biệt li trong thơ đường

126 1.8K 7
biệt li trong thơ đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Thời đại nhà Đường đã đi qua hơn 1000 năm, lịch sử nhân loại đã bước những bước tiến dài về sự phát triển nhưng có một điều không thay đổi trong tâm thức những ai đã từng biết về dân tộc Trung Hoa, Êy là lòng ngưỡng mộ về một thời đại đã sản sinh ra nền thi ca vĩ đại đã trường tồn cùng năm tháng trong lòng người – Thơ Đường. Với hơn 48.900 bài thơ của hơn 2.200 nhà thơ (Theo “Toàn Đường Thi”) thơ Đường vĩ đại cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy nó được coi nh “đỉnh cao của ngôn ngữ văn minh nhân loại” (Almanach – Những nền văn minh thế giới). Thơ Đường là một di sản quý giá của nền văn hoá - văn học nhân loại. Thưởng thức và cảm nhận thơ Đường là thưởng thức một vườn hoa đa hương sắc, một “mảnh đất quen mà lạ” (Nguyễn Khắc Phi), Êy cũng là một tiếng lòng tri âm đối với di sản phi vật thể này của nhân loại. 1.2. Là nước đồng chủng đồng văn với Trung Quốc, Việt Nam có một nền thi ca trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Đường. Một mặt, đó là một sự ảnh hưởng về hình thức như: thể loại, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật…, một mặt là sự tiếp biến về nội dung: tư tưởng nghệ thuật, “chất” Đường thi, “hồn” Đường thi, mà khi tìm hiểu và cảm nhận thơ ca trung đại của dân tộc mình ta không thể không đọc Đường thi. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm thật xác đáng khi nhận định “…Không có một nhà thơ lớn nào lại không mang một món nợ tâm hồn Ýt nhiều sâu nặng đối với thơ Đường…” (Thơ Đường ở trường phổ thông). Mặt khác, thơ Đường còn là một mảng quan trọng trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu thơ Đường sẽ có ý nghĩa to lớn và thiết thực trong công tác giảng dạy của chúng tôi. 1 1.3. Là một tài sản vô giá, thơ Đường mang trong mình nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Chúng ta đến với thơ Đường là tìm về thế giới tâm thức của người Trung Hoa thâm trầm, ý vị. Qua thế giới nghệ thuật Êy người đọc tìm thấy ở đây một thế giới với những nỗi niềm tâm sự riêng tây, những quan niệm của cá nhân về hoàn cảnh, số phận cuộc đời… nhưng chính nó lại là lời muốn nói trong sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu người trong cõi nhân thế. Có thể nói “Biệt li” là một vấn đề lớn được đề cập trong Đường thi. Ta chợt nhận ra rằng trong số “nghìn nhà thơ” Êy ai còng Ýt nhất một lần ngậm ngùi làm khách biệt li…Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu cái lẽ Vô thường lại thành nỗi ám ảnh ghê gớm như trong Thơ Đường, mà vấn đề li- hợp lại là một trong những biểu hiện của nó. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài “Biệt li trong thơ Đường” là thêm một lần ta hiểu sâu sắc hơn thời đại Đường và những giá trị đặc trưng của thơ ca thời đại này cả về phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật thể hiện. Những công trình nghiên cứu về thơ Đường vô cùng đồ sộ. Đến với đề tài “Biệt li trong thơ Đường” chúng tôi muốn góp thêm một cái nhìn mang tính bao quát tương đối trước một biến cố đời người được biểu hiện là một đề tài lớn của thơ Đường. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng hướng tới những mục đích sau : * Biệt li và nỗi niềm của con người trong từng hoàn cảnh cụ thể. * Tìm hiểu biệt li qua từng phương thức, phương tiện nghệ thuật thể hiện. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3.1. Là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là tinh hoa văn hoá của nhân loại nên xứng đáng với tầm vóc của nó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Nghiên cứu thơ Đường trên lĩnh vực thi pháp học có các công trình nghiên cứu của F.Cheng, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2 Nguyễn Thị Bích Hải…Nghiên cứu thơ Đường trong lịch trình phát triển của nó có cuốn “Lịch sử văn học Trung Quốc” (Tập 1) – Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Nghiên cứu về tác giả có những công trình nghiên cứu của Phạm Hải Anh, Hồ Sĩ Hiệp…, nghiên cứu về thể loại có công trình của Nguyễn Sĩ Đại “Một số đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt đời Đường”. Lại có những công trình nghiên cứu thơ Đường từ góc độ môtíp nghệ thuật như các khoá luận tốt nghiệp “Hình tượng chim nhạn trong Thơ Đường” của Phạm Bá Quyết; “Môtíp thời gian trong thơ Đường” của Hồ Thị Thuý Ngọc; “Quan niệm vô thường trong Đường Thi” của Nghiêm Thị Thu Nga; “Mưa trong thơ Đường” của Đinh thị Hương. Hay còn rất nhiều những bài báo, tạp chí nghiên cứu về thơ Đường như “Thử tìm hiểu tứ thơ của Thơ Đường” của Nhữ Thành; “ý cảnh nghệ thuật trong thơ cổ Trung Quốc” của Trần Lê Bảo; “Nghiên cứu giảng dạy văn học Trung Quốc từ mã văn hoá” của Trần Lê Bảo. 3.2. Tiến hành nghiên cứu đề tài “Biệt li trong thơ Đường”, chúng tôi đã tiếp xúc được những nhận xét hết sức tinh tế, quý báu. 3.2.1 Tác giả Lê Đức Niệm trong cuốn “Diện mạo thơ Đường” khẳng định “Cảm hứng vũ trụ vô hạn với sự vật hữu hạn, cái bất biến và cái biến đổi giao thoa để nói lên một triết lí vạn vật biến đổi…”. Tác giả đã khẳng định tính vô thường hiện hữu ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Đó là cái nhìn có chiều sâu đầy tính biện chứng về quy luật biến đổi của vạn vật. Nhận định này đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong cách tiếp cận vấn đề li biệt. 3.2.2 Miên Trinh trong lời đề tựa cho tập thơ “Tĩnh Phố” (1875) của mình đã viết “Người đối với thơ như núi có khí lam, sông có sóng gợn, chim có tiếng hót, hoa có hương thơm, đều vì trong lòng xao động mà phát ra thanh âm. Xúc động vì buồn thương khi âm thanh bi thảm, mừng rỡ vì 3 thanh âm nồng đượm, vui sướng vì thanh âm quá mức, tức giận vì thanh âm mạnh mẽ. Vì vậy cái quý nhất của thơ ca là động”. Ở đây Miên Trinh đã khẳng định cái “động” là phương tiện để biểu hiện “tĩnh” trong thơ. Lấy “động” tả “tĩnh” hay lấy “tĩnh” tả “động”vốn là biện pháp nghệ thuật được coi là khả thủ trong thế giới Đường Thi. Ta cũng có thể hiểu những hành động được biểu hiện ra bên ngoài đều do những chấn động trong lòng con người mà ra. 3.3.3 Nguyễn Hữu Thì khi nghiên cứu vấn đề “Biệt li qua thi ca Việt Nam” đã nhận định: “Biệt li là một trạng thái “động” của tình thương yêu. Nếu không yêu mến sao có thể thương nhớ lúc xa nhau? Li cách xảy ra nh một biến cố trong tình yêu phẳng lặng, đôi khi trầm tĩnh nữa, đó là những đốm vải nổi lên trên khổ vải của người dệt cửi, những gợn sóng nhô lên trên mặt nước”. Cách nhìn trên đã biểu hiện sự tinh tế và sắc sảo khi tác giả cảm nhận sâu sắc tình cảm của con người lúc biệt li đó là những rung động thật nhất, thẳm sâu nhất của những người có tình với nhau. Sự khẳng định cái “động” trong li biệt hay chính là tình cảm yêu thương. 3.3.4 Công trình nghiên cứu “Đặc trưng thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn Sĩ Đại đã khái quát “Trước thơ Đường thơ ca Trung Quốc có hàng ngàn năm phát triển, tích luỹ các tượng trưng. Phù dung (sen) – sù thanh bạch, Tùng, bách – cứng cỏi vĩnh cửu, Thuỷ đông lưu – sự trôi chảy của thời gian, Dương liễu – sự biệt li, Hồng trần – cõi đời hư ảo, bạc ác của vinh danh, Phù vân – sù vô nghĩa, tan vỡ của cuộc sống, Yến, nhạn – người đưa tin hoặc biệt li”. 3.3.5 Rất gần trong cái nhìn trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi, Luận văn tốt nghiệp đại học của Nghiêm Thị Thu Nga (2004) “Quan niệm vô thường trong Đường Thi” đã tổng kết: “Nối tiếp dòng mạch tâm thức văn hoá truyền thống của người Trung Hoa thâm trầm, vi tế lại sinh trưởng trong thời đại nhà Đường nhiều biến động. Hiện tượng “Tam giáo đồng 4 nguyên” dẫn đến sự gặp gỡ giao thoa về thế giới quan, xã hội đầy biến thiên, thay triều đổi chợ, chiến tranh loạn lạc, thêm vào đó là sự trải nghiệm cuộc đời thăng trầm của chính bản thân… các thi nhân rất nhạy cảm với lẽ biến – suy – mất – còn, sống – chết, tụ – tán…” Luận văn đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều căn nguyên của vấn đề biệt li. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với vốn hiểu biết còn hạn chế về chữ Hán, chúng tôi tìm hiểu thơ Đường chủ yếu qua các bản dịch sang tiếng Việt. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi khảo sát chủ yếu ở hai tập “Thơ Đường” của Nam Trân (Tuyển và giới thiệu)- NXB Văn học, H1987 là chủ yếu. Ngoài ra còn tham khảo một số bài trong cuốn “Đường Thi” của Trần Trọng Kim, NXB Hội nhà văn, H 2003. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong luận văn này chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp thống kê, phân loại. * Phương pháp phân tích. * Phương pháp so sánh. * Phương pháp liên ngành (văn hoá, triết học, tôn giáo,…). 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm ba chương * Chương 1: Biệt li trong tâm thức, văn hoá của người Trung Hoa * Chương 2: Các loại hình biệt li trong thơ Đường * Chương 3: Các phương thức thể hiện biệt li trong thơ Đường. 7. MỘT SỐ KÍ HIỆU KHI CHÚ THÍCH 5 Luận văn có mục tham khảo số thứ tự từ 1 đến 47. Trong quá trình viết, để chú thích cho các câu, đoạn trích, chúng tôi sử dụng các kí hiệu sau: [ Số thứ tự (trong thư mục tham khảo), số trang trích dẫn]. VD : [3 : 64] nghĩa là : * Số thứ tự 3 trong thư mục tham khảo : Cư sĩ Nguyễn Văn Chế – Những vấn đề cơ bản của Phật học, tổ chức nghiên cứu Phật giáo thống nhất Việt Nam xuất bản, H 1976 * Phần trích dẫn nằm ở trang 64. Phần nội dung CHƯƠNG 1 BIỆT LI TRONG TÂM THỨC VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA 1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM 1.1.1 Góc độ ngôn ngữ * Theo cuốn “Tầm nguyên từ điển” của tác giả Bửu Kế, NXB TPHCM năm 1993 trang 64 thì : + Biệt ( ) : Chia ra, riêng ra + Li ( ) : Lìa Nghĩa là từ giã một người nào đó để đi. * “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nguyễn Như Ý (chủ biên), NXB Văn hoá - Thông tin, 1998, trang 163 : Biệt li – là xa cách, chia lìa nhau. Biệt li mỗi người mỗi ngả. * “Từ điển Tiếng Việt” Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng 2002 trang 66 : Biệt li – Chia lìa nhau, xa cách nhau hẳn. Tuy nhiên, các khái niệm trên đều chỉ sự rời xa, chia lìa, nhưng tính chất bao quát của vấn đề vô cùng rộng có khi chỉ sự chia li giữa người với người nhưng cũng có khi là sự chia li giữa con người với không gian sống 6 (quê hương, đất nước). Có thể nhận thấy phạm trù này không chỉ là một biến cố của đời người mà còn là một hiện tượng mang tính quy luật sống của vạn vật: có sinh thì có diệt, có tụ thì có tán, có hợp ắt có tan. Cái vòng sinh – trô – dị – diệt của vạn vật hay của đời người: sinh – lão – bệnh – tử là một lẽ tất yếu trong vạn vật hữu sinh, con người hay bất cứ một sức mạnh nào đi nữa đều bất khả kháng trước quy luật tất yếu mà nghiệt ngã đó. Vì lẽ trên xung quanh vấn đề li biệt chúng tôi thấy có rất nhiều cách gọi khái niệm này, tuỳ vào đối tượng các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên hay con người được nói tới cũng như tính chất, mức độ của sự chia biệt ta bắt gặp các khái niệm tương ứng như chia tay, chia lìa, li cách… và các cặp từ trái nghĩa: li – hợp, tụ – tán, hợp – tan. Bản thân khái niệm biệt li bao hàm tương đối tính chất, mức độ của sự xa cách. Có thể mang tính chất về sự rời xa tạm thời, có kì hạn, với thiên nhiên: trăng tròn để rồi khuyết, xuân đi xuân lại về và con người là sự li, hợp. Nhưng có khi là cả sự vĩnh viễn “sinh li tử biệt”. 1.1.2 Biệt li – góc độ tôn giáo Gurêvích trong cuốn “Các phạm trù văn hoá Trung Cổ” đã khẳng định: “Muốn hiểu được cuộc sống hành vi và văn hoá của người Trung cổ, điều quan trọng là phục chế lại những quan niệm và giá trị của nó”. Nhìn lại lịch sử phát triển của dân tộc Trung Hoa dễ dàng nhận thấy đó là lịch sử ra đời và phát triển của rất nhiều hệ tư tưởng khác nhau, cũng chính các hệ tư tưởng Êy đã có sự tác động trở lại to lớn, chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần và con đường phát triển của dân tộc này, tạo nên một nền văn minh hoành tráng, đặc sắc và rực rỡ sắc màu khiến cho nhân loại muôn đời luôn khao khát tìm cách lí giải và khám phá. Trong suốt quá trình phát triển, dân tộc Trung Hoa đã chịu chi phối, ảnh hưởng của rất nhiều hệ tư tưởng khác nhau trong đó có ba hệ tư tưởng 7 chính là Nho - Đạo – Phật, có những lúc ba hệ tư tưởng này cùng tồn tại, song song phát triển và có địa vị như nhau trong đời sống tinh thần của xã hội, hiện tượng này phát triển trong xã hội thời Đường mà lịch sử gọi là thể chế “Tam giáo đồng nguyên”, giữa chúng vẫn có điểm giao thoa, có sự tương đồng gặp gỡ đó là: cùng nhìn cuộc sống đầy tính biện chứng, nhìn nhận cuộc sống trong sự vận động, biến hoá không ngừng. Tất nhiên quan niệm này tuỳ vào mỗi tôn giáo mà có những cách lí giải. Có khi nó được biểu hiện ở thuyết “Âm-dương ngũ hành” của Nho giáo, có khi lại được thể hiện trong quan niệm về “Đạo” của Đạo giáo và đặc biệt sâu sắc trong thuyết “Sắc không” của Phật giáo. * Trước hết trong Dịch học, Nho giáo đã thuyết minh lý biến hoá cùng thông của vũ trụ, vận hội thịnh – suy ở xã hội nhân quần, sự liên lạc tương quan giữa loài người và vạn vật. Nó là triết lí về vũ trụ và nhân sinh hay là một phương pháp nhận thức áp dụng vào sự hành động nhằm mục đích theo sát đúng mực với định luật của tự nhiên để tiến hoá, hoà đồng với cuộc vận động chung của toàn thể. Khổng Tử nói ở Hệ từ “Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo, ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lí, thi cố tri u minh chi cố, nguyên thuỷ phản chung, cố chi tử sinh chi thuyết, tinh khí vi vật, du hồn di biến, thi cố tri quỷ thần tình trạng”. Dịch là định lí của trời đất vạn vật cho nên có thể hệ thống hoá cách thức vận hành, tiến triển của vũ trụ, ngẩng lên nhìn hình tượng tinh tú ở trên trời, cúi xuống xét lí lẽ của sinh vật trên mặt đất, cho nên biết tối là nguyên nhân của sáng, cái chung kết lại trở về cái nguyên thuỷ, cho nên biết được cái lí lẽ của sự sống chết…[dẫn theo 31]. Dịch lí quan niệm vũ trụ vận động, biến hoá theo luật Âm dương mâu thuẫn, khi thì tiệm tiến, khi thì bột tiến, khi thì phát hiện ra ngoài, khi thì tiềm Èn vào trong, ví như cây cỏ bốn mùa: mùa xuân thì nảy lộc nở hoa, mùa hạ thì cành tươi quả tốt, mùa thu lá vàng quả chín, mùa đông lá rụng 8 cành trơ, thoái – tàng – sinh – khí vào trong, nuôi sức để sang xuân phát triển. Âm, dương là phù hiệu tương đối của lẽ biến dịch sự vật, nó là hai tính của một vật… vạn vật không có cái gì thuần âm cũng không có cái gì thuần dương, cái này bề ngoài là âm thì đã có cái dương ở trong, cái kia bề ngoài là dương thì đã có cái âm ở trong, chờ cơ hội để phát triển, khí âm và khí dương trong vạn vật thôi thúc lẫn nhau, khi nào khí âm tiến đến cực độ thì nó thành khí dương và khí dương tiến triển đến cực độ thì lại phản hồi về âm cho nên có cái lúc thì dương thịnh, có cái lúc thì âm thịnh. Hai khí dương, âm không bao giờ rời nhau được, nó hỗ tương, hấp dẫn thôi thúc cùng nhau. Âm tĩnh thuộc về thể chất, dương động thuộc về tinh thần, âm thuộc về giống cái, dương thuộc về giống đực, âm có tính nhu, dương có tính cương, dương có khuynh hướng tiến thủ vì tính chất khinh – thanh, âm có tính chất bảo thủ vì tính chất trọng – trọc. Nó hiện ra luôn luôn tương đối vận động theo quy luật vãng lai tuần hoàn. Nó là hai cực đoan trong sự biến động, đùn đẩy, thừa trừ lẫn nhau mà thành dịch hoá sinh ra các hiện tượng trong thế giới. Sự vật thiên biến vạn hoá, bầy ra biết bao sự trái ngược, biết bao trạng thái sai biệt, không có cái gì đứng yên một chỗ, không có cái gì giữ mãi một thể, hết ngày lại đêm, hết mưa lại nắng, hết nóng lại lạnh, hết thịnh lại suy, hợp tan – tan hợp, sinh tử- tử sinh… đương ở thể này bỗng đổi thành thể khác chuyển di trôi chảy không lúc nào ngừng. * Còn Đạo giáo mọi quan niệm trong triết học của trường phái này đều bắt đầu và có cơ sở từ một quan niệm nền tảng, đó là quan niệm về Đạo. Vậy Đạo là gì? Trang Tử đã nói về Đạo như sau: “Đạo có thực và tồn tại, nhưng “vô vi” mà không có hình trạng. Có thể truyền nó được nhưng không tiếp nhận nó được, hiểu nó được mà không thấy nó được. Nó là tự gốc của nó, trước khi có trời đất đã có nó rồi. Nó tạo ra quỷ thần, thượng đế, nó sinh ra trời 9 đất. Nó ở trên thái cực mà không cao, ở dưới lục cực mà không sâu, có trước trời đất mà không phải là trường cửu, có trước thời thượng cổ mà không phải là già”. [Dẫn theo 23:40]. Quan niệm về Đạo của Trang Tử đã thấm sâu vào tất cả những quan điểm khác và đặc biệt thể hiện rõ trong quan niệm của ông về nhận thức, ông cho rằng con người cũng chỉ là một phần tử của Đạo, tồn tại hữu hạn nên không thể hiểu được cái vô hạn, toàn thể tức là Đạo. Theo Trang Tử: Đạo là cái tông sinh ra muôn vật nhưng Đức lại khiến cho mỗi vật có cơ sở năng riêng không lặp lại ở bất kỳ vật nào, tự nhiên mà có. Theo ông, chỉ có Đạo là tồn tại vĩnh viễn, toàn mãn, không tăng, không giảm, không sinh, không diệt, còn vạn vật được nuôi dưỡng chỉ là biểu hiện của Đạo, tồn tại hữu hạn, có thành có hoại, có sinh có tử. Trong “Thiên thu thuỷ” ông khẳng định: “Phàm vật sinh ra như rong như ruổi, không có cử động nào mà không biến thiên, không có giờ phút nào mà không rời đổi…”. Để rồi từ đó ông khẳng định: “Vật số không cùng,thời giờ không dừng, số phận không thường, trước sau không cớ”. Biến hoá không phải là sự đấu tranh của mâu thuẫn trong khái niệm vận động mà chúng ta đề cập trong học thuyết Trang Tử, nó chỉ là những dời đổi lẫn nhau, không lúc nào không động mà thôi. Cái “hình” trong sự biến hoá có tính chất “vô thường” là giả tượng, cho nên biến hoá là sự “biến trống rỗng và không thực tế”, hoặc là sự di động của cái “biến hoặc cái ảo”. Trang Tử quan niệm “Sống – chết, còn – mất, cùng - đạt, giàu - nghèo, khen – chê … đó là cái lẽ biến đổi của sự vật, con đường đi của số mệnh (“Đức sưng phù”)”. [Dẫn theo 42:132]. Có thể thấy quan niệm về đời người của Trang Tử cũng chỉ là sự biến hoá của Đạo, con người “sinh ra là ứng với thời, chết đi là thuận với lẽ trời” (Nam Hoa Kinh). Sù sinh tử của kiếp người cũng chỉ là hình thức, là sự hiện hữu tạm thời, tương đối của sự sống. Vạn vật lúc nào cũng dời đổi, 10 [...]... vào thi ca, biệt li đã góp phần làm nên cái “dư vị Đường thi” đặc sắc có sức ám ảnh lớn đối với muôn đời 1.3 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI Khảo sát ở hai tập Thơ Đường do Nam Trân tuyển chọn, chúng tôi thống kê được 115 bài thơ viết về đề tài biệt li Trong đó bằng phương pháp thống kê, phân loại nhận thấy có hai kiểu biệt li chính trong thơ Đường : * Biệt li với người thân: 69 bài + Phu- phụ biệt li: 26 bài... phụ biệt li: Hiếm có sự li biệt nào lại nhiều và làm xúc động lòng người nh tình vợ chồng, trong 69 bài chúng tôi thống kê được về biệt li với người thân có 26 bài viết về đề tài này 28 Qua thống kê và nghiên cứu chúng tôi còn nhận thấy sự li biệt của phu-phụ trong thơ Đường có điểm hết sức đặc biệt, hầu hết các thi nhân không tái hiện trực tiếp diễn biến của quá trình li biệt như thế nào mà sự li biệt. .. đời Và những hoàn cảnh biệt li trong thơ Đường một mặt nào đó chính là hệ quả được sinh ra từ xã hội đầy li loạn kia Một mặt khác đất nước Trung Quốc rộng lớn, địa hình hiểm trở lại cộng thêm hoàn cảnh cá nhân con người nhiều khi đầy sóng gió nên chia tay nhau mà Ýt mong ngày gặp lại Điều đó khiến người Trung Quốc xếp “sinh li ngang hàng với “tử biệt là vì thế Li biệt, biệt li dường như là một vòng... cảm, li u thư sở hoài, ký thương Phù Lương đại huynh, Ư Tiềm thất huynh, Ô giang thập ngũ huỳnh, kiêm thị Phù Ly cập Hạ Khuê đệ muội 22 15 Bạch Cư Dị : Tù Giang Lăng chi Từ Châu lộ thượng ký huynh đệ CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI HÌNH BIỆT LI TRONG THƠ ĐƯỜNG 2.1 CẢM QUAN VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG THƠ ĐƯỜNG Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của thế giới vật chất và của con người Nếu hiểu thơ ca... đặc biệt nhạy cảm với mọi sự đổi thay trong cuộc đời đến vậy: Một sắc lá vàng lìa cành, dòng nước trôi xuôi về nơi vô tận, một thanh âm vang lên khắc khoải đâu đó ở thời khắc đặc biệt của ngày, và những cuộc tiễn biệt, li cách trong đời người…Đó chẳng phải là lẽ hợp – tan sao! Với đời người biến cố không mong muốn Êy được gọi là chia li hay biệt li – chia tay, từ giã với những gì thân yêu nhất trong. .. tượng trong từng thời khắc đặc biệt được lựa chọn 2.2.1.1 Biệt li qua nỗi lòng người chinh phô Lisêvich trong “Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc” đã viết…Đúng như Auđlin L.D đã nhận thấy một cách đúng đắn rằng: Trong lịch sử Trung Quốc mà chúng ta biết được không có một thời cổ nào lại không tìm thấy được cho mình một khuôn mẫu trong một thời đại xa xưa hơn” Với nỗi lòng đau đớn khắc khoải sống trong. .. dân tộc diễn ra li n miên gần 300 năm tồn tại của triều đại này, cùng với nó là những cuộc binh biến trong nội bộ phong kiến gần như đã đánh dấu chấm hết cho những ngày tháng tốt đẹp của nhà Đường, đã làm cho nhân dân rơi vào vòng bĩ cực (đặc biệt trong thời kì Trung – Vãn Đường) Thật là: “Một bàn cờ thế phút sa tay”! (Nguyễn Đình Chiểu) Một điều đặc biệt nữa là trong hơn 2.200 nhà thơ Đường tuyệt đại... gian, thời gian là nỗi ám ảnh thường xuyên trong thơ Đường, trở thành “định ngữ đặc trưng khiến ta đọc lên là nhận ra dư vị Đường thi” [30:7] Trong cảm quan của thi nhân đời Đường, thời gian vũ trụ là dòng chảy vô tận, không ngừng không nghỉ Sự chảy Êy đã trở thành quy luật khách quan lạnh lùng nằm ngoài mong muốn chủ quan Có một điều dễ nhận thấy là trong thơ Đường các tác giả thường dùng hình ảnh: Nhật,... mất, tan – hợp… cách nhau trong gang tấc Và ta lại chợt hiểu vì sao chưa bao giờ vấn đế biệt li lại bước vào thi ca nhiều và hay đến thế, sâu sắc đến thế trong Đường thi Như vậy, biệt li từ những nỗi ám ảnh của mỗi cá nhân đã trở thành nỗi niềm chung của cả thời đại, nó được cá nhân nhận thức như một điều đương nhiên, một quy luật khó tránh khỏi Cuộc đời đâu chẳng chốn li quần Đường thế can qua tạm rẽ... thần cáo biệt Vô nãi thái thông mang (Đỗ Phủ “Tân hôn biệt ) (Vấn tóc về làm vợ anh Giường của anh, em nằm chựa Êm chiếu Chập tối đưa dâu sớm mai từ biệt Há chẳng phải là quá đỗi vội vàng) Đây là cuộc li biệt của đôi vợ chồng vừa mới cưới, mùa xuân cuộc đời chưa kịp toả Êm thì chàng trai đã phải từ biệt ngay trong buổi sớm hôm sau lên đường ra biên ải Để lại người vợ mới cưới với bao ngỡ ngàng trong những . chương * Chương 1: Biệt li trong tâm thức, văn hoá của người Trung Hoa * Chương 2: Các loại hình biệt li trong thơ Đường * Chương 3: Các phương thức thể hiện biệt li trong thơ Đường. 7. MỘT SỐ. Thơ Đường do Nam Trân tuyển chọn, chúng tôi thống kê được 115 bài thơ viết về đề tài biệt li. Trong đó bằng phương pháp thống kê, phân loại nhận thấy có hai kiểu biệt li chính trong thơ Đường. đối với thơ Đường ” (Thơ Đường ở trường phổ thông). Mặt khác, thơ Đường còn là một mảng quan trọng trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu thơ Đường sẽ

Ngày đăng: 18/12/2014, 02:33

Mục lục

  • Cô phàm viễn ảnh bích không tận

  • Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

  • (Lý Bạch - “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”)

  • Thành phố thành hoang tàn

    • Hối giao phu tế mịch phong hầu

    • Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

      • Khuyến quân cánh tận nhất bối tửu

      • (Mời bác hãy uống cạn thêm chén nữa

        • Bạn từ lầu Hạc lên đường

        • Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

        • (Chiều tối rồi biết đâu là quê hương

          • Than ôi! hát lên năm bài chừ! Tiếng hát đang dài

          • Thư nhà vắng bặt, chốc đã qua năm rồi.

          • Còn ai là họ hàng?

            • (Trẻ con gặp mặt không quen biết

            • Tán tác phong đầu vọng cố hương

              • Nhất dạ hương tâm ngũ xứ đồng.

              • Thử địa tằng cứ trú

              • Vô đoan cánh độ Tang Càn thuỷ

              • Bất tri hà xứ xuy lô quản

                • Vậy “Mộng” là gì?

                • THƯ MỤC THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan