chất triết luận trong trường ca thanh thảo

116 626 2
chất triết luận trong trường ca thanh thảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Có những cây bút sau một vài sáng tác đầu tay đã bắt đầu cảm thấy lúng túng và ngòi bút dường như chững trước những phạm vi hiện thực mới. Có người làm thơ chuyển sang viết văn xuôi và ngược lại. Riêng Thanh Thảo là một hiện tượng đặc biệt. Trường ca đầu tay: “Những người đi tới biển” (1977), đã khẳng định và đưa Thanh Thảo trở thành một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Và cũng từ đó cho tới nay, Thanh Thảo vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vẫn kiên tâm trên con đường mình đã chọn: sáng tác trường ca. Thanh Thảo viết nhiều trường ca và đó là thể loại chính ghi nhận những thành công, đóng góp quý báu của thơ anh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cho rằng: Thanh Thảo là “ông hoàng của trường ca”. Thanh Thảo quả là có một năng lực trường ca kỳ diệu và hiếm có. Sau trường ca “Những người đi tới biển” (1977), anh cho xuất bản liên tiếp các trường ca: “Những nghĩa sĩ Cần Giuộc” (1982), “Bùng nổ của mùa xuân) (1982), “Trẻ con ở Sơn Mỹ” (1982), “Đêm trên cát” (1985), “Trò chuyện với nhân vật của mình” (2002), “Cỏ vẫn mọc” (2002) và gần đây nhất có “Trường ca Metro” Trường ca cũng là nơi thể hiện đậm nét dấu Ên cá tính sáng tạo của ngòi bút Thanh Thảo: ý tứ sâu xa, giọng thơ trầm, giàu suy tư với những liên tưởng độc đáo, bất ngờ mang chiều sâu khái quát. 1.2. Thanh Thảo là một nhà thơ áo lính– mét nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Sau những trường ca đầu tay viết về cuộc đấu tranh giành tự do của dân tộc, Thanh Thảo tiếp tục sáng tác khá sung sức với ý thức cách tân không ngừng. Thanh Thảo tạo ra trong sáng tác của mình một giọng điệu riêng, giàu những suy tư, trăn trở, có chiều sâu “thơ Thanh Thảo có dáng dấp riêng. Đọc anh, chỉ một lần cũng cảm thấy ngay dáng Êy. Nó đủ sức gây chú ý và gợi suy nghĩ”– Thiếu Mai. Thanh Thảo còn là tác giả khá 1 gần gũi và quen thuộc với văn học nhà trường. Vì thế, người viết mong muốn thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về Thanh Thảo sẽ tích luỹ, mở rộng được vốn kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. 1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, thể trường ca nói chung và trường ca Thanh Thảo nói riêng, từ lâu đã được độc giả mến mộ, đặc biệt được giới nghiên cứu phê bình hết sức quan tâm bởi những vấn đề mà nó đặt ra, phạm vi hiện thực mà nó phản ánh. Có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu tìm hiểu về trường ca Thanh Thảo ngay sau năm 1975 và cả những trường ca sau này của anh. Tuy nhiên đề cập đến chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo chỉ có một số bài viết riêng lẻ có khi chỉ đề cập đến một ý nhỏ, một khía cạnh mang tính khái quát; có một báo cáo về chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo, có thể do dung lượng còn hạn chế nên mới chỉ dừng ở dạng sơ lược, gợi mở. Và, theo thời gian, sức sống lâu bền của tác phẩm bao giờ cũng tiềm Èn những giá trị đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục công cuộc khám phá. Đây còn là khoảng đất trống khiến tác giả luận văn mong muốn được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu. 1.4. Có ai đó nói rằng, trong suốt ba mươi năm qua, con người thơ của Thanh Thảo vẫn là con người sáng tạo của những trường ca lớn, vì có thể hơi thở máu thịt chính của đời anh là hơi thở của trường ca, anh đã đưa hơi thở đời sống và thời đại vào trường ca của mình. Bởi “trường ca là thể loại nghệ thuật tổng hợp, có nhiều ưu thế trong việc chiếm lĩnh và phản ánh cả một khoảng không gian, thời gian rộng lớn” Với ưu thế của thể loại, trường ca có khả năng giãi bày cảm xúc suy tư, những trăn trở của người viết trên bình diện không gian rộng lớn. Với giọng thơ sắc sảo thông minh, đôi khi khách quan đến lạnh lùng, đây chính là mảnh đất màu mỡ để Thanh Thảo bộc lộ tài năng. 1.5. Mấy năm gần đây, yếu tố triết luận, chất triết luận ngày càng được nhiều người quan tâm, có nhiều luận văn đã nghiên cứu về chất triết luận của nhiều tác giả khác nhau. Thanh Thảo cũng không là ngoại lệ. Nhưng, nh chúng tôi đã nói ở trên, cái làm nên tầm vóc, phong cách nhà thơ 2 là ở tầm tư tưởng, thái độ, những suy ngẫm của nhà thơ đó trước con người và cuộc đời. Và cơ sở của tầm tư tưởng, thái độ đó là yếu tố triết học. Xuất phát từ những cơ sở đó, người viết chọn đề tài cho luận văn này là: “Chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những ý kiến chung về Thanh Thảo và thơ Thanh Thảo Xuất hiện vào cuối phong trào thơ chống Mỹ, Thanh Thảo đã trở thành gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ thời chống Mỹ. Chùm thơ đầu tay của Thanh Thảo “Dấu chân qua trảng cỏ” gồm 13 bài từ chiến trường Miền Nam gửi ra, được đăng trên tạp chí “Tác phẩm mới” số 36, tháng 4 - 1974, được giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam 1979, gây nhiều chú ý trong giới nghiên cứu phê bình. Nhà thơ Chế Lan Viên, khi giới thiệu những sáng tác này của Thanh Thảo đã viết: “Giữa những tháng ngày ác liệt nhất của năm 1972 rền tiếng bom giặc Mỹ một anh bạn trẻ chuyển đến tôi một bài thơ của bạn anh ở chiến trường. Bài thơ hay nhưng mà đau xót quá Nhưng lần này không phải một bài mà là một tập. Và cái riêng anh đã rắn rỏi lên trong cuộc chiến đấu chung. Có thể nói đây là một tập thơ làm cho cả tổ thơ đều phấn khởi”. Với con mắt tinh tường của một nhà thơ lớn, Chế Lan Viên đã phát hiện tài năng, khẳng định sự hứa hẹn những thành công sau này của hồn thơ Thanh Thảo. Có khá nhiều bài phê bình, nghiên cứu về thơ Thanh Thảo. Năm 1980, trong tập tiểu luận phê bình “Những vẻ đẹp thơ” (Nhà xuất bản Nghĩa Bình), tác giả Nguyễn Đức Quyền có vài nét phác hoạ chân dung nghệ thuật của Thanh Thảo: “Thơ chống Mỹ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu. Cái xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mỹ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường”. Tác giả Thiếu Mai trong bài “Thanh Thảo: thơ và trường ca” (Tạp chí văn học số 2– 1980) chủ yếu đánh giá về phong cách: “Thơ Thanh Thảo có chiều sâu, có lẽ ai đọc thơ anh cũng đều dễ chấp nhận ý kiến đó Thơ Thanh 3 Thảo có dáng riêng. Đọc anh dù chỉ một lần cũng cảm thấy ngay dáng Êy. Nó đủ sức gây chú ý và gợi suy nghĩ Thơ Thanh Thảo có khả năng gợi dậy những suy nghĩ của người đọc, bởi vì thơ Êy là thơ của một tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ. Trước một sự việc, sự vật nhỏ bé cũng như trước những vấn đề của cuộc sống, của con người, Thanh Thảo bao giờ cũng khát khao muốn hiểu biết một cách thấu đáo, và anh muốn thơ mình góp phần lý giải mọi vấn đề đó Thơ Thanh Thảo có chiều sâu. Có nhiều nguyên nhân nhưng phải chăng một nguyên nhân khá quan trọng là ở chỗ bao giê anh cũng muốn vượt qua những hiện tượng bên ngoài để tìm đến bản chất đích thực, cái lõi của sự vật ”. Tác giả Lại Nguyên Ân với: “Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo” (Văn học và phê bình – Nhà xuất bản Tác phẩm mới – 1982), nhấn mạnh chân dung và sự tự khẳng định mạnh mẽ của người lính trong thơ Thanh Thảo: “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ” và những nét vô danh bình thường này “như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ tuyên ngôn”. Năm 1983, các tác giả Sử Hồng và Trần Đăng Suyền đã đi sâu vào phân tích một chủ đề tư tưởng nổi bật của thơ Thanh Thảo trong bài “Suy nghĩ về nhân dân trong “Những ngọn sóng mặt trời” của Thanh Thảo” (Báo Văn nghệ tháng 6 – 1983): “Những tập thơ của Thanh Thảo đã góp phần làm sâu sắc thêm quan niệm về nhân dân trong văn học” Thơ Thanh Thảo được xem xét và đánh giá một cách khái quát trong bài “Thanh Thảo - một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975” của Bích Thu đăng trên Tạp chí văn học sè 5 + 6 năm 1985: “Thanh Thảo đã đem đến cho người đọc “một thực đơn tinh thần” mới mẻ và độc đáo góp phần làm phong phú thêm tiếng nói của thơ hôm nay”. Tác giả Nguyễn Thuỵ Kha với “Lời quê góp nhặt” (Nhà xuất bản Hội nhà văn 1999), đề cập đến người lính trong thơ Thanh Thảo, nhưng tác giả lại đề cập đến chất dân tộc, chất “Việt” rất độc đáo từ các anh chiến sĩ: 4 “Sức tự ý thức đến ngột ngạt trong thơ Thanh Thảo như đã khắc hoạ rõ sự riêng biệt của thơ chống Mỹ” “Theo tôi cái chất Việt đã ngấm vào từng con người khiến cho anh khi viết ra những câu thơ của mình, ở đó đã có bản sắc dân tộc rồi”. Một số tác giả khi đánh giá chung về thơ và thơ trẻ chống Mỹ cũng đề cập đến Thanh Thảo: tác giả Mai Hương trong: “Nghĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ trong thơ chống Mỹ” (Tạp chí văn học số 1 - 1981) khi nhận xét chung về sự đóng góp của các nhà thơ trẻ trong việc tăng cường chất khái quát, chính luận đã coi Thanh Thảo cùng với một số cây bút khác là những người tiêu biểu và tiên phong cho khuynh hướng này. Vũ Quần Phương với “Thơ hôm nay” (Văn nghệ quân đội, số 6 – 1982) nói về các nhà thơ trẻ chống Mỹ cũng đề cập đến Thanh Thảo: “Họ biết nhìn thẳng vào mình, vào thế hệ mình mà cất lên tiếng hát. Khi Thanh Thảo viết “Bài ca ống cóng” cũng là lúc thơ của lớp trẻ phát hiện ra mình”. Các bài viết về thơ Thanh Thảo tuy mức độ dài ngắn khác nhau song đều nói được cái hay, cái riêng, cái mới và “lạ”, một bản lĩnh thơ luôn táo bạo, gai góc, khẳng định thơ Thanh Thảo có chiều sâu, một giọng thơ luôn trăn trở, day dứt trước hiện thực. 2.2. Những bài viết về trường ca Thanh Thảo Với tập trường ca đầu tay “Những người đi tới biển” (1977), Thanh Thảo thực sự đã gây được sự chú ý lớn đối với độc giả còng nh các cây bút phê bình. Năm 1979, trên báo văn nghệ số 24, bài viết: “Từ “Những người đi tới biển” tới “Đường tới thành phố” của Tế Hanh đã so sánh để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa hai tập trường ca này: “Họ giống nhau ở chất nghệ thuật: nghệ thuật của sự sống của cuộc đời chiến đấu, “Thanh Thảo viết phóng khoáng nhưng có khi lỏng lẻo; Hữu Thỉnh thì chắc chắn nhưng đôi khi hơi khô ”. 5 Lại Nguyên Ân với “Bàn góp về trường ca (Văn nghệ quân đội số 1 - 1981) đánh giá về cấu trúc trường ca Thanh Thảo: “Nhan đề của nó có chất thơ ở nghĩa bóng, thống nhất với các chương của nó”. Theo tác giả đó là dạng “cấu trúc trữ tình triết lý”. Nhan đề thống nhất với ý tứ sâu xa của trường ca “Những người đi tới biển” mang bình diện triết lý ngay ở cách xâu chuỗi các chương”. Trong tác phẩm “Văn học và phê bình” (Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984), tác giả Lại Nguyên Ân đưa ra một vài suy nghĩ về cấu trúc trường ca, về tính nhân dân của trường ca (đặc biệt là trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”) để từ đó, tác giả tìm ra sự mới mẻ và sự kế thừa truyền thống trong những trường ca của Thanh Thảo và một số nhà thơ khác Sử Hồng - Trần Đăng Suyền trong: “Hình tượng nhân dân trong “Những ngọn sóng mặt trời”” (Báo Văn nghệ tháng 6 - 1983), đã giúp độc giả khám phá ra những suy nghĩ mới mẻ của Thanh Thảo về đất nước và nhân dân: “tư tưởng nhân dân được khơi sâu và phong phú hơn, nó đánh dấu một bước tiến mới trong tư tưởng thẩm mỹ của anh” BÝch Thu với bài viết: “Thanh Thảo – một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975” (Tạp chí văn học số 5 + 6 năm 1985) cho rằng: “Trường ca của Thanh Thảo mang đậm dấu vết cá nhân, không lặp lại bất cứ ai. Các sáng tác của anh thường mang vẻ đẹp trong một chỉnh thể, có một hơi trường ca không dễ lẫn. Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở ý tứ sâu xa” Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề cập đến những yếu tố khác trong trường ca Thanh Thảo nh câu thơ, thể thơ, các hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ: “Thanh Thảo sử dụng linh hoạt các thể thơ. Đối với câu thơ tự do, anh tá ra phóng khoáng trong phong cách diễn đạt. Dường nh trong trường ca đòi hỏi thơ phải nói bằng giọng thật gần với nội dung hiện thực. Thanh Thảo đã viết những câu thơ không câu nệ vào vần luật mà người đọc vẫn cảm nhận được chất thơ của đời sống”. Năm 1988 trong tạp chí văn học sè 5/6, tác giả Mã Giang Lân với bài viết: “Thử phân định ranh giới giữa trường ca và thơ dài” để tìm hiểu hình 6 thức trường ca cho rằng: “Những người đi tới biển” từng mảng, từng khối chất liệu, cảm xúc, suy nghĩ đồng hiện. Đường dây liên tưởng giữ vị trí quan trọng góp phần tạo nên cấu trúc tác phẩm. Trữ tình là phương thức biểu hiện chủ yếu nhưng vẫn xuất hiện nhiều mảng, nhiều đoạn tự sự mô tả để khắc hoạ cuộc sống bề bộn nhiều màu sắc”. Nguyễn Trọng Tạo trong “Văn chương cảm và luận” (Nhà xuất bản Văn hoá thông tin - 1998) nhận xét riêng về trường ca Thanh Thảo: “trường ca của Thanh Thảo có nhiều đoạn thơ, câu thơ đẹp. Nếu như buổi đầu thơ chống Mỹ chỉ chú ý đến cái hay của toàn bài mà Ýt chó ý đến cái hay của từng câu, từng đoạn thì thơ Thanh Thảo, thơ trẻ cuối chống Mỹ đã phấn đấu khắc phục những nhược điểm trước đây”. Năm 1999, tác giả Vũ Văn Sỹ trong tác phẩm “Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội) cho rằng, trường ca của Thanh Thảo “thiên về hình thức kết cấu lấy tư tưởng cảm xúc làm chỗ dựa”. Trong “Văn học 1975 - 1985, tác phẩm và dư luận” (Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 1997), tác giả Phong Lan cho rằng: “Nếu cần nhận diện chân dung thơ Thanh Thảo thì đó là một tiếng thơ chân thành, thủ thỉ, day dứt đáng quý. Người viết cốt diễn tả cái tâm trạng thực của mình Anh Ýt chó ý đến hình thức, vần điệu bên ngoài bài thơ, mà chỉ cốt diễn tả thật hiệu quả cái mạch ngầm cảm xúc suy nghĩ bên trong. Cho nên Thanh Thảo hay dùng lối viết gọn lời, gọn chữ và dồn nén dưới nhiều hình ảnh liên tưởng, móc xích chồng chất lên nhau, hay dùng thể thơ tự do không vần và ngay ở những bài làm theo từng thể nhất định, tác giả cũng không tuân theo quy tắc vần luật một cách câu nệ hình thức, vậy mà đọc lên vẫn thấy êm xuôi lôi cuốn”. Nhìn một cách tổng quát, những nhận xét, đánh giá của giới nghiên cứu phê bình đều có đặc điểm chung là khẳng định những đóng góp lớn về trường ca của Thanh Thảo cho nền văn học nước nhà. Ở mỗi bài, mỗi tác giả đều đã đề cập đến một khía cạnh hay một số đặc điểm về nội dung và nghệ 7 thuật, một số bài khẳng định yếu tố triết luận trong trường ca Thanh Thảo ở những phương diện khác nhau như: cấu trúc, câu thơ, giọng điệu, thể thơ, hình tượng nhân dân, hình tượng đất nước Nh tác giả Bích Thu nhận xét: trong trường ca Thanh Thảo “người đọc nhận thấy lúc nào anh cũng muốn nói lên được những suy nghĩ tận cùng nhất của mình bằng một giọng lắng lại, trầm tư”. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, những bài viết có đề cập đến chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo song chỉ là những nhận xét mang tính phát hiện, hoặc khẳng định về một khía cạnh, khuynh hướng, đặc điểm nào đó liên quan đến chất triết luận, chưa có tính chất chuyên sâu, toàn diện, hệ thống. Những ý kiến trên đây của các nhà nghiên cứu thực sự là những phát hiện mới mẻ về chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo. Điều đó có ý nghĩa khai phá, định hướng cho chúng tôi khi tìm hiểu đề tài. Trên cơ sở tiếp nhận, kế thừa ý kiến những người đi trước và phát triển hướng thẩm định đánh giá giá trị trường ca cũng như phong cách nghệ thuật Thanh Thảo, người viết đã đi vào tìm hiểu một cách hệ thống chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo. 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo, từ đó đi sâu vào khai thác những nội dung triết luận chủ yếu và những phương thức nghệ thuật thể hiện chất triết luận Qua đó, thấy được sự phong phú và đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, người viết xác định phạm vi nghiên cứu bao gồm một số trường ca của Thanh Thảo: “Những người đi tới biển”, “Những nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Bùng nổ của mùa xuân”, “Trẻ con ở Sơn Mỹ”, “Đêm trên cát”, “Trò chuyện với nhân vật của mình”, “Cỏ vẫn mọc”. 3.3. Mục đích nghiên cứu 8 Tìm hiểu chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo trên cơ sở những biểu hiện của nó để nhận diện, đánh giá diện mạo, vai trò của chất triết luận trong thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo nói chung, trong chỉnh thể phong cách nghệ thuật trường ca Thanh Thảo nói riêng. Đồng thời thấy được chiều sâu, tầm khái quát của tư duy và đặc sắc trong trường ca Thanh Thảo đối với trường ca hiện đại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu trường ca Thanh Thảo với mục đích và hướng nghiên cứu trên, luận văn sử dụng một số phương pháp cơ bản: - Phương pháp thống kê phân loại: Dùng để tập hợp, thống kê phân loại các dữ liệu, trên cơ sở đó khảo sát theo các chủ đề. Sau đó, khái quát tổng hợp thành các chủ đề triết luận trong trường ca Thanh Thảo. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tác phẩm văn học nói riêng và thế giới nghệ thuật của nhà văn nói chung bao giờ cũng tồn tại nh một hệ thống, một chỉnh thể. Phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm giúp tái lập đối tượng trong chỉnh thể hệ thống nghệ thuật trường ca Thanh Thảo. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Để xác định bản chất của đối tượng cũng nh quy luật chi phối chúng, bao giờ cũng phải qua những phân tích cụ thể. Người viết dùng phương pháp này để phân tích các thành tố tạo nên diện mạo triết luận trong trường ca Thanh Thảo, từ đó có thể tổng hợp định dạng cho diện mạo Êy. - Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ nét đặc sắc, độc đáo, riêng biệt của chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo trong tiến trình Thơ Việt Nam hiện đại. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đã tiến hành nghiên cứu chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo từ quan niệm đến biểu hiện và giá trị nghệ thuật của nó trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ. 9 Chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo được tiếp cận một cách hệ thống từ quan niệm, ý thức triết luận, chủ đề triết luận đến hình thức triết luận nổi bật. Luận văn đề cập đến chất triết luận để thấy được những đóng góp độc đáo về tư tưởng, làm nổi bật tài năng và cá tính sáng tạo của Thanh Thảo. Tìm hiểu chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo không chỉ là cơ sở để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo mà còn giúp thấy được phần nào diện mạo và quá trình phát triển của thơ Việt Nam trước và sau 1975. Mặt khác, luận văn cũng cho thấy những đóng góp của Thanh Thảo cho kho tàng lý luận và kinh nghiệm sáng tác của văn học Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Triết luận và những yếu tố, tiền đề của chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo - Chương II: Những chủ đề triết luận trong trường ca Thanh Thảo - Chương III: Những phương thức nghệ thuật thể hiện chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo 10 [...]... của Thanh Thảo đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong trường học Hiện nay, anh là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam và chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi 3 Triết luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ và sự hình thành yếu tố triết luận trong trường ca Thanh Thảo 3.1 Triết luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ Trên cái nền của hiện thực chiến tranh, của đời sống chiến trường, ... biển) Thanh Thảo đã góp thêm một phong cách thơ trầm lắng, suy tư mang chiều sâu nhân bản trong nền thơ Việt Nam hiện đại Trường ca của Thanh Thảo xuất hiện sau chiến tranh Bởi vậy, sẽ là không lạ khi hiện thực về cuộc kháng chiến chống Mỹ trong trường ca của anh mở đến tận cùng chiều dài của thời gian, và chiều sâu của suy nghĩ, triết luận 27 Chương II NHỮNG CHỦ ĐỀ TRIẾT LUẬN TRONG TRƯỜNG CA THANH THẢO...PHẦN NỘI DUNG Chương I TRIẾT LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TÈ, TIỀN ĐỀ CỦA CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG TRƯỜNG CA THANH THẢO 1 Khái niệm về chất triết luận 1.1 Yếu tố triết học Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, được coi là hạt nhân của thế giới quan diễn tả thế giới bằng lý luận, nghiên cứu xem xét thế giới như là... của Tế Hanh về Thanh Thảo càng chính xác Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ Ở chiến trường miền Nam, Thanh Thảo làm phúng viờn, công tác tại đài phát thanh Giải Phóng Trong giai đoạn này Thanh Thảo đã đóng góp... nước Nhiệt tình phát ngôn cho ý thức thế hệ trẻ đã khiến cho cái tôi trữ tình trong trường ca Thanh Thảo lấp lánh màu sắc triết lý - tính 29 triết luận Êy được kết hợp với cảm xúc: “Cảm xúc trong trường ca Thanh Thảo rất dạt dào và đầy sung mãn” Màu sắc suy tư trải nghiệm của cái tôi trữ tình trong trường ca Thanh Thảo rất ráo riết, căng thẳng nhưng khoẻ khoắn, giàu tin tưởng và có hướng đi chắc chắn... toàn diện, nói theo triết học là trên tổng giác về cái tồn tại Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời người lính, trường ca Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại Có lẽ vì vậy mà triết luận về thế hệ trẻ, về nhân dân, Tổ quốc, về lịch sử, giá trị làm người và sáng tạo nghệ thuật là nội dung chủ yếu trong trường ca Thanh Thảo 1 Triết luận vÒ thế hệ trẻ... dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ Trường ca là một trong những đóng góp quý báu của thơ ca chống Mỹ Chính cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc đã tạo ra một tiền đề quan trọng cho thể loại này phát triển Theo sự vận động và phát triển của trường ca thời 15 kỳ chống Mỹ, ta có thể thấy trường ca được chia làm hai chặng: Những trường ca viết trong chiến tranh chống Mỹ và những trường ca viết sau chiến... những vì sao trong đêm, chóng ta càng nhìn càng thấy sáng và rực sáng hơn Khác với những tác giả cùng thời, trường ca của Thanh Thảo là những bản giao hưởng hoành tráng với nhiều cung bậc, ngữ nghĩa đa dạng, độc đáo và đầy thông minh Thanh Thảo đã đưa hơi thở thời 19 đại, hơi thơ Việt Nam vào trường ca của mình Và anh đã thành công Thanh Thảo đã xác lập, khẳng định vị trí của mình trong nền thi ca Việt... khía cạnh triết học tiềm ẩn trong một sáng tạo nghệ thuật nào đó Nó gồm hai thành tố căn bản là chủ đề triết luận và hình thức triết luận Đi tìm chất triết luận trong văn học là thông qua những yếu tố nghệ thuật được chi phối bởi những yêu cầu của nội dung để từ đó rút ra những tư tưởng, triết lý về đời sống xã hội mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm Trong “Đại từ điển tiếng Việt” cho rằng: Triết lý... luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ không nằm ngoài qui luật đó Trường ca dù viết về đề tài gì cũng phải mang chất triết lý– không phải với ý nghĩa là đưa ra nhiều triết luận mà đây là những “chiêm nghiệm sâu sắc nhất về thế giới” - đồng thời phải đề cập đến “những vấn đề đạo đức cao sâu nhất của nhân loại hiện đại” [II 37; 48] Tăng cường chất triết lý là một đòi hỏi của thơ ca nói chung và của trường . triết luận trong trường ca Thanh Thảo - Chương II: Những chủ đề triết luận trong trường ca Thanh Thảo - Chương III: Những phương thức nghệ thuật thể hiện chất triết luận trong trường ca Thanh. của chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo trong tiến trình Thơ Việt Nam hiện đại. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đã tiến hành nghiên cứu chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo từ. nghệ thuật Quảng Ngãi. 3. Triết luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ và sự hình thành yếu tố triết luận trong trường ca Thanh Thảo 3.1. Triết luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ Trên cái nền

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN NỘI DUNG

  • Chương I

  • TRIẾT LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TÈ, TIỀN ĐỀ CỦA CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG TRƯỜNG CA THANH THẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan