nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập quốc tế

67 341 0
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển PHẦN MỞ ĐẦU A.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 96% trong tổng số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp gần 40% GDP và thu hút một lượng lớn lao động, tạo 12 triệu việc làm cho toàn xã hội. Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũn góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác những tiềm năng thế mạnh trong nhõn dõn. Ngày nay, hội nhập đã trở thành một xu thế tất yếu, một nước không thể phát triển nếu không tham gia hội nhập quốc tế. Đứng trước tình hình đó, nền kinh tế Việt Nam đang có cơ hội đầu tư, phát triển. Nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ, ngoài những cơ hội cũn rất nhiều những thách thức, do quy mô vừa và nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp, có nguy cơ bị phá sản trước các doanh nghiệp lớn và trước các đối thủ nặng ký từ nước ngoài. Chớnh vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập quốc tế” B.Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần nõng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ C. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu : Những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ I.Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.Khái niệm : Không có một khái niệm chung nào thống nhất trên thị trường quốc tế về những gì cấu thành nên một doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Các khái niệm và sự phân loại thay đổi từ nước này sang nước khác. Quy mô của doanh nghiệp thường được xác định bởi nhiều chỉ tiêu bao gồm quy mô của tài sản, số người lao động, cơ cấu sở hữu, nguồn và loại hình tài chợ, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Đối với Việt Nam theo nghị định số 90/2001/ND- CP ngày 23/11/2001 thì DNVVN được định nghĩa như sau: DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình không quá 300 người. Đối với một số lĩnh vực có quy định cụ thể như sau: Bảng 1: Tiêu thức vốn và lao động Quy mô doanh nghiệp Vốn tối đa (đồng) Số người lao động tối đa Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng Trong đó DN nhỏ: 10 tỷ 1 tỷ 500 100 Lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và hải sản Trong đó DN nhỏ: 10 tỷ 1 tỷ 1000 200 Lĩnh vực thương mại và dịch vụ Trong đó DN nhỏ: 5 tỷ 500 triệu 250 50 Nguồn: Những nội dung cơ bản về quản trị DNVVN (năm 2005) Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 2 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển Theo cách chung nhất, phân loại doanh nghiệp phụ thuộc vào số người lao động hoặc số vốn kinh doanh. Tuy nhiên cũn cỏch phân loại khác được sử dụng trong các tài liệu phát triển đó là theo lĩnh vực chính quy và phi chính quy. Theo hướng này thì “phi chính quy” ám chỉ các doanh nghiệp nhỏ, một thành viên, thường làm việc bán thời gian hay theo thời vụ mà thông thường chúng không có tài sản cố định và có thể hoạt động tại gia đình. Thêm vào đó các doanh nghiệp thường hoạt động dưới dạng không đăng ký chính thức và ngoài vòng kiểm soát của Chính phủ về mặt thuế và quản lý. Thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ thường được sử dụng để nói đến thu nhập nhỏ phát sinh từ các hoạt động thuộc loại này. Khu vực doanh nghiệp “chớnh quy” thường được sử dụng để kể đến các loại hình và quy mô doanh nghiệp sử dụng một số lượng lao động lớn hơn, không điều hành hoạt động từ gia đình. Loại doanh nghiệp này phải chịu chi phối bởi pháp luật và có khả năng tiếp cận dễ dàng đến các thể chế tài chính và dự án phát triển. Khái niệm thường được sử dụng cho doanh nghiệp chính quy là: “DNVVN là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường để tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp”. 2. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hình thức sở hữu: Có đủ các hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp. - Về hình thức pháp lý: Các DNVVN được hình thành theo Luật doanh nghiệp và những văn bản dưới luật. Đây là những những công cụ pháp lý xác định tư cách pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp nói chung trong đó có DNVVN, đồng thời xác định rõ vai trò của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 3 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển - Lĩnh vực và địa bàn hoạt động: DNVVN chủ yếu phát triển ở ngành dịch vụ, thương mại (buôn bán). Lĩnh vực sản xuất chế biến và giao thông cũn ớt (tập trung ở ba ngành: Xây dựng, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thương mại dịch vụ), địa bàn hoạt động chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ và đô thị. - Công nghệ và thị trường: Các DNVVN chủ yếu có năng lực tài chính rất thấp, có công nghệ, thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sản phẩm của các DNVVN chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, chất lượng sản phẩm kém; mẫu mã bao bì còn đơn giản, sức cạnh tranh yếu. Tuy nhiên có một số DNVVN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm, hải sản có sản phẩm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. - Trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp và yếu. Hầu hết các DNVVN hoạt động độc lập, việc liên doanh, liên kết còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. 3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Mặc dù có những yếu kém và bất lợi nhất định nhưng do đặc điểm, tính chất của chúng nờn cỏc DNVVN có vị trí, vai trò và tác động kinh tế xã hội rất lớn. Thứ nhất, các DNVVN có vị trí rất quan trọng ở chỗ, chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. Ở hầu hết các nước, số lượng DNVVN chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng số lượng các DNVVN lớn hơn tốc độ ra tăng số lượng các doanh nghiệp lớn. Ở nước ta hiện nay DNVVN chiếm 65,9% so với tổng số doanh nghiệp Nhà nước và chiếm 33,6% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Thứ hai, các DNVVN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng trên dưới 50% GDP mỗi Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 4 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển nước. Ở Việt Nam, theo đánh giá của viện nghiên cứu và quản lý trung ương, DNVVN đóng góp 24- 25% GDP của cả nước, 31% giá trị sản xuất công nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của ngành thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá. Trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khỏc cỏc DNVVN cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Thứ ba, tác động kinh tế- xã hội lớn nhất của DNVVN là giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoỏ đúi giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, thì khu vực này vươn xa hơn hẳn các khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Ở hầu hết các nước, DNVVN lại thu hút nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam, cũng theo đánh giá của viện nghiên cứu và quản lý trung ương, số lượng lao động của các DNVVN trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước. Thứ tư, các DNVVN góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, hoà nhịp với đòi hỏi uyển chuyển của nền kinh tế thị trường. Thứ năm, khu vực DNVVN thu hút được khá nhiều vốn trong dân. Hầu hết các DNVVN dựa vào vốn tự có, vốn huy động ngoài rất ít với 7% DNVVN có vay không trả lãi và trên 2% vay từ ngân hàng. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán, đi sâu vào các ngõ ngách, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều cho nên các DNVVN có vai trò, tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 5 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển Thứ sáu, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt với khu vực nụng thụn.Sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn sẽ thu hút người lao động ở nông thôn thiếu hoặc chưa có việc làm vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, rút dần lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Thứ bẩy, các DNVVN là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp, giúp họ làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, một số nhà kinh doanh sẽ trưởng thành, có kinh nghiệm quản lý, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển. II. Cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay 1.Khái niệm và phân loại cạnh tranh 1.1 Khái niệm cạnh tranh : Khái niệm về cạnh tranh đã được đề cập đến từ rất lâu, theo các học giả trường phái tư sản cổ điển: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mỡnh”. Qua thời gian và không gian các quan niệm về cạnh tranh cuóng khác nhau. Theo từ điển kinh doanh Anh xuất bản năm 1992 thì cạnh tranh được xem là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mỡnh”. Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh ” một số nhà khoa học cho rằng cạnh tranh là vấn đề dành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ và đó là phương thức để dành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi là dành Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với điều kiện thị trường. 1.2.Phân loại cạnh tranh Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, tuy nhiên, một số cách phân loại cơ bản đó là: - Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại: + Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, các doanh nghiệp yếu kém phải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽ chiếm ưu thế. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp. + Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. - Xét theo mức độ cạnh tranh: + Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất, quy Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 7 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển cách, chủng loại, mẫu mã. Giá cả sản phẩm là do cung- cầu trên thị trường quyết định. Các doanh nghiệp được tự do ra nhập, rút lui khỏi thị trường. Do đó, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh muốn thu được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. + Cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là loại thị trường phổ biến nhất hiện nay. Sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường này kinh doanh những loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Sự khác biệt giữa những loại hàng hoá, dịch vụ này ở nhãn hiệu. Có những loại hàng hoá, dịch vụ chất lượng như nhau song sự lựa chọn của người tiêu dùng lại căn cứ vào uy tín, nhãn hiệu sản phẩm. Các hình thức của cạnh tranh không hoàn hảo đó là độc quyền, độc quyền tập đoàn, cạnh tranh mang tính độc quyền. 2. Sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 2.1 Khái niệm về sức cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Sức cạnh tranh: Nhìn chung khi xác định sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải xem xét đến năng lực và tiềm năng sản xuất, kinh doanh. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn sản phẩm cùng loại; hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Theo diễn đàm cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “ Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ”. Khái niệm này được coi là phù hợp nhất vỡ nó được sử dụng kết hợp cho cả doanh Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển nghiệp, ngành, quốc gia, phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân. Năng lực cạnh tranh là khả năng dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng dành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp (theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 349). 2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hoỏ. Chỳng cú mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Vì vậy trước khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, em xin được đề cập sơ lược đến năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm. Còn năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm tương tự như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “ năng cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khỏc”. Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 9 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kế hoạch & Phát triển các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Ở Việt Nam năng lực cạnh tranh cấp quốc gia còn thấp đứng thứ 65 trên 80 nước (năm 2002), tăng 5 bậc so với năm 2001 (là 60/75 nước). 2.2.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dỏng, tớnh độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bỡ… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. đó là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của bản thân mỗi DNVVN nói riêng. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả rẻ. Chính vì vậy cạnh tranh là để bảo vệ lợi ích của người Sinh viên: Phạm Trọng Cường Lớp: Kinh tế phát triển 47A 10 [...]... tốt nghiệp triển 30 Khoa Kế hoạch & Phát CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I.Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong quá trình toàn cầu hoá, thị trường trong nước trở thành một bộ phận của thị trường thế giới Các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. .. để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thị phần càng lớn thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh Để tồn tại và có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ và duy trì một phần thị trường bất kể nhiều hay ớt, chớnh điều này đã phản ánh được qui mô tiêu thụ của doanh nghiệp Qua đó ta có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh,... lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trường ( thị trường bộ phận) với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra cung sản phẩm ( dịch vụ ) trên thị trường Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh. .. vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có thể hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra sức mạnh thu hút khách hàng Đương nhiên doanh nghiệp nào thu hút được nhiều khách hàng hơn thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao hơn Sinh viên: Phạm Trọng Cường 47A Lớp: Kinh tế phát triển Chuyên đề tốt nghiệp triển 23 Khoa Kế hoạch & Phát 5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của. .. sản của một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp khác biết sử dụng hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất, kinh doanh Tóm lại, cạnh tranh là động lực phát triển của hệ thống doanh nghiệp nói chung và của từng DNVVN nói riêng, là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh doanh trên thị trường 4 Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh. .. cho các doanh nghiệp có chi phí thấp vươn lên Để tham gia vào thị trường doanh nghiệp phải tuân thủ quy luật đào thải chon lọc Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của chính mình, nâng cao trình độ kiến thức về kinh doanh Do đó, cạnh tranh là điều kiện rất tốt để đào tạo ra những nhà kinh doanh giỏi Cạnh tranh là động lực cơ bản nhằm kết hợp một cách tối ưu nhất lợi ích của các. .. đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành Ngoài chỉ tiêu thị phần, một số người còn sử dụng tiêu thức tỉ suất lợi nhuận để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, chỉ tiêu này phản ánh chưa chính xác sức cạnh tranh của doanh nghiệp Thật vậy, một doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thấp chưa hẳn năng lực cạnh tranh kộm, vỡ Sinh viên: Phạm Trọng Cường 47A Lớp: Kinh tế. .. hướng kinh doanh không ? năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không và nếu tăng thì khả năng tăng ở tốc độ nào ? tớnh chất đa dạng sản xuất- kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào ? mức độ kỳ vọng của các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh doanh của họ và sự tồn tại các rào cản rời bỏ ngành Sinh viên: Phạm Trọng Cường 47A Lớp: Kinh tế phát triển 29 Chuyên đề tốt nghiệp triển... thị trường và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt Ai đi trước trong cuộc cạnh tranh này người đó sẽ chiến thắng Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả tăng, sức mua của người dõn bị giảm sút, các doanh nghiệp phải tỡm mọi cách giữ khách hàng, do đó cạnh tranh trên thị trường sẽ khốc liệt hơn Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường... cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với môi trường kinh doanh, đó là các yếu tố ngoài doanh nghiệp Vì vậy nó chịu ảnh hưởng và tác động của các nhõn tố này : 5.1 Môi trường kinh tế Đõy là nhõn tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tớnh ổn định hay bất ổn về kinh tế có tác động . lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập quốc tế B.Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt. giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần nõng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ C. Đối tượng nghiên cứu và. tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 2.1 Khái niệm về sức cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Sức cạnh tranh: Nhìn chung khi xác định sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan