ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần gò đàng giai đoạn hiện nay

26 1.5K 4
ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần gò đàng giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A.MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Hiện nay, tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chính sách phát triển của từng doanh nghiệp. Nó khẳng định sự tồn tại vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới diễn biến khá phức tạp và khó lường, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới, tất nhiên trong đó có Việt Nam. Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình của giai đoạn 2006 – 2010 là 11,5%, tỷ lệ lạm phát chốt lại ở năm 2011 là 18,58%. Trong khu vực giai đoạn từ năm 2007 - 2011 (ngoại trừ năm 2009), tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Nhìn ở những hướng tích cực nhìn thấy rõ nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển từng bước hội nhập là một tín hiệu đáng vui. Nhưng thách thức đặt ra cũng không nhỏ “làm sao để lạm phát không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nhiệp”. Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Lạm phát ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế mà rõ ràng hơn là ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát đối với các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng nhiều khi khó nhận thấy nhưng vô cùng nguy hiểm. Lạm phát giảm lợi nhuận thu được trên thực tế trong khi các nhà quản lý cứ ngỡ rằng công ty mình đang phát triển. Lạm phát cũng khiến mức đầu tư giảm và ảnh hưởng đến 1 phân bổ tài nguyên. Giá trị thị trường suy giảm, cổ phần hầu như không sinh lãi trong thời kì lạm phát. Đồng thời, cũng giống như bất kì mối đe dọa kinh tế nào khác, lạm phát chính là "lửa thử vàng" dành cho các doanh nghiệp. Những công ty muốn vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực của lạm pháp có thể lợi dụng giai đoạn này để đánh bại các đối thủ yếu hơn và nâng lợi thế cạnh tranh của mình. Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà mục tiêu chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Trong điều kiện khó khăn, rủi ro của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa việc phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, giải pháp kinh doanh phù hợp để ứng phó với tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Với những lý do quan trọng đó nhóm đã quyết định chọn và phân tích đề tài: “Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gò Đàng giai đoạn hiện nay”. II. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa một số một số cơ sở lý luận cơ bản về lạm phát, và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và nền kinh tế nói riêng. Thứ hai, phân tích làm rõ các tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh. Thứ ba, đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. III. Phương pháp nghiên cứu 2 Sử dụng phương pháp thu thập thông tin. Phân tích các số liệu. Phương pháp xử lý phân tích biểu đồ. Các phương pháp khác. B.NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lạm phát Bản chất lạm phát là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài. 1.1. Khái niệm lạm phát Theo quan điểm của Milton Friedman: “Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài”. Đây là quan điểm khái quát nhất về lạm phát và được nhiều nhà kinh tế đồng ý. Trước Milton Friendman còn có nhiều quan điểm khác về lạm phát : Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả, nói cách khác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục. Theo quan điểm này thì không kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào đều là lạm phát. Đây là quan điểm chưa hoàn toàn đúng. Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vượt quá mức bảo đảm bằng vàng, bạc, ngoại tệ,…của quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao, quan điểm này quá quan trọng cơ sở đảm bảo bằng vàng, ngoại tệ cho tiền trong nước và người ta cho rằng để chống lạm phát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá quy định. Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và vàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn càng 3 khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi. Để khắc phục tình trạng này cần dùng một biện pháp để thiết lập lại sự cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa này hay định nghĩa khác khó có thể đi đến thống nhất theo từng quan điểm riêng biệt. Nhưng lạm phát có thể nhận diện thông qua những đặc trưng cơ bản. Các đặc trưng cơ bản của lạm phát: Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng quá mức. Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy. Sự phân phối lại qua giá cả. Sự bất ổn về kinh tế - xã hội. 1.2. Các loại lạm phát phân theo mức độ Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỉ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành ba mức độ khác nhau: Lạm phát vừa phải(mild -inflation): Là lạm phát ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số. Biểu hiện ở giá cả hàng hóa tăng chậm trong khoảng 10% trở lại (<10%). Trong đó tổng số tiền mất giá không lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh. Loại lạm phát này thường được các nước có nền kinh tế phát triển duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển. Lạm phát cao (lạm phát phi mã) (strato – inflation): Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hằng năm (từ 10% - 99% một năm). Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế -xã hội. Siêu lạm phát (hyper - inslation): Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. 4 Người ta thường ví siêu lạm phát như bệnh ung thư gây chết người, có những tác hại rất lớn đến kinh tế - xã hội. Lịch sử lạm phát của thế giới đã ghi nhận tác hại của siêu lạm phát xảy ra ở Đức năm 1920 - 1923, ở Nga sau cách mạng tháng Mười, ở Trung Quốc sau thế chiến thứ hai… Ngoài ra, người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ tiêu là tỉ lệ tăng giá và tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Theo cách này lạm phát sẽ ở trong hai giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Ở giai đoan này tỉ lệ tăng giá nhỏ hơn tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Một bộ phận của khối tiền gia tăng về cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế. Theo các nhà kinh tế , lạm phát nằm ở giai đoạn này có thể chấp nhận được và thậm chí còn cho rằng lạm phát sau đó còn là liều thuốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tỉ lệ tăng giá lớn hơn tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Sở dĩ như vậy là do lạm phát với tỉ lệ cao kéo dài đã làm cho kinh tế suy thoái. Hệ quả là khối lượng tiền phát hành vượt mức khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Trong trường hợp này lạm phát gây nguy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế. 1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.3.1. Nguyên nhân Lạm phát cầu kéo: Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng trong lúc tổng cung không thay đổi hoặc khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung. Lúc đó, một lượng tiền lớn được dùng để mua một lượng hàng hóa ít ỏi sẽ tạo ra hiện tượng tăng giá. Chênh lệnh giữa cung và cầu càng lớn thì giá tăng càng nhiều. Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu làm tổng cầu trong nền kinh tế tăng lên: Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng . 5 Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm tăng chi phí cho nhà xưởng,…. làm tăng các chi phí đầu tư. Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trung ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu. Thu nhập của các nước bạn hàng tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu. Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD. Ta có mô hình tổng cầu: AD = C + I + G + NX Ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD 1 (Hình 1.1) và nền kinh tế cân bằng trong dài hạn tại E 0 (Y 0 ; P 0 ) với Y 0 = Y * . Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng (C↑), chi tiêu chính phủ tăng(G↑), thuế giảm(T↓) hoặc do xuất khẩu ròng tăng(NX↑) kết quả là tổng cầu tăng. Bảng 1.1: Lạm phát cầu kéo Bảng 1.2: Lạm phát chi phí đẩy Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD 1 sang AD 2 và điểm cân bằng mới của nền kinh tế là E 1 (Y 1 ; P 1 ) với Y 1 > Y 0 và P 1 > P 0 tốc độ tăng P 0 P 1 Y 0 = Y * Y Y 0 =Y * Y AD 0 AD 1 Y 1 + E 0 E 1 AS L AS S Y AD AS S1 AS S2 AS L E 1 E 0 P 0 P 1 YP 00 6 trưởng của giá nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát xảy ra. Lạm phát chi phí đẩy: Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Sự thu hẹp tổng cầu có thể xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hóa hay thiên tai bất ngờ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào tăng cao khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá lao động tăng. Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E 0 (Y 0 = Y * ) (Hình 2.2). Khi giá nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu tăng như giá xăng dầu, điện…do thiên tai, dịch bệnh làm tổng cung giảm. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS S1 sang AS S2 . Điểm cân bằng dịch chuyển từ E 0 (Y 0 =Y * ; P 0 ) sang E 1 (Y 1 ;P 1 ) với P 1 >P 0 và Y 1 >Y 0 . Giá tăng, sản lượng giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng. Lạm phát dự kiến: Bảng 1.3: lạm phát dự kiến Khi mà giá cả chung của các loại hàng hóa và dịch vụ đều tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng lên đều đặn theo O Y Y * P AD 1 AD 2 AD 3 AS S1 AS S2 AS L P 3 P 2 P 1 E 1 E 2 E 3 AS S3 7 thời gian. Lạm phát này khi đã hình thành thì thị thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài. Đối với lạm phát dự kiến AS và AD dịch chuyển theo 1 tỷ lệ, sản lượng vẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến. Các nguyên nhân khác Lạm phát do lãi suất: Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng nhiều tiền càng thiệt hại. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tiền được đẩy ra thị trường để mua mọi hàng hóa có thể dự trữ làm mất cân đối cung cầu thị trường càng làm cho giá cả tăng cao. Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát. Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ: Khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, chỉ có mức cung tiền danh nghĩa tăng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát lại gia tăng. Lạm phát và nhân tố kỳ vọng: Đây là nhân tố đóng góp vào chiều hướng của lạm phát trong nền kinh tế. Chẳng hạn khi các nhà chức trách thông báo trước sẽ tăng cung tiền thì lập tức người dân dự đoán rằng giá cả sẽ tăng cho dù dữ kiện trong quá khứ cho thấy là giá cả đang có xu hướng giảm. Điều này đã dẫn đến những kết luận hết sức quan trọng trong lý thuyết tiền tệ. Khi tăng cung tiền được dự báo trước thì giá cả sẽ tăng lên theo kỳ vọng của dân chúng và như thế sẽ ít ảnh hưởng tới sản lượng thực tế ngay cả trong ngắn hạn. 8 Lạm phát và kinh tế học chính trị: Bên cạnh những nhân tố kinh tế kể trên ta cũng phải tính đến những nhân tố phi kinh tế như: vai trò của thể chế, những nhân tố chính trị, văn hóa trong việc tạo ra những chuyển biến của lạm phát. Sự lựa chọn chính sách không bao giờ dựa trên phân tích kinh tế đơn thuần, mà nó luôn có hàm ý chính trị. Chính vì điều này những nhân tố chính trị luôn ảnh hưởng đến các kết quả của nền kinh tế trong đó có lạm phát. 1.3.2. Chỉ tiêu đo lường lạm phát Để đo lường lạm phát, người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Về mặt tính toán, tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo từng giai đoạn, nó có thể là tháng, quý hoặc năm. Để đo lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng 3 chỉ số giá để đo lường: Thứ nhất là chỉ số giá tiêu dùng – CPI( Cosummer Price Index ). CPI là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với chính giá của rổ hàng hóa đó ở một năm nào đó. Thống kê gọi đó là năm cơ sở hay năm gốc. Nghĩa là, rổ hàng hóa được lựa chọn là không thay đổi trong nhiều năm. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hóa tiêu dùng. Ta có công thức tính chỉ số giá như sau: I p = ∑ i p x d hoặc I p = ∑ ∑ qp qp 00 01 Trong đó: I p là chỉ số giá cả chung I p : là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng D : là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại từng nhóm hàng Q 1 : là số lượng hàng hóa, dịch vụ ở thời kỳ báo cáo 9 P 1 : là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo P 0 : là giá cả hàng hóa, dịch vụ kỳ gốc Thứ hai là chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator). Là chỉ số phản ánh giá của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với giá của chính rổ đó nhưng với giá của năm gốc. Ta có công thức tính GDP điều chỉnh như sau: Gdpdeflator = ∑ ∑ qp qp 10 11 Thứ ba là chỉ số giá sản xuất – PPI( Producer Price Index). Là chỉ số giá bán buôn, hay chính là chi phí để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy, rổ hàng hóa được lựa chọn để tính giá là có sự khác biệt trong giai đoạn tính toán. Nhưng về cơ bản, sự khác biệt giữa các rổ hàng hóa trong các thời điểm tính giá là không nhiều bởi vì cơ cấu tiêu dùng của dân chúng thường mang tính ổn định trong ngắn hạn. Chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ số có mức bao phủ rộng nhất, nó bao gồm tất cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của từng loại hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng. 1. Ảnh hưởng của lạm phát 2.1. Đến nền kinh tế Đối với phân phối lại thu nhập: Tác động của lạm phát đối với phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả dự tính tỷ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa các loại hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự biến động lớn thì phân phối thu nhập lại càng trở nên không cân bằng. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá 10 [...]... hình lạm phát ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động của công ty Từ doanh thu, chi phí, đến lợi nhuận đều chịu tác động của lạm phát Về doanh thu đã chịu tác động mạnh của lạm phát, do lạm phát tăng cao khiến doanh thu của công ty sụt giảm mạnh Tuy nhiên công ty vẫn tận dụng được những ưu thế của bản thân để vượt qua khó khăn hiện tại và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Về chi phí, khi lạm phát. .. cao ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp : Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 2.2: Bảng so sánh chỉ tiêu qua các năm 2007-2010 của Công ty Nguồn: Xử lý số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh III.Đánh giá chung Qua tìm hiểu thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Gò Đàng, ... Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á,… II Ảnh hưởng của lạm phát tới doanh nghiệp 1.1 Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.1 Ảnh hưởng tới doanh thu Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm có mức giá tăng nhanh, sản lượng bán ra ít bị ảnh hưởng lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng và ngược lại Vì vậy ,ta phải đánh giá thật kỹ về mức ảnh hưởng của lạm phát mới đưa ra chiến lược về... 2.2.2 Lạm phát ảnh hưởng đến doanh nghiệp Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí quản lý, bán hàng, thuê kho bãi, điều đó làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến các hướng đầu tư của doanh. .. nền kinh tế thị trường Đồng thời lạm phát tồn tại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả mọi mặt của nền kinh tế Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: ảnh hưởng đến lợi nhuận, chí phí, doanh thu… Và đề hạn chế tối đa các tác động của lạm phát đến doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cấp thiết, đặc biệt đối với nền kinh tế hội nhập của nước ta Trong thời gian tới tình hình lạm phát. .. nhân công, thì việc tăng chi phí chung trong nền kinh tế lại có thể trở thành một lợi thế của doanh nghiệp Ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu hao nhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh. .. chí có những doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc bị các doanh nghiệp lớn thâu tóm Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, thực hiện tốt công tác dự báo sẽ hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm thị phần và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG I Tình hình lạm phát của Việt Nam... Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu 2.2.2 Ảnh hưởng tới chi phí: Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp làm tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến các hướng đầu tư của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh nhằm tối đa hóa chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường 2.2.3 Ảnh hưởng tới lợi nhuận: 22 Lạm phát khiến cho các... cũng tăng giá Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng có mức giá tăng nhanh, sản lượng bán ra ít bị ảnh hưởng, lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm, sản lượng bán ra chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm Như vậy, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét đến mức tăng giá sản... khác nhau của thị trường 2.2 Đến hoạt động của doanh nghiệp 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Môi trường kinh tế: Việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên trong mấy năm gần đây tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp.Nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực biểu hiện giá cả . tài: Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gò Đàng giai đoạn hiện nay . II. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa một số một số cơ sở lý luận cơ bản về lạm phát, . giảm sản lượng bán ra. 2.2.2 Lạm phát ảnh hưởng đến doanh nghiệp Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao làm tăng hầu. và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và nền kinh tế nói riêng. Thứ hai, phân tích làm rõ các tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh. Thứ

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan