Luận án tiến sĩ Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An ( tóm tắt)

27 445 0
Luận án tiến sĩ Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An ( tóm tắt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang thông tin Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Thúy Vinh 1. Tên luận án:Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 2. Thông tin về nghiên cứu sinh Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Thúy Vinh Năm quyết định công nhận NCS: 122009 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Trần Hữu Cường 2. TS. Dương Văn Hiểu Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3. Giới thiệu về luận án Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị thuỷ sản của tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển chuỗi giá trị thủy sản trên địa bàn nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị thủy sản vào các nội dung cơ bản: lập sơ đồ chuỗi, phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân, phân tích kinh tế chuỗi, phân tích quản lý chuỗi và phát triển chuỗi, từ đó luận án đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An. 4. Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án Luận án đã góp phần hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị thủy sản. Phân tích chuỗi giá trị thủy sản được xác định thông qua các nội dung cơ bản: lập sơ đồ chuỗi, phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi, phân tích kinh tế chuỗi, phân tích hoạt động quản lý chuỗi và phát triển chuỗi. Về kinh tế: xác định chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận được phát sinh và tạo ra trên chuỗi, để thấy được tính công bằng về chi phí và lợi ích giữa các tác nhân. Về quản lý: đề cập tới khả năng đáp ứng, tính linh hoạt và chất lượng sản phẩm của chuỗi. Luận án cũng đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thủy sản.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THÚY VINH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2014 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. TRẦN HỮU CƯỜNG 2. TS. DƯƠNG VĂN HIỂU Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Văn Cường Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: TS. Dương Ngọc Thí Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Nông Thôn Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủy sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển ngành thủy sản, tỉnh Nghệ An đã xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thủy sản Nghệ An chưa thoát khỏi tình trạng tự phát, theo phong trào; sản phẩm tiêu thụ chủ yếu dưới dạng bảo quản và sơ chế nên chưa nâng cao được giá trị gia tăng cho sản phẩm, không đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc,… Thủy sản Nghệ An chưa thật sự khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Để khắc phục được những mặt yếu kém và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần phải phân tích chuỗi giá trị thủy sản bao gồm từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu dùng cuối cùng. Phân tích chuỗi để hướng tới nâng cao kết quả, hiệu quả không những của từng khâu của chuỗi mà còn cả toàn bộ chuỗi, phân tích tính công bằng trong việc chia sẻ chi phí, lợi ích dựa trên đóng góp của từng tác nhân trên chuỗi; phân tích đánh giá tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và chất lượng sản phẩm được tạo ra từ chuỗi. Đây cũng là vấn đề mới, mang tính thời sự cao đối với tỉnh Nghệ An nói chung và ngành thủy sản nói riêng đòi hỏi phải nghiên cứu để làm rõ. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn “Phân tích chuỗi giá trị thuỷ sản của tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận án nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích chuỗi giá trị thuỷ sản của tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển chuỗi giá trị thủy sản (GTTS) trên địa bàn nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích 2 chuỗi GTTS. - Phân tích chuỗi GTTS và các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: - Thực trạng hoạt động của các chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An diễn ra như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của các chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An? - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của các chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An là gì? - Để phát triển chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An đề xuất những giải pháp nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng (tôm), đánh bắt (cá cơm) của tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu phân tích về kinh tế và quản lý của chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An - Không gian nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: + Số liệu thứ cấp từ năm 2010 – 2012 + Số liệu điều tra năm 2012 5. Những đóng góp của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn a) Những đóng góp về lý luận và học thuật Góp phần hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phân tích chuỗi GTTS. Phân tích chuỗi GTTS được xác định thông qua các 3 nội dung cơ bản: lập sơ đồ chuỗi, phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi, phân tích kinh tế chuỗi, phân tích hoạt động quản lý chuỗi và phát triển chuỗi. Về kinh tế: xác định chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận được phát sinh và tạo ra trên chuỗi, để thấy được tính công bằng về chi phí và lợi ích giữa các tác nhân. Về quản lý: đề cập tới khả năng đáp ứng, tính linh hoạt và chất lượng sản phẩm của chuỗi. Luận án cũng đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi GTTS. b) Những đóng góp về thực tiễn - Thực tiễn phân tích chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An thông qua 2 sản phẩm lợi thế và đặc thù của tỉnh là tôm và cá cơm, cho thấy: i) Các tác nhân liên kết với nhau còn rời rạc, đứt đoạn từng khâu của chuỗi, theo hình thức liên kết thỏa thuận miệng nên chưa chặt chẽ và thiếu tính bền vững. ii) Sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trên chuỗi chưa thực sự công bằng: Người nuôi, đánh bắt là tác nhân hưởng phần lợi nhuận chưa tương xứng với phần chi phí bỏ ra, người bán buôn, người bán lẻ là hưởng phần lợi ích nhiều nhất. Sự liên kết càng gần với người tiêu dùng thì lợi ích của người nuôi và người đánh bắt càng được nâng cao. iii) Khả năng đáp ứng, tính linh hoạt của chuỗi còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đạt được các tiêu chuẩn để truy xuất được nguồn gốc. Luận án cũng đã xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi như trình độ, công nghệ, kỹ thuật,… Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị (Value chain) Có thể khái quát, chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt động để chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra và tại mỗi hoạt động sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm. 4 1.1.2. Sự khác nhau giữa các khái niệm kênh marketing, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị - Kênh marketing và chuỗi giá trị Theo chúng tôi, kênh marketing có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Kênh marketing quan tâm đến việc di chuyển sản phẩm từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Trong khi đó chuỗi giá trị nghiên cứu từ góc độ giá trị, là một xâu chuỗi các hoạt động của các thành phần tham gia trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng (giá trị hữu hình và vô hình) và thu lại giá trị cho mình. - Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị Theo chúng tôi, chuỗi cung ứng là một hệ thống các hoạt động được khâu nối với nhau bởi các dòng vật chất, dòng thông tin và dòng tiền đi qua phạm vi của các tổ chức. Chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng đều được dùng để miêu tả cho một chuỗi các hoạt động có quan hệ chặt chẽ, với nhiều tác nhân tham gia từ nhà cung ứng nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Tuy nhiên khi nói đến chuỗi cung ứng người ta nhấn mạnh quá trình biến đổi các yếu tố vật chất thành sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Còn chuỗi giá trị người ta nhấn mạnh giá trị của một sản phẩm (dịch vụ) được tăng lên khi đi qua các tác nhân khác nhau để đến tay người tiêu dùng. Và một chuỗi giá trị, hay một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm tất cả các giai đoạn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Một chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như người chế biến, người bán buôn, người bán lẻ nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng hóa lưu thông), thông tin liên quan và cả về mặt tài chính. 5 1.2. Chuỗi giá trị thủy sản 1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị thủy sản Chuỗi GTTS tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng gồm các tác nhân: người sản xuất thủy sản (người nuôi trồng thủy sản; người đánh bắt thủy sản), người sơ chế, người chế biến, người kinh doanh. Trong quá trình này không chỉ có các tác nhân nêu trên mà còn có sự hỗ trợ của các tác nhân cung cấp dịch vụ. 1.2.2. Đặc trưng của chuỗi giá trị thủy sản - Chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. - Một chuỗi bao gồm nhiều tác nhân độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức. - Một chuỗi giá trị bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý. - Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực . 1.2.3. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản Trong chuỗi GTTS, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi cấp độ của chuỗi thủy sản, bao gồm những người thu hoạch, người sơ chế, người thu mua, các công ty chế biến, người phân phối, tiêu thụ, và đại diện của các đơn vị hỗ trợ, các trường, viện… những người đóng vai trò thúc đẩy chuỗi. 1.3. Phân tích chuỗi giá trị thủy sản Theo chúng tôi, phân tích chuỗi GTTS là quá trình phân tích, đánh giá sản phẩm thủy sản từ nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh để thấy được bức tranh về dòng chảy sản phẩm, dòng thông tin, dòng tiền, các tác nhân chính trên chuỗi thường gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ, các tác nhân quan hệ ràng buộc với nhau và giá trị sản phẩm được tăng thêm tại mỗi mắt xích. 6 1.4. Nội dung phân tích chuỗi giá trị thủy sản Luận án cũng đã xác định cần tập trung phân tích vào các nội dung cơ bản: lập sơ đồ chuỗi, phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi, phân tích kinh tế, phân tích hoạt động quản lý chuỗi và phát triển chuỗi. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm nhân tố ảnh đến mối liên kết của các tác nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế chuỗi, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi và các nhân tố khác ảnh hưởng đến chuỗi. 1.6. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị thủy sản trên thế giới và Việt Nam Kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị của một số tác giả trên thế giới như Durufle, Fabre và Yung; Michael Porter; Gereffi, Korzenniewicz, Kaplinsky, các tổ chức ở Việt Nam và một số kinh nghiệm phát triển thủy sản của một số nước như Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Kinh nghiệm phát triển thủy sản của một số nước như Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan và một số tỉnh ở Việt Nam Chúng tôi đã rút ra ba bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi GTTS cho Việt Nam: (1) Phân tích chuỗi giá trị thủy sản cần phải phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả từng hoạt động, từng mắt xích của chuỗi; (2) Phân tích chuỗi giá trị thủy sản cần phải phân tích đánh giá tiêu chí chất lượng sản phẩm; (3) Bài học về sự phối hợp các tác nhân trong phân tích chuỗi GTTS. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích Chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận theo chuỗi, tiếp cận theo loại sản phẩm và tiếp cận theo thị trường mở. 7 Hình 2.1. Khung phân tích chuỗi giá trị thủy sản của Nghệ An 2.2. Chọn sản phẩm và điểm nghiêm cứu 2.2.1. Chọn sản phẩm của chuỗi giá trị thủy sản nghiên cứu Dựa vào đặc điểm địa bàn, điệu kiện kinh tế xã hội, chúng tôi đã chọn sản phẩm của chuỗi GTTS Nghệ An là tôm nuôi và cá cơm đánh bắt. 2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu Vùng ven biển Nghệ An (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò) là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thủy sản của PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN Lập sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An + Vẽ sơ đồ + Xác định các tác nhân tham gia và chuỗi nghiên cứu + Đặc điểm chung của chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cấp phát triển chuỗi giá trị thủy sản của Nghệ An - Quan điểm - Định hướng - Giải pháp: Giải pháp chung và riêng cho từng tác nhân Đánh giá chung chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An - Thuận lợi - Hạn chế Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An - Nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân + Thời gian tham gia sản xuất, kinh doanh + Nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh - Nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế chuỗi + Nguồn vốn + Công nghệ, kỹ thuật - Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi + Trình độ các tác nhân + Quy mô của các tác nhân đầu tiên của chuỗi - Các nhân tố khác + Công tác khuyến ngư + Cơ chế, chính sách của tỉnh Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi + Hoạt động của các tác nhân: hoạt động và kết quả hoạt động của tác nhân trong chuỗi + Tình hình liên kết + Mức độ tham gia liên kết + Tình hình thực hiện hình thức liên kết Phân tích hoạt động quản lý chuỗi + Khả năng đáp ứng của chuỗi: sản phẩm, thương hiệu, sự phục vụ + Tính linh hoạt của chuỗi: thời gian đáp ứng, sự chia sẻ thông tin, địa điểm cung cấp sản phẩm + Chất lượng sản phẩm: sản phẩm của chuỗi được cấp những chứng chỉ như HACCP, ISO, BMP, GAP, Phân tích kinh tế của chuỗi + Chi phí - lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi; + VA của các tác nhân đóng góp vào chuỗi; + Tỷ trọng chi phí gia tăng, giá trị gia tăng, lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi 8 tỉnh, là những địa phương có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Người dân ở những vùng này chủ yếu sống nhờ vào thuỷ sản. Chính vì vậy, vùng ven biển tỉnh Nghệ An là điểm nghiên cứu xuất phát của chuỗi. Các đối tượng được chọn làm nghiên cứu ở vùng ven biển này sẽ tập trung vào tác nhân nuôi trồng, đánh bắt, thương lái, chế biến. Còn các tác nhân khác, trên cơ sở khảo sát các chuỗi điển hình chúng tôi lựa chọn điều tra một số tác nhân thương mại và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các khu vực lân cận như thành Phố Hà Nội, tỉnh Ninh Bình,… theo dòng luân chuyển của chuỗi. Với những tác nhân ở các địa điểm này chúng tôi có thể đi sâu phân tích để thấy được bức tranh chung toàn cảnh về chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh. 2.2.3. Xử lý thông tin và số liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu và xử lý bằng các phần mềm máy tính trợ giúp như Excel và SPSS 15.0. 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Để thu thập thông tin dữ liệu chúng tôi tiến hành 2 giai đoạn: giai đoạn 1, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh thị trường (RMA) với phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin dữ liệu định tính nhằm xác định tác nhân, chức năng, vai trò, hoạt động giao dịch của các tác nhân; Giai đoạn 2, sử dụng phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi để thu thập thông tin định lượng từ đó có được dữ liệu để đi sâu phân tích được chuỗi GTTS. 2.2.5. Phương pháp phân tích 2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng của chuỗi, từ đó có những phân tích đánh giá chuỗi, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.2.5.2. Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp được sử dụng để so sánh kết quả và hiệu quả, giá trị gia tăng của các tác nhân để thấy được sự công bằng trên chuỗi, so [...]... Lập sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 3.1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản Chuỗi giá trị thủy sản trên địa bàn Nghệ An là tập các hoạt động của các tác nhân tham gia: người cung cấp đầu vào (giống, thức ăn, vật tư, ), người nuôi/người đánh bắt cho đến người tiêu dùng cuối cùng Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các ngành như cán bộ khuyến nông, trung tâm giống thủy sản Nghệ An, Chi cục NTTS, Chi... chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 3.5.1 Những thuận lợi Trong quá trình hoạt động chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An đã có rất nhiều thuận lợi, cụ thể: i) Nghệ An là một tỉnh có điều kiện và môi 18 trường rất thuận lợi cho sự phát triển chuỗi giá trị thủy sản ii) Ngư dân rất có kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ii) Chính quyền địa phương Nghệ An đã xem nghề nuôi trồng thuỷ sản là ngành... tôm, tiếp cận kỹ thuật đánh bắt hiện đại, cần sự hỗ trợ của cán bộ khuyến ngư Từ những thuận lợi, hạn chế trên là những căn cứ để đưa ra giải pháp để phát triển chuỗi giá trị ở Nghệ An trong thời gian tới Chương 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN 4.1 Quan điểm, định hướng phát triển chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 4.1.1 Quan điểm phát triển Thứ... thương hiệu sản phẩm Qua khảo sát 100% người tiêu dùng chưa ai biết đến nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi của sản phẩm thủy sản mà mình tiêu dùng Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi sản phẩm cho sản phẩm thủy sản Nghệ An chưa được các tác nhân quan tâm, chưa chú ý đến việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm 15 3.4.1.3 Sự hài lòng của người tiêu dùng về sự phục vụ của chuỗi Thái độ phục vụ của người bán lẻ của các... phát triển Thứ nhất, nhận thức và xác định sản phẩm của chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An là những sản phẩm chủ lực của tỉnh Thứ hai, phát triển chuỗi giá trị thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc Thứ ba, phát triển chuỗi giá trị thủy sản gắn với các điều kiện để đảm bảo cho sản phẩm của chuỗi hội nhập sâu trên thị trường trong... Hộ đánh bắt Thương lái % Giá trị gia tăng % Lợi nhuận Chuỗi cá cơm 2 Hộ chế biến Người bán buôn Người bán lẻ Hình 3.4 Tỷ trọng chi phí biên, giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi cá cơm 1 và chuỗi cá cơm 2 3.4 Phân tích hoạt động quản lý chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An 3.4.1 Phân tích khả năng đáp ứng của chuỗi 3.4.1.1 Sự hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm của chuỗi Theo đánh... bán buôn Hộ chế biến Người bán lẻ Thương lái Người bán buôn Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Hình 3.2 Dòng luân chuyển chính sản phẩm tôm và cá cơm 3.1.2 Đặc điểm chung của chuỗi Chuỗi GTTS Nghệ An có đặc điểm: i) Cấu trúc của chuỗi khá đơn giản; ii) Sản phẩm của chuỗi không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối lượng; iii) Chất lượng sản phẩm trong chuỗi giảm nhanh... nguồn lợi thủy sản, ngân hàng, cơ chế chính sách của Nhà nước Đầu vào Cung ứng đầu vào Sản xuất NGƯỜI NUÔI, ĐÁNH BẮT Thu gom Thương lái Chế biến Người chế biến Thương mại Người bán buôn Tiêu dùng Người bán lẻ Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 9 Người tiêu dùng cuối cùng Sản phẩm tôm và cá cơm sau khi thu hoạch sẽ được bán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng dưới nhiều dạng sản phẩm như... chuỗi giá trị thủy sản - Phát triển chuỗi giá trị thủy sản là hướng đến việc đạt giá trị gia tăng cao nhất cho chuỗi - Phát triển chuỗi giá trị thủy sản hướng đến các chỉ tiêu phát triển thủy sản của tỉnh Nghệ An - Phát triển chuỗi giá trị thủy sản hướng đến việc nâng cao thu nhập cho các tác nhân trong chuỗi, gắn bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc -... LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1) Phân tích chuỗi GTTS là quá trình phân tích, đánh giá sản phẩm thủy sản từ nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh để thấy được bức tranh về dòng chảy sản phẩm, dòng thông tin, dòng tiền, các tác nhân chính trên chuỗi thường gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ, các tác nhân quan hệ ràng buộc với nhau và giá trị sản phẩm được tăng thêm tại mỗi mắt xích Khi phân tích chuỗi GTTS cần làm . thủy sản của Nghệ An - Quan điểm - Định hướng - Giải pháp: Giải pháp chung và riêng cho từng tác nhân Đánh giá chung chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An - Thuận lợi - Hạn chế Các nhân. tiêu cụ thể - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích 2 chuỗi GTTS. - Phân tích chuỗi GTTS và các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một. sau đây: - Thực trạng hoạt động của các chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An diễn ra như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của các chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An? - Những thuận

Ngày đăng: 03/12/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan