nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận

107 441 2
nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Có thể nói, nỗ lực đổi mới không ngừng là hướng đi chủ yếu của văn học Việt Nam sau 1975 và đú chớnh là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên tính đa dạng và phong phú của giai đoạn văn học này. Đặc biệt, đối với các nhà văn “hậu đổi mới” (từ giữa những năm 90 thế kỷ đến nay), vấn đề quan tâm lớn nhất là “khụng còn là viết về cái gì mà viết như thế nào”. Có thể thấy điều đó qua một loạt sáng tác của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thỏi,….Cựng với những thay đổi về tình hình văn hoá - xã hội và xu thế cách tân mạnh mẽ của văn học trong nước và thế giới, dòng văn học hải ngoại cũng có những bước bứt phá, đổi mới về nhiều mặt. Trong số những cây bút tiêu biểu ấy, Thuận là một gương mặt nổi bật với những trăn trở, thể nghiệm mới trong sáng tác. 1.2. Cho dù không ít người tỏ ra hoài nghi về số phận của tiểu thuyết thì đến nay, tiểu thuyết vẫn tiếp tục phát triển và thực sự vẫn là “thể loại cỏi”, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và quy mô của bất cứ một nền văn học văn học nào. Một mặt, tiểu thuyết xâm thực vào các thể loại, mặt khác, dung nạp vào nó ưu thế của nhiều thể loại để tạo nên “dưỡng chất” cho mình. Ngay cả cây bút xuất sắc trong lĩnh vực truyện ngắn như Nguyễn Huy Thiệp cũng từng khẳng định: thời nay là thời của tiểu thuyết! Với Thuận, sau một số truyện ngắn, tiểu thuyết thực sự là “cuộc phiêu lưu nguy hiểm” nhằm đi tìm và khẳng định những giá trị mới của chị. 1.3. Những nỗ lực của Thuận đã được ghi nhận bằng sự chào đón nồng nhiệt của độc giả và Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2005 cho cuốn Paris, 11 tháng 8 (2005). Chính vì vậy, nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận là một hướng đi triển vọng trong việc nhìn nhận, khám phá tài năng của nhà văn cũng như những hướng cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới. Đây cũng chính là lựa chọn của chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. 1 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Thuận mới chỉ xuất hiện trên văn đàn Việt Nam dăm năm trở lại đây, nhưng những tác phẩm của chị đó gõy “sốt” với độc giả và giới phê bình. Luôn có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn và thậm chí khiêu khích với thẩm mỹ truyền thống, Thuận nhận được không ít sự ủng hộ cũng như bài xích, chê bai. Tuy nhiên, cho đến nay những ý kiến về Thuận chỉ là những bài báo, phỏng vấn, điểm sách, những bài phê bình nhỏ lẻ, … chưa có công trình nào đáng kể. Trong những tài liệu mà chúng tôi bao quát được, có thể tập hợp thành một số ý kiến tiêu biểu sau: 2.1.1. Trong bài viết Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương, Cao Việt Dũng khẳng định: “Thuận đã tạo ra một thế giới khác, một thế giới mong manh nằm trên biên giới các nền văn hóa, nhưng cựng lỳc cũng là một thế giới vững chắc với các nền móng chung, với những lối liên thông với những động hướng gần gũi nhau.” Thuận có “một thứ can đảm phi thường trong một khí hậu văn chương đậm màu tầm thường đang vây bủa: can đảm bịa đặt”. Cũng là dịch giả này, trong lời giới thiệu cuốn T mất tích, đó nhận xét: “T mất tích đẩy xa hơn một bước rất dài ngưỡng cửa bất an và hoang vắng của con người hiện đại trong các xã hội hiện đại. Con người trong T mất tích không còn mang thân phận của kẻ tha hương bơ vơ trong một bối cảnh xa lạ, mà lâm vào một tình thế khác không kém phần tuyệt vọng….Thuận tiếp tục khẳng định sức viết dồi dào và khả năng chạm đến những ngõ ngách đặc biệt trong cuộc sống thời đại chúng ta”. 2.1.2. Trong lời bạt cho Made in vietnam, Đoàn Cầm Thi cho rằng: Thuận đã phản ảnh được “cỏi nhàn nhạt của xã hội Việt Nam hôm nay”, đã viết một cuốn đặc biệt “khụng chương đoạn, không kết không mở không cao trào xung đột”, “tạo cho tiểu thuyết một nhịp điệu ghồ ghề”. Trong bài I’m yellow: Khoái cảm văn bản - đọc Chinatown của Thuận, Đoàn Cầm Thi đã có 2 nhiều phát hiện sâu sắc về lối viết, về những cách tân của Thuận. Bài viết nhấn mạnh: Thuận đã đi tìm “một bình diện mới của thế giới”, đặt những di dân nhỏ bé trong các chiều kích thời gian: quá khứ - hiện tại – tương lai để thấy rõ hơn thân phận của họ. Đặc biệt Thuận đã tạo “phong cách thơ” trong tiểu thuyết”. Phong cách ấy được tạo nên bởi “nhiều câu mang tiết tấu lạ, nhưng cách đổi nhịp vô cùng linh động…”, “bằng cách nói song hành khi tương phản khi hô ứng”, “bằng cỏch luụn lạc đề, mải cuốn theo cuộc chạy đua với chữ”… 2.1.3. Trong một số công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến phân tích về những cách tân trên nhiều phương diện trong tiểu thuyết của Thuận. Luận văn Ý thức về nhịp điệu trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới của Lê Thị Thanh Huyền đề cập đến tính nhịp điệu được ý thức rõ rệt trong tiểu thuyết của Thuận, đặc biệt từ cỏc phộp lặp ở nhiều cấp độ. Trong luận văn Những cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga cũng đề cập, phân tích về những cách tân của Thuận ở phương diện nhân vật, tổ chức điểm nhìn trần thuật và giọng điệu mang tính chất uymua đen. Nhịp điệu tiểu thuyết Chinatown ở hai cấp độ cơ bản: lớp cấu trúc hình tượng và lớp cấu trúc hình thức cũng đã được tìm hiểu trong báo cáo khoa học Nhịp điệu tự sự trong Chinatown của Thuận của sinh viên Đỗ Thị Thoan (04/2006) 2.1.4. Những tiểu thuyết của Thuận đã gây sự chú ý đối với dư luận. Điều đó thể hiện ở rất nhiều ý kiến đánh giá, phân tích phê bình, nhiều bài giới thiệu sách, phỏng vấn được đăng trờn cỏc bỏo mạng hoặc website cá nhân: - Ngôn ngữ Việt thừa tinh tế để sáng tạo [38] - Phỏng vấn tác giả Made in vietnam [65] - Khi nhà văn yên vị tức là lúc ngòi bút bất lực [46] - Các bài phỏng vấn trên website Phongdiep.net [66] - Với tôi mỗi tác phẩm như một chuyến đi xa. [30] - Đụi nét về thi pháp và kết cấu của Chinatown [21] 3 - Thuận và Phố Tàu: dùng nghịch lí để kể những nghịch lí[22] ………… Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng Thuận đã có nhiều nỗ lực đổi mới và là một gương mặt trẻ độc đáo đầy triển vọng của văn học Việt Nam đương đại với một lối viết hiện đại, tinh thần cách tân mãnh liệt và kiên quyết chối từ truyền thống. Sáng tác của Thuận hàm chứa chất hài hước sâu thăm thẳm, không lẫn với bất cứ ai, không lấp đi được cái bi kịch lớn lao của cuộc sống, đó là một giọng văn luôn hàm ý giễu cợt, là nhịp điệu lạ lùng xuyên suốt cuốn sách và xuyên suốt cả một cuốn tiểu thuyết dang dở nội tiếp trong đó …. Lời giới thiệu của dịch giả Dương Tường như một nhận định tiêu biểu: “Ngổn ngang và tung tóe những mảnh của một trò chơi ghộp hỡnh khụng chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không dứt như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh cuốn sách đậm đặc một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng”. Nhà phê bình Phạm Xuõn Nguyờn cũng đánh giá cao sức lao động văn chương của Thuận, cho rằng “cỏc tác phẩm của Thuận có những tìm tòi về nội dung và nghệ thuật, rõ nhất là về cách viết” [35] 2.2. Trong các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận chỉ mới được đề cập qua một số bài viết nhỏ lẻ, trong từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện. Tuy nhiên, đó cũng là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng - Nghiên cứu những nét mới về nghệ thuật tiểu thuyết ở góc độ lí luận và thực tiễn tiểu thuyết Việt Nam trong nước cũng như văn học ngoài nước sau Đổi mới. 4 - Nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận ở các phương diện: quan niệm nghệ thuật, kết cấu và nhân vật, đi tìm một giọng điệu riêng. 3.2. Phạm vi Luận văn chủ yếu khảo sát các tiểu thuyết của Thuận đã được xuất bản: 1. Made in Vietnam 2. Chinatown 3. Paris 11 tháng 8 4. T mất tích Ngoài ra, người viết sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết, truyện ngắn của một số nhà văn trong và ngoài nước để làm nổi rõ hơn những đóng góp nghệ thuật của Thuận. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê Để khái quát những cách tân của Thuận, chúng tôi sự dụng phương pháp khảo sát thống kê nhằm làm cơ sở cho những khái quát khoa học của mình. Trong luận văn, phương pháp này được vận dụng chủ yếu khi: thống kê tần số xuất hiện của các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận, khảo sát thống kê tỉ lệ sử dụng câu (độ dài ngắn khác nhau), cỏc phộp lặp…. 4.2. Phương pháp phân tích Phương pháp này nhằm cụ thể hóa các phương diện cách tân trong tiểu thuyết của Thuận dựa trên những nét khái quát mà phương pháp khảo sát thống kê đã chỉ ra. 4.3. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp nhằm tìm ra những cách tân của tiểu thuyết đương đại, những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam (trong nước và hải ngoại) sau 1975 trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tiễn, làm rõ những cách tân của Thuận trong tiểu thuyết so với các nhà văn trước đó và cùng thời. 5 5. Đóng góp mới của luận văn - Lần đầu tiên luận văn đặt vấn đề nghiên cứu cách tân trong tiểu thuyết của Thuận một cách tương đối hệ thống và toàn diện. - Người viết sẽ cố gắng sử dụng những tri thức về thi pháp học và tự sự học để đi sâu phân tích sự đổi mới trong quan niệm và kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của Thuận. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xem như đây chỉ là một đề án, một thử nghiệm bước đầu để khám phá cây bút tiểu thuyết nhiều cách tân này. 6. Cấu trúc của luận văn Tương ứng với nhiệm vụ đặt ra ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thuận trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết hiện nay Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật 6 CHƯƠNG 1 THUẬN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT HIỆN NAY 1.1. Quan niệm mới về tiểu thuyết Trong hội thảo về tiểu thuyết ở Đại học Strasbourg (23 – 25/04/1970), không ít người đặt vấn đề: tiểu thuyết đang đi về đâu, trước sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn, trước ưu thế của những “thể loại khỏe mạnh hơn, chẳng hạn như một bài phóng sự hảo hạng, những kiểu tự sự trực tiếp, công thẳng vào thực tại”[9]. Tuy thế, tiểu thuyết đã không chết như người ta từng tuyên bố. Nó chỉ biến hóa để đáp ứng những yêu cầu mới trong một thời đại mới với những đặc thù của đời sống hiện đại xô bồ hỗn loạn, khủng hoảng niềm tin. Nó vẫn có một sức sống mãnh liệt, chiếm vị trí không thể thay thế trong nền văn hóa nhân loại. Là một thể loại phức hợp để nhận thức đời sống, tiểu thuyết thực sự là một thể loại của hôm nay, như Bờlinxki đó từng nêu một quan điểm biện chứng trên phương diện mỹ học: “….Nếu như có tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại. Với sự đổi mới về sáng tác, quan niệm về tiểu thuyết cũng đó cú những biến đổi sâu sắc….” Trong khuôn khổ luận văn, trước khi đi sâu tìm hiểu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận, chúng tôi xem xét sự đổi mới về tư duy tiểu thuyết như một tiền đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến các nhà văn hiện đại, trong đó có Thuận. 1.1.1. Sự gây hấn và phá vỡ những rào cản truyền thống Không còn nghi ngờ gì nữa, tiểu thuyết hiện đại có những sự khác biệt rất lớn so vơi tiểu thuyết truyền thống. Người ta vẫn đọc H. Balzac, V. Hugo nhưng rõ ràng quan niệm và cách thức tổ chức cấu trúc tiểu thuyết hiện đại đó khỏc xưa rất nhiều. Trong tiểu luận xem xét về vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỉ XX, Hoàng Ngọc Tuấn đã đề cập đến những quan niệm cũ về tiểu thuyết, gồm những đặc điểm tổng quát sau đây: 7 Trước hết tiểu thuyết truyền thống được viết bằng văn xuôi và mang tính cách hiện thực, chủ yếu nhắm vào việc thuật tả đầy đủ và trung thực những kinh nghiệm trong đời sống con người. Loại văn xuôi hiện thực này chủ yếu giải trí người đọc bằng cách kể chuyện, qua đó người đọc thích thú theo dõi những phát triển và diễn biến đời sống của một hay nhiều nhân vật có những đặc trưng cá nhân giống mình hoặc ngược lại với mình. Những phát triển và diễn biến trong tiểu thuyết thường xảy ra theo trình tự thời gian và dựa trên một chủ đề mang tính đạo đức hay luân lý. Và cuối cùng tính cách mỹ học của tiểu thuyết nằm trong vẻ đẹp về hình thức, phản ánh qua ngôn ngữ gọn gàng, súc tích, tính nhất quán giữa tổng thể và các phân đoạn, sự phát triển tinh tế từ phần này đến phần kia. Vẻ đẹp hình thức có tác dụng làm cho cuộc kể chuyện được mạch lạc, trôi chảy, hợp lý và do đó làm tăng khả năng lôi cuốn người đọc vào cõi “hiện thực” hư cấu của câu chuyện. Quan niệm hiện thực đã là một sự cách tân lớn so với quan niệm cổ điển trước đó (đòi hỏi nghệ thuật thể hiện cuộc sống theo một khuôn thức lí tuởng “như nú nờn là”). Tuy nhiên để diễn tả hiện thực “như nó là”, tiểu thuyết phải sử dụng ngôn ngữ như một tấm gương phản chiếu trung thực, hay là một khung cửa không có màn che, qua đó mọi sự vật và diễn biến được nhìn thấy đúng như sự thực không bị bóp méo. Chính ở chỗ này đã bộc lộ rõ những nghịch lý. Bởi ngôn ngữ không bao giờ có thể đồng nhất với đối tượng được miêu tả, nghĩa là không bao giờ nó có thể tả thực đúng đối tượng của nó, mà cùng lắm chỉ là một gợi ý về đối tượng ấy. Ngôn ngữ không thể diễn tả hết những góc cạnh phức tạp và phong phú của thế giới, hiện thực trong tiểu thuyết chỉ là một hiện thực đó được”biờn tập”, nghĩa là đã được chọn lựa, xếp đặt lại, cắt xén, tô màu. Mà “hễ bạn lọc lựa sự kiện, tức là bạn đã uốn nắn sự thực rồi” (Calvin). Mặt khác, bản chất của ngôn ngữ chỉ là những kí hiệu chuyển nghĩa, mà ý nghĩa của mỗi ký hiệu lại bị hạn chế bởi những khung văn hóa, khung lịch sử, khung ý thức tạo ra nó. Vì vậy không thể nào đạt được sự khách quan 8 trong miêu tả. Hơn nữa, mục đích phản ánh cuộc sống “như nó là” lại chính là cái “barie” ngăn cản khả năng phong phú, kì diệu của tiểu thuyết. Tiểu thuyết, chỉ như một “tấm gương thường, một mặt phẳng và nhẵn, nó sẽ chỉ phản chiếu một hình ảnh mời nhạt của các vật thể; ta biết rằng màu sắc và ánh sáng mất đi ở sự phản chiếu đơn giản”[14,25]. Bên cạnh đó sự lệ thuộc vào cốt truyện và mục đích thuyết phục người đọc ở các diễn biến sự kiện, thu hút họ vào cái được kể làm cho tiểu thuyết cũ chậm được cách tân. Trong khi đó đời sống hiện đại có nhiều sự thực cực kì phong phú nhưng không có diễn trình của một cốt truyện và không thể kể được. Việc kể chuyện theo lối cũ rốt cuộc bao giờ cũng dẫn tới một kết thúc - mọi mâu thuẫn được giải quyết. Và sự thất bại của tiểu thuyết hiện thực là ở chỗ, suốt quá trình của câu chuyện, nó cố gắng trình bày thế giới như nó là, nhưng đến hồi kết thúc lại quay về với quan niệm cổ điển, làm độc giả yên tâm trước một thế giới như nú nờn là. Và như vậy, hiện thực đã không còn là hiện thực, hay nói cách khác chỉ còn là hiện thực trong lí tưởng, khát vọng của nhà văn. Trong khi đó thực tế đời sống lại vô cùng phong phú bí ẩn và phức tạp, chứa đựng vô vàn những khả năng, những biến hóa. Hiện thực không phải là những kết cục tốt đẹp mà Thượng đế, Chúa trời sẽ ban tặng cho con người hay gói gọn trong những chân lý đơn giản như thiện thắng ác, ở hiền gặp lành…Con người cũng không giản đơn trong một vài tính cách nhất quán mà nhà văn gán cho họ. Theo cách đó, tiểu thuyết sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán và lỗi thời. Thế kỉ XX đã chứng kiến sự thay đổi của tiểu thuyết từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác trong tinh thần gây hấn và phá vỡ những rào cản truyền thống. M.Kundera khẳng định, tiểu thuyết phải là sự khám phá cuộc sống ở phía sau “tấm màn”. “Một tấm màn huyền ảo, dệt bằng những huyền thoại, được treo trước thế giới. Cervantes cho don Quichotte ra đi và xé rách tấm màn. Thế giới mở ra trước chàng kị sĩ lang thang trong sự trần truồng hài hước của nó. Giống như một ngưũi đàn bà trang điểm trước khi vội vã đến 9 cuộc hẹn đầu tiên với tình nhân, thế giới, khi nó chạy đến với chúng ta vào giờ khắc chúng ta sinh ta nú đó được trang điểm, đã đeo mặt nạ, đã được tiền diễn giải.Và không chỉ những kẻ phò chính thống bị mắc lừa mà ngay cả những kẻ nổi loạn hau háu đối nghịch với tất cả cũng thế, bọn họ nhận ra rằng mình dễ bảo đến mức nào; bọn họ chỉ nổi loạn chống những gì được diễn giải (tiền diễn giải) là đáng để nổi loạn. Chính bằng cách xé rách tấm màn của tiền diễn giải mà Cervantes thiết lập thứ nghệ thuật mới mẻ này; hành dộng phá hủy của ông được phản chiếu và được kéo dài trong mỗi tiểu thuyết xứng danh là tiểu thuyết; đó là dấu hiệu bản nguyên của nghệ thuật tiểu thuyết” [27] Như vậy tiểu thuyết theo M. Kundera, phải vượt qua, bóc trần tất cả những sự thật diễn ra đằng sau tấm màn hào nhoáng che phủ thế giới. Chỉ có như vậy mới khám phá được những góc khuất, những éo le, những điều thường được che giấu, “ngụy trang” và hơn tất vả là sự truy tầm tới chiều sâu của ý thức con người trước những vấn đề xã hội. Và khi đó con người hiện ra với với khuôn mặt thật của mình, phơi bày tất cả những hỉ, nộ, ái, ố, những mưu đồ, những dằn vặt, những hoang mang… Một thế giới bên trong phong phú, bí ẩn, phức tạp, như chính hiện thực đời sống. Tiểu thuyết phải phá bỏ trật tự tuyến tính giả định của hiện thực bên ngoài để từ đó một trật tự khác của thế giới bên trong được nhìn thấy như chính nó. Một thế giới phi không gian, phi thời gian, bất định, năng động và vĩnh viễn bất khả đoán. Một thế giới của những khả năng, khả hữu, không phải của những câu chuyện đã kết thúc, đã trọn vẹn mà là có thể xảy ra, chưa thể hoàn thành. Như vậy, cảm hứng phơi bày hiện thực, yêu cầu về một hiện thực “chụp ảnh” của thời Banzăc đã dần được thay thế bằng cảm hứng khám phá những chiều sâu trong cuộc sống con người. Hiện thực không còn là điều ràng buộc, “trúi chặt” nhà văn vào những thứ có thật. Bởi nhà văn viết về hiện thực không phải nhằm mục đích mô tả hiện thực mà chủ yếu trình bày trạng thái tồn tại của con người trong hiện thực. Vì thế một nguyên tắc quan trọng của tiểu thuyết hiện đại là tìm kiếm một phương thức phản ánh không lệ thuộc 10 [...]... gian, không xảy ra trong không gian cụ thể, những cái hỗn mang nằm sâu trong tiềm thức và vô thức, những cái nằm ngoài lý luận của hiện thực tỉnh táo 1.1.2 Tính chất trò chơi trong tiểu thuyết M Kundera khi bàn về nghệ thuật tiểu thuyết đó có một ý rất độc đáo: ở bên ngoài tiểu thuyết người ta sống trong thế giới của những điều khẳng định Mọi người đều tin chắc ở lời nói của mình Trong lãnh địa tiểu... trương cách tân triệt để Các cuộc tranh luận về văn học cũng bùng nổ dữ dội Các cây bút hào hứng và nghiêm túc tham gia vòng xoay của những thử nghiệm, cách tân trong sáng tỏc Cỏc nhà văn không chỉ “quẩn quanh bờn kớ ức” mà mở rộng phạm vi ngòi bút, khám phá lí giải nhưng ẩn ức, những mảnh vỡ những éo le phức tạp của con người trong đời sống hiện đại với những thử nghiệm từ hậu hiện đại đến tân hình thức... M.Kundera, tiểu thuyết phải thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi” Tiểu thuyết thay vì tìm câu trả lời hãy đặt ra câu hỏi, thay vì làm độc giả an tâm hãy làm họ hoài nghi, băn khoăn Nó nghiên cứu không phải hiện thực mà là hiện sinh, nghiên cứu ngay chính bản chất sự tồn tại của con người, cái ẩn mật bản ngã, là cuộc chiêm nghiệm đời sống con người trong cái bẫy thế giới này... 1975 đã mới mẻ hơn về tư duy nghệ thuật và phong phú hơn về phương cách biểu hiện 1.2 Thuận trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong và ngoài nước 1.2.1 Tiểu thuyết trong nước – hành trình tìm tòi đổi mới từ 1975 đến nay Cùng với những đổi thay có tính chất bước ngoặt của lịch sử, văn học Việt Nam trong nước sau 1975 cũng có sự đổi mới rõ rệt Người ta đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn... tiểu thuyết trong tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara lại là những mảnh nhỏ cắt rời những hòa vào nhau trong một gương mặt tinh thần Chăm đương đại Câu chuyện khi thì do nhân vật “tụi” (J’Man) kể, khi thì được cắt dán bởi hồ sơ bệnh án, những đoạn trích sổ ghi chép, lịch làm việc hay một bài thơ ngẫu hứng… Cú thể nói, những cách tân về cấu trúc tiểu thuyết vừa thể hiện quan niệm dân chủ trong cách... một thể loại (trong các thể loại văn học) mà là một giai đoạn một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới So sánh với quan niệm về tiểu thuyết của các nhà lí luận thế kỉ XIX, chúng ta thấy có một sự thay đổi rõ rệt trong tư duy về thể loại Bờlinxki và Turghenhep nhấn mạnh đến chức năng phản ánh của tiểu thuyết “Tiểu thuyết là sự phản ánh nên thơ đời sống xã hội Bên trong nó quan... Robbe Grillet….- những nhà văn đi đầu trong việc tìm tòi những cách viết mới, mở rộng những khả năng kì diệu của thể loại tiểu thuyết, Thuận đã có cơ hội tiếp xúc, tiếp thu, học hỏi ….và thể nghiệm chúng trong sáng tác của mình Đó là quan niệm mới mẻ về vai trò của nhà văn trong tác phẩm, là sự phủ nhận vai trò độc tôn của con người, là một hiện thực hiện sinh nằm trong trí nhớ và trí tưởng tượng, không... sáng tạo của người đọc Trong hướng đi mới ấy, Thuận cũng là một nhà văn có ý thức cao về vai trò của độc giả Ngay khi nói tiểu thuyết là phiêu lưu, là “một nghệ thuật vô cùng bí hiểm”[13], Thuận đã hướng đến vai trò của độc giả Nhà văn “đề nghị một lối đọc không thụ động” [12] Tạo ra một mê cung trong Made in vietnam, những ảo thực lẫn lộn trong Chinatown, không một lời bình luận trong Paris 11 tháng... cuộc đối thoại nhiều chiều, chưa hề có dấu hiệu kết thúc trong đời sống hiện nay Có thể nói những quan niệm cuả Thuận về sáng tác thể hiện rõ tinh thần nỗ lực cách tân, kiên trì và đầy lớ trớ tỉnh táo Đó phải chăng là nguyên nhân tạo nên "ma lực" trong những cuốn tiểu thuyết của nhà văn trẻ đầy triển vọng này 1.3.2.3 Xác định một vị trí cầm bút Trong bài “Sống và viết giữa những nền văn húa”, Nguyễn... Phạm Thị Hoài lại xây dựng một số nhân vật mang dáng dấp của nhân vật chức năng trong văn học huyền thoại 25 dân gian (bé Hon, Qung lùn, Hoài) Con cú trong Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương phải chăng là hiện thân cho sự cảnh báo về những chết chóc không lường trước được ở con người Sự đa dạng về hình thức nhân vật là một trong những chìa khóa giúp nhà văn mở cửa đi vào tìm hiểu “ẩn mật của bản ngó” . (2005). Chính vì vậy, nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận là một hướng đi triển vọng trong việc nhìn nhận, khám phá tài năng của nhà văn cũng như những hướng cách tân của tiểu thuyết. chữ”… 2.1.3. Trong một số công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến phân tích về những cách tân trên nhiều phương diện trong tiểu thuyết của Thuận. Luận văn Ý thức về nhịp điệu trong. 2.2. Trong các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận chỉ mới được đề cập qua một số bài viết nhỏ lẻ, trong từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nghiên

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 2.

  • THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan