skkn một vài biện pháp giúp bếp ăn luôn sạch sẽ và giữ gìn đồ dùng của bếp đạt hiệu quả hơn

12 1K 0
skkn một vài biện pháp giúp bếp ăn luôn sạch sẽ và giữ gìn đồ dùng của bếp đạt hiệu quả hơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DĨ AN TRƯỜNG MẪU GIÁO ANH ĐÀO : ĐỀ TÀI MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP BẾP ĂN LUÔN SẠCH SẼ VÀ GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG CỦA BẾP ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN Năm học: 2010 – 2011 Người viết: Nguyễn Thị Tuyết Điện thoại: 0904525412 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Thực trạng của đơn vị: a/ Thuận lợi: b/ Khó khăn: 2/ Biện pháp thực hiện: a/ Vệ sinh bếp ăn: b/ Vệ sinh đồ dùng của bếp: c/ Bảo quản tài sản bếp: III. KẾT LUẬN a/ Kết quả đạt được: b/ Những kết luận trong quá trình nghiên cứu I/ Đặt vấn đề: Tục ngữ có câu “ Nhà sạch thì mát Bát sạch ngon cơm” Câu nói đó đã dẫn chứng cho chúng ta thấy việc giữ gìn vệ sinh luôn được coi trọng từ ngàn xưa đến nay.Thức ăn, thức uống dù ngon đến đâu, mà được đựng trong những tô chén cáu bẩn, không sạch sẽ hoặc chúng ta ngồi ăn trong một môi trường thiếu vệ sinh, không thoáng mát, gọn gàng cũng làm cho món ăn đó giảm đi vẻ ngon trong mắt nhìn của chúng ta, đôi khi còn làm cho ta có cảm giác không muốn ăn dù rằng đang đói. Nhu cầu của xã hội ngày nay không chỉ ăn no, mặc ấm mà phải là ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Thức ăn khi chế biến xong phải được sắp xếp, trang trí đẹp mắt, giúp cho người ăn cảm thấy thích thú từ hình thức đến mùi vị. Ngoài ra không gian, địa điểm chế biến phải đảm bảo vệ sinh, sắp xếp khoa học, sạch gọn cũng là tiêu chí hàng đầu giúp cho người ăn yên tâm thưởng thức. Đối với ngành mầm non thì tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được xem là hàng đầu để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Nhà bếp của trường Mầm non phải đủ các điều kiện như: vệ sinh môi trường,cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn lây nhiễm khác, bếp phải cao ráo, thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm, có nguồn cung cấp nước sạch Bếp ăn phải được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc bếp một chiều, được xây dựng bằng các nguyên vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi, cọ rửa. Đồ dùng dụng cụ của bếp phải được làm bằng các chất liệu không có chất độc hại. Là người phụ trách công tác bán trú tôi suy nghĩ và đề ra một vài biện pháp giúp cho bếp ăn luôn sạch sẽ và giữ gìn đồ dùng của bếp đạt hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe cho trẻ, đồng thời là một trong những yếu tố giúp phụ huynh yên tâm hơn khi gửi trẻ đến trường. II/ Nội dung. 1/ Thực trạng đơn vị: a/ Thuận lợi: - Bếp ăn được xây dựng rộng khoảng 56m 2 gần cổng ra vào của trường thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. - Được xây dựng theo qui trình bếp một chiều, có nơi sơ chế thực phẩm riêng biệt với khu vực cọ, rửa dụng cụ như: nồi, chảo, tô, dĩa, muỗng… - Các dụng cụ nấu nướng được trang bị đầy đủ theo nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của trẻ. - Chị em trong tổ nuôi đều đã qua lớp sơ cấp nấu ăn và tham dự đầy đủ các buổi tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do y tế dự phòng Huyện kết hợp cùng Phòng giáo dục tổ chức vào đầu năm học - Tất cả đều vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cá nhân tôi cũng thường xuyên xem sách, báo phụ nữ, các tài liệu về các món ăn được tải trên mạng về và chế biến cho phù hợp với trẻ giúp cho thực đơn của trẻ thêm phong phú. b/ Khó khăn: - Trường có một lớp lẻ cách điểm chính khoảng một km, do đó hàng ngày ba buổi chị em phải thay phiên nhau chở thức ăn cho trẻ. Có những ngày mưa dầm mỗi lần chở là một lần ướt ( dù có mặc áo mưa). - Nhà cô Liễu, cô Tú, cô Oanh xa trường lại ở trong vùng hẻo lánh nên rất bất tiện cho việc đi sớm nấu thức ăn sáng cho trẻ. 2/ Biện pháp thực hiện: Để thực hiện tốt việc giữ gìn môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh theo qui định của ngành. Ngay từ đầu năm học 2010 – 2011 tôi đề ra kế hoạch cho tổ nuôi như sau: a/ Vệ sinh bếp ăn: - Bếp luôn sạch sẽ không có cát, bụi bám ở nền nhà, bệ bếp, nơi sơ chế và nơi phân chia thức ăn, sàn rửa luôn sạch sẽ không bám dầu mỡ, các kẽ gạch không đóng rong. - Hàng ngày nhóm nấu chính chịu trách nhiệm lau chùi bệ bếp, nơi phân chia và xắt thái thức ăn. Khi nấu xong phải lau chùi phần thân bếp gas tránh tình trạng dầu mỡ, mắm muối bám vào sẽ làm rỉ sét bếp. Nhóm phụ lau chùi vách tường gach men nơi sơ chế, chà rửa nơi sơ chế và sàn rửa chén. - Ngày thứ ba hàng tuần vào buổi trưa chị em cùng nhau chà rửa nhà bếp, kho chứa thực phẩm và các bệ xắt thái, phân chia thức ăn cho sạch các vết ố và các đường ron của gạch giúp cho bếp luôn mát, gạch nền trắng sạch. - Ngày thứ sáu tất cả tổng vệ sinh trong và ngoài bếp. b/ Vệ sinh đồ dùng của bếp: - Hàng ngày khi rửa tô, dĩa chị em phải chú ý đến những tô dĩa có vết ố sẽ để riêng ra, đồng thời bổ sung tô, dĩa mới vào cho đủ số, sau đó buổi trưa ngày thứ năm sẽ cọ rửa những tô, dĩa này lại cho sạch các vết ố. Nhờ đó tô, dĩa luôn sạch, không ố bẩn. - Đối với nồi nấu canh, nồi kho, chảo, xửng hấp… có nhiều món khi chế biến xong, thường bám màu vào thành nồi, chảo trông không được đẹp mắt dù đã chà rửa rất kỹ. Ví dụ: khi luộc trứng, nồi bị xám xịn lại hoặc nấu bò kho thành nồi thường bám màu Qua nhiều lần dự giờ nấu của chị em tôi phát hiện ra, mỗi lần nấu canh chua nồi sáng trắng hơn. Tôi liền thử nghiệm bằng cách bỏ me vào nước và nấu sôi lên, chảo trắng sáng hơn khi chưa nấu nước với me. Lúc biết được mẹo trên, chị em trong tổ liền áp dụng mỗi khi luộc trứng hoặc nấu những thức ăn bị bám màu, sẽ bỏ me vào nước và nấu sôi lên để nồi sáng trắng trở lại. - Đối với sân ximăng xung quanh bếp vào những năm trước, mùa mưa sân đóng rong rất nhanh, dễ bị trượt té, còn mùa khô thì bụi đất nhiều, dù chị em có quét hàng ngày, khi gió thổi qua bụi lại bay vào bếp rất dơ. Lúc nào thấy sân có rong rêu chị em mới chà sân, vì thế mỗi lần chà là rất mệt. Đồng thời còn xảy ra tình trạng chị em chưa tự giác chà nếu chưa có sự nhắc nhở của tôi. Nên từ năm học 2008 cho đến nay tôi qui định ngày thứ sáu sẽ tổng vệ sinh cuối tuần với các việc cụ thể như sau: Nhóm phụ chà sân theo chu vi của bếp ăn không để rong rêu bám, lau cửa ra vào, cửa sổ ( lau cả phần song cửa và cả kính), lau quạt. Nhờ thế dù trời mưa hay nắng sân vẫn sạch sẽ không đóng rong, bụi cũng giảm nhiều vì khi chà sân bụi cụng trôi đi, nhóm nấu chính sẽ lau sạch phần tường trong bếp, mặt bếp, tủ lạnh, tủ đông, tủ đựng tô, dĩa. c/ Bảo quản tài sản bếp: - Theo qui định ngành Mầm non sử dụng đồ dùng bằng Inox, trường đã trang bị muỗng Inox cho trẻ từ năm học 2007 – 2008, nhưng tình trạng mất muỗng xảy ra liên tục. Cả cấp dưỡng và giáo viên đều không ai nhận trách nhiệm. Năm đó trường phải mua bổ sung muỗng ăn cho trẻ, qua tình trạng trên tôi suy nghĩ và đưa ra biện pháp. Đến buổi ăn cấp dưỡng đếm muỗng và bàn giao cụ thể với giáo viên phụ trách lớp, lúc ăn xong trước khi mang muỗng xuống để rửa cấp dưỡng đếm lại xem có đủ số lượng muỗng đã bàn giao hay không, nếu thiếu cấp dưỡng và giáo viên phụ trách lớp sẽ tìm ngay, xem muỗng còn bỏ sót ở đâu. Nhờ thế tình trạng thiếu muỗng giảm hẳn, một năm học chỉ còn thiếu vài muỗng. - Về việc làm Yaourt cho trẻ ăn, lúc trước tôi mua hũ nhựa để đựng Yaourt nhưng qua quá trình rửa phơi, vì hũ bằng nhựa nắp hũ lại nhẹ nên dễ thất lạc. Sau này tôi cho chị em chế Yaourt vào bịch nilong cho thuận tiện, nhưng khi bỏ vào tủ đông một lúc hơn ba trăm bịch Yaourt, hai – ba ngày sau lớp trên và lớp dưới đông, còn số Yaourt ở giữa vẫn không đông nên không kịp thời cho cháu ăn theo thực đơn hàng ngày, đã vậy các bịch Yaourt còn bám chặt xuống đáy và thành tủ đông khi cạy mạnh làm rách bịch. Tôi suy nghĩ và cho chị em làm thử bằng cách đếm số lượng bịch Yaourt theo sĩ số của từng lớp và bỏ vào bịch xốp lớn, rồi lần lượt để cả tám bịch xốp lớn tương đương với số lớp vào tủ, chỉ thay đổi cách mà Yaourt đông hết, không còn tình trạng bịch đông, bịch không. - Còn về phần đáy tủ đông tôi mua một tấm nilong dày hai lớp lót dưới đáy tủ, rồi mới để Yaourt hoặc nước đá lên trên, khi Yaourt hoặc nước đá đông chỉ bám vào phần nilon nên rất dễ lấy. Lúc vệ sinh tủ chị em chỉ cần cầm tấm nilon ra để giặt và lau cũng dễ dàng hơn trước. - Về phía bên ngăn mát của tủ đông để tránh tình trạng có mùi hôi tất cả thực phẩm khi cất vào tủ đều phải đậy nắp kín, ngoài ra tôi còn mua một ít cà phê cho vào bịch, phần trên của bịch tôi đục một hai lỗ nhỏ rồi treo vào ngăn mát nhờ thế tủ luôn khử được mùi. - Khi chế biến rau câu cho trẻ ăn vì đổ với số lượng nhiều chị em thường tận dụng rổ, nắp vung để đậy tránh bụi bay vào, nhưng vì các đồ dùng tận dụng làm nắp đậy không đúng kích cỡ của các khuôn rau câu nên có thể bụi vẫn bám vào, các khuôn rau câu lại để chiếm diện tích nơi phân chia thức ăn và trông không đẹp mắt. Tôi liền tận dụng tủ đựng tô, dĩa của bếp ( lúc này tô, dĩa đã được sử dụng) cho chị em cất các khuôn rau câu vào đó giúp hạn bụi không bay vào, bếp lại gọn gàng hơn, cho đến khi rau câu cứng mới mang ra xắt cho trẻ ăn. III/ Kết luận. a/ Kết quả đạt được: - Qua việc thực hiện công việc cụ thể theo nhiệm vụ của từng nhóm, theo qui định từng ngày đã được thống nhất, giúp tôi dễ dàng trong việc kiểm tra công việc của chị em. - Nền nhà bếp và các bệ phân chia thức ăn, nơi xắt thái, nơi sơ chế thực phẩm, sàn rửa chén, luôn sạch sẽ kể các các đường ron của gạch. - Cửa ra vào, cửa sổ không còn tình trạng bám bụi. - Tô, dĩa được chị em xử lý kịp thời hàng tuần ( mỗi tuần chỉ một vài cái) giúp chị em không ngần ngại như trước vì để quá nhiều tô, dĩa bị ố mới cọ rửa. - Việc bảo quản tài sản của bếp được thực hiện tốt, muỗng ăn của trẻ không còn bị mất, giúp cho chị em cấp dưỡng và giáo viên thoải mái hơn không còn rầy rà nhau như trước. - Đối với việc làm Yaourt cho trẻ ăn, từ khi thay đổi cách chứa trong hũ qua bịch, số lượng Yaourt đã được đếm trước khi thành phẩm, giúp chị em không phải đếm lại khi mang lên lớp cho trẻ ăn, đã giảm được một ít thời gian ở khâu cuối cùng. b/ Những kết luận trong quá trình nghiên cứu: - Dựa vào thực tế việc chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn về vệ sinh, được các ngành chức năng lưu ý và đặt lên hàng đầu. Đồng thời việc chăm sóc sức khỏe – dinh dưỡng cho trẻ là mục tiêu quan trọng của ngành học Mầm non. Do đó việc đảm bảo vệ sinh cũng như thực hiện tốt các qui định do Trung tâm y tế dự phòng và ngành học đưa ra cũng là biện pháp giúp trường giữ vững uy tín cho ngành học mầm non và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. - Việc thực hiện tốt các khâu đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp trường không phải lúng túng khi có Trạm y tế Xã hoặc Trung tâm y tế dự phòng Huyện về kiểm tra đột xuất. Trong năm trường đã được trung tâm y tế dự phòng Huyện về kiểm tra đột xuất và được đánh giá tốt. - Phụ huynh rất yên tâm hơn khi nhìn thấy lớp học và bếp ăn của trường luôn sạch sẽ, gọn gàng và quan trọng nhất là thấy trẻ ngoan, lễ phép, tăng cân , mỗi chiều về nhà bé kể cho ba mẹ nghe những gì bé học được ở lớp đã tạo cho phụ huynh yên tâm và tin tưởng khi gởi con vào nhà trường. Ý KIẾN XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẪU GIÁO ANH ĐÀO ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ý KIẾN XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DĨ AN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… [...]... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ý KIẾN XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… . nghĩ và đề ra một vài biện pháp giúp cho bếp ăn luôn sạch sẽ và giữ gìn đồ dùng của bếp đạt hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe cho trẻ, đồng thời là một trong những yếu tố giúp. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DĨ AN TRƯỜNG MẪU GIÁO ANH ĐÀO : ĐỀ TÀI MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP BẾP ĂN LUÔN SẠCH SẼ VÀ GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG CỦA BẾP ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN Năm học: 2010 – 2011 . ĐỀ 1/ Thực trạng của đơn vị: a/ Thuận lợi: b/ Khó khăn: 2/ Biện pháp thực hiện: a/ Vệ sinh bếp ăn: b/ Vệ sinh đồ dùng của bếp: c/ Bảo quản tài sản bếp: III. KẾT LUẬN a/ Kết quả đạt được: b/ Những

Ngày đăng: 04/12/2014, 16:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan