ÔN tập KINH tế xây DỰNG CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ

18 988 1
ÔN tập KINH tế xây DỰNG CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG VVVVVÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNGÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG

ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG I) Phần lý thuyết (3điểm) 1) Trình bày vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân (KTQD)  Trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành KTQD  Trực tiếp góp phần thay đổi các mối quan hệ giữa các ngành KTQD: CN-ND, phát triển kinh tế và văn hóa giáo dục…  Trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động xã hội, dân sinh, chất lượng cuộc sống.  Ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.  Là công cụ quan trọng để Đảng và nhà nước lãnh đạo thực hiện đường lối chính sách xây dựng cơ sở vật chất đưa đất nước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội.  Tạo ra cở sở vật chất kỹ thuật để tăng cường năng lực quốc phòng cho đất nước. 2) Nêu và phân tích các đặc điểm của sản phẩm xây dựng trong nền KTQD. Sản phẩm xây dựng là những công trình hay hạng mục công trình được xây mới, mở rộng, hay khôi phục sửa chữa đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và có những đặc điểm như sau:  Cố định, gắn chặt với đất đai và địa điểm xây dựng Phân tích: Khi một công trình hay một nhà phố ở quận 3 được xây xong thì công trình đó đã được cố định, gắn chặt với đất đai tại khu đất đó chúng ta không thể di chuyển hay thay đổi được.  Sản xuất theo đơn đặt hàng trước  vai trò của hợp đồng kinh tế. Phân tích: Khi thi công hạng mục móng cọc cho một công trình nào đó thì chiều số lượng cọc cũng như chiều dài và đường kính cọc sẽ được đặt sản xuất tại nhà máy trước.  Có tính chất riêng rẻ, đơn chiếc  mỗi công trình có thiết kế riêng. Phân tích: mỗi công trình sẽ có một thiết kế riêng, không công trình nào giống công trình nào tùy mục đích sử dụng và chức năng của công trình mã nó sẽ khác nhau về số tầng, kích thước mỗi tầng, số côt, kích thước cột….  Sản xuất ngoài trời, có khối lượng lớn, trải theo diện rộng, dài theo tuyến. Phân tích: sản xuất ngoài trời nên rất khó khăn cho việc thi công cũng như bảo dưỡng….có khối lượng lớn nên công tác nặng nhọc khi vận chuyển đi xa…  Mang tính nghệ thuật, chịu ảnh hưởng của kiến trúc, tính dân tộc.  Tồn tại lâu dài, thời gian phục vụ lớn  chất lượng công trình. Phân tích: muốn công trình tồn tại lâu dài thì khi thi công phải đúng với thiết kế, bê tông sắt thép phải đảm bảo chất lượng… 3) Đặc điểm của quá trình sản xuất xây dựng Liên quan chặc chẽ với đặc điểm của sản phẩm xây dựng:  Quá trình sản xuất xây dựng (SXXD) luôn di động, luôn thay đổi theo địa điểm xây dựng.  SXXD có chu kỳ sản xuất dài  tình trạng ứ đọng vốn.  SXXD phụ thuộc vào đơn đặc hàng, đa dạng  SXXD chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết  năng lực sản xuất không được sử dụng điều hòa.  SXXD có cơ cấu phức tạp, số lượng đơn vị tham gia khá lớn  đòi hỏi phối hợp về thời gian và cả không gian.  SXXD chịu ảnh hưởng của điều kiện cụ thể của từng địa phương  ảnh hưởng đến lợi nhuận. 4) Khái niệm vốn cố định vốn lưu động. Thành phần và cơ cấu của vốn lưu động trong xây dựng Khái niệm vốn cố định  VCĐ là một bộ phận của vốn sản xuất đóng vai trò là tư liệu lao động còn gọi là tài sản cố định (TSCĐ).  Người ta chuyển dần giá trị của nó vào giá thành sản phẩm do chính TSCĐ đó làm ra theo một cách thức cụ thể gọi là khấu hao TSCĐ.  Để thuận tiện, Bộ Taì Chính (32/2008/QĐ – BTC) đã quy định TSCĐ phải thỏa mãn cả hai điều kiện: 1. Có giá trị ≥ 10 triệu đồng 2. Có thời hạn sử dụng ≥ 1 năm Khái niệm vốn lưu động  Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ sản xuất được thu hồi dưới dạng tiền tệ. VLĐ tham gia một lần vào chu trình sản xuất, hình thái chủ yếu thuộc về đối tượng lao động.  VLĐ = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Thành phần và cơ cấu của vốn lưu động 1. Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất. Nguyên vật liệu chính dùng cho thi công: thép, xi măng, gạch… Bán thành phẩm: Kết cấu bê tông, bông gió… Vật liệu phụ và nhiên liệu: xăng dầu chạy máy xây dựng, cọ sơn, chổi quét… Vật liệu rẻ tiền mau hỏng. 2. Vốn lưu động trong sản xuất. Giá trị các công trình xây lắp dở dang. Chi phí chờ phân bổ (chi phí lắp cần trục, chi phí chở vật liệu đến công trình, chi phí lán trại tạm…) 3. Vốn lưu động trong lưu thông. Vốn trong thanh toán: Giá trị các công trình xây lắp đã hoàn thành, bàn giao nhưng chưa đến kỳ thanh toán. Vốn điều lệ: tiền mặt tồn quỹ trong két, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản ứng trước của khách hàng… 5) Hao mòn tài sản cố định (HMTSCĐ)là gì?  HMTSCĐ là TSCĐ sử dụng trong quá trình sản xuất bị hao mòn dần làm cho chất lượng và giá trị của TSCĐ giảm dần  Or (HMTSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào quá trình SXKD dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc hay sự tiến bộ của KHKT)  Có hai hình thức HMTSCĐ: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình (loại I và loại II)  Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về mặt vật chất dẫn đến sự suy giảm chất lượng và tính năng của TSCĐ  Hao mòn vô hình là sự giảm giá của TSCĐ do 2 nguyên nhân chính: 1. TSCĐ bị giảm giá trị do thị trường xuất hiện loại TSCĐ mới có cùng công dụng nhưng giá rẻ hơn do tiến bộ kỹ thuật ở khâu sản xuất TSCĐ  Hao mòn vô hình loại I 2. TSCĐ bị giảm giá trị do thị trường xuất hiện loại TSCĐ mới có cùng công dụng nhưng có tính năng và công suất cao hơn, TSCĐ hiện có bị lạc hậu  Hao mòn vô hình loại II 6) Trình bày vai trò của nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng  Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển  Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về XD.  Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.  Cấp và thu hồi các loại giấy phép trong xây dựng.  Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, vi phạm trong XD.  Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng. 7) Thực trạng tình hình Bất Động Sản ở TP.HCM và giải pháp trong những năm sắp tới. 1. Thực trạng  Giai đoạn thị trường BĐS bùng nổ (2001-2002)  Giai đoạn thị trường BĐS đóng băng (2002-2006)  Giai đoạn thị trường BĐS lên cơn sốt (2007-2008)  Giai đoạn thị trường BĐS đóng băng tiếp theo (2008-nay)  Từ năm 2008 đến nay (ngoại trừ năm 2010), thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào suy thoái trầm trọng, bị đình trệ trên tất cả các phân khúc thị trường và gây hậu quả nặng nề đối với cả doanh nghiệp phát triển bất động sản, nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, người tiêu dùng và toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới thu ngân sách. Riêng năm 2012 là năm khó khăn nhất của thị trường bất động sản với hai vấn nạn bao trùm, đó là hàng tồn kho và nợ rất lớn. Đi đôi với hiện tượng người tiêu dùng mất niềm tin vào thị trường. Kỳ vọng có được căn nhà mơ ước của đông đảo người thu nhập thấp ngày càng xa vời.  Các công trình ngưng xây dựng vì thiếu vốn  Nhiều sàn dao dịch Bất Động Sản tạm dừng hoạt động  Trong quý 1 năm 2013 Thị trường căn hộ tiếp tục chứng kiến lượng giao dịch thấp trong quý đầu năm 2013 Nhiều chủ đầu tư tiếp tục chịu áp lực giảm giá bán từ 5%-10% so với quý trước Các dự án hiện mới được chào bán chủ yếu từ các chủ đầu tư có uy tín như Liên doanh Phú Mỹ Hưng, Tập đoàn Novaland, BCCI và Resco, v.v…  Trong quý 2 năm 2013 Thị trường căn hộ có dấu hiệu khởi sắc Điểm đáng lưu ý trong quý 2/2013 là sự sôi động của phân khúc cao cấp, với lượng giao dịch đứng thứ hai sau phân khúc bình dân, trong tổng số giao dịch của quý. Trong quý 2 có đến 1.200 căn hộ đã được bán, với mức tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán căn hộ cũng tăng nhẹ 0,2%. 1. Giải pháp cho những năm sắp tới  Giảm giá tối đa các căn hộ để tăng khả năng thu hồi vốn.  Thực hiện chiến lược liên kết nhiều bên lại với nhau để giải quyết đầu ra.  Nhờ ngân hàng làm trung gian cho chủ đầu tư vay vốn, thay vì người dân khi mua căn hộ không chuyển tiền cho chủ đầu tư mà đem gửi ngân hàng lúc đó chủ đầu tư sẽ liên hệ với ngân hàng để vay vốn. Để giải quyết căn hộ đóng băng nên:  Chuyển đổi công năng giữa các căn hộ thay vì bán căn hộ để ở thì chyển sang cho thuê căn hộ để làm văn phòng….  Quy thành nhà chính sách cho cán bộ, giáo viên….  Bán căn hộ bằng cách người mua trả dần  Không nên tiếp tục xây chung cư cao cấp mà chuyển sang xây căn hộ cho người có thu nhập thấp.  Không nên để tình trạng BĐS rơi tự do vì lúc đó ngân hàng sẽ đi vào đường cùng.  Thay đổi cơ chế quản lý bằng cách sử dụng tốt nguồn vốn. 8) Các bên tham gia dự án. Nêu tên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng. Các bên tham gia dự án. Đầu tiên phải kể đến là chủ đầu tư, trên chủ đầu tư là người quyết định đầu tư. Đơn vị đứng ra giúp cho chủ đầu tư là đơn vị tư vấn, có nhiều đơn vị tư vấn khác nhau bao gồm ĐV tư vấn lập dự án (chuyên gia bên dự án)  Tư vấn lập quy hoạch (do kiến trúc sư lập)  Tư vấn về thiết kế: Gồm có địa hình, địa chất, thủy văn, kết cấu, kiến trúc, cơ điện…  Tư vấn khối lượng (chuyên về bốc khối lượng)  Tư vấn lập hồ sơ mời thầu  Tư vấn tổ chức đấu thầu  Tư vấn quản lý hợp đồng a. Thanh toán bao nhiêu b. Tạm ứng bao nhiêu c. Hợp đồng quyết toán như thế nào…  Tư vấn mua sắm thiết bị, máy móc  Tư vấn giám sát ĐV thi công  Tổng thầu dưới tổng thầu có thầu phụ  Nhà thầu được chia ra làm: a. Phần thô b. Phần cọc c. Phần mực nước ngầm d. Cơ điện e. Hoàn thiện f. Phòng cháy chữa cháy g. Nội thất  Ngoài ra bên quản lý dự còn có những tổ chức cho vay như ngân hàng…  Đơn vị thụ hưởng: a. Khi chúng ta xây dựng thì khách hàng cũng có quyền xem chúng ta xây có đúng như cam kết không b. Trưng bày mẫu xây dựng như thế có xây đúng không c. Sử dụng vật liệu có đúng không  Chính quyền địa phương cũng có quyền giám sát xem công trình đang làm cái gì và có bảo vệ môi trường không Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạng (Do thời gian thi ngắn nên chỉ nêu một số bên tham gia chính)  Người quyết định đầu tư xây dựng công trình Có các quyền sau đây:  Không phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khi không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả.  Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết.  Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình.  Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Có các nhiệm vụ sau đây:  Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.  Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.  Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình.  Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn chính sau  Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt  Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước  Ký kết hợp đồng với các nhà thầu  Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu  Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng  Tư vấn giám sát Có các quyền sau đây 1. Nghiệm thu khối lượng công trình đã thi công đảm bảo chất lượng, theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt và đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, các quy trình, quy phạm hiện hành. 2. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. 3. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận. 4. Đề xuất với chủ đầu tư về những điểm bất hợp lý cần thay đổi hoặc điều chỉnh (nếu có) đối với bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thầu và các vấn đề khác theo quy định hiện hành. 5. Đình chỉ việc sử dụng vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng vận chuyển đến công trường và yêu cầu mang ra khỏi công trường. 6. Đình chỉ thi công khi: phát hiện nhà thầu bố trí nhân lực, các vật liệu, thiết bị thi công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo hợp đồng đã ký hoặc hồ sơ trúng thầu được duyệt; phát hiện nhà thầu thi công không đúng quy trình, quy phạm, chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu và hồ sơ thiết kế được duyệt; biện pháp thi công gây ảnh hưởng tới công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư. 7. Kỹ sư tư vấn giám sát được trang bị những thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng các phần việc thi công của nhà thầu theo đặc thù của từng dự án. 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.  Nhiệm vụ của tư vấn giám sát 1. Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về những công việc thực hiện của tổ chức mình theo hợp đồng đã ký kết. 2. Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo quy định của pháp luật. Bố trí người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát và đủ điều kiện năng lực để thực hiện giám sát. Không mượn danh nghĩa của tổ chức tư vấn giám sát khác để tham gia lựa chọn và ký hợp đồng thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. 3. Từ chối nghiệm thu khi nhà thầu thi công không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu bất hợp lý khác của các bên có liên quan. 4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; 5. Không được thông đồng với nhà thầu, chủ đầu tư và có các hành vi khác làm sai lệch kết quả giám sát hoặc nghiệm thu không đúng khối lượng thực hiện. 6. Khi phát hiện nhà thầu có vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công về chất lượng và các quy định tại khoản 6, Điều 5 của Quy chế này, phải yêu cầu nhà thầu dừng thi công và thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư hoặc khắc phục hậu quả. Sau khi đình chỉ thi công, phải thông báo ngay cho chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư xem xét quyết định. 7. Bồi thường thiệt hại khi cố ý làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.  Tư vấn thiết kế Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây:  Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế.  Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế.  Quyền tác giả đối với thiết kế công trình.  Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:  Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình.  Thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng.  Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận.  Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng.  Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế.  Không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình.  Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.  Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.  Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 9) Tìm hiểu về VE là gì? Tình hình áp dụng VE tại Việt Nam. Khái niệm  Value Engineering(VE) có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa gần nhau như một qui trình quản lý và nâng cao giá trị. Tại các quốc gia và châu lục có VE phát triển mạnh như Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Châu Âu, VE được định nghĩa như sau:  Theo hiệp hội VE quốc tế (SAVE.Int), Value Engineering còn có tên gọi khác là Value Analysis, hay Value Management, được định nghĩa là một qui trình có hệ thống theo kế hoạch công việc, được áp dụng bởi đa đội nhóm để nâng cao giá trị của một dự án thông qua việc phân tích các chức năng.  Theo Miles (1993) VE là một hệ thống giải quyết vấn đề được thực hiện bằng việc sử dụng những kỹ thuật cụ thể, dựa trên kiến thức, kỹ năng của đội nhóm. Đó là một cách tiếp cận có tổ chức sáng tạo với mục đích loại trừ các chi phí không cần thiết mà không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính năng yêu cầu của khách hàng. Tình hình áp dụng ở Việt Nam VE đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên nó còn khá mới lạ tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu qui trình hướng dẫn áp dụng VE, thiếu kiến thức về VE, bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như thái độ bảo thủ của đội ngũ thiết kế, khó khăn khi đánh giá và phân tích phương án…Tuy nhiên khả năng ứng dụng VE trong ngành xây dựng Việt Nam nói chung và các công ty tư vấn là hoàn toàn có thể. Và cần những đề nghị cho sự mở rộng phát triền VE kết hợp với một quy trình thực hiện đơn giản và dễ dàng áp dụng. 10) Trình bày quy trình đấu thầu. Quy trình đấu thầu Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu. Bước 2: Lập hồ sơ mời thầu. Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu. Bước 4: Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. Bước 5: Mở thầu. Bước 6: Đánh giá, xếp hạng nhà thầu. Bước 7: Trình duyệt kết quả đấu thầu. Bước 8: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng. 11) Trình bày các loại hợp đồng được quy định trong xây dựng và ứng dụng. 1. Theo tính chất, loại công việc trong hoạt động xây dựng cần thực hiện có các loại hợp đồng sau: a/ Hợp đồng tư vấn xây dựng: Là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như: lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thẩm tra thiết kế, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình. b/ Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng: Là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình. c/ Hợp đồng thi công xây dựng công trình: Là hợp đồng xây dựng thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình. d/ Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - thi công xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là EPC): Là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. đ/ Hợp đồng chìa khoá trao tay: Là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị và thi công xây dựng công trình. 2. Theo mối quan hệ trong quản lý có các loại hợp đồng sau a/ Hợp đồng thầu chính: Hợp đồng thầu chính được ký kết trực tiếp giữa chủ đầu tư với một nhà thầu chính để thực hiện một hoặc một số công việc của dự án như tư vấn, thi công xây dựng và lắp đặt, cung ứng vật tư, thiết bị. Chủ đầu tư được phép ký kết đồng thời nhiều hợp đồng thầu chính với nhiều nhà thầu chính khác nhau trong trường hợp công trình xây dựng có quy mô lớn, có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc. Khi áp dụng hình thức nhiều hợp đồng thầu chính thì: Các hợp đồng thầu chính được ký kết phải phù hợp với nhau về các mốc tiến độ chính, chất lượng thực hiện các công việc và phải đáp ứng được các mục tiêu cơ bản của dự án được duyệt. Chủ đầu tư phải có đủ năng lực để quản l., điều phối đồng thời các hoạt động của nhiều nhà thầu tham gia. b/ Hợp đồng thầu phụ: Hợp đồng thầu phụ được ký kết trực tiếp giữa tổng thầu với một/nhiều thầu phụ hoặc nhà thầu chính với một/nhiều thầu phụ để thực hiện một phần công việc của tổng thầu hoặc thầu chính. Hợp đồng thầu phụ áp dụng cho công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có khối lượng công việc mang tính chất đặc thù, chuyên ngành hoặc thuộc một lĩnh vực cụ thể mà tổng thầu, nhà thầu chính không đủ điều kiện để tự thực hiện. [...]... đồng xây dựng Hợp đồng xây dựng áp dụng cho các dự án xây lắp công trình xây dựng hoặc công trình kỹ thuật, mà đã được thiết kế trước bởi chủ đầu tư hay nhà tư vấn đại diện của chủ đầu tư, giao cho nhà thầu thi công thực hiện xây dựng và lắp đặt Tuy nhiên công trình có thể bao gồm một số hạng mục về cơ điện và/hoặc xây dựng do Nhà thầu thiết kế 2 Điều kiện hợp đồng cho nhà máy và thiết kế xây dựng. .. dựng Hợp đồng Thiết kế - Xây dựng: Chủ đầu tư thỏa thuận giao cho nhà thầu thiết kế và thi công xây lắp một dự án xây dựng mẫu hợp đồng được khuyến khích áp dụng cho các công trình xây dựng các nhà máy công nghiệp như điện, cơ khí, xi măng hoặc cho những công trình hạ tầng kinh tế – xã hội như giao thông, thuỷ lợi được giao cho nhà tổng thầu bao thầu luôn cả phần thiết kế và xây dựng 3 Điều kiện hợp... trình xây dựng dân dụng hoặc công trình công nghiệp hoặc giao thông, thuỷ lợi có tổng mức đầu tư không lớn và kỹ thuật ít phức tạp, thông dụng hoặc lặp lại Mẫu hợp đồng dạng này cũng có thể áp dụng cho những công trình có quy mô không lớn và ít phức tạp nên nhà thầu có thể bao thầu một phần công việc thiết kế hoặc nhà thầu có thể bao thầu luôn toàn bộ công việc thiết kế công nghệ và xây dựng nếu nhà... (E) - Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng (C) - Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng ( EC) - Hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - xây dựng (EPC) - Hợp đồng tổng thầu chìa khoá trao tay (TK) 3 Theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau a/ Hợp đồng trọn gói Áp dụng cho những phần công việc xác định rõ về khối lượng và đơn giá Về vốn: đủ vốn bố trí trong thời gian... phần công việc tư vấn, bao gồm: Lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật… 12) Hợp đồng fidic là gì? Các loại hợp đồng fidic và nội dung chủ yếu Khái niệm Hợp đồng FIDIC là loại hợp đồng do tổ chức Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn soạn thảo, tạo nên theo mẫu chuẩn quốc tế cho hợp đồng xây dựng Phân loại FIDIC luôn tìm kiếm và xây dựng “tiếng nói chung” về lĩnh vực hợp đồng trên phạm vi quốc tế. .. công nghiệp, với điều kiện hợp đồng EPC, nhà tổng thầu đảm nhiệm từ khâu thiết kế, mua sắm lắp đặt thiết bị công nghệ - đào tạo công nhân vận hành và thi công xây dựng Chủ đầu tư chỉ tham gia một phần quản lý dự án thậm chí với hình thức chìa khoá trao tay, chủ đầu tư có thể giao luôn cho nhà tổng thầu đảm nhiệm quản lý dự án 4 Dạng hợp đồng đơn giản Được khuyến khích áp dụng cho các công trình xây. .. theo thời gian Áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu, đào tạo, huấn luyệnphải thuê chuyên gia d/ Hợp đồng theo đơn gia điều chỉnh Áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng, đơn giá Về vốn chưa bố trí đủ vốn trong thời gian thực hiện hợp đồng Việc lựa chọn các yếu tố chi phí, tỷlệ điều chỉnh các yếu tố chi phí do chủ đầu tư xem xét tùy theo... trình ký kết và thực hiện các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng Một trong những thành quả của FIDIC trong thập niên cuối của thế kỷ XX đó là sự ra đời của “Mẫu điều kiện hợp đồng FIDIC” vào tháng 9/1999 bao gồm 4 hình thức (hoặc còn gọi là 4 mẫu hợp đồng FIDIC) bao gồm: 1.Điều kiện hợp đồng xây dựng 2.Điều kiện hợp đồng cho nhà máy và thiết kế xây dựng 3.Điều kiện hợp đồng cho các dự án EPC/ chìa khoá... dựng nếu nhà thầu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật 13) Trình bày các hình thức đấu thầu và trường hợp áp dụng Các hình thức đấu thầu Trường hợp áp dụng 1 Đấu thầu rộng rãi Áp dụng Cho các công trình thông dụng không có yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật, mĩ thuật cũng như không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc và quốc tế 2 Đấu thầu hạn chế... tư vấn có giá gói thầu không quá 03 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 02 tỷ đồng 4 Tự thực hiện Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng 5 Mua sắm trực tiếp Khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng Để thực . Hợp đồng thi công xây dựng công trình: Là hợp đồng xây dựng thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình. d/. một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như: lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn. thi công xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là EPC): Là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công

Ngày đăng: 29/11/2014, 17:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan