cứu về tín ngưỡng mà chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề tôn giáo. Chẳng hạn nghiên cứu tín ngưỡng dưới góc độ xã hội học như E.Durkheim, M.Weber đã làm bật lên được vai trò, chức năng và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, dưới góc độ văn hóa học như các học giả Jablokov, Troibi, Malinopxki đã làm nổi bật tính đa dạng, phong phú và phức tạp của tín ngưỡng. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng việc nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ xã hội học đã phần nào tách rời tín ngưỡng, tôn giáo khỏi đời sống tinh thần phong phú của con người, không thấy được ranh giới của các hiện tượng tôn giáo và hiện tượng phi tôn giáo. còn dưới góc độ văn hóa học thì đã hòa đồng tín ngưỡng vào văn hóa mà không thấy được cáI đặc thù riêng có của hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo Theo quan điểm Mác xít, tín ngưỡng, về bản chất là sản phẩm của con người sống trong những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá cụ thể nào đó. Tín ngưỡng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Chính con người đã thần thánh hoá khi khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên, tạo thành cái bản chất khác của mình và trở thành chỗ dựa cho chính mình. Trong quá trình hoạt động của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượng mang tính chất lịch sử xã hội, trong đó có tín ngưỡng tôn giáo. Thời đại Mác - Ăngghen sống, trong xã hội phương Tây, tín ngưỡng thường được hiểu là tín ngưỡng tôn giáo, và cụ thể là tín ngưỡng Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, trong quá 10 [...]... tạo bảo trợ cho sự tồn tại sinh thành của vũ trụ, đất nước và con người" 1.2 Cơ sở hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng 1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng 18 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lịch sử phát triển loài người đã chứng minh rằng tôn... và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt trong lịch sử cũng như hiện tại Bên cạnh đó, các tín ngưỡng nội sinh và các tôn giáo ngoại nhập đã có ảnh hưởng không nhỏ và có tác động sâu sắc tới quá trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt 1.2.2 Ảnh hưởng của các tín ngưỡng nội sinh và các tôn giáo ngoại nhập tới sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt 22 Website:... Hoàng, một loại Vua Cha cao hơn bên trên cả Đức Thánh Trần Đức Thánh Trần vào điện thờ của tín ngưỡng Mẫu chính là sự giao thoa giữa tín ngưỡng Mẫu với tín ngưỡng thờ người có công của người Việt Như vậy, tín ngưỡng Mẫu có thể được hiểu là "một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu. .. linh người Việt CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KHÍA CẠNH NHÂN SINH TRONG TÍN NGƯỠNG MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT 2.1 Quan niệm về con người và số phận con người trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt Vấn đề con người đã được trình bày trong lịch sử triết học ngay từ thời cổ đại, nó thường giữ vị trí trung tâm trong học thuyết của các nhà triết học và bao giờ triết học cũng hướng dến việc phục vụ con người Quan niệm về con người trong... gọi là tín ngưỡng Mẫu Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời Tín ngưỡng Mẫu lấy việc tôn thờ người Mẹ, người phụ nữ làm đấng sáng tạo, bảo trì cho sự tồn tại, sinh thành của vũ trụ, đất nước và con người Tín ngưỡng Mẫu chỉ có thể ra đời khi con người có ý thức về giá trị của sự sinh sôi nảy nở, mà tư duy của cư dân nông nghiệp thường từ... phụ nữ không chồng con thì trong tín ngưỡng dân gian lại quay về việc thờ Bà Cô Các loại hình tín ngưỡng nêu trên đều có chung một đối tượng thờ cũng Mẹ - Mẫu - Nữ thần - Người phụ nữ Vậy có gì khác biệt giữa tín ngưỡng Mẫu với các hình thức thờ cúng nêu trên? Theo người nghiên cứu, điểm khác biệt trước nhất là: tín ngưỡng Mẫu thờ những người phụ nữ đã sinh con đẻ cái, là chủ thể của sự sinh sôi nảy... không giống như ở nhiều chế độ phụ hệ khác (người phụ nữ bị đẩy xuống địa vị thấp kém), ở xã hội Việt Nam, nguyên lý Mẹ vẫn được đề cao và thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, nó đã ăn sâu vào tư tưởng, tính cách, truyền thống, thói quen của người Việt và trở thành đạo lý, lẽ sống của mỗi người, không chỉ người Việt vùng châu thổ sông Hồng mà của cả người Việt Nam hôm nay Tóm lại, những đặc điểm... sự sống luôn đổi mới Thứ hai, tín ngưỡng Mẫu là một tín ngưỡng bản địa, được hình thành qua các huyền thoại, truyền thuyết, thông qua cảm quan của người Việt về một hình tượng tối cao - hình tượng Mẹ Đến với tín ngưỡng Mẫu, thông qua nghiên cứu về nó hay một cách tự nhiên thuần phác ta biết đến nó, dù theo cách nào đi nữa thì Mẫu vẫn đem đến cho con người sự gần gũi Do vây, việc khu biệt tín ngưỡng Mẫu. .. giáo ở Việt Nam cho thấy sự đề cao vai trò, công lao của các Mẫu nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung, đồng thời cho ta thấy được những giá trị và truyền thống văn hoá kết tinh trong tín ngưỡng đó Thứ ba: Việt Nam có tín ngưỡng Mẫu thì các dân tộc trên thế giới cũng có tín ngưỡng Mẫu, có thể kể đến như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc… Nhưng sự khác biệt giữa tín ngưỡng Mẫu Việt Nam với tín ngưỡng Mẫu. .. người trong đó tín ngưỡng Mẫu là một điển hình Sự ra đời của tín ngưỡng Mẫu chịu ảnh hưởng trực tiếp của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo * Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, người Việt đã dựng nên hệ thống những biểu tượng, những huyền thoại, truyền thuyết, những hoạt động dựa trên đặc trưng của một nền nông nghiệp . trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. + Chỉ ra một số khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -. Đối tượng nghiên cứu: Khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. - Phạm vi nghiên cứu: Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng trong lịch sử và. mặt nhân sinh của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. - Nhiệm vụ: + Tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu, những cơ sở hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    • 6. Đóng góp của khoá luận

    • 7. Ý nghĩa của khoá luận

    • 8. Kết cấu của khoá luận

    • CHƯƠNG 1. TÍN NGƯỠNG MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT

    • VÙNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

      • 1.1. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng Mẫu

        • 1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng

        • 1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng Mẫu

        • 1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng

          • 1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng

          • 1.2.2. Ảnh hưởng của các tín ngưỡng nội sinh và các tôn giáo ngoại nhập tới sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt

          • CHƯƠNG 2

          • MỘT SỐ KHÍA CẠNH NHÂN SINH TRONG

          • TÍN NGƯỠNG MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT

            • 2.1. Quan niệm về con người và số phận con người trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt

            • 2.2. Một số khía cạnh nhân sinh và hạn chế phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu của người Việt

              • 2.2.1. Một số khía cạnh nhân sinh

              • 2.2.2. Những hạn chế phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu của người Việt

              • 2.3. Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực phát sinh từ hoạt động thờ cúng Mẫu

                • 2.3.1. Một số phương hướng nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực phát sinh từ hoạt động thờ cúng Mẫu

                • 2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan