Bài tiểu luận xu hướng toàn cầu hóa

31 10.1K 71
Bài tiểu luận xu hướng toàn cầu hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia hay một dân tộc nào có thể phát triển bình thường mà không quan hệ không trao đổi giao lưu trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, … với các cộng đồng dân tộc và các quốc gia khác. Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách là quan hệ lâu đời và phổ biến. Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội. Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà bình hợp tác và phát triển. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới là một nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy mà nhóm 4 chọn đề tài “xu hướng toàn cầu hóa” làm đề tài viết tiểu luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa nhằm mục đích tìm hiểu các tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với Việt Nam và đẩy mạnh việc hội nhập sâu và rộng của Việt Nam. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: a.Đối tượng nghiên cứu Tiểu luận tập trung vào nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. b.Phạm vi nghiên cứu: Không gian: nghiên cứu xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới Thời gian: Từ thế kỷ XX đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh theo thời gian, phương pháp đồ thị và biểu đồ. 5.Cấu trúc đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Khái niệm toàn cầu hóa Chương 2: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Chương 3: Thời cơ và thách thức với Việt nam trong xu thế toàn cầu hóa

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia hay một dân tộc nào có thể phát triển bình thường mà không quan hệ không trao đổi giao lưu trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, … với các cộng đồng dân tộc và các quốc gia khác. Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách là quan hệ lâu đời và phổ biến. Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội. Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà bình hợp tác và phát triển. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới là một nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy mà nhóm 4 chọn đề tài “xu hướng toàn cầu hóa” làm đề tài viết tiểu luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa nhằm mục đích tìm hiểu các tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với Việt Nam và đẩy mạnh việc hội nhập sâu và rộng của Việt Nam. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: a.Đối tượng nghiên cứu Tiểu luận tập trung vào nghiên cứu các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. NHÓM 4 1 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA b.Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: nghiên cứu xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới - Thời gian: Từ thế kỷ XX đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh theo thời gian, phương pháp đồ thị và biểu đồ. 5.Cấu trúc đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Khái niệm toàn cầu hóa Chương 2: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Chương 3: Thời cơ và thách thức với Việt nam trong xu thế toàn cầu hóa \ NHÓM 4 2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 TNCs Các công ty xuyên Quốc gia 4 EU Liên minh châu Âu 5 M&A Mua lại và sát nhập 6 UNDP Chương trình phát triển liên hiệp Quốc UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về hợp tác và phát triển 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ 10 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương 11 ASEM Diễn đàn hợp tác Á Âu 12 IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế 13 WB Ngân hàng thế giới 14 WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU NHÓM 4 3 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA Bảng 2.1: Xu hướng dài hạn trong giá trị và khối lượng xuất khẩu hàng hóa của thế giới thời kỳ 1950 – 2010……………………………………………………11 Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa của thế giới thời kỳ 1995 – 2004…………………………………………………………………………….12 Bảng 2.3: Dòng vốn FDI trên thế giới thời kỳ 1970-2010…………………… 14 MỤC LỤC NHÓM 4 4 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA CHƯƠNG 1 : TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ…………………… 6 1.1 Khái niệm……………………………………………………………………6 1.2 Nguồn gốc của toàn cầu hóa 6 1.3 So sánh toàn cầu hóa với quốc tế hóa 8 CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 9 2.1 Các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 9 2.2 Hệ quả tích cực của Toàn cầu hóa kinh tế 20 2.3 Hệ quả tiêu cực của Toàn cầu hóa kinh tế 21 CHƯƠNG 3: THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA 22 3.1 Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 23 3.2 Cơ hội 26 3.3 Thách thức 26 CHƯƠNG 1 : TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 1.1 Khái niệm NHÓM 4 5 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. Thực chất toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau gữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu hoá. Quá trình tham gia vào xu thế đó là của các quốc gia được gọi là hội nhập kinh tế. Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm đa phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.v.v Trong các mặt đó thì toàn cầu hoá kinh tế vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa về kinh tế là sự liên kết của nhiều nước cùng trong chiều hướng phát triển chung, cùng tham gia trong một thị trường chung. Toàn cầu hóa kinh tế gúp thúc đẩy nhanh chóng quan hệ kinh tế thương mại trên phạm vi quốc tế và nó cũng chứa đựng những cơ hội cũng như những thách thức lớn. 1.2 Nguồn gốc của toàn cầu hóa Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, toàn cầu hoá nói chung bắt nguồn từ những giao lưu văn hóa, buôn bán, di dân; từ sự mở rộng các tôn giáo ra ngoài biên giới các quốc gia, và cho đến nay là sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, các ngân hàng, các tổ chức quốc tế, sự trao đổi công nghệ, sự phát triển NHÓM 4 6 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA gắn với hiện đại hoá… Toàn cầu hoá kinh tế là kết quả của sự quốc tế hoá sản xuất cao độ và phân công quốc tế, nó xuất hiện và phát triển cùng với thị trường thế giới. Trong xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển thấp, giao thông kém phát triển, quy mô sản xuất và trao đổi nhỏ bé, thị trường khép kín, không có thị trường mang ý nghĩa hiện đại. Khi nền sản xuất tư bản phát triển, thị trường thế giới mở rộng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”[1]. Luận điểm này của C.Mác và Ph.Ăngghen cho thấy, sự quốc tế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế đã được bắt đầu từ khi chủ nghĩa tư bản mở rộng thị trường thế giới, khi phát hiện ra châu Mỹ cách đây hơn 500 năm. Sự phát triển của quốc tế hoá đời sống kinh tế lúc đầu còn theo ngành dọc, theo hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc thực dân, trên cơ sở sự phân công quốc tế và xuất khẩu tư bản xuất phát từ các chính quốc đến các nước thuộc địa, thông qua bạo lực và bóc lột kinh tế. Khi chủ nghĩa đế quốc xuất hiện, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các thế lực đế quốc trong phân chia thuộc địa và thị trường thế giới, sự quốc tế hoá đời sống kinh tế đã mở rộng cả theo chiều ngang. Rồi các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai nổ ra, quan hệ chính trị và kinh tế thế giới đảo lộn, khủng hoảng và biến động, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế bị đẩy lùi. Sự xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vào năm 1917 và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ hai tạo nên một kiểu quan hệ mới giữa các quốc gia dân tộc. Kiểu quan hệ mới này NHÓM 4 7 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA bước đầu mở ra kiểu quốc tế hoá đời sống kinh tế mới, dựa trên tính ưu việt của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản, đặt nền móng cho sự quốc tế hoá chân chính. Song, do những thăng trầm của lịch sử, trong những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, kiểu quan hệ kinh tế quốc tế này đã kết thúc. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất vẫn ngày càng phát triển. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức hình thành, đời sống kinh tế quốc tế hoá, toàn cầu hoá; các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển và trở thành lực lượng chi phối thế giới. Có thể nói, từ sau chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá kinh tế dường như chủ yếu gắn liền với chủ nghĩa tư bản. Mặc dù vậy, trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số nước xã hội chủ nghĩa và những nước này đang phát triển. Do vậy, nghiên cứu toàn cầu hoá kinh tế không thể bác bỏ một thực tiễn lịch sử là toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra trong bối cảnh hình thành cục diện kinh tế đa cực, hình thành một trật tự kinh tế, chính trị quốc tế mới, trong đó có hình thức phát triển, hợp tác, cạnh tranh và cùng nhau phồn vinh của các quốc gia dân tộc. Và khái niệm toàn cầu hoá hiện đại muốn bàn ở đây là nói đến xu thế khách quan đang diễn ra trong thời đại hiện nay. 1.3 So sánh toàn cầu hóa với quốc tế hóa Toàn cầu hóa là đỉnh cao của quá trình quốc tế hóa, trong đó quốc tế hóa là việc lưu thông hóa quá trình tái sản xuất sức lao động bao gồm hàng hóa, vốn và sức lao động. Cả toàn cầu hóa và quốc tế hóa đều nhằm góp phần tạo gia các mối liên kết giữa các quốc gia. Quốc tế hoá thì các quốc gia dân tộc vẫn phân biệt với nhau những địa điểm biệt lập, giữa chúng vấn có những khoảng cách, và chúng vấn đóng vai trò là một tác nhân chủ chốt trong nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá thì tạo ra các mối liên kết rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian. NHÓM 4 8 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 2.1 Các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế NHÓM 4 9 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, toàn cầu hoá nói chung bắt nguồn từ những giao lưu văn hóa, buôn bán, di dân; từ sự mở rộng các tôn giáo ra ngoài biên giới các quốc gia, và cho đến nay là sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, các ngân hàng, các tổ chức quốc tế, sự trao đổi công nghệ, sự phát triển gắn với hiện đại hoá… Về bản chất, toàn cầu hoá kinh tế là kết quả của sự quốc tế hoá sản xuất cao độ và phân công quốc tế, nó xuất hiện và phát triển cùng với thị trường thế giới. Toàn cầu hóa trước hết được biểu hiện ở sự định hình nền kinh tế tri thức, mà trọng tâm là bước ngoặt mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Những thành tựu khoa học kỹ thuật đạt được đã làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển và liên lạc, qua đó đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Chi phí vận tải biển ngày nay giảm 1/2 lần so với năm 1930, vận tải hàng không chỉ bằng 1/6. Giá một chiếc máy tính vào năm 1990 chỉ bằng 1/125 so với năm 1960, mức giá đó còn tiếp tục giảm tới 80% vào năm 1998. Những thành tựu khoa học công nghệ giúp giảm chi phí đầu tư và thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình hình thành và phối hợp sản xuất toàn cầu. Ví dụ, một chiếc ô tô Lyman của Ford được thiết kế tại Đức, hế thống số của nó được sản xuất tại Hàn Quốc, bộ phận bơm dầu được chế tạo ở Mỹ và động cơ ở Úc. Chính sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sản phẩm mang tính toàn cầu đó. Thêm vào đó, sự phát triển của loại hình kinh tế dựa trên mạng lưới này cũng đã hình thành nên những công ty mà đối với họ khó khăn về khoảng cách và rào cản ranh giới quốc gia là không còn. Sự phát triển của công nghệ làm cho nền kinh tế thế giới bắt đầu có sự dịch chuyển cơ cấu, từ những ngành kinh tế như luyện kim, điện lực, sản xuất ô tô, xi măng, đã bắt đầu xuất hiện các ngành kinh tế mới phát triển nhanh như điện tử – bán dẫn, máy tính, viễn thông…, trong đó các dịch vụ liên quan đến thông tin (ngân hàng, tư vấn, thiết kế, bảo hiểm…) phát triển mạnh. NHÓM 4 10 [...]... NHÓM 4 30 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA 1 Bùi Thanh Quất, 2003 Toàn cầu hóa – một cách tiếp cận mới Tạp chí Cộng sản 2 Học viện Chính trị Quốc gia, 2005 Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau: Tiếng nói bè bạn NXB Chính trị Quốc Gia 3 Joseph E Stiglitz-Dịch giả: Nguyễn Ngọc Toàn, 2008 Toàn cầu hóa và những mặt trái NXB Trẻ 4 Lê Văn Viết, 2004 Toàn cầu hoá văn hoá và đối sách của chúng ta: Khoá luận tốt... bản sắc của mình trước xu thế toàn cầu hóa, nếu như mỗi người Việt Nam cũng như mỗi cơ quan, tổ chức không có những hành động cần thiết Bởi lẽ, văn hóa bao giờ cũng mang tính lịch sử - cụ thể một mặt, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội, và mặt khác, luôn chịu sự tác động của chính bản thân văn hóa KẾT LUẬN NHÓM 4 29 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan Trong... về xung đột chính trị, sắc tộc ở một nơi nào đó trên thế giới Toàn cầu hóa kinh tế có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xã hội, đó là sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng CHƯƠNG 3: THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NHÓM 4 22 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA 3.1 Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu. .. xu hướng của toàn cầu hóa trên thế giới Đồng thời dựa trên tình hình kinh tế việt nam trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế thế giới, nhóm đã chỉ ra các thời cơ và thách thức của Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới Bài tiểu luận này hoàn thành cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý chân thành từ phía thầy giáo và các bạn bè để bài tiểu luận này được... quan trọng để hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội đã đề ra 3.3 Thách thức NHÓM 4 26 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA Đối với Việt Nam, thách thức lớn nhất có lẽ là thách thức về kinh tế Nói đến quá trình toàn cầu hóa, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế, đó là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ... năng lực cạnh tranh Thứ tư, toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển, tính xã hội hoá của lực lượng sản xu t, đưa nền kinh tế toàn cầu hoá phát triển ở mức ngày càng cao hơn 2.3 Hệ quả tiêu cực của Toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hoá mở rộng thêm khoảng cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước Tất cả những thành tựu của toàn cầu hoá kinh tế đang làm nới... hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế thị trường cũng đã làm cho những nền kinh tế này nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Biểu hiện tiếp theo cần nhấn mạnh trong quá trình toàn cầu hóa là xu hướng gia tăng nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng đáng kể NHÓM 4 11 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA... là là một biểu hiện đặc trưng của toàn cầu hóa kinh tế ngày nay Nét đặc trưng này được biết đến như là một quá trình toàn cầu hoá tài chính Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu Tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung... thương mại và đầu tư quốc tế do đó toàn cầu hoá ngày nay chịu sự dẫn dắt của toàn cầu hoá tài chính Toàn cầu hóa lĩnh vực tài chính đang dần trở thành xu hướng phát triển nhanh nhất và có ảnh hưởng nhất của quá trình toàn cầu hóa kinh tế Sự gia tăng dòng chảy đầu tư đã làm cho nền kinh tế thế giới gắn kết chặt chẽ với nhau hơn thông qua sự liên kết chức năng sản xu t, và khiến cho biên giới kinh tế... trị giá 73,6 tỷ USD Quá trình toàn cầu hoá làm nổi lên xu hướng liên kết kinh tế, xu hướng này dẫn đến sự ra đời các tổ chức kinh tế - thương mại - tài chính toàn cầu và khu vực Quá trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết tam giác, tứ giác phát triển đến liên kết khu vực như: Liên minh Châu Âu (EU), Khu NHÓM 4 17 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA vực Thương mại tự do Bắc Mỹ . BIỂU NHÓM 4 3 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA Bảng 2.1: Xu hướng dài hạn trong giá trị và khối lượng xu t khẩu hàng hóa của thế giới thời kỳ 1950 – 2010……………………………………………………11 Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP và xu t. cách về không gian và thời gian. NHÓM 4 8 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 2.1 Các xu hướng toàn cầu hóa kinh tế NHÓM 4 9 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA Trong lịch sử phát. xe của hãng Toyota sản xu t tại Mỹ có 25% linh kiện được sản xu t ở ngoài nước Mỹ. Một loại xe ô tô của công ty Ford có 27% linh kiện do nước khác sản xu t. Việc sản xu t máy bay của hãng Boing

Ngày đăng: 04/12/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan