báo cáo thực tập: Tổng quan nhà máy đạm cà mau

33 2.3K 5
báo cáo thực tập: Tổng quan nhà máy đạm cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY2I. Quá trình hình thành2II. Quy mô nhà máy32.1 Các phân xưởng công nghệ trong nhà máy32.2 Các cụm công nghệ và thiết bị chính trong các phân xưởng32.2.1 Phân xưởng Ammonia32.2.2 Phân xưởng Urea32.2.3 Phân xưởng tạo hạt32.2.4 Phân xưởng phụ trợ3III. Mô tả sơ lược về công nghệ các phân xưởng AMONIAC43.1 Miêu tả công nghệ Nhà máy ammonia43.1.1.Các bước của quá trình sản xuất ammonia53.2 Mô tả công nghệ các phân xưởng53.2.1 Khử lưu huỳnh53.2.2 Công đoạn reforming8Mô tả công nghệ tổng quát83.2.3 Chuyển hoá CO113.2.4. Công đoạn tách CO2123.2.5 Công đoạn metan hoá14CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ THÁP TÁCH CO17I. TỔNG QUAN PHÂN XƯỠNG CO171.1. Giới thiệu chung171.2. Yêu cầu nguyên liệu và sản phẩm181.2.1 Nguyên liệu.181.2.2 Sản phẩm của phân xưởng CO18II. Phản ứng hóa học212.1. Phương trình phản ứng và thông số kỹ thuật của quá trình.212.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ21III. Xúc tác của quá trinh233.1 Xúc tác của HTS.233.2. Xúc tác trong thiết bị HTS:24IV. Sơ đồ công nghệ:254.1. Thuyết minh sơ đồ25VI. Các yếu tố ảnh hưởng đế quá trình.266.1 Các chất gây ngộ độc.266.2. Tăng chênh áp.26VII. Hình thành sắt cacbide27CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG28I. Những điểm chú ý chung.28II. Quy trình an toàn cho quá trình vận hành và bảo dưỡng.282.1 Chung28III. Thiết bị bảo vệ cá nhân.293.1. Bảo vệ hô hấp293.2. Bảo vệ thân thể30IV. Phòng và chống cháy304.1 Ngăn ngừa304.2. Cứa hỏa31CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN33

Báo cáo thực tập Mục lục Mục lục 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 2 3.1 Miêu tả công nghệ Nhà máy ammonia 4 3.2 Mô tả công nghệ các phân xưởng 5 3.2.1 Khử lưu huỳnh 5 3.2.2 Công đoạn reforming 8 Mô tả công nghệ tổng quát 8 3.2.3 Chuyển hoá CO 11 Mô tả công nghẹ tổng quát 11 11 3.2.4. Công đoạn tách CO2 12 3.2.5 Công đoạn metan hoá 14 CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG 27 KẾT LUẬN 32 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn một tháng đi thực tế tại nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu Khí Cà Mau, nhóm sinh viên chúng tôi đã được các kỹ sư của phòng công nghệ trực tiếp cung cấp tài liệu và hướng dẫn tìm hiểu về phân xưởng urea là một trong ba phân xưởng chính của nhà máy. Mục đích và nhiệm vụ mà chúng tôi được giao khi đi thực tế tại nhà máy là hiểu được các quy trình để tạo ra sản phẩm phân đạm hạt đục, tìm hiểu được ảnh hưởng của các thông số vật lý ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thông qua các buổi thảo luận cùng với các kỹ sư thuộc phòng công nghệ và thông qua những buổi kiểm tra của các kỹ sư với nhóm sinh viên thực tập chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi được yêu cầu phải đọc được sơ đồ PFD nhà máy giao, kết hợp với việc đi thực tế ngoài phân xưởng để biết được vị trí của các dòng công nghệ chính của phân xưởng. Bài báo cáo của chúng tôi bắt đầu bằng việc mô tả sơ lược toàn bộ nhà máy, sau đó đi sâu vào tìm hiểu phân xưởng urea, bao gồm: Các thông số đầu vào và ra của phân xưởng, các cụm công nghệ chính và quy trình hoạt động của các cụm đó. Kết thúc báo cáo là những kết luận của nhóm sinh viên chúng tôi sau hơn một tháng đi thực tế, những thành quả chúng tôi đã đạt được và những khuyết điểm cần phải khắc phục trong những lần đi thực tế sau này hay trong công việc trong tương tai. SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 1 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY I. Quá trình hình thành Công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu Khí Cà Mau trực thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam sở hữu 100% vốn được thành lập ngày 09/03/2011 để quản lý và vận hành nhà máy Đạm Cà Mau nằm trong khu công nghiệp cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất phân bón và hợp chất nitơ bao gồm: sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển, phân phối và xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí. Hình 1: Mô hình nhà máy Đạm Cà Mau - Nhà máy Đạm Cà Mau được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2008 và đã hoàn thành vào tháng 02/2012, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu phân đạm khu vực 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. - Tổng mức đầu tư: 900 triệu USD - Công suất 800.000 tấn Urea/năm - Nguồn khí nguyên liệu được mua từ lô PM3 – CAA, mỏ cái nước thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam. Giá khí năm 2012 là 6.43 USD/MMBTU - Sản xuất phân đạm hạt đục có chất lượng cao theo công nghệ hiện đại nhất từ các nước Đan Mạch, Ý, Nhật Bản và các thiết bị dây chuyền sản xuất hoàn toàn nhập khẩu từ các nước tiên tiến của EU và G7. - Chất lượng sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 2 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy II. Quy mô nhà máy 2.1 Các phân xưởng công nghệ trong nhà máy - Nhà máy Đạm Cà Mau bao gồm 3 phân xưởng công nghệ: - Phân xưởng Ammonia - Phân xưởng Urea và phân xưởng tạo hạt - Phân xưởng phụ trợ. 2.2 Các cụm công nghệ và thiết bị chính trong các phân xưởng 2.2.1 Phân xưởng Ammonia - Thiết bị khử lưu huỳnh của khí nguyên liệu - Các thiết bị reforming sơ cấp, thứ cấp và các nồi hơi thu hồi nhiệt - Các thiết bị chuyển hóa CO ở nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp - Thiết bị tách CO 2 - Thiết bị Methan hóa - Thiết bị tổng hợp Ammonia - Các thiết bị làm lạnh ngưng tụ. 2.2.2 Phân xưởng Urea - Cụm máy nén CO 2 và các bơm cao áp - Cụm tổng hợp và phân hủy cao áp - Cụm phân hủy trung áp - Cụm phân hủy thấp áp và tiền cô đặc chân không - Cụm cô đặc chân không - Cụm xử lý nước ngưng công nghệ - Cụm thu hồi nước ngưng. 2.2.3 Phân xưởng tạo hạt - Thiết bị tạo hạt - Tháp rửa bụi - Máy nghiền Urea - Sàng phân loại kích cỡ. 2.2.4 Phân xưởng phụ trợ - Hệ thông nước thô – nước sinh hoạt – nước khử khoáng SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 3 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy - Nước hàng rào - Hệ thống nước làm mát - Hệ thống khí nén – khí điều khiển – nitơ - Hệ thống phân phối khí tự nhiên - Hệ thống tồn chứa Ammonia - Hệ thống xử lý nước thải nhiễm Ammonia - Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt - Hệ thống đuốc đốt. III. Mô tả sơ lược về công nghệ các phân xưởng AMONIAC 3.1 Miêu tả công nghệ Nhà máy ammonia - Trong nhà máy, ammonia được sản xuất từ khí tổng hợp chứa hydro và nitơ với tỉ lệ xấp xỉ 3/1. - Bên cạnh các hợp chất trên, khí tổng hợp còn chứa một lượng khí trơ như Ar và CH 4 ở một giới hạn nào đó. - Nguồn cung cấp H 2 là nước demi và khí hydrocarbon trong khí tự nhiên.Nguồn cung cấp N 2 là không khí.Bên cạnh ammonia, nhà máy còn sản suất CO 2 , nguồn cung cấp CO 2 là từ các hydrocarbon trong khí tự nhiên. Hoạt động của nhà máy ammonia được minh họa như hình dưới đây: Hình 2: Sơ đồ khối xưởng amoniac Miêu tả tóm tắt công nghệ các công đoạn - Các công đoạn cần thiết để sản xuất ammonia từ các nguồn nguyên liệu đã được đề cập: • Nguồn khí tự nhiênnguyên liệu được khử lưu huỳnh trong cụm khử lưu huỳnhtới hàm lượng phần triệu. SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 4 XƯỞNG AMMONIA Hơi nước Khí tự nhiên Ammonia NH 3 Cabon dioxit CO 2 Nước Không khí Điện Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy • Khí nguyên liệu đã được khử lưu huỳnh thực hiện phản ứng Reforming với hơi nước và không khí tạo thành khí công nghệ. Thành phần khí công nghệ chủ yếu các khí như: H 2 , N 2 , CO, CO 2 và hơi nước. • Trong công đoạn làm sạch khí, CO được chuyển hóa thành CO 2 . Sau đó CO 2 được tách ra khỏi khí công nghệ tại cụm tách CO 2 . • CO và CO 2 còn lại trong khí đầu ra cụm tách CO 2 được chuyển hóa thành CH 4 trong thiết bị methan hóa bằng phản ứng với H 2 trước khi khí tổng hợp đi vào cụm tổng hợp ammonia. • Khí tổng hợp được nén sau đóđược đưa vào tháp tổng hợp ammonia, tại đây xảy ra phản ứng tổng hợp ammonia.Để giới hạn Sự tích tụ Ar và CH 4 trong vòng tổng hợp, một dòng khí nhỏ được trích ra.Sản phẩm Ammonia lỏng được giảm áp giải phóng khí trơ, và các khí hòa tan. 3.1.1.Các bước của quá trình sản xuất ammonia Hình 3: sơ đồ khối các phân đọa trong xưởng amoniac 1. Công suất của xưởng ammonia là 1350 tấn NH 3 / ngày và 1790 tấn CO 2 /ngày. Xưởng ammonia có thể được vận hành và xuất ammonia theo hai cách: • Cách 1: Ammonia sản phẩm đi sang xưởng sản xuất urea ở nhiệt độ 25 o C áp suất 2.45 MPag. • Cách 2: Ammonia sản phẩm đi về bồn chứa Ammonia ở nhiệt độ - 32 o C áp suất 0.5 MPag. 3.2 Mô tả công nghệ các phân xưởng 3.2.1 Khử lưu huỳnh Mô tả công nghệ tổng quát - Khí nguyên liệu NG chứa 15ppm về thể tích các hợp chất lưu huỳnh. Nguồn khí SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 5 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy nguyên liệu dự phòng (back-up gas) có thể chứa tới 55 ppm. Do xúc tác reforming sơ cấp và chuyển hóa CO ở nhiệt độ thấp rất nhạy cảm với S, nên dòng NGphải được khử S trước khi vào Reforming sơ cấp. - Do khí nguyên liệu chứa lưu huỳnh ở 2 dạng H 2 S (Vô cơ) và lưu huỳnh hữu cơ nên công đoạn khử lưu huỳnh được thực hiện theohai bước. Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ được chuyển thành H 2 S trong thiết bị hydro hóa (R04201), sau đó H 2 S được hấp thụ trong tháp hấp thụ R04202A/B . Sau công đoạn khử lưu huỳnh hàm lượng S trong khí nguyên liệu đạt < 0.05ppm. Hydro hoá - Xúc tác thứ nhất trong Cụm khử lưu huỳnh là Coban-Molypden, Topsoe TK- 250 được dùng cho phản ứng hydro hoá. - Các phản ứng xảy ra như sau: RSH + H 2 <=> RH + H 2 S R1SSR2 + 3H 2 <=> R1H + R2H + 2H 2 S R1SR2 + 2H 2 <=> R1H + R2H + H 2 S (CH) 4 S + 4H 2 <=> C 4 H 10 + H 2 S COS + H 2 <=> CO + H 2 S - Trong đó R- là gốc hydrocacbon. - Xúc tác hydro hóa không được tiếp xúc với hydrocarbon mà không có mặt của H 2 . - Hậu quả có thể là độ chuyển hóa lưu huỳnh hữu cơ giảm, dẫn đến dò rỉ S tới cụm Reforming cao. - Trong trường hợp có sự hiện diện của CO và CO2 trong thành phần khí tự nhiên vào R04201, sẽ xảy ra các phản ứng sau: CO 2 + H 2 ↔ CO + H 2 O CO 2 + H 2 S ↔ COS + H 2 O - Vì thế, sự hiện diện của CO, CO 2 và H 2 O ảnh hưởng đến hàm lượng lưu huỳnh dư trong dòng khí công nghệ đi ra khỏi các cụm khử lưu huỳnh. - Khi cung cấp Xúc tác TK-250 đã bị oxi hóa và được họat hóa lại khisulphide hoá.Ở trạng thái sulphide hoá,chất xúc tác có thể tự bốc cháy do đó nó không được phép tiếp xúc với không khí tại nhiệt độ lớn hơn 70 o C. Hấp phụ H 2 S SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 6 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy - Khí tự nhiên đã hydro hoá được đưa vào các tháp hấp phụ lưu huỳnh R04202A/B. - Hai tháp hấp phụ lưu huỳnh, được đặt nối tiếp nhau, và hoàn toàn giống nhau. R04202B đóng vai trò bảo vệ trong trường hợp xảy ra sự dư lưu huỳnh khi ra khỏi bình R04202-A hoặc trong trường hợp R04202A được cô lập để thay thế chất xúc tác. Trong mỗi tháp có chứa một lớp chất xúc tác HTZ-3. Chất xúc tác ZnO này có dạng ép dài 4mm. Nhiệt độ vận hành bình thường là khoảng 350 0 C. Kẽm oxit phản ứng với H 2 S (hydro sulphide)và COS (cacbonyl sulphide) theo các phản ứng thuận nghịch sau đây: ZnO + H 2 S ↔ ZnS + H 2 O ZnO + COS ↔ ZnS + CO 2 - Hằng số cân bằng cho phản ứng giữa kẽm oxit và hydro sulphide được diễn tả bởi phương trình sau: K p (T) = P H2S / P H2O = 1.5×10 -5 tại 350 o C - Chất xúc tác không phản ứng với oxy hoặc hydro tại bất cứ nhiệt độ nào. - Kẽm sulphide không có tính tự bốc cháy nên không có yêu cầu đặc biệt khi tháo dỡ xúc tác. - Hơi nước công nghệ không nên Tối đa để đi vào trong R04202A/B, ZnO sẽ bị hydrat hóa và nó không thể tái sinh trở lại ZnO trong thiết bị phản ứng. Hình 4: sơ đồ khối cụm H 2 S SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 7 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy 3.2.2 Công đoạn reforming Mô tả công nghệ tổng quát Hình 5: sơ đồ cụm Refoming - Trong cụm reforming, khí đã khử lưu huỳnh được chuyển hóa thành khí tổng hợp nhờ quá trình reforming xúc tác hỗn hợp khí NG, với hơi nước và không khí. Quá trình reforming hơi nước có thể được mô tả theo các phản ứng sau đây: C n H 2n+2 + H 2 O ↔ C n-1 H 2n + CO + 2H 2 – Q (1) CH 4 + 2H 2 O ↔ CO + 3H 2 – Q (2) CO + H 2 O ↔ CO 2 + H 2 O + Q (3) - Phản ứng (1) miêu tả phản ứng reforming hydrocacbon bậc cao chuyển hóa từng bậc xuống thành hydrocacbon bậc hơn , và cuối cùng thành phân từ metan như trong phản ứng (2). - Nhiệt phát ra từ phản ứng (3) rất nhỏ so với nhiệt cần cấp cho phản ứng (1) và (2) . - Phản ứng xảy ra theo hai bước, reforming sơ cấp và reforming thứ cấp như được mô tả dưới đây. Sự hình thành Carbon - Trong quá trình vận hành, Sự hình thành cacbon xảy ra phía ngoài hoặc phía trong mao quản của xúc tác. Cacbon nằm phía ngoài xúc tác sẽ làm tăng tổn thất áp suất qua lớp xúc tác, Cacbon nằm phía trong các mao quản sẽ làm giảm hoạt tính và SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 8 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy độ bền cơ học của xúc tác. - Tỉ số S/C thiết kế là 3 (chỉ xét đến carbon trong hydrocarbon). Là tỉ số đủ lớn để tránh hiện tượng hình thành carbon. Nhiệt phản ứng - Trong reformer sơ cấp, nhiệt cần thiết cho phản ứng Rerforming được cung cấp gián tiếp từ lò đốt. Trong reformer thứ cấp, nhiệt được cung cấp trực tiếp từ quá trình cháy của hỗn hợp khí với không khí. - Quá trình đưa không khí vào R04203 đồng thời cũng cung cấp N 2 cho quá trình tổng hợp ammonia. Tỉ lệ H 2 /N 2 trong khí tổng hợp được duy trì gần bằng 3, lượng không khí được giữ cố định. Nói chung, việc điều chỉnh công suất ở reforming sơ cấp để điều chỉnh phản ứng reforming và hàm lượng metan ra khỏi reforming sơ cấp (R04203). Áp xuất vận hành -Do metan là một khí trơ trong vòng tổng hợp, nên hàm lượng metan trong khí tổng hợp được mong muốn giảm tới mức thấp nhất có thể để giữ lượng khí trơ trong vòng tổng hợp là thấp. Hàm lượng metan được khống chế bởi cân bằng của phản ứng reforming (2), nhiệt độ tại đầu ra và hoạt tính xúc tác.Theo phản ứng (2), hàm lượng metan thấp hơn có thể đạt được bằng cách tăng nhiệt độ, giảm áp suất hoặc tăng hơi nước. Mặt khác, áp suất reforming cao lại được xem xét nhằm tiết kiệm năng lượng cho quá trình nén tiếp theo. Áp suất đầu vào reforming khoảng 35 barg là giá trị hợp lý cho bài toán kinh tế. Refomer sơ cấp - Bước đầu tiên của công đoạn reforming hơi nước được thực hiện trong thiết bị reforming sơ cấp F04201. - Hỗn hợp khí tự nhiên và hơi nước được gia nhiệt tới nhiệt độ 535 o C trước khi đi vào F04201. Khí công nghệ được dẫn vào các ống xúc tác thẳng đứng theo hướng từ trên xuống dưới. Nhiệt cung cấp cho phản ứng được bức xạ từ các đầu đốt đặt trên tường lò tới ống xúc tác. - Để đảm bảo cháy hoàn toàn nhiên liệu, các đầu đốt được vận hành với lượng không khí dư là 10%, tương ứng với 2% oxi dư trong khói thải. - Hydrocarbon trong nguyên liệu tới reforming sơ cấp được chuyển hóa thành H 2 SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 9 [...]... lửa, hơi nước hay nước và kích hoạt báo động cháy Trong trường hợp đám cháy lớn được gây ra bởi hóa chất, người vận hành phải: a) Cô lập lửa và ngừng máy thiết bị đó b) Dập lửa SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 31 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy KẾT LUẬN Sau hơn một tháng thực tập tại nhà máy Đạm Cà Mau, chúng tôi đã hiểu hơn về quy trình sản xuất sản phẩm phân đạm, đặc biệt là quy trình công nghệ... xưởng chính của nhà máy Học hỏi được kinh nghiệm làm việc, cách đối xử với bạn bè đồng nghiệp cả trong môi trường làm việc và trong cuộc sống thường nhật, hiểu được sự quan trọng của việc chau dồi và tích lũy kiến thức chuyên môn Đây chính là một cơ hội quý báu để chúng tôi kiểm nghiệm, đánh giá và so sánh các kiến thức lý thuyết và thực tiễn Trong quá trình thực tập tại nhà máy Đạm Cà Mau, chúng tôi... và thực tiễn Trong quá trình thực tập tại nhà máy Đạm Cà Mau, chúng tôi đã nhận thấy rằng sự khác biệt cơ bản của nhà máy Đạm Cà Mau so với các nhà máy đạm khác tại Việt Nam chính là công nghệ của phân xưởng tạo hạt kéo theo sự khác biệt của sản là tạo ra sản phẩm đạm hạt đục Tuy thời gian thực ngắn nhưng cũng đã mang lại cho chúng tôi một khối lượng kiến thức vô cùng quý báu, đây chính là hành trang... chất xúc tác được thực hiện một cách đơn giản bằng cách gia nhiệt trong khí công nghệ bình thường Hàm lượng CO và CO 2 trong khí được dùng trong quá trình khử phải ở mức thấp có thể, tốt nhất là dưới 1% mol CO+CO 2 nhằm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ của lớp xúc tác SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 16 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ THÁP TÁCH CO I TỔNG QUAN PHÂN XƯỠNG CO... CO2 Mục đích của quá trình là: Tổng hợp CO2 cho quá trình sản xuất ure Tổng hợp H2 cho các phân xưởng khác CO là một chất gây ngộ độc cho các quá trình sau vì vậy cần phải loại bọ chung ra khỏi dòng khí SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 17 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy 1.2 Yêu cầu nguyên liệu và sản phẩm 1.2.1 Nguyên liệu Nguyên liệu đầu vào chứa khoảng 13.7% CO tổng dòng khí với thành phần... vận hành và bảo dưỡng 2.1 Chung SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 27 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy Quy trình vận hành và bảo dưỡng sẽ vô dụng nếu con người không được đào tạo thích hợp trong công việc thực thi công việc của họ Người giám sát trong nhiệm vụ như đào tạo nên có kinh nghiệm bản thân tương ứng, thích hợp ở những nhà máy tương tự và sử dụng những vật chất tương tự “CÁCH BẢO VỆ AN... hơi nước thấp giúp cho cân bằng hoá học của phản ứng chuyển về phía hình thành metan SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 14 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy - Khoảng nhiệt độ khuyến cáo 280-450oC, tuy nhiên, các điều kiện cân bằng là hoàn toàn có lợi đến mức hoạt tính xúc tác trên thực tế chỉ là một nhân tố xác định hiệu suất của quá trình metan hoá Hoạt tính của chất xúc tác tăng khi tăng nhiệt... LÀM VIỆC TRONG NHÀ MÁY” - Những nguồn sinh lửa là: - Mở ngọn lửa - Công việc sinh nhiệt (hàn, cắt,…) - Thiết bị điện hở - Xe cộ - Bề mặt kim loại quá nhiệt - Sự tích điện - Hút thuốc cũng như mang diêm và hột quẹt là bị cấm - Những công việc tạo ra nhiệt như hàn, cắt, mài, bào,…Chỉ có thể thực hiện trong khu vực công nghệ sau khi đã được cấp phép với quy trình đặc biệt và thực hiện cảnh báo Đèn pin di... Trang 30 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy Những điều kiện di động bao gồm: Xe cứu hỏa và thiết bị dập lửa Để dập tắt một đám cháy trong thiết bị điện (công tắc, biến thế, dộng cơ,…) chỉ được dùng cacbon dioxide và những dụng cụ dập tắt điện dạng khô Không bao giờ được dùng nước, hơi nước hoặc bọt cho những đám cháy điện Những đám cháy dầu lớn được dập tắt bằng hệ thống cứu hỏa nhà máy dùng... bởi cả bỏng bên trong và bên ngoài cơ thể Ví dụ: Clo, sulphur dioxide (S2O), hydro floride Để bảo vệ mình với những khí có hại, người vận hành nên: SVTH: Trần Ngọc Minh Trí Trang 28 Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy Thực hiện việc kiểm tra cấp phép đối với các điều kiện khí trong môi trường (bồn bể, ) Tránh vào không gian hạn chế khi chưa được purpe và kiểm tra Tránh ghé mặt và mở hơi thoát khí . Mô hình nhà máy Đạm Cà Mau - Nhà máy Đạm Cà Mau được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2008 và đã hoàn thành vào tháng 02/2012, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu phân đạm khu vực 13 tỉnh đồng bằng sông. 09/03/2011 để quản lý và vận hành nhà máy Đạm Cà Mau nằm trong khu công nghiệp cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất phân. tập GVHD: Th.s Trần Thị Thúy LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn một tháng đi thực tế tại nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu Khí Cà Mau, nhóm sinh viên chúng tôi đã được các kỹ sư của phòng

Ngày đăng: 17/12/2014, 23:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY

    • Mô tả công nghệ tổng quát

    • Miêu tả công nghệ.

    • Thiết bị metan hoá.

    • CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG

    • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan