tiểu luận quản lý các bên hữu quan của dự án tòa nhà văn phòng các hội và hiệp hội

12 2.2K 11
tiểu luận quản lý các bên hữu quan của dự án tòa nhà văn phòng các hội và hiệp hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ************ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Đề tài: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG: DỰ ÁN TÒA NHÀ VĂN PHÒNG CÁC HỘI VÀ HIỆP HỘI Địađiểm: Lô D27 – KhuđôthịCầuGiấy – HàNội Giảngviên : TS TrầnVănTấn Họcviên : NguyễnLanHương Lớp : Cao họcQuảnlý dự án DAHN 1305 HÀ NỘI 02-2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ************ TIỂU LUẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN NÂNG CAO Đề tài: QUẢN LÝ CÁC BÊN HỮU QUAN DỰ ÁN TOÀ NHÀ VĂN PHÒNG CÁC HỘI VÀ HIỆP HỘI Địa điểm: Lô D27 – Khu đô thị mới Cầu Giấy - HN Giảngviên : TS Nguyễn Thế Quân Họcviên : NguyễnLanHương Lớp : Cao họcQuảnlý dự án DAHN 1305 HÀ NỘI 03-2014 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: 2. Giới thiệu chung về dự án: 3. Mục tiêu xây dựng dự án: 4. Vai trò của đơn vị trong thực hiện dự án : PHẦN II: Sử dụng mô hình “tính trồi” để phân tích và đề xuất chiến lược đối phó với các bên hữu quan của dự án. I, Khái niệm về mô hình “tính trồi”: I.1, Khái niệm về các bên hữu quan: I.2, Khái niệm về mô hình “tính trồi” I.3, Kĩ thuật sử dụng mô hình “tính trồi”: II, Xác định 4 bên hữu quan của dự án: III, Phân tích và đề xuất chiến lược đối phó với 4 bên hữu quan của dự án: III.1. Nhận diện thuộc tính sở hữu của các bên hữu quan III.2. Phân nhóm các bên hữu quan: III.3.Xác định trạng thái kì vọng hiện tại của các bên hữu quan: IV, Đề xuất hành động đối phó với các bên hữu quan: IV.1 Đối với chủ đầu tư: IV.2. Đối với nhà thầu phụ IV.3, Đối với chính quyền địa phương IV.4, Đối với các Sở ban ngành PHẦN III: KẾT LUẬN Page | 1 Đề tài: Sử dụng mô hình “tính trồi” để phân tích và đề xuất chiến lược đối phó với một số các bên hữu quan chọn lọc (ít nhất 4 bên) trong một dự án Anh/Chị biết hoặc tham gia (nêu rõ vị trí giả định của Anh/Chị trong dự án). Nêu rõ một số hành động Anh/Chị sẽ thực hiện phù hợp với từng chiến lược được áp dụng đối với từng bên hữu quan. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: - Hiện nay việc quản lý các bên hữu quan và quản lý mối quan hệ với các bên hữu quan trong hoạt động xây dựng còn nhiều hạn chế. Cuốn PMBOK của Viện quản lý dự án PMI ra đời đã đưa ra mô hình tổng quát về quản lý các bên hữu quan của dự án trong chương 13 đã góp phần cung cấp một công cụ hữu ích hướng dẫn các nhà quản lý dự án trong việc xác định và đánh giá đầy đủ các bên hữu quan của dự án. - Việc xác định rõ các bên hữu quan của dự án giúp đưa ra được những kế hoạch quản lý phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của các bên hữu quan vào quá trình hoạt động để đảm bảo thành công của dự án. - Vận dụng những kiến thức về mô hình quản lý trên để phân tích mối quan hệ giữa các bên hữu quan và từ đó đề xuất chiến lược đối phó phù hợp với các bên hữu quan đó trong một dự án đầu tư xây dựng có thật mà bản thân đã tham gia. 2. Giới thiệu chung về dự án: - Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Toà nhà văn phòng các Hội và Hiệp hội - Địa điểm: Tại tiểu lô D27a, thuộc lô đất D27, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội. - Chức năng: tòa nhà văn phòng làm việc cho các Hội và Hiệp hội. - Diện tích chiếm đất của dự án: khoảng 3500m2 - Diện tích xây dựng: khoảng 1250m2 - Số tầng cao: 35 tầng nổi + 03 tầng hầm - Tổng diện tích sàn: khoảng 49,000m2 - Tổng mức đầu tư dự kiến: 950,000,000,000 VNĐ - Chủ đầu tư: Căn cứ nghị định, chức năng nhiệm vụ, đăng ký kinh doanh và kinh nghiệm của Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội, ngày 02/11/2011 Ủy Ban nhân dân Thành Phố Hà Nội có Quyết định số 5045/QĐ-UBND chấp thuận cho Ban quản lý Đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội làm Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án : Tòa nhà văn phòng các Hội và Hiệp Hội Do đó Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án được xác định như sau: - Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội - Địa chỉ:159 Tô Hiệu, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới, đồng bộ theo đúng quy hoạch đã duyệt; - Đơn vị tư vấn thiết kế giai đoạn lập dự án : Liên danh tư vấn Công ty TNHH Plan ADD Việt Nam (Nhà thầu quốc tế, đứng đầu Liên danh, thiết kế kiến trúc và chịu trách nhiệm về tổng thể chất lượng tư vấn) và Công ty CP tư vấn kiến trúc công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) (thiết kế phần kết cấu, M&E). 3. Mục tiêu xây dựng dự án: - Mục đích đầu tư dự án là khai thác được quỹ đất hiện có theo quy hoạch, cụ thể hóa Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Cầu Giấy; đầu tư xây dựng Tòa nhà các Hội và Hiệp Hội hiện đại, đồng bộ, có kiến trúc đẹp, sử dụng đất hợp lý nhằm giải quyết nhu cầu nơi làm việc giao dịch của các hội và hiệp hội trên địa bàn Thành Phố; Xây dựng đồng bộ ô đất D27 Khu đô thị mới Cầu Giấy theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tạo việc làm cho doanh nghiệp trong thời gian xây dựng dự án cũng như quản lý vận hành khi khai thác dự án sau này. Từ đó giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo được lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như tạo nguồn thu thuế ổn định,lâu dài đóng góp cho Ngân sách Thành Phố. 4. Vai trò của đơn vị trong thực hiện dự án : Công ty TNHH Plan ADD Việt Nam, công ty 100% vốn Hàn Quốc là tổng thầu quốc tế, đứng đầu Liên danh, thiết kế kiến trúc và chịu trách nhiệm về tổng thể chất lượng tư vấn cũng như các công tác liên quan đến phê duyệt, xin thoả thuận… trong giai đoạn Lập dự án đầu tư. PHẦN II: Sử dụng mô hình “tính trồi” để phân tích và đề xuất chiến lược đối phó với các bên hữu quan của dự án. I, Khái niệm về mô hình “tính trồi”: I.1, Khái niệm về các bên hữu quan: Phiên bản PMBOK 5 chính thức được Viện Quản lý dự án PMI ban hành vào tháng 1 năm 2013 có đưa ra định nghĩa sau: “Các bên hữu quan là cá nhân, nhóm người hay tổ chức có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng hoặc cảm thấy bị ảnh hưởng bởi một hành động, quyết định hay kết quả đầu ra của dự án” I.2, Khái niệm về mô hình “tính trồi” Theo PMBOK, quản lý các bên hữu quan là một bộ phận của kế hoạch quản lý dự án được xây dựng trong quá trình lập kế hoạch quản lý dự án. Các quá trình cần thực hiện liên quan đến việc quản lý các bên hữu quan bao gồm: nhận dạng các bên hữu quan, lập kế hoạch quản lý các bên hữu quan, quản lý sự tham gia của các bên hữu quan và kiểm soát sự tham gia của các bên hữu quan đó. Mô hình “tính trồi” trong quản lý các bên hữu quan là một trong số các phương pháp phân tích các bên hữu quan thường được dùng trong đó các bên liên quan được sở hữu 1, 2 hoặc cả 3 thuộc tính: quyền lực, tính chính thống và tính khẩn cấp, trong đó: - Quyền lực: có ảnh hưởng lớn đến tính thành bại của dự án, có khả năng loại bỏ hoặc dừng dự án.(cưỡng chế, tài chính, vật chất, thương hiệu hoặc hình ảnh) - Tính chính thống: là các mối quan hệ hợp pháp của các bên hữu quan liên quan đến dự án. - Tính khẩn cấp: là mức độ gấp gáp mà bên hữu quan đòi hỏi thỏa mãn kỳ vọng của mình. I.3, Kĩ thuật sử dụng mô hình “tính trồi”: - Bước 1: xác định, nhận dạng các bên hữu quan xung quanh dự án và các thông tin liên quan - Bước 2: Phân nhóm các bên hữu quan, xác định các ảnh hưởng có thể xảy ra với dự án và xếp hạng tầm quan trọng của các bên hữu quan. - Bước 3: Lập kế hoạch quản lý và chiến lược đối phó với các bên hữu quan Như phần trên đã đề cập, một bên hữu quan có thể có 1, 2 hoặc cả 3 thuộc tính, như vậy một cách tổng quát, chúng ta có thể phân các bên hữu quan thành 07 nhóm. Có 03 nhóm mà các bên hữu quan có 1 thuộc tính, 03 nhóm các bên hữu quan có 03 thuộc tính và 01 nhóm các bên hữu quan có 03 thuộc tính. Đề trực quan hơn, các nhóm bên hữu quan được thể hiện qua bảng1 – mô hình tính trồi. * Đặc tính của 7 nhóm các bên hữu quan: - Nhóm 1: Bên hữu quan tiềm tàng (dormant) – Thuộc tính Quyền lực nhưng không có tính chính thống và khẩn cấp. - Nhóm 2: Bên hữu quan tuỳ ý (discretionary) – Thuộc tính chính thống nhưng không có quyền lực và khẩn cấp, không gây áp lực lên các nhà quản lý dự án. - Nhóm 3: Bên hữu quan đòi hỏi (dermanding) – Thuộc tính khẩn cấp nhưng không có quyền lực và tính chính thống. - Nhóm 4: Bên hữu quan có ảnh hưởng lớn (dominant) – Bao gồm cả thuộc tính quyền lực và tính chính thống, có khả năng gây áp lực với các nhà quản lý dự án. - Nhóm 5: Bên hữu quan nguy hiểm (dangerous) – Bao gồm cả thuộc tính quyền lực và khẩn cấp. - Nhóm 6: Bên hữu quan phụ thuộc (dependent) – Bao gồm cả thuộc tính chính thống và tính khẩn cấp. - Nhóm 7: Bên hữu quan cuối cùng/ xác định (definitive) – Bao gồm cả 3 thuộc tính quyền lực, tính chính thống và khẩn cấp. Đây là nhóm có ảnh hưởng cao nhất đến dự án. Bảng 1: Mô hình tính trồi (salience) II, Xác định 4 bên hữu quan của dự án: Danh sách 4 bên hữu quan có ảnh hưởng đến việc thực hiện gói thầu tư vấn Lập dự án đầu tư xây dựng công trình của đơn vị tư vấn chính là Công ty TNHH Plan ADD Việt Nam. Bảng 2: Danh sách các bên hữu quan của nhà thầu tư vấn chính trong quá trình Lập dự án đầu tư xây dựng công trình STT Các bên hữu quan 1 Chủ đầu tư: Ban Quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội 2 Nhà thầu phụ tư vấn: Công ty CP kiến trúc công nghiệp và đô thị Việt Nam – VCC 3 Chính quyền địa phương 4 Các Sở ban ngành: cơ quan thẩm tra, thẩm định, xin thoả thuận….: Sở XD, Sở TNMT, Cục PCCC, Công ty kinh doanh nước sạch, Điện lực HN… - Cơ quan chủ đầu tư là Ban quản lý Đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội có trách nhiệm xem xét phê duyệt dự án, triển khai dự án sau khi dự án được UBND thành phố chấp thuận đầu tư và thiết kế cơ sở được Sở Xây dựng thẩm định. Do vậy đây là bên hữu quan có ảnh hưởng lớn nhất, đóng vai trò quyết định đến dự án. - Nhà thầu phụ tư vấn là công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) chịu trách nhiệm trước pháp luật, với nhà thầu tư vấn chính và Chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác của sản phẩm và chất lượng sản phẩm tư vấn của mình. Công ty VCC sẽ chịu trách nhiệm chính trong thiết kế kết cấu và M&E. - Chính quyền địa phương: có vai trò phối hợp với chủ đầu tư trong việc triển khai dự án, xin ý kiến thoả thuận, quản lý về hành chính khu vực nơi dự án triển khai. - Các cơ quan Sở ban ngành: có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định dự án; hoặc cấp thoả thuận cho việc đấu nối hạ tầng của dự án, đảm bảo các giấy tờ về mặt pháp lý cho bước Lập dự án đầu tư được phê duyệt. III, Phân tích và đề xuất chiến lược đối phó với 4 bên hữu quan của dự án: III.1. Nhận diện thuộc tính sở hữu của các bên hữu quan Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của 4 bên hữu quan đến việc thực hiện gói thầu tư vấn Lập dự án và các thuộc tính như trên đánh giá, ta thiết lập được bảng sau: Bảng 3: Nhận diện thuộc tính sở hữu của các bên hữu quan Bên hữu quan Thuộc tính Biểu hiện Trạng thái sở hữu thuộc tính Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội Quyền lực Đưa ra nhiệm vụ và các yêu cầu thiết kế cụ thể mà tư vấn cần phải thực hiện. Chấp nhận hoặc bãi bỏ các đề xuất thiết kế mà tư vấn đưa ra. Có Tính chính thống Thể hiện thông qua các văn bản pháp luật, hợp đồng. Có Khẩn cấp Các yêu cầu của họ cần được đáp ứng ngay. Có Công ty VCC Quyền lực Tư vấn cho nhà thầu chính về mặt kết cấu và M&E phù hợp với thiết kế kiến trúc và phù hợp với Tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam. Có thể đề xuất thay đổi thiết kế với nhà thầu chính. Có Tính chính thống Thể hiện thông qua các văn bản pháp luật, hợp đồng. Có Khẩn cấp Sự thành công hay thất bại của dự án trong giai đoạn này không ảnh hưởng lớn đến họ. Không Chính Quyền lực Không nhiều Không quyền địa phương Tính chính thống Không nhiều Không Khẩn cấp Sự tồn tại của dự án tác động trực tiếp đến họ. Có Cơ quan Sở ban ngành Quyền lực Đánh giá và thẩm tra, thẩm định chất lượng của hồ sơ thiết kế. Yêu cầu thay đổi thiết kế nếu chưa phù hợp với TCVN hoặc chưa đủ các căn cứ pháp lý Có Tính chính thống Theo quy định về Quản lý nhà nước Có Khẩn cấp Sự thành công hay thất bại của dự án trong giai đoạn này không ảnh hưởng đến họ. Không III.2. Phân nhóm các bên hữu quan: Căn cứ vào bảng 3 nhận diện thuộc tính của các bên hữu quan như trên, ta có thể phân nhóm như sau: Bảng 4: Phân nhóm các bên hữu quan STT Bên hữu quan Trạng thái thuộc tính Phân nhóm Quyền lực Tính chính thống Khẩn cấp 1 Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội v v v Nhóm 7: Bên hữu quan cuối cùng (definitive) 2 Công ty VCC v v o Nhóm 4: Bên hữu quan có ảnh hưởng lớn (dominant) 3 Chính quyền địa phương o o v Nhóm 3: Bên hữu quan đòi hỏi (dermanding) 4 Các Sở ban ngành v v o Nhóm 4: Bên hữu quan có ảnh hưởng lớn (dominant) III.3.Xác định trạng thái kì vọng hiện tại của các bên hữu quan: Trước khi đưa ra hành động đối phó với từng bên hữu quan, cần làm rõ trạng thái ủng hộ/ chống đối theo mức độ, từ đó có được các hành động cụ thể để đạt mục tiêu chuyển trạng thái hiện tại của họ sang trạng thái mong muốn. Trạng thái ủng hộ / chống đối được chia làm 5 mức độ: chống đối chủ động, chống đối bị động, trung lập, ủng hộ bị động và chủ động ủng hộ. Bảng 5: Xác định trạng thái kì vọng hiện tại của các bên hữu quan STT Bên hữu quan Trạng thái kì vọng hiện tại Trạng thái thể hiện 1 Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội Ủng hộ chủ động - Hồ sơ thiết kế đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư. - Công trình có thẩm mỹ và kĩ thuật đáp ứng công năng toà nhà. - Đảm bảo đúng tiến độ. - Hoàn thành hồ sơ đảm bảo chất lượng và thủ tục theo đúng quy định. 2 Công ty VCC Ủng hộ bị động - Kiểm tra thiết kế kiến trúc và đưa ra các giải pháp cho thiết kế kết cấu, M&E phù hợp, tránh lãng phí. - Đề xuất những thay đổi đề phù hợp với Tiêu chuẩn, quy chuẩn. - Đảm bảo đúng tiến độ. 3 Chính quyền địa phương Ủng hộ bị động - Không có ý kiến bất bình của dân cư khi thực hiện dự án. - Công trình sớm được triển khai và đảm bảo mỹ quan khu vực. - Tạo công ăn việc làm cho dân cư lân cận. 4 Các Sở ban ngành Chống đối bị động - Thiết kế phải đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn được phép áp dụng. - Không xem xét hồ sơ khi chưa đủ các căn cứ pháp lý. - Yêu cầu thay đổi để phù hợp với mục tiêu đầu tư công. IV, Đề xuất hành động đối phó với các bên hữu quan: IV.1 Đối với chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người mua các sản phẩm mà đơn vị tư vấn là người bán theo các yêu cầu mà bên mua đặt ra. Do vậy nhà thầu tư vấn cần nghiên cứu đề xuất thiết kế đáp ứng được các kì vọng của chủ đầu tư. Bảng 6: Kì vọng của chủ đầu tư và đề xuất hành động đối phó của nhà thầu tư vấn chính Kì vọng của chủ đầu tư Hành động của nhà thầu tư vấn chính Đảm bảo chất lượng thiết kế - Bố trí đủ bộ máy nhân sự từ các chủ nhiệm dự án, chủ trì thiết kế đến người thực hiện, đúng với chuyên môn. - Đề nghị CĐT tổ chức họp báo cáo khi có phát sinh trong quá trình thiết kế. - Đưa ra các giải pháp thiết kế khác nhau để chủ đầu tư lựa chọn dựa trên nhu cầu thực tế sử dụng và chi phí đầu tư. - Lưu ý đến tổng mức đầu tư của dự án và phân tích nêu bật hiệu quả của dự án đầu tư công. Hoàn thiện các hồ sơ và thủ tục pháp lý - Thực hiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc xin thoả thuận đấu nối hạ tầng, PCCC và xin ý kiến địa phương. - Phân công cán bộ chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ - Phối hợp với bên chủ đầu tư để thực hiện các giấy tờ hành chính và phối hợp thực hiện. IV.2 Đối với nhà thầu phụ Nhà thầu phụ có quyền lực không cao, họ phụ thuộc vào nhà thầu chính để có việc làm và nghiệm thu công việc, thanh toán theo hợp đồng. Do đó, việc đáp ứng các kì vọng của bên hữu quan còn chưa được quan tâm nhiều dẫn tới họ không ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với nhà thầu chính khi thực hiện thiết kế dự án được giao. Bảng 7: Kì vọng của nhà thầu phụ tư vấn và đề xuất hành động đối phó của nhà thầu tư vấn chính Kì vọng của nhà thầu phụ Hành động của nhà thầu tư vấn chính Đề xuất được những giải pháp kĩ thuật phù hợp đáp ứng thiết kế - Đưa ra những định hướng cho thiết kế kết cấu và M&E - Đề nghị nhà thầu phụ kiểm tra thiết kế xem đã phù hợp với các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn đang áp dụng ở Việt Nam chưa. Từ đó sửa đổi trong thiết kế cho phù hợp. - Kiểm tra, giám sát việc thiết kế của nhà thầu phụ Nhà thầu chính thanh toán nhanh, đúng - Tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu thanh toán của nhà thầu phụ tương ứng với từng giai đoạn thanh toán đã nêu rõ trong [...]... liên quan và việc áp dụng các mô hình quản lý dự án tiên tiến là hết sức cần thiết Mô hình quản lý các bên hữu quan PMBOK đã cung cấp một công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý xác định và đánh giá đầy đủ các bên hữu quan dự án ; từ đó đưa ra các kế hoạch quản lý phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của các bên hữu quan vào quá trình hoạt động để đảm bảo thành công của dự án Cụ thể đối với đơn vị nhà thầu... công Hội và Hiệp hội ) và lợi ích mang lại cho Nhà nước khi đầu tư công PHẦN III: KẾT LUẬN Dự án đầu tư xây dựng Toà nhà văn phòng các Hội và Hiệp hội là một dự án đầu tư công lớn của Nhà nước, khi hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả về đầu tư và lợi ích xã hội cho chủ đầu tư và cộng đồng, đóng góp vào quỹ nhà làm việc công của Thành phố Quá trình hình thành dự án sẽ có rất nhiều các bên hữu quan liên quan. .. hình quản lý các bên hữu quan giúp nhà thầu thuận tiện hơn khi quản lý số lượng lớn các bên hữu quan, đảm bảo thu hút sự tham gia hiệu quả của họ với nguồn lực có hạn của nhà thầu, góp phần vào sự thành công của dự án Qua việc vận dụng mô hình “tính trồi” để quản lý các bên hữu quan đã giúp xác định rõ các nhóm hoặc tổ chức có thể gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án, từ đó phân tích các kì vọng của. .. phương và dân cư lân cận không tham gia trực tiếp vào dự án nhưng có ảnh hưởng đến dự án dưới những góc độ khác nhau Họ quan tâm khi triển khai thực hiện dự án họ sẽ có những quyền lợi gì hoặc có những ảnh hưởng gì về môi trường, về dân cư, về cơ hội công ăn việc làm… Tuy nhiên trong giai đoạn Lập dự án đầu tư thì mối quan tâm này chưa nhiều Nhà thầu chính cần có kế hoạch quản lý các bên hữu quan này... tiến độ thực hiện dự án Nhà thầu chính cũng cần phải nắm rõ quy trình hồ sơ và các yêu cầu thực hiện khi hỗ trợ chủ đầu tư trong công tác hoàn thiện thủ tục pháp lý Bảng 9: Kì vọng của các Sở ban ngành và đề xuất hành động đối phó của nhà thầu tư vấn chính Kì vọng của Sở ban ngành Hành động của nhà thầu tư vấn chính - Cung cấp đủ các hồ sơ căn cứ pháp lý theo yêu cầu của bước Lập dự án đầu tư Công trình... và giảm thiểu các bất lợi đến từ họ Bảng 8: Kì vọng của chính quyền địa phương và đề xuất hành động đối phó của nhà thầu tư vấn chính Kì vọng của chính quyền địa phương Hành động của nhà thầu tư vấn chính - Thực hiện đúng thiết kế theo chủ trương đã được phê duyệt của UBND Thành phố Không có ý kiến bất bình của dân cư khi thực hiện dự án - Báo cáo rõ tính chất và quy mô dự án để người dân nắm bắt và. .. tạo IV.4 Đối với các Sở ban ngành Các Sở ban ngành cũng là bên hữu quan không tham gia trực tiếp vào dự án và sự thành công hay thất bại của dự án không có nhiều ảnh hưởng đến họ Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra, thẩm định hoặc đồng ý với các thoả thuận về môi trường, PCCC, hạ tầng… họ phải theo dõi kiểm tra hồ sơ theo đúng các quy định và kịp thời hướng dẫn để chủ đầu tư... theo các tiêu chuẩn, quy chất lượng tốt chuẩn được phép áp dụng tại Việt Nam - Chỉnh sửa hồ sơ khi chưa đáp ứng đúng, đủ theo yêu cầu của Sở ban ngành - Phân tích hiệu quả đầu tư khi thực hiện dự án, trong đó có giá trị xã hội, giá trị về môi trường Yêu cầu thay đổi để phù hợp với mục tiêu - Nêu rõ sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng công trình bằng các số liệu điều tra cụ thể (ví dụ như quy mô của các. .. quản lý các bên hữu quan đã giúp xác định rõ các nhóm hoặc tổ chức có thể gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án, từ đó phân tích các kì vọng của các bên hữu quan và đưa ra các chiến lược đối phó quản lý phù hợp nhằm đem lại hiệu quả trong việc thực hiện dự án ... như hoa văn, vật liệu sử dụng,…) - Phối hợp với chủ đầu tư trong công tác xin ý kiến thoả thuận với địa phương - Phân tích hiệu quả đầu tư khi thực hiện dự án, trong đó có giá Tạo công ăn việc trị xã hội, giá trị về môi trường làm cho dân cư - Đề xuất sử dụng dân cư khu vực đặc biệt là con em các gia đình lân cận đã bị lấy đất để thực hiện dự án, hoặc đưa ra giải pháp hỗ trợ đào tạo IV.4 Đối với các Sở . định và đánh giá đầy đủ các bên hữu quan của dự án. - Việc xác định rõ các bên hữu quan của dự án giúp đưa ra được những kế hoạch quản lý phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của các bên hữu quan vào. lý các bên hữu quan bao gồm: nhận dạng các bên hữu quan, lập kế hoạch quản lý các bên hữu quan, quản lý sự tham gia của các bên hữu quan và kiểm soát sự tham gia của các bên hữu quan đó. Mô. quản lý các bên hữu quan là một bộ phận của kế hoạch quản lý dự án được xây dựng trong quá trình lập kế hoạch quản lý dự án. Các quá trình cần thực hiện liên quan đến việc quản lý các bên hữu

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan