MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ VẬN DỤNG TỐTNHANH HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

21 729 0
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ VẬN DỤNG TỐTNHANH  HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trước lúc Bác ra đi ,trong di chúc Bác có dặn : “Phải giáo dục thế hệ trẻ cho họ trở thành người vừa hồng vừa chuyên”.Và trong Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu “ ,tương lai của một dân tộc,một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó .Để đạt được cái lớn lao đó phải bắt nguồn từ cái nhỏ ,nhỏ nhất.Để có được nền giáo dục phát triển ,đạt được đỉnh cao phaỉ đào tạo được những con người vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dạy.Vậy phải làm thế nào để đào tạo được những con người như thế ? Thực tế nước ta đã đầu tư rất nhiều cho cải cách giáo dục,từng cấp nghành,cơ quan,đơn vị,cá nhân những giáo viên trực tiếp giảng dạy và cả những em học sinh ,sinh viên thân yêu cũng từng ngày ,từng giờ phấn đấu hết mình cho nền giáo dục nước nhà.Trong tình hình đó ,tại ngôi trường nhỏ thân yêu ,trường THCS Quang TrungĐại Hưng ,thầy trò chúng tôi cũng đang thi đua dạy tốthọc tốt, phấn đấu không ngừng để có được kết quả mỹ mãn nhất. Là một giáo viên mới vào nghề nhưng tôi thực sự trăn trở khi phải dạy bộ môn hóa.Vào lớp 8 các em mới được học môn hóa,một môn học thực nghiệm mới lạ và khó khăn với các em.Khó khăn nhất mà em học sinh nào cũng than thở cùng tôi là Học hóa trị khó quá cô ơiMà không học được hóa trị em không viết được công thức hóa học của các chất,từ đó không viết được phương trình và làm được bài tậpCó cách nào học hóa trị dễ nhớ,nhớ lâu không cô? Trước những nỗi lòng của các em,mặc dù các em rất thích học hóa,tôi đã cố gắng tìm tòi,sưu tầm,nghiên cứu ,suy nghĩ xem sẽ giúp các em thế nào đây và cũng giúp cho chính tôi nữa.Và tôi đã mạnh dạng đưa ra sáng kiến nhỏ “Một số phương pháp học và vận dụng tốtnhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học” để áp dụng cho các em trường tôi.

- 1 - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ***************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ VẬN DỤNG TỐT-NHANH HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Người thực hiện: TUYỄN THỊ TƯỜNG VI Tổ: HÓA - SINH - THỂ DỤC Năm học 2009-2010 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trước lúc Bác ra đi ,trong di chúc Bác có dặn : “ Phải giáo dục thế hệ trẻ cho họ trở thành người vừa hồng vừa chuyên ” .Và trong Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ : “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu “ ,tương lai của một dân tộc,một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó .Để đạt được cái lớn lao đó phải bắt nguồn từ cái nhỏ ,nhỏ nhất.Để có được nền giáo dục phát triển ,đạt được đỉnh cao phaỉ đào tạo được những con người vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dạy.Vậy phải làm thế nào để đào tạo được những con người như thế ? Thực tế nước ta đã đầu tư rất nhiều cho cải cách giáo dục,từng cấp nghành,cơ quan,đơn vị,cá nhân những giáo viên trực tiếp giảng dạy và cả những em học sinh ,sinh viên thân yêu cũng từng ngày ,từng giờ phấn đấu hết mình cho nền giáo dục nước nhà.Trong tình hình đó ,tại ngôi trường nhỏ thân yêu ,trường THCS Quang Trung-Đại Hưng ,thầy trò chúng tôi cũng đang thi đua dạy tốt-học tốt, phấn đấu không ngừng để có được kết quả mỹ mãn nhất. Là một giáo viên mới vào nghề nhưng tôi thực sự trăn trở khi phải dạy bộ môn hóa.Vào lớp 8 các em mới được học môn hóa,một môn học thực nghiệm mới lạ và khó khăn với các em.Khó khăn nhất mà em học sinh nào cũng than thở cùng tôi là Học hóa trị khó quá cô ơi!Mà không học được hóa trị em không viết được công thức hóa học của các chất,từ đó không viết được phương trình và làm được bài tập!Có cách nào học hóa trị dễ nhớ,nhớ lâu không cô? Trước những nỗi lòng của các em,mặc dù các em rất thích học hóa,tôi đã cố gắng tìm tòi,sưu tầm,nghiên cứu ,suy nghĩ xem sẽ giúp các em thế nào đây và cũng giúp cho chính tôi nữa.Và tôi đã mạnh dạng đưa ra sáng kiến nhỏ “Một số phương pháp học và vận dụng tốt-nhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học ” để áp dụng cho các em trường tôi. II.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Hóa trị của một số nguyên tố hóa học và nhóm nguyên tử hóa học. 2. Học sinh khối 8 trường THCS Quang Trung -Đại Hưng _Đại Lộc III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Hóa học lớp 8 Chương I : Chất_Nguyên tử_Phân tử Bài 10 : Hóa trị - Lớp 8/1 , 8/2 , 8/3 , 8/4 ,Trường THCS Quang Trung - Đại Hưng IV.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ ngày 8 tháng 6 năm 2009 đến ngày 18 tháng 3 năm 2010 - 2 - V.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn giáo dục học sinh kĩ năng,kĩ xão tiếp thu nhanh,vận dụng nhanh kiến thức để có thể nhớ lâu,tạo hứng thú trong từng tiết học.Đối với hóa học THCS nói chung và hóa học lớp 8 nói riêng thì việc học và vận dụng tốt hóa trị của các nguyên tố hóa học không phải là một việc dễ dàng đối với hầu hết tất cả học sinh THCS.Không nắm được hóa trị của các nguyên tố học sinh không thể làm các bài tập như : Tìm hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử , Lập công thức hóa học của các hợp chất.Và từ việc không viết được công thức hóa học học sinh sẽ không thể viết được phương trình hóa học,không thể làm bài tập định lượng liên quan. Trong một thời gian dài trăn trở, tìm tòi, và vận dụng trong giảng dạy,tôi rút ra được một vài phương pháp có thể giúp học sinh ở trường THCS Quang Trung chúng tôi học và vận dụng hóa trị của các nguyên tố hóa học tốt hơn trong những bước đi chập chững đầu tiên nghiên cứu môn hóa học.Các em hứng thú hơn với môn học trong từng tiết học.Khi các em nắm được hóa trị của các nguyên tố các em phát biểu nhiều hơn,làm bài tập nhanh hơn,nhất là tìm hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử hoặc bài tập lập công thức hóa học của các hợp chất.Ngay cả các em trung bình ,yếu điểm kiểm tra cũng tiến bộ rõ,số lượng học sinh khá giỏi của bộ môn tăng nhanh,học sinh trung bình,yếu,kém giảm.Như người ta thường nói ” Hóa trị của các nguyên tố hóa học đối với việc viết công thức của các hợp chất hay đối với môn hóa nó như thứ gia vị trong cuộc sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống ” . Với đề tài gói gọn trong phạm vi nhỏ“Một số phương pháp học và vận dụng tốt-nhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học ” , tôi vừa rút ra được từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình vẫn còn nhiều thiếu sót kính mong quý đồng nghiệp,cùng các thầy cô giáo tận tình đóng góp ý kiến để chúng ta có được phương pháp truyền thụ những hóa trị của từng nguyên tố hóa học cho các học sinh thân yêu một cách tốt nhất. VI.CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Thực trạng: a.Thuận lợi : - Số lượng học sinh trong trường ít nên có thể dễ dàng phổ biến và kiểm tra kết quả. - Có sự tận tình quan tâm ,giúp đỡ, động viên và chung tay góp sức thực hiện của BGH nhà trường ,các thầy cô giáo cùng các anh chị đồng nghiệp. - 3 - - Các em học sinh khối 8-9 có tinh thần học tập và phấn đấu cao. - Nhiều nhà học sinh có máy tính để bàn hoặc máy sách tay nên thuận lợi hơn trong việc vận dụng từng phương pháp thích hợp với mỗi học sinh,nhất là nhu cầu sử dụng máy tính ,thích thú , ham muốn khi được học tập trên máy của học sinh hiện nay. b.Khó khăn: - Môn hóa học là môn học gần cuối cấp 2 học sinh mới được học nên vào đầu năm lớp 8 thì kiến thức hóa học đối với các em rất mới lạ,đồng thời hóa học là một môn học đòi hỏi tính thực tiễn,thực nghiệm cao nên để dạy tốt và học tốt đòi hỏi cái tâm ở giáo viên bộ môn và tính tích cực trong học tập của học sinh rất cao. - Trường nằm trong địa bàn vùng xa ,điền kiện dạy- học còn nhiều khó khăn,học sinh ít được tiếp cận với công nghệ thông tin,ít thấy được sự phát triển của nghành công nghiệp ,nghành khoa học hóa học. - Số lượng học sinh khó khăn còn nhiều nên thời gian đầu tư cho học tập bị hạn chế,trang thiết bị đầu tư cho việc học còn sơ sài. 2.Kết quả trước khi nghiên cứu,vận dụng “ Một số phương pháp học và vận dụng tốt hóa trị của các nguyên tố hóa học ” . Lớp Mức độ áp dụng đề tài Không khí học tập Kết quả học tập Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 8 1 Chưa áp dụng Ít phát biểu,kết quả làm bài tập,kiểm tra chưa cao. 5% 65% 20% 10% 0% 8 2 Chưa áp dụng Ít phát biểu,kết quả làm bài tập,kiểm tra thấp. 0% 48% 40% 10% 2% 8 3 Chưa áp dụng Ít phát biểu,kết quả làm bài tập,bài kiểm tra chưa cao. 8% 60% 22% 10% 0% 8 4 Chưa áp dụng Lớp học trầm,kết quả làm bài tập, kiểm tra chưa cao. 5% 55% 30% 10% 0% B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Qua cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dạy học tôi đã thấy rằng : Nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở THCS bằng cách học tốt hóa trị của các nguyên tố hóa học sẽ tạo hứng thú ,khơi dậy niềm đam mê học hóa của hầu hết các học sinh vì các em nắm vững được hóa trị của các nguyên tố một cách dễ dàng, nhanh và nhớ được lâu mà không phải tốn nhiều thời gian.Nhờ nắm được hóa - 4 - trị mà các em viết được công thức hóa học của các hợp chất,viết được phương trình hóa học không mấy khó khăn.Từ việc viết tốt công thức và phương trình các em đã giải được nhiều loại bài tập hóa học.Trong quá trình vận dụng tôi thấy các học sinh gần gũi với giáo viên hơn,quan tâm tới những vấn đề thuộc về hóa học hơn,các em không còn có cảm giác lo lắng,ngại khó,mỗi tiết học hóa với các em trôi qua rất nhanh như chưa kịp đủ để các em có thể thỏa mãn lòng ham muốn,thích thú của mình. Để đạt được kết quả đó ,mỗi giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài giảng,xác định được kiến thức trọng tâm trong mỗi tiết học,bài học và nhất là trong tiết 13,14 (theo phân phối chương trình Hóa 8) , Bài 10: HÓA TRỊ .Mỗi giáo viên phải tìm hiểu,tham khảo các vấn đề thực tế có liên quan phù hợp với từng đối tượng được nghiên cứu,đôi lúc cần quan tâm đến sở thích của từng đối tượng tiếp thu,hình thành giáo án theo hướng tích cực,chủ động của học sinh,phải mang tính hợp lý ,hài hòa,nhẹ nhàng,đôi lúc khôi hài nhưng sâu sắc và quan trọng là vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hóa học,mục đích học hóa trị. I.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1.GIẢI PHÁP 1:CÁCH XÁC ĐỊNH HOÁ TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC HAY NHÓM NGUYÊN TỬ Trong tiết 13 theo phân phối chương trình hóa 8,nội dung đầu tiên trong bài 10 học về hóa trị , phần 1 thuộc phần I : giáo viên phải hướng dẫn được học sinh xác định hóa trị của các nguyên tố thông qua quy ước quốc tế là: + Gán cho H hóa trị I.Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu,tức lấy hóa trị của H làm đơn vị. Thí dụ : H có hóa trị I. Gọi X là nguyên tử hay nhóm nguyên tử liên kết với H.y là số nguyên tử H liên kết với X. Ta có công thức H y X ,hóa trị của X bằng y. Công thức hóa học và tên một số chất đã biết Kí hiệu của X Số nguyên tử H liên kết với X (y) Hóa trị của X (a) tương ứng với công thức HX y HX y X Y a = y HCl (axit clohidric) Cl 1 I H 2 O ( nước) O 2 II HOH (nước) OH 1 I NH 3 (amoniac) N 3 III H 2 SO 4 (axit sunfuric) SO 4 2 II H 3 PO 4 (axit photphoric) PO 4 3 III + Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi.Hóa trị của oxi được xác định bằng hai đơn vị.Tức O có hóa trị II. Thí dụ : O có hóa trị II.Gọi B là kí hiệu của nguyên tử liên kết với O.y là số nguyên tử O liên kết với B. - 5 - Trong công thức BO y ,hóa trị của B bằng 2y. Trong công thức B 2 O y hóa trị của B bằng y . Công thức hóa học và tên một số chất đã biết Kí hiệu của nguyên tố liên kết với O Số nguyên tử B liên kết với O Số nguyên tử O liên kết với B (y) Hóa trị của B tương ứng với công thức (a) B 2 O y B 2 y a = y Na 2 O (natri oxit) Na 2 1 I Al 2 O 3 (nhôm oxit) Al 2 3 III BO y B 1 y a = 2y CaO (canxi oxit) Ca 1 1 II CO 2 (cacbon đioxit) C 1 1 IV Để luyện tập kiến thức trên giáo viên cho học sinh hoàn thành các câu hỏi sau theo gợi ý: Câu 1: Trong công thức HCl , H liên kết với mấy nguyên tử Cl ? Nếu H có hóa trị I thì Cl sẽ có hóa trị là mấy ? Trả lời : H liên kết với _____ nguyên tử Cl , Nếu H có hóa trị I thì Cl sẽ có hóa trị bằng H là_______ Câu 2: Trong công thức H 2 O ,O liên kết với mấy H ? Vậy O sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : O liên kết với ______ H . Vậy O sẽ có hóa trị gấp đôi hóa trị của H là _____ Câu 3 : Trong công thức NH 3 , N liên kết với mấy H ? Vậy N sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : N liên kết với ______ H . Vậy N sẽ có hóa trị gấp ba hóa trị của H là _____ Câu 4 : Trong công thức Na 2 O , O liên kết với mấy Na ? Vậy Na sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : O liên kết với ______ Na . Vậy Na sẽ có hóa trị bằng một nửa hóa trị của O là _____ Câu 5 : Trong công thức CaO , Ca liên kết với mấy O ? Vậy Ca sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : Ca liên kết với ______ O . Vậy Ca sẽ có hóa trị bằng hóa trị của O là _____ Câu 6 : Trong công thức CO 2 , C liên kết với mấy O ? Vậy C sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : C liên kết với ______ O . Vậy C sẽ có hóa trị gấp đôi hóa trị của O là _____ Câu 7 : Trong công thức H 2 S , S liên kết với mấy H ? Vậy S sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : S liên kết với ______ H . Vậy S sẽ có hóa trị gấp đôi hóa trị của H là _____ Câu 8 : Trong công thức H 2 SO 4 , nhóm SO 4 liên kết với mấy H ? Vậy nhóm SO 4 sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : Nhóm SO 4 liên kết với ______ H . Vậy nhóm SO 4 sẽ có hóa trị gấp đôi hóa trị của H là _____ - 6 - Câu 9 : Trong công thức H 2 O hay HOH , nhóm OH liên kết với mấy H ? Vậy nhóm OH sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : Nhóm OH liên kết với ______ H . Vậy nhóm OH sẽ có hóa trị bằng hóa trị của H là _____ Câu 10 : Trong công thức Na 2 CO 3 , nhóm CO 3 liên kết với mấy Na ? Vậy nhóm CO 3 sẽ có hóa trị mấy ? Trả lời : Nhóm CO 3 liên kết với ______ Na . Vậy nhóm CO 3 sẽ có hóa trị gấp đôi hóa trị của Na là _____ Sau khi giải được các bài tập trên,giáo viên cho học sinh tự rút ra khái niệm về hóa trị và nêu tóm tắc lại cách xác định hóa trị dựa vào hóa trị của H và O: **Theo những bài tập trên ta có khái niệm về hóa trị : Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) này với một số nhất định nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) khác.Hóa trị được viết bằng số la mã (I , II , III , IV , V , VI , VII). -Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất được quy định: + Hóa trị của nguyên tố H bằng I.Từ đó suy ra hóa trị của các nguyên tố khác. + Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố oxi ( O ),hóa trị của nguyên tố oxi ( O ) được xác định bằng II. Tới đây thì hầu như các học sinh có thể làm tốt các bài tập tìm hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử theo hóa trị của H và O.Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự ra bài tập và giải hoặc giáo viên ra thêm bài tập thuộc dạng này để học sinh có thể luyện tập thêm ở nhà.Khi tôi áp dụng giải pháp đầu tiên này thì tinh thần học tập môn hóa của các em thay đổi tốt hơn hẳn,mặc dù vẫn có những học sinh yếu kém chưa theo kịp nên thao tác còn chậm .Tôi đã giao nhiệm vụ cho một số học sinh khá giỏi kèm thêm cho bạn vào những thời gian các em rãnh như buổi chiều (các em học ở trường vào buổi sáng),hay buổi tối,học vào chủ nhật hay những giờ hoạt động ngoài giờ.Kết quả là sau hai tuần sau tôi cho các em làm bài kiểm tra trắc nghiệm 10 phút có kết quả khá tốt vì có một số câu các em còn làm sai,đó là những câu tính hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử và bài tập lập công thức hóa học của các hợp chất theo hóa trị .Nguyên nhân là tại sao?Và tôi đã thực hiện tiếp giải pháp 2 2.GIẢI PHÁP 2:XÁC ĐỊNH HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HAY NHÓM NGUYÊN TỬ THEO QUY TẮC HÓA TRỊ: Chỉ dựa vào hóa trị của H là I và O là II thì học sinh cũng gặp khó khăn trong một số bài lập tính hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử và công thức hóa học của các hợp chất theo hóa trị như bài tập sau: 1/Tính hóa trị của Fe trong công thức FeCl 3 ,biết Clo có hóa trị I. 2/Hãy lập công thức hóa học của hợp chất gồm Na có hóa trị I và nhóm (SO 4 ) có hóa trị II. - 7 - Để giải được bài tập này giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu và xác định được qui tắc hóa trị như sau: Chọn công thức hóa học của bất kì hợp chất 2 nguyên tố (A B ) nào trở lên ,rồi đêm nhân chỉ số (x , y) với hóa trị (a , b) của mỗi nguyên tố . Ta hãy chọn so sánh các tích ,có thể đặt dấu bằng (=) được không ? Hoàn thành bài tập sau: x . a Điền dấu gì? y . b NH 3 1 . III 3 . I H 2 S 2 . I 1 . II CO 2 1 . IV 2 . II Na 2 O 2 . I 1 . II Ca(OH) 2 1 . II 2 . I Na 2 CO 3 2. I 1 . II Al 2 (SO 4 ) 3 2 . III 3 . II Rút ra quy tắc : Trong công thức hóa học ,tích của chỉ số (x) và hóa trị (a) của nguyên tố này _________ tích của chỉ số (y) và hóa trị (b) của nguyên tố kia. *Lưu ý: quy tắc này chủ yếu áp dụng cho các hợp chất vô cơ. Khi nắm được qui tắc hóa trị các em có thể giải các bài tập 1 và 2 trên: 1/ 1/Tính hóa trị của Fe trong công thức FeCl 3 ,biết Clo có hóa trị I. Giải: - Gọi hóa trị của Fe là a. - Theo qui tắc hóa trị ta có : 1 . a = 3 . I , suy ra a = = III - Vậy hóa trị của Fe là III. 2/Hãy lập công thức hóa học của hợp chất gồm Na có hóa trị I và nhóm (SO 4 ) có hóa trị II. Giải : - Công thức chung của hợp chất là Na x (SO 4 ) y . - Theo qui tắc hóa trị ta có : I . x = II . y Rút ra tỉ lệ : = = => x = 2 , y = 1 - Vậy công thức hóa học cần tìm là Na 2 SO 4 ***Lưu ý học sinh : với giá trị x = 1 , y = 1 thì khi viết công thức hóa học không kèm theo chỉ số 1 , tức viết kí hiệu không viết chỉ số. Giáo viên ra thêm bài tập cho học sinh giải để luyện tập như các bài tập ở phần giải pháp 4. Qua giải pháp thứ 2 này học sinh hăng say với giải toán hóa rất nhiều,đặc biệt với những bài có liên quan về hóa trị .Kết quả bài kiểm tra 1 tiết vào tiết 16 theo phân phối chương trình là : - 8 - Trung bình toàn khối 8 : Giỏi 18% tăng 13,5% so với khảo sát đầu năm (4,5%). Khá 70% tăng 13% so với khảo sát đầu năm (57%). Trung bình 8% giảm 20% so với khảo sát đầu năm (28%). Yếu 4% giảm 6% so với khảo sát đầu năm ( 10%). Kém 0% giảm 0,5% so với đầu năm (0,5%). Để kết quả này tăng thêm vào tạo cho các em niềm tin là mình thuộc hóa trị của các nguyên tố,nói ngay được hóa trị của bất kì nguyên tố nào mà không cần phải dựa vào hóa trị của H ,O hay qui tắc hóa trị ,tôi thực hiện giải pháp 3 và 4 đồng thời với giải pháp 1 và 2 một cách hợp lí đối với từng lớp ,từng học sinh. 3. GIẢI PHÁP 3 : HÓA TRỊ CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VÀ NHÓM NGUYÊN TỬ: Học sinh có thể học thuộc lòng hóa trị các nguyên tố qua phân loai hóa trị của các nguyên tố như bảng sau: Hóa trị Kim loại Phi kim Nhóm nguyên tử I Li , Na , K , Ag , Cu , Hg , H , F , Cl , Br , I , OH , NO 3 , MnO 4 , ClO 3 II Ca , Ba , Mg , Zn , Fe , Sn , Pb , Hg , Cu , O , S , C , SO 4 , CO 3 , SO 3 , MnO 4 III Al , Cr , Fe , N , P PO 4 , PO 3 IV Mn C , Si , S V N , P VI S VII Mn Hoặc có nhiều học sinh thích văn thơ nên học theo một bài thơ tự chế sẽ giúp học sinh dễ nhớ hơn,thích học hơn,như: BÀI CA HÓA TRỊ Kali , Iot , Hidro.Natri với Bạc , Clo , Flo , Brom một loài Là hóa trị I ai ơi , hãy ghi cho kĩ kẽo rồi lại quên. Magie với Kẽm ,Thủy ngân.Oxi ,Đồng đỏ cũng gần Bari. Cuối cùng thêm chú Canxi , hóa trị II đó có gì khó khăn. Bác Nhôm hóa trị III lần, ghi sâu vào óc khi cần nhớ ngay. Sắt kia kể cũng dễ quên :II,III lên xuống gây phiền lắm thay. Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm , lúc II lên VI , khi nằm thứ IV. Nitơ rắc rối nhức đầu: I , II , III , IV khi nằm thứ V. Cacbon , Silic này đây,hóa trị II , IV có ngày nào quên. Photpho kể cũng dễ quên , hễ ai hỏi đến thì ừ III , V. 4.GIẢI PHÁP 4 : BÀI TẬP VẬN DỤNG: - 9 - Giải bài tập hợp lí với từng kiến thức vừa học là một trong những phương pháp tốt nhất và nhanh nhất giúp các em nhớ lâu và khắc sâu được kiến thức,đồng thời góp phần rèn luyện thêm cho các em kĩ năng giải bài tập , cách trình bày bài gọn,đầy đủ ,khoa học ,chính xác kiến thức theo yêu cầu của đề. Ở các giải pháp trên tôi đã trình bày một số cách giải những bài tập tự luận có dạng liên quan đến hóa trị nên o giải pháp này tôi chỉ đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố,rèn luyện cho các em và để giáo viên có tư liệu áp dụng cho các giải pháp đã trình bày ở trên. ***Bài tập trắc nghiệm 1: Tìm hóa trị theo yêu cầu Câu 1: Nhóm nguyên tố nào sau đây có hóa trị I: a. Li , Na , K , Ag , Cu , Hg b. H , F , Cl , Br , O , I c. Ca , Ba , Mg , Zn , Fe , Sn d. Pb , Hg , Cu , O , S , C e. Hg , Cu , Ag , K , Na , Li f. I , F , H , Cl , Al ,Cr h. F , Cl , Na, K , N , P k. Na , K , Ag , C , Si , S Câu 2: Nhóm nguyên tố nào sau đây có hóa trị II: a. Li , Na , K , Ag , Cu , Hg b. H , F , Cl , Br , O , I c. Ca , Ba , Mg , Zn , Fe , Sn d. Pb , Hg , Cu , O , S , C e. Hg , Cu , Ag , K , Na , Li f. I , F , H , Cl , Al ,Cr h. F , Cl , Na, K , N , P k. Cu , Hg , Mg , Ca , Ba ,Zn Câu 3: Nhóm nguyên tố nào sau đây có hóa trị III: a. Al , Cr , P b. H , F , Cl c. Ca , Ba , Mg d. Pb , Hg , Cu e. Hg , Cu , Ag f. P , Cr , Al h. Cr , Al , P k. Na , K , Ag Câu 4 : Nhóm nguyên tố nào sau đây có hóa trị IV: a. Li , Na , K b. H , F , Cl c. C , Si , S d. O , S , C e. Hg , Cu , Ag f. Cl , Al ,Cr h. S , Si , C k. Si , C , S Câu 5 : Nguyên tố nào sau đây có hóa trị V: a/ H b/ O c/ Fe d/ P e/ Ba f/ Na h/ Mg k/ S Câu 6 : Nguyên tố nào sau đây có hóa trị VI: a/ Cu b/ Cl c/ Zn d/ S e/ K f/ Al h/ N k/ Ag Câu 7: Nguyên tố nào sau đây có hóa trị VII: a/ Hg b/ Br c/ Sn d/ Pb e/ Li f/ I h/ Mn k/ S Câu 8 : Nhóm nguyên tử nào sau đây có hóa trị I: a/ NO 3 , CO 3 b/ SO 3 , OH c/ OH , NO 3 d/ PO 4 , SO 4 e/ MnO 4 , ClO 3 Câu 9 : Nhóm nguyên tử nào sau đây có hóa trị II: a/ SO 3 , SO 4 , CO 3 b/ OH , NO 3 , PO 3 c/ PO 3 , PO 4 , SO 4 d/ CO 3 , SO 3 , PO 3 e/ SO 4 , SO 3 , CO 3 f/ CO 3 , MnO 4 , SO 3 Câu 10 : Nhóm nguyên tử nào sau đây có hóa trị III: - 10 - [...]... giảng- dạy của mình.Trong nội dung đề tài Một số phương pháp học và vận dụng tốt-nhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học ”tôi đã cố gắng tạo ra những cách học nhẹ nhàng để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.Tôi hy vọng đây là một vấn đề gợi mở ra một quan điểm dạy- học hóa học ,mặc dù trong đề tài này tôi chưa thể đưa ra hết các phương pháp học tốt -nhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học có liên... nghiệp và các em học sinh đã giúp tôi hoàn thành và vận dụng tốt sáng kiến kinh nghiệm này b/Khó khăn: - Trong thời gian nghiên, viết và vận dụng đề tài Một số phương pháp học và vận dụng tốt-nhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học ”tôi rút ra được một số khó khăn như sau: - Năng lực học sinh không đều giữa các lớp và số lượng học sinh trung bình,yếu nhiều nên việc áp dụng đồng bộ các phương pháp đề... IV .Phương pháp nghiên cứu V.Cơ sở lí luận VI.Cơ sở thực tiễn 1.Thực trạng 2.Kết quả trước khi nghiên cứu B.Nội dung nghiên cứu I .Các giải pháp thực hiện 1.Giải pháp1 :Cách xác định hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử 2.Giải pháp 2:Xác định hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử theo quy tắc hóa trị 3.Giải pháp 3 :Hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử-Bài ca hóa trị 4 Bài tập vận. .. Dựa vào hóa trị của nguyên tử hay nhóm nguyên tử viết công thức hóa học của các hợp chất : Nguyên tử hay nhóm Hóa trị Nguyên tử hay nhóm Hóa trị Công thức hóa nguyên tử nguyên tử học của các hợp chất Na I NO3 I - 15 - Ca Al NH4 Ba K Cu K II III I II I I I OH SO4 SO4 HCO3 SO4 O OH I II II I II II I C.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Riêng bản thân tôi nhờ thực hiện Một số phương pháp học và vận dụng tốtnhanh hóa trị. .. thức hóa học đúng của các hợp chất hai nguyên tố sau đây: Đồng (I và II) với Oxi , Sắt (II và III) với Clo , Chì (II và IV) với Oxi , Thiếc (II và IV) với Clo a/ Cu2O và CuO , FeCl2 và FeCl3 , PbO và Pb2O , SnCl2 và SnCl4 b/ Cu2O và CuO , FeCl2 và FeCl3 , PbO2 và Pb2O3 , SnCl2 và SnCl4 c/ Cu2O và CuO , FeCl2 và FeCl3 , PbO và PbO2 , SnCl và SnCl4 d/ Cu2O và CuO , FeCl2 và FeCl3 , PbO và Pb2O , SnCl2 và. .. biết công thức hóa học của nguyên tố X với S (II) và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau : X2S3 , YH3 Công thức nào đúng cho các hợp chất gồm X và Y trong số các hợp chất sau: a/ X2Y b/ XY2 c/ XY d/ X3Y2 Câu 65 : Cho biết công thức hóa học của nguyên tố A với S (II) và hợp chất của nguyên tố B với O như sau : AS , B2O3 Công thức nào đúng cho các hợp chất gồm A và B trong số các hợp chất sau:... công thức hóa học của nguyên tố X với nhóm PO 4 (III) và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau : XPO4 , H3Y Công thức nào đúng cho các hợp chất gồm X và Y trong số các hợp chất sau: - 13 - a/ X2Y3 b/ XY c/ XY2 d/ X2Y Câu 63 : Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau : X2O3 , YH2 Công thức nào đúng cho các hợp chất gồm X và Y trong số các hợp chất... tốtnhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học kết hợp với một số phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định : Học sinh trở nên thích học hóa hơn,thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn,thậm chí có những học sinh nhát học, lười học cũng chăm làm bài,soạn bài,phát biểu xây dựng bài hơn,nhiều em còn gặp riêng tôi sau các giờ học để hỏi thêm nhiều vấn đề liên quan đến hóa học, nhất là khi các em gặp... trong một số tiết học mà thôi.Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy tốt năng lực và hiệu quả giờ dạy - 18 - Với thực trạng học hóa học và yêu cầu không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, có thể đây là một quan diểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hóa học trong thời kì mới F.TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/Sách giáo khoa hóa 8 2/Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8... những nguyên tố nào trong các hợp chất sau đây có hóa trị I , II , III , IV , V , VI : Cu2O , Na2O , Fe2O3 , FeCl2 , PbO2 , NaCl , FeCl3 , AlCl3 , MgO , ZnO , HCl , SO3 , P2O5 , N2O5 a/ Nguyên tố hóa trị I : 1/ Cu,Na,Cl,H 2/ O,Fe,Pb,Al 3/ Zn,S,Pb,Mg b/ Nguyên tố hóa trị II : 1/ Cu,Na,Cl,H 2/ O,Fe,Mg,Zn 3/ S,Mg,Zn,Fe c/ Nguyên tố hóa trị III : 1/ Na, O 2/ Al,Fe 3/ S,Pb 4/ Cl,H d/ Nguyên tố hóa trị IV . hóa học ở THCS bằng cách học tốt hóa trị của các nguyên tố hóa học sẽ tạo hứng thú ,khơi dậy niềm đam mê học hóa của hầu hết các học sinh vì các em nắm vững được hóa trị của các nguyên tố một. “ Một số phương pháp học và vận dụng tốt- nhanh hóa trị của các nguyên tố hóa học ” kết hợp với một số phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định : Học sinh trở nên thích học hóa. định hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử 5 2.Giải pháp 2:Xác định hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử theo quy tắc hóa trị 7 3.Giải pháp 3 :Hóa trị của một số nguyên tố và

Ngày đăng: 18/12/2014, 06:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan