CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DNVVN

7 903 6
CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DNVVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DNVVN . NỘI DUNG VỀ CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DNVVN , TÌM HIỂU VỀ CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DNVVN . NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DNVVN

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 151 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ ANALYSES OF THE FACTORS AFFECTING THE SMES PERFORMANCE IN THUA THIEN HUE PROVINCE Phan Thị Minh Lý Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Dựa trên kết quả khảo sát 112 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, bài viết xác định và lượng hoá tác động của bốn nhóm nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố về nội lực của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kế theo là các nhóm nhân tố về chính sách của địa phương, chính sách vĩ mô và yếu tố vốn. Tác giả cũng đã đo lường và phân loại các giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mức độ tác động và mức độ khó làm cơ sở đề xuất chiến lược thực hiện. ABTRACT Based on the survey of 112 small and medium enterprises (SMEs) in Thua Thien - Hue Province, this article is intended to define and measure the impacts of 4 factors affecting the performance of the studied enterprises. The results show that the factors in relation to internal capacities have strongest impacts on the enterprise performance. They are followed by a series of factors relating to local policies, macro policies and capital mobility. Solutions to the SMEs development in terms of their effect and difficulty levels are also measured and classified as a basis for performance strategies. 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội, lấp đầy những « kẽ hở » của thị trường nơi mà các doanh nghiệp lớn không thể với tới được và "bôi trơn" nền kinh tế (Marchesnay et al, 1998). Vì vậy, chủ đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về DNVVN. Có thể nói đến nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý (2001) về các DNVVN trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, nghiên cứu của Trần Văn Hoà (2007) về phát triển DNVVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế, nghiên cứu mới đây của Nguyễn Văn Phát (2008) và Lê Quang Trực (2010) tập trung chủ yếu vào chủ đề phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Thừa Thiên Huế, v.v. Trong bài viết này, chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây và trình bày một cách tiếp cận nghiên cứu về DNVVN có những nét riêng mà chưa TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 152 được thực hiện ở các nghiên cứu trước. Bài viết tập trung vào phân tích và lượng hoá tác động ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở Thừa Thiên - Huế, xác định và phân loại các giải pháp theo mức độ tác động và mức độ khó thực hiện làm cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược triển khai. 2. Phương pháp nghiên cứu Ngày nay, vai trò quan trọng và tác động to lớn của các DNVVN đã được khẳng định trong giới chuyên môn, tuy nhiên còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau ở các nước khác nhau và các tổ chức khác nhau. Chẳng hạn, theo Cộng đồng chung Châu Âu, "một DNVVN là một công ty độc lập, có ít hơn 250 lao động và/hoặc doanh thu hàng năm không quá 40 triệu EUR hoặc tổng tài sản không quá 27 triệu EUR". Trong khi theo tiêu chuẩn phân loại của Ngân hàng thế giới "doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có không quá 50 lao động, tổng giá trị tài sản không quá 3 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 3 triệu USD", "doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có không quá 300 lao động, tổng giá trị tài sản không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá 15 triệu USD" (Phạm Quang Trung, 2005). Một số tác giả còn đề xuất những chỉ tiêu định tính để phân loại DNVVN như phân loại theo hình thức sở hữu, theo mục tiêu chiến lược phát triển, hình thức tổ chức, v.v. (Marchesnay, 1998). Ở Việt Nam cũng tồn tại một số quan điểm phân loại DNVVN khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiêu chí phân loại DNVVN theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ, theo đó "DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động bình quân hàng năm không quá 300 người". Đối chiếu với tiêu chí này, tại Thừa Thiên - Huế hiện có trên 3.300 DNVVN. Phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập số liệu thứ cấp và phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp. Để xác định và lượng hoá tác động ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN, phương pháp phân tích nhân tố và hồi qui tuyến tính bội được sử dụng. Kế thừa kết luận từ những nghiên cứu trước đây, chúng tôi đưa vào nghiên cứu này 16 yếu tố bao gồm: (Y1) Chính sách hỗ trợ DNVVN, (Y2) Hệ thống luật pháp, (Y3) Chính sách thuế, (Y4) Chính sách lãi suất, (Y5) Chính sách của địa phương, (Y6) Thủ tục hành chính, (Y7) Hỗ trợ từ Hội doanh nghiệp, (Y8) Hạ tầng cơ sở, (Y9) Thủ tục thuê đất, (Y10) Tiếp cận thị trường vốn, (Y11) Tiếp cận các tổ chức tín dụng, (Y12) Thủ tục vay vốn, (Y13) Trang thiết bị, (Y14) Thông tin thị trường, (Y15) Tiếp thị và (Y16) Trình độ lao động. Thang đo Likert 5 mức cho các yếu tố này phản ánh mức độ khó khăn và thuận lợi mà các yếu tố này ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, mức 1 tương ứng với rất khó khăn và mức 5 tương ứng với rất thuận lợi. Tương tự, thang đo mức độ tác động và mức độ khó thực hiện của các giải pháp, mức 1 tương ứng tác động thấp/dễ thực hiện và mức 5 tương ứng tác động cao/khó thực hiện. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng mức độ hài lòng của chủ doanh nghiệp về TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 153 kết quả kinh doanh của họ. Theo đó, mức 1 tương ứng với hoàn toàn không hài lòng và mức 5 tương ứng với rất hài lòng. 3. Kết quả nghiên cứu Mô tả mẫu khảo sát Theo công thức của Cochran (1977), chúng tôi xác định được cỡ mẫu khảo sát đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu là 185 doanh nghiệp. Trên thực tế, số phiếu thu hồi đưa vào xử lý và phân tích là 112, đạt 60,5%. Những đặc điểm chủ yếu của mẫu khảo sát được trình bày ở Bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ 1. Đặc điểm của doanh nghiệp d. Qui mô vốn kinh doanh Tỷ đồng % a. Hình thức sở hữu Doanh nghiệp (%) < 1 40 35,7 DNTN 60 53,6 1 - 3 56 50,0 Công ty TNHH 38 33,9 3 - 5 15 13,4 Công ty cổ phần 12 10,7 > 5 1 0,9 Khác 2 1,8 2. Đặc điểm của chủ DN b. Lĩnh vực kinh doanh Doanh nghiệp (%) a. Giới tính người % Thương mại 45 40,2 Nam 76 67,9 Sản xuất 33 29,5 Nữ 36 32,1 Dịch vụ 31 27,7 b. Độ tuổi người % Khác 3 2,7 < 25 8 7,1 c. Doanh thu (tỷ đồng) Doanh nghiệp (%) 25 - 50 84 75,0 < 1 22 19,6 > 50 20 17,9 1 - 3 31 27,7 c. Trình độ học vấn người % 3 - 5 30 26,8 Phổ thông cơ sở 1 0,9 5 -10 17 15,2 Phổ thông trung học 35 31,3 > 10 12 10,7 Cao đẳng, đại học 67 59,8 Sau đại học 9 8,0 Theo số liệu ở Bảng 1 cho thấy, nam là chủ doanh nghiệp chiếm đa số (gần 68%), độ tuổi của các chủ doanh nghiệp tập trung từ 25 đến 50 tuổi, trình độ học vấn khá cao (67,8% có trình độ từ cao đẳng trở lên). Hình thức sở hữu doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm đa số (89,3%), công ty cổ phần chỉ chiếm 8,9%, bởi đây là loại hình mới phát triển. Các doanh nghiệp tập trung nhiều ở lĩnh vực thương mại, sau đó là sản xuất và dịch vụ, đây là cơ cấu phù hợp với thực tế tại địa phương. Doanh thu của các doanh nghiệp khảo sát là khá khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở mức từ 1 đến 5 tỷ đồng, qui mô vốn kinh doanh cũng rất nhỏ, chủ yếu là mức dưới 5 tỷ đồng. Với những đặc điểm nêu trên cho thấy mẫu khảo sát có thể đại diện cho tổng thể các DNVVN trên địa bàn nghiên cứu và những chủ doanh nghiệp được khảo sát có đủ hiểu biết để trả lời những câu hỏi. Do vậy, thông tin mà họ cung cấp là có thể sử dụng cho nghiên cứu. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 154 Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố Trước khi đưa các yếu tố vào phân tích nhân tố, cần thiết phải kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố này. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thang đo có hệ số Cronbach's Alpha từ 0,7 trở lên là sử dụng được. Kết quả cho thấy, thang đo của cả 16 yếu tố nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,7 (xem Bảng 2). Bảng 2. Độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN Các yếu tố Hệ số Cronbach's Alpha Các yếu tố Hệ số Cronbach's Alpha 1. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ DNVVN .701 9. Thủ tục thuê đất .854 2. Hệ thống luật pháp .762 10. Tiếp cận thị trường vốn .815 3. Chính sách thuế .752 11. Hạ tầng cơ sở .812 4. Chính sách lãi suất .831 12. Thủ tục vay vốn .722 5. Chính sách của địa phương .812 13. Trang thiết bị .756 6. Thủ tục hành chính .721 14. Thông tin thị trường .811 7. Hỗ trợ từ Hội doanh nghiệp .777 15. Tiếp thị .785 8. Tiếp cận các tổ chức tín dụng .786 16. Trình độ lao động .709 Kết quả phân tích nhân tố Kết quả phân tích nhân tố được trình bày ở Bảng 3. Với hệ số KMO là 0,625 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu và 16 yếu tố đều đủ điều kiện đưa vào mô hình phân tích. Cụ thể, nhân tố 1 với 5 yếu tố gồm: (Y5) Chính sách hỗ trợ của địa phương, (Y6) Thủ tục hành chính, (Y8) Hạ tầng cơ sở, (Y9) Thủ tục thuê đất, và (Y7) Hỗ trợ từ Hội doanh nghiệp được gọi là Chính sách của địa phương. Nhân tố 2 gồm 4 yếu tố: (Y14) Thông tin thị trường, (Y15) Tiếp thị, (Y16) Trình độ lao động, và (Y13) Trang thiết bị được gọi là Năng lực nội tại của doanh nghiệp. Nhân tố 3 bao gồm 4 yếu tố: (Y10) Tiếp cận thị trường vốn, (Y11) Tiếp cận các tổ chức tín dụng, (Y12) Thủ tục vay vốn và (Y4) Chính sách lãi suất được gọi là Yếu tố vốn. Nhân tố 4 bao gồm 3 yếu tố: (Y1) Chính sách hỗ trợ DNVVN, (Y2) Hệ thống luật pháp và (Y3) Chính sách thuế được gọi là Chính sách vĩ mô. Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN Các nhân tố Các yếu tố 1 2 3 4 Chính sách hỗ trợ của địa phương .735 Thủ tục hành chính .785 Hạ tầng cơ sở .779 Thủ tục thuê đất .747 Hỗ trợ từ Hội doanh nghiệp .794 Thông tin thị trường .824 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 155 Tiếp thị .725 Trình độ lao động .758 Trang thiết bị .782 Tiếp cận thị trường vốn .760 Tiếp cận các tổ chức tín dụng .755 Thủ tục vay vốn .741 Chính sách lãi suất .723 Chính sách của Nhà nước hỗ trợ DNVVN .825 Hệ thống luật pháp .723 Chính sách thuế .745 Eigenvalues 3.676 2.614 2.111 1.554 Phương sai trích (%) 22.9 39.3 52,5 62,2 Cronbach's Alpha .738 .728 .723 .718 Tác động của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN, chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui bội, trong đó 4 nhân tố từ kết quả phân tích trên đây là 4 biến độc lập được ký hiệu tương ứng: X 1 - Chính sách của địa phương, X 2 - Năng lực nội tại của doanh nghiệp, X 3 - Yếu tố vốn, X 4 - Chính sách vĩ mô. Biến phụ thuộc (ký hiệu là Y) phản ánh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được đo bằng sự hài lòng của doanh nghiệp về kết quả kinh doanh của họ. Như vậy, mô hình được viết như sau: Y= ß 0 +ß 1 X 1 +ß 2 X 2 +ß 3 X 3 +ß 4 X 4 Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy bội Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) 2.900 .103 .566 .000 Chính sách của địa phương .202 .031 .269 5.825 .002 Năng lực nội tại của doanh nghiệp .218 .048 .216 4.535 .001 Yếu tố vốn .141 .035 .219 4.309 .000 Chính sách vĩ mô .188 .030 .314 7.436 .000 R 2 = 0.583 F = 6.145 (Sig. F = 0.000) Kết quả mô hình hồi qui ở Bảng 4 cho thấy, hệ số R 2 bằng 0,583 nghĩa là mô hình hồi qui phù hợp với tập dữ liệu và 58,3% sự hài lòng của doanh nghiệp về kết quả kinh doanh của họ được giải thích bởi 4 nhân tố. Hàm hồi quy được viết như sau: Y = 2,9 + 0,218X 1 + 0,202X 2 + 0,141X 3 + 0,188X 4 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 156 Các hệ số trong phương trình hồi quy trên đây đều mang dấu dương thể hiện cả 4 nhân tố đều có ảnh hưởng cùng chiều đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN, có nghĩa là khi cải thiện bất kỳ nhân tố nào đều góp phần tích cực vào phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nghiên cứu, trong đó nhân tố Năng lực nội tại của doanh nghiệp có tác động nhiều nhất (ß 1 = 0,218), tiếp theo là nhân tố Chính sách của địa phương (ß 2 = 0,202), sau đó là nhân tố Chính sách vĩ mô (ß 4 = 0,188) và cuối cùng là nhân tố Yếu tố vốn (ß 3 = 0,141). Kết quả này gợi ý rằng các DNVVN nên tập trung vào cải thiện các yếu tố thuộc năng lực nội tại của mình, bởi vì nó tác động nhiều nhất đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ hữu ích hơn nếu chúng ta xác định được yếu tố nào thuộc các nhân tố trên đây có thể cải thiện trong ngắn hạn và yếu tố nào trong trung và dài hạn. Do vậy, chúng tôi đã khảo sát các doanh nghiệp về mức độ tác động và mức độ khó thực hiện dựa theo 16 yếu tố để từ đó xây dựng ma trận 16 giải pháp tương ứng được trình bày trong Hình 1 dưới đây. Hình 1. Ma trận giải pháp phát triển DNVVN Chúng ta thấy rằng, các giải pháp nằm trong ô vuông thứ I có mức độ tác động cao nhất đến phát triển của DNVVN nhưng mức độ khó cũng cao nhất, do vậy đây là những giải pháp khó thực hiện trong ngắn hạn, có thể triển khai trong trung hoặc dài hạn. Ba giải pháp ở ô vuông thứ II với mức độ khó thực hiện tương đối thấp mà tác động lại cao đến sự phát triển của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp nên ưu tiên tập trung thực hiện các giải pháp này. Các giải pháp nằm trong ô vuông thứ III có mức độ tác động thấp mà mức độ khó thực hiện lại cao, do vậy đây không phải là những giải pháp ưu tiên. Các giải pháp nằm trong ô vuông thứ IV, có mức độ khó thấp và mức độ tác động cũng thấp, đây là những giải pháp ít cấp bách. Hơn nữa các giải pháp này liên 1 Mức độ tác độn g Thấ p (III) 1. Điều chỉnh chính sách vĩ mô 2. Điều chỉnh chính sách thuế 3. Cải cách hệ thống luật pháp 4. Hạ lãi suất ngân hàng (I) 1. Đồng bộ cơ sở hạ tầng 2. Điều chỉnh chính sách địa phương 3. Đơn giản thủ tục vay vốn 4. Tạo điều kiện tham gia TTCK 5. Đơn giản thủ tục thuê đất 6. Cải cách thủ tục hành chính 7. Cải thiện chính sách hỗ trợ vay vốn (II) 1. Hiện đại hoá trang thiết bị 2. Tìm hiểu thông tin thị trường kịp thời 3. Nâng cao trình độ lao động (IV) 1. Tăng cường vai trò hỗ trợ của Hội doanh nghiệp 2. Tăng cường xúc tiến thương mại Thấp Mức độ khó thực hiện Cao Cao 5 4 3 2 1 2 1 4 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 157 quan đến môi trường bên ngoài, do vậy doanh nghiệp có thể kiến nghị với các tổ chức liên quan để cùng thực hiện. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 nhân tố và cả 4 nhân tố này đều có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN nghiên cứu, trong đó nhân tố Năng lực nội tại của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, kế theo là các nhóm nhân tố về chính sách của địa phương, chính sách vĩ mô và yếu tố vốn. Do vậy, các DNVVN nên ưu tiên cải thiện các yếu tố nội tại như hiện đại hoá trang thiết bị, tìm hiểu thông tin thị trường kịp thời và nâng cao trình độ lao động. Các yếu tố khác ít cấp bách hơn hoặc liên quan đến chính sách của Nhà nước, của địa phương nên khó có thể thay đổi ngay được mà cần thời gian dài hơ n, trong trung và dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] M. Marchesnay et al., Les PME: Bilan et Perspectives, Edition Economica, 1998. [2] Nguyễn Văn Phát, Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Thừa Thiên - Huế, Đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2006-ĐHH.06-08, Huế, 2008. [3] PGS.TS. Phạm Quang Trung, "Khả năng cạnh tranh của DNVVN dưới góc nhìn quản trị - thách thức và giải pháp", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam trong bối cảnh h ội nhập kinh tế quốc tế, TP. HCM, 2005. [4] Phan Thị Minh Lý, Thực trạng và giải pháp hỗ trợ DNVVN trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm ở Thừa Thiên - Huế, Đề tài NCKH mã số B99-12-12, Huế, 2001. [5] Sở Kế hoạch & Đầu tư Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tổng kết năm 2009. [6] Trần Văn Hoà, Phát triển DNVVN ở nông thôn Thừa Thiên - Huế, Luận án tiến sĩ, 2007. . động của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN, chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui bội, trong đó 4 nhân. nhân tố đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố về nội lực của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của. đều có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN nghiên cứu, trong đó nhân tố Năng lực nội tại của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp,

Ngày đăng: 03/12/2014, 10:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan