quy trình tổng hợp nguyên liệu sinh học bio hydrofined diesel từ nguyên liệu mỡ cá bằng phương pháp hydro có xúc tác

100 592 0
quy trình tổng hợp nguyên liệu sinh học bio hydrofined diesel từ nguyên liệu mỡ cá bằng phương pháp hydro có xúc tác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh hiện tại, nguồn dầu thô trên thế giới ngày càng cạn kiệt và nhu cầu về năng lượng trên thế giới ngày càng tăng, việc tìm kiếm một nguồn năng lượng thay thế là một vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường thay đổi do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đã ảnh hưởng sâu rộng đến hệ sinh thái trên toàn cầu, và ước tính mỗi năm hơn 150.000 người chết do ảnh hưởng của sự biến đổi của khí hậu 1. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm một nguồn nhiên liệu sạch, có khả năng tái tạo để thay thế đang là một vấn đề ưu tiên hàng đầu tại nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam. Việc sản xuất nhiên liệu diesel sinh học đã được thương mại hóa trên thế giới bằng công nghệ chuyển hóa ester (transesterification) 25. Tuy nhiên sản phẩm của quá trình này có nhiều nhược điểm, đặc biệt là độ nhớt và điểm đông đặc cao 68, không thỏa mãn các yêu cầu chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu sử dụng trong động cơ diesel. Thực tế hiện nay biodiesel chưa thể thay thế được nguồn nhiên liệu hóa thạch, việc sử dụng mới chỉ dừng lại ở hỗn hợp gồm 5% biodiesel với diesel khoáng. Mặt khác, biodiesel có tính acid cao vì vậy việc sử dụng trong động cơ có thể gây ra vấn đề ăn mòn. Do vậy, để có thể sử dụng được biodiesel cần phải thay đổi một số đặc tính về vật liệu cũng như cấu tạo của động cơ diesel hiện đang sử dụng. Đây chính là nhược điểm quan trọng của nhiên liệu diesel sản xuất bằng công nghệ chuyển hóa ester. Công cuộc tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới sạch, tái tạo được vẫn luôn được các quốc gia trên thế giới nỗ lực không ngừng. Gần đây, một hướng nghiên cứu mới được các nhà khoa học quan tâm đó chính là quá trình xử lí hydro (hydrofining hay hydrotreating) dầu thực vật (hay mỡ động vật). Ưu điểm của quá trình này là tạo ra được nguồn nhiên liệu có bản chất hóa học hoàn toàn giống với diesel khoáng, đồng thời có những ưu điểm có phần vượt trội hơn diesel khoáng như: chí số cetane cao, hàm lượng lưu huỳnh rất nhỏ... đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng của diesel thương phẩm.

Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa Hóa Học & CN Thực Phẩm Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BKĐT NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BỘ MÔN KT CHẾ BIẾN DẦU KHÍ HỌ VÀ TÊN PHAN VĂN BÁU MSSV 1052010016 NGÀNH CÔNG NGHỆ KTHH CHUYÊN NGÀNH HÓA DẦU LỚP DH10H1 1. Đề tài luận văn: QUY TRÌNH TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU SINH HỌC BIO HYDROFINED DIESEL TỪ NGUYÊN LIỆU MỠ CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HYDRO CÓ XÚC TÁC 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): - Nghiên cứu tổng hợp, đánh giá, lựa chọn xúc tác có hoạt tính nhằm nâng cao hiệu suất quá trình tổng hợp BHD từ mỡ cá - Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thí nghiệm đến đến hiệu quả sử dụng xúc tác trong phản ứng tổng hợp BHD từ mỡ cá, lựa chọn điều kiện tối ưu. 3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: …………………… 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ……………………… 5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn: a/ PGS.TS. Huỳnh Quyền Toàn luận văn b/Ths. Thiều Quang Quốc Việt Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn. Ngày … tháng … năm 2013 Ngày … tháng … năm 2013 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ): Đơn vị: Ngày bảo vệ: Điểm tổng kết: Nơi lưu trữ luận văn: LỜI CAM ĐOAN   Em xin cam đoan rằng đây là đồ án của em, có sự hướng dẫn, giúp đỡ từ Giảng viên PGS.TS. Huỳnh Quyền, Ths.Thiều Quang Quốc Việt. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chính do bản thân em làm được trong quá thí nghiêm. Các thông tin thứ cấp được sử dụng trong đồ án là có nguồn gốc, được trích dẫn rõ ràng và tuân thủ các nguyên tắc. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày 06 tháng 07 năm 2014 SVTH Phan Văn Báu LỜI CẢM ƠN  Trước tiên em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Thầy Giáo PGS.TS Huỳnh Quyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn Ths. Thiều Quang Quốc Việt đã giúp đỡ, chỉ bảo em tận tình trong quá trình làm luận văn, đồng thời em xin cảm ơn quý Thầy, quý Anh đang làm việc Trung Tâm Nghiên Cứu Lọc Hóa Dầu(RPTC) – Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô bộ môn khoa hóa học và công nghệ thực phẩm – Trường Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu và trau dồi cho em những kiến thức nền tảng vững chắc trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn đã dành chút thời gian của mình để đọc và đưa ra các nhận xét quý báu giúp em hoàn thiện hơn luận văn này. Và sau cùng là lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ em trong cuộc sống. Trân trọng./. TP HCM, ngày 06 tháng 07 năm 2014 Kính thư Phan Văn Báu MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Sự cần thiết của đề tài 2 1.3.Mục tiêu của đề tài 2 1.4.Nội dung nghiên cứu 3 1.5.Phương pháp nghiên cứu 3 1.6.Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4 2.1. Tình hình nguồn năng lượng trên thế giới và Việt Nam 4 2.1.1. Trên thế giới 4 2.1.2. Ở Việt Nam 10 2.2.Tổng quan về nhiên liệu Diesel (DO) 17 2.2.1.Nhiên liệu Diesel (DO) 18 TCVN5689:2005 21 2.2.2.Động cơ diesel 22 2.3.Tổng quan về nhiên liệu sinh học (NLSH) 26 2.3.1. Khái niệm 26 2.3.2.Phân loại 27 2.4.Tổng quan về Biodiesel 28 2.4.1. Khái niệm 28 2.4.2.So sánh chất lượng của biodiesel và diesel khoáng 28 2.4.3.Ưu nhược điểm của biodiesel 29 2.4.4.Tình hình sản xuất và sử dụng biodiesel 31 2.4.5.Các phương pháp tổng hợp biodiesel 32 i 2.5.Tổng quan về Bio-Hidrofined-Diesel (BHD) hay Biodiesel thế hệ thứ 2 33 2.5.1.Giới thiệu chung 33 2.5.2.Thành phần và tính chất của BHD 33 2.5.3.Cơ sở lý thuyết phản ứng tổng hợp BHD 34 2.5.4.Tóm tắt các nghiên cứu tổng hợp BHD trên thế giới và Việt Nam 37 2.6.Tổng quan về nguồn nguyên liệu 38 2.6.1.Giới thiệu về dầu thực vật 39 2.6.2.Thành phần hóa học của dầu thực vật 39 2.6.3.Tính chất hóa lí cơ bản của dầu thực vật 41 2.6.4.Tính chất hóa học 42 2.6.5.Các chỉ tiêu quan trọng của dầu thực vật 44 2.6.6.Mỡ cá ba sa : 45 2.6.7.Tiền năng nguồn nguyên liệu trên thế giới và Việt Nam 47 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50 3.1.Phản ứng tổng hợp BHD 50 3.1.1.Phản ứng hydrodeoxygenation (HDO) : 50 3.1.2.Xúc tác : 50 3.1.3.Sản phẩm : 52 3.2.Tổng hợp xúc tác 52 3.2.1.Thiế bị và hóa chất sử dụng 53 3.2.2.Quy trình tổng hợp xúc tác 53 3.2.3.Kiểm tra hiệu quả quá trình tổng hợp xúc tác 54 3.3.Thực nghiệm tổng hợp BHD 56 3.3.1.Thiết bị phản ứng 56 3.3.2.Tiến hành thí nghiệm 57 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, ĐÁNH GIÁ, CHỌN XÚC TÁC BIẾN TÍNH VÀ BÀN ii LUẬN 60 4.1.Kết quả nghiên cứu xúc tác 60 4.1.1.Phổ XRD của xúc tác CoMo/ γ-Al2O3 60 4.1.2.Phổ RXD của xúc tác CoMo/TiO2 60 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 5.1. Kết luận 88 5.2.Kiến nghị 89 iii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện tại, nguồn dầu thô trên thế giới ngày càng cạn kiệt và nhu cầu về năng lượng trên thế giới ngày càng tăng, việc tìm kiếm một nguồn năng lượng thay thế là một vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường thay đổi do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đã ảnh hưởng sâu rộng đến hệ sinh thái trên toàn cầu, và ước tính mỗi năm hơn 150.000 người chết do ảnh hưởng của sự biến đổi của khí hậu [1]. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm một nguồn nhiên liệu sạch, có khả năng tái tạo để thay thế đang là một vấn đề ưu tiên hàng đầu tại nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam. Việc sản xuất nhiên liệu diesel sinh học đã được thương mại hóa trên thế giới bằng công nghệ chuyển hóa ester (transesterification) [2-5]. Tuy nhiên sản phẩm của quá trình này có nhiều nhược điểm, đặc biệt là độ nhớt và điểm đông đặc cao [6-8], không thỏa mãn các yêu cầu chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu sử dụng trong động cơ diesel. Thực tế hiện nay biodiesel chưa thể thay thế được nguồn nhiên liệu hóa thạch, việc sử dụng mới chỉ dừng lại ở hỗn hợp gồm 5% biodiesel với diesel khoáng. Mặt khác, biodiesel có tính acid cao vì vậy việc sử dụng trong động cơ có thể gây ra vấn đề ăn mòn. Do vậy, để có thể sử dụng được biodiesel cần phải thay đổi một số đặc tính về vật liệu cũng như cấu tạo của động cơ diesel hiện đang sử dụng. Đây chính là nhược điểm quan trọng của nhiên liệu diesel sản xuất bằng công nghệ chuyển hóa ester. Công cuộc tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới sạch, tái tạo được vẫn luôn được các quốc gia trên thế giới nỗ lực không ngừng. Gần đây, một hướng nghiên cứu mới được các nhà khoa học quan tâm đó chính là quá trình xử lí hydro (hydrofining hay hydrotreating) dầu thực vật (hay mỡ động vật). Ưu điểm của quá trình này là tạo ra được nguồn nhiên liệu có bản chất hóa học hoàn toàn giống với diesel khoáng, đồng thời có những ưu điểm có phần vượt trội hơn 1 diesel khoáng như: chí số cetane cao, hàm lượng lưu huỳnh rất nhỏ đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng của diesel thương phẩm. 1.2. Sự cần thiết của đề tài Là một nước nông nghiệp, nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển diesel sinh học như dầu dừa, dầu lạc cùng với các loại phụ phẩm như mỡ cá, dầu hạt cao sao, đặc biệt với các dự án trồng cây Jatropha để lấy dầu. Hiện nay, hướng nghiên cứu sản xuất biodiesel bằng phương pháp xử lí hydro còn khá mới mẻ ở Việt Nam, hầu như chưa có báo cáo chính thức hay công trình nghiên cứu nào trong lĩnh vực này. Việc nghiên cứu nhiên liệu biodiesel từ nguồn dầu thự vật chỉ tập trung vào phương pháp ester hóa thông thường và quá trình này vẫn còn nhiều nhược điểm chưa giải quyết được như: chất lượng biodiesel chưa đảm bảo, việc chiết tách thu hồi methanol một hóa chất độc hại với môi trường và con người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất biodiesel bằn phương pháp xử lý hydro thực sự là một hướng nghiên cứu mới mẻ vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn cao, vừa giải quyết được vấn đề năng lượng đồng thời giải quyết vấn đề môi trường trong việc sản xuất biodiesel chất lượng cao từ nguồn dầu thực vật, mỡ động vật. Không chỉ vậy, hướng đi này còn giúp tăng giá trị thặng dư của các sản phẩm nông nghiệp, xa hơn là các nguồn phế thải (dầu thải ) tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp, công nghiệp bền vững: xanh, sạch, có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường và đáp ứng một phần nào đó về chương trình phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương Việt Nam [9]. 1.3. Mục tiêu của đề tài Sản xuất nhiên liệu biodiesel thế hệ mới (BHD) có bản chất hóa học giống diesel khoáng từ nguồn nguyên liệu là dầu thực vật, mỡ động vật (cụ thể là mỡ cá) bằng phương pháp xử lý với hydro trên hệ xúc tác mới CoMo/γ-Al 2 O 3 ; CoMo/TiO 2 ; CoMo/ZrO 2. 2 1.4. Nội dung nghiên cứu Điều chế xúc tác CoMo/γ-Al 2 O 3 ; CoMo/TiO 2 ; CoMo/ZrO 2 Khảo sát hoạt tính của xúc tác đối với quá trình tổng hợp BHD từ mỡ cá. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu suất phản ứng và tính chất của sản phẩm BHD. Khảo sát sơ bộ nguyên liệu mỡ cá. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, thu thập, tổng quan tài liệu. Nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện phản ứng kế thừa của TS. Bùi Văn Ngọc [10], Stella Bezergianni [11] từ đó hiểu rõ được cơ chế quá trình xử lí hydro để tổng hợp BHD. Trên cơ sở kết quả đạt được sẽ hiểu được rõ hơn về cơ chế phản ứng, tương tác chất phản ứng – xúc tác, cũng như ảnh hưởng của các thong số vận hành đến hiệu quả quá trình từ đó lựa chọn được giải pháp tối ưu, cũng như xúc tác phù hợp cho quá trình. Kỹ thuật sử dụng:  Đo XRD, XRF của mẫu xúc tác  Đo GCMS xác định thành phần hidrocarbon phân đoạn sản phẩm.  Thay đổi xúc tác, điều kiện phản ứng: nhiệt độ, thời gian lưu để khảo sát phản ứng.  Đo chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm: độ nhớt, chỉ số acid, nhiệt trị, chỉ số cetane… 1.6. Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại Xác định được xúc tác phù hợp cho phản ứng tổng hợp Bio-Hydrofined- Diesel cho dầu mỡ động thực vật. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phù hợp nhưng chỉ số acid lại cao, hàm lượng olefin và aromatic cao. Ngoài phân đoạn diesel còn thu được phân đoạn nhẹ nguyên liệu cho sản xuất xăng. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 2.1. Tình hình nguồn năng lượng trên thế giới và Việt Nam 2.1.1. Trên thế giới Công nghiệp năng lượng chính là ngành công nghiệp then chốt, chủ đạo của mỗi nền kinh tế thế giới. Phần quan trọng nhất của nguồn năng lượng chủ yếu là nguồn năng lượng hóa thạch gốc carbon (năng lượng hóa thạch) như than đá, dầu mỏ, khí đốt. Sự tăng cường các hoạt động kinh tế, gia tăng dân số đã làm tăng sức ép lên ngành công nghiệp năng lượng hay chính là việc khac thác, sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch. Trong thế kỉ XX, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, kéo theo đó là sự tăng trưởng của công nghiệp và nền kinh tế thế giới. Để đạt được những thành tựu trên, loài người đã tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch. Trong cân bằng năng lượng ta thấy ba dạng năng lượng sơ cấp (nhiên liệu khoáng) đóng vai trò chủ đạo là than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên. Cả ba dạng trên đều là nguồn năng lượng không tái tạo và sản lượng có hạn. Ngoài ba dạng năng lượng trên còn có các loại khác: năng lượng điện, gió, thủy triều, hạt nhân, mặt trời. Tuy nhiên các dạng năng lượng này chỉ chiếm phần nhỏ trong cân bằng năng lượng toàn cầu. Ngày nay, dần mỏ, khí thiên nhiên, than đá nếu chưa cạn kiệt vẫn giữ vai trò quan trọng trong cân băng năng lượng toàn cầu. Theo “Triển vọng năng lượng quốc tế 2013” [12], tiêu thụ năng lượng của thế giới dự báo sẽ tăng 56% từ năm 2010 đến năm 2040. Tổng số năng lượng trên thế giới tăng từ 524 nghìn triệu đơn vị nhiệt Anh (Btu) trong năm 2010 lên 630 nghìn triệu Btu năm 2020 và lên tới 820 nghìn triệu Btu vào 2040 ( hình 1). Phần lớn sự tăng trưởng trong tiêu thụ năng lượng xảy ra ở các nước ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (ODEC) hay còn goi là các nước ngoài ODEC - nơi mà có nền kinh tế phát đang phát triển mạnh mẽ. Mức tăng ở các nước ngoài ODEC là 90% và các nước ODEC là 17%. 4 [...]... năng lượng sinh học 2.3 Tổng quan về nhiên liệu sinh học (NLSH) 2.3.1 Khái niệm Nhiên liệu sinh học (NLSH): là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học) Ví dụ: nhiên liệu sản xuất từ các loại dầu mỡ động thực vật, từ các loại ngũ cốc, chất thải nông nghiệp, sản phẩm thải của công nghiệp, [20] Loại nhiên liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với nhiên liệu truyền... nhóm nguyên liệu đi từ sinh khối (biomass) bao gồm bất kì vật liệu nào có nguồn gốc thực vật: cây cối, cỏ, phụ phẩm từ mùa vụ nông nghiệp, công nghiệp So với thế hệ thứ nhất, biomass là nguồn nguyên liêu phong phú, đa dạng hơn, là nguồn nguyên liệu bền vững hơn NLSH thế hệ thứ ba:chủ yếu được sinh ra từ những cải tiến về công nghệ sinh học thực hiện trên các nguồn nguyên liệu Các loại nguyên liệu được... BD)  Cồn sinh học (bioalcohol): bioethanol, biobutanol, biomethanol, nổi bật nhất là bioethanol viết tắt là BE  Nhiên liệu sinh học rắn (solid biofuel) nổi bật là gỗ viên (wood pellet) Có thể so sánh giữa nhiên liệu dầu mỏ và nhiên liệu sinh học thông qua một số tính chất sau: Bảng 2-7 So sánh giữa nhiên liệu dầu mỏ và nhiên liệu sinh học 27 Luận văn tốt nghiệp QUY N GVHD: PGS.TS HUỲNH Nhiên liệu dầu... giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đóng góp vào giải quy t vấn đề môi trường, đem lại lợi ích cho người nông dân, 2.4 Tổng quan về Biodiesel 2.4.1 Khái niệm Biodiesel hay còn gọi là diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất giống với dầu diesel nhưng nó không được sản xuất từ dầu mỏ mà là từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật [21, 22] Biodiesel hay nhiên liệu sinh học nói chung đều là... ester) Đây là loại biodiesel được sử dụng thông dụng ở châu Âu Theo tiêu chuẩn ASTM thì Biodiesel được định nghĩa là “các mono ankyl ester của các acid mạch dài có nguồn gốc từ các lipit có thể tái tạo như dầu thực vật, mỡ động vật, được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel khoáng” 2.4.2 So sánh chất lượng của biodiesel và diesel khoáng Biodiesel có tính chất vật lí rất giống với diesel khoáng Tuy... lạnh Thực tế hiện nay biodiesel chủ yếu được sử dụng với hình thức pha trộn, điển hình nhất là nhiên liệu B5 – hỗn hợp chứa 5% biodiesel của diesel khoáng, là nhiên liệu có các chỉ tiêu và tính chất đáp ứng tương đương với diesel khoáng Mặc dù vậy, biodiesel vẫn có rất nhiều ưu điểm và cùng với áp lực của nguồn nhiên liệu hóa thạch thì biodiesel vẫn là một phương án cho nguồn nhiên liệu tương lai 30 ... xuất từ nguồn nguyên liệu có thể nuôi trồng Giảm sức ép vấn đề thiếu hụt, độc lập với dầu mỏ, không làm suy yếu các nguồn năng lượng tự nhiên Nhược điểm: Tuy có nhiều ưu điểm lớn kể trên nhưng biodiesel vẫn có những nhược điểm khá lớn sau: - Giá thành cao: biodiesel tổng hợp có giá thành cao hơn diesel thông thường, tuy nhiên trong quá trình sản xuất lại tạo ra sản phẩm phụ là glyxerin là một chất có. .. trường hơn các loại nhiên liệu truyền thống  Là nguồn nhiên liệu tái sinh: các loại nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và có thể tái sinh, giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không tái sinh truyền thống Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống còn nhiều hạn chế do chưa hạ được giá thành sản xuất xuống thấp hơn so với nhiên liệu truyền... nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt, 26 Luận văn tốt nghiệp QUY N GVHD: PGS.TS HUỲNH nhiên liệu sinh học có khả năng là ứng cử viên thay thế 2.3.2 Phân loại Gồm 3 thế hệ: NLSH thế hệ thứ nhất, NLSH thế hệ thứ hai và thứ ba NLSH thế hệ thứ nhất: đây là nhóm có nguồn gốc thực phẩm: bio- ethanol (từ quá trình lên men đường), bio- diesel (từ phản ứng chuyển vị eser dầu mỡ động thực vật) Tuy nhiên nhóm nguyên liệu. .. tốt nghiệp QUY N GVHD: PGS.TS HUỲNH chất phát khí thải thì lại tốt hơn diesel khoáng, sản phẩm cháy của biodiesel sạch hơn nhiều so với diesel khoáng Tính chất vật lí của biodiesel và diesel khoáng được cho ở bảng sau [23]: Bảng 2-8 So sánh chất lượng của biodiesel và diesel khoáng Các chỉ tiêu Biodiesel 0,87 ÷ 0,89 3,7 ÷ 5,8 46 ÷ 70 37000 0,0 ÷ 0,0024 -11 ÷ 16 60 ÷ 135 Tỷ trọng Độ nhớt động học ở 400C, . văn: QUY TRÌNH TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU SINH HỌC BIO HYDROFINED DIESEL TỪ NGUYÊN LIỆU MỠ CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HYDRO CÓ XÚC TÁC 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): - Nghiên cứu tổng hợp, . nhiên liệu biodiesel thế hệ mới (BHD) có bản chất hóa học giống diesel khoáng từ nguồn nguyên liệu là dầu thực vật, mỡ động vật (cụ thể là mỡ cá) bằng phương pháp xử lý với hydro trên hệ xúc tác. tổng hợp BHD 50 3.1.1.Phản ứng hydrodeoxygenation (HDO) : 50 3.1.2 .Xúc tác : 50 3.1.3.Sản phẩm : 52 3.2 .Tổng hợp xúc tác 52 3.2.1.Thiế bị và hóa chất sử dụng 53 3.2.2 .Quy trình tổng hợp xúc tác

Ngày đăng: 18/12/2014, 04:52

Mục lục

  • 1.2. Sự cần thiết của đề tài

  • 1.3. Mục tiêu của đề tài

  • 1.4. Nội dung nghiên cứu

  • 1.5. Phương pháp nghiên cứu

  • 1.6. Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại

  • 2.2. Tổng quan về nhiên liệu Diesel (DO)

    • 2.2.1. Nhiên liệu Diesel (DO)

    • 2.4.2. So sánh chất lượng của biodiesel và diesel khoáng

    • 2.4.3. Ưu nhược điểm của biodiesel

    • 2.4.4. Tình hình sản xuất và sử dụng biodiesel

    • 2.5.2. Thành phần và tính chất của BHD

    • 2.5.3. Cơ sở lý thuyết phản ứng tổng hợp BHD

    • 2.5.4. Tóm tắt các nghiên cứu tổng hợp BHD trên thế giới và Việt Nam

    • 2.6. Tổng quan về nguồn nguyên liệu

      • 2.6.1. Giới thiệu về dầu thực vật

      • 2.6.2. Thành phần hóa học của dầu thực vật

      • 2.6.3. Tính chất hóa lí cơ bản của dầu thực vật

      • 2.6.4. Tính chất hóa học

      • 2.6.5. Các chỉ tiêu quan trọng của dầu thực vật

      • 2.6.6. Mỡ cá ba sa :

      • 2.6.7. Tiền năng nguồn nguyên liệu trên thế giới và Việt Nam

      • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 3.1. Phản ứng tổng hợp BHD

          • 3.1.1. Phản ứng hydrodeoxygenation (HDO) :

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan