Báo cáo môn Tài Chính Tiền Tệ Vấn đề 1: Vậy bội chi ngân sách

21 571 0
Báo cáo môn Tài Chính Tiền Tệ Vấn đề 1: Vậy bội chi ngân sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo môn Tài Chính Tiền Tệ Vấn đề 1: Vậy bội chi ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề bội chi ngân sách của Việt Nam hiện nay như thế nào? Những nguyên nhân gây ra tình trạng bội chi NSNN. Tác động của nó đến nền kinh tế của nước ta ra sao? Và những biện pháp để giúp cân đối,tiến tới bội thu ngân sách. LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta điều biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải. Ngay cả một cường quốc kinh tế như Mỹ cũng phải đau đầu và vật lộn với vấn đề này, và tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới…, việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt ngân sách ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở tại Việt Nam nói riêng là hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ. Vậy bội chi ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề bội chi ngân sách của Việt Nam hiện nay như thế nào? Những nguyên nhân gây ra tình trạng bội chi NSNN. Tác động của nó đến nền kinh tế của nước ta ra sao? Và những biện pháp để giúp cân đối,tiến tới bội thu ngân sách. I. Khái niệm bội chi NSNN:

Báo cáo môn Tài Chính Tiền Tệ Vấn đề 1: Vậy bội chi ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề bội chi ngân sách của Việt Nam hiện nay như thế nào? Những nguyên nhân gây ra tình trạng bội chi NSNN. Tác động của nó đến nền kinh tế của nước ta ra sao? Và những biện pháp để giúp cân đối,tiến tới bội thu ngân sách. LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta điều biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải. Ngay cả một cường quốc kinh tế như Mỹ cũng phải đau đầu và vật lộn với vấn đề này, và tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới…, việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt ngân sách ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở tại Việt Nam nói riêng là hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ. Vậy bội chi ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề bội chi ngân sách của Việt Nam hiện nay như thế nào? Những nguyên nhân gây ra tình trạng bội chi NSNN. Tác động của nó đến nền kinh tế của nước ta ra sao? Và những biện pháp để giúp cân đối,tiến tới bội thu ngân sách. I. Khái niệm bội chi NSNN: Bội chi NSNN( hay còn gọi là thâm hụt NSNN) là tình trạng các khoản chi của NSNN lớn hơn các khoản thu,phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. II. Thực trạng bội chi NSNN: Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước 1. Thu chi NSNS 2010 +Tổng thu NSNS ước tính bằng 109,3%GDP giảm 0,4% so với chỉ tiêu của nghị quyết quốc hội là 6,2% +Thu nội địa 107% (thu từ doanh nghiệp nhà nước 103,1% ; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 100,6% ; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 101% ; thuế thu nhập cá nhân 121,2% ; thu phí xăng dầu 101,1% ; thu phí, lệ phí 100,7% +Thu từ dầu thô 99,7% +Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%. Tổng chi NSNS ước tính bằng 98,4% dự toán năm +Chi đầu tư phát triển 98,4%( chi đầu tư xây dựng cơ bản 97,9%) +Chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 99,6% +Chi trả nợ và viện trợ 114,1% 2.Thu chi NSNN 9 tháng đầu năm 2011 Bộ Tài chính vừa công bố dự toán thu chi ngân sách năm 2011. Theo đó, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 là 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với ước thực hiện năm 2010; dự toán chi ngân sách là 725.600 tỷ đồng Tính đến 15/9/2011, bội chi ngân sách nhà nước bằng 36,9% kế hoạch năm 2011. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2011 ước tính đạt 467,1 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm, + Thu nội địa 284,4 nghìn tỷ đồng, bằng 74,5%( thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 68,2% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 67,7%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước bằng 74,8%; thuế thu nhập cá nhân bằng 91,7%; thu phí xăng dầu bằng 64,6%; thu phí, lệ phí bằng 63%.) + Thu từ dầu thô 71,5 nghìn tỷ đồng, bằng 103,2% + Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 107,3 nghìn tỷ đồng, bằng 77,4%. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15 tháng 9 năm 2011 ước tính đạt 511,6 nghìn tỷ đồng, bằng 70,5% dự toán năm + Chi đầu tư phát triển 108,2 nghìn tỷ đồng, bằng 71,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 101,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,9%) + Chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 334,7 nghìn tỷ đồng, bằng 71,3% + Chi trả nợ và viện trợ 68,7 nghìn tỷ đồng, bằng 79,9%. Từ dữ liệu nói trên, bội chi ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2011 ước khoảng 44,5 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ mức 36,9% kế hoạch cả năm. Các tháng từ đầu năm đến nay, bội chi ngân sách tăng khá đều, khoảng 4-5 nghìn tỷ đồng/tháng. So với GDP theo giá thực tế 9 tháng năm 2011 là khoảng 1.710,2 nghìn tỷ đồng, bội chi ngân sách 9 tháng mới chỉ bằng khoảng 2,6% GDP, trong khi mục tiêu được Chính phủ đặt cho năm nay là khoảng 5,3% GDP. . Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ trong năm tới, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. NHẬN XÉT:Bội chi NSNN năm 2010 bằng 5,8% GDP trong khi mục tiêu được Chính phủ đặt cho năm nay là khoảng 5,3% GDP như vậy chính phủ đã quyết định giảm mức bội chi ngân sách nhà nước xuống bằng cách tăng thu 12,7% so với ước thực hiện năm 2010 III. Nguyên nhân gây ra bội chi NSNN: Nguyên nhân chủ quan:  Thất thu thuế: thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước,tuy nhiên do hệ thống thuế còn nhiều bất cập sự quản lý chưa chặt chẽ tạo kẽ hở cho các tổ chức lợi dụng trốn thuế gây thất thu một lượng đáng kể cho NSNN, điển hình 2008, lượng thuốc lá nhập lậu đã làm thất thu 2500 đến 3000 tỷ đồng (tiền thuế). Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Bên cạnh đó việc giảm thuế và miễn thuế, một mặt giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu ảnh hưởng đến các khoản thu NSNN.  Đầu tư công kém hiệu quả, hằng năm nguồn vốn nước ta nhận được từ viện trợ nước ngoài rất lớn nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia, phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tư giàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa khắc phục triệt để, tiến độ thi công của các dự án quốc gia vẫn còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây ra hậu quả lãng phí nguồn NSNN. Bên cạnh đó, nền hành chính công, dịch vụ công của chúng ta kém hiệu quả làm cho tình trạng ngân sách trở nên trầm trọng. Theo Cục thống kê thì vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2011 là 131,364 tỷ, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy luật đầu tư công kém hiệu quả. - Tỷ lệ đầu tư của Việt Nam trong những năm qua trung bình từ 40 đến 42% GDP. Trong đó khu vực công chiếm 45% tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi tình trạng thâm hụt NSNN “báo động đỏ”. ở việt Nam nợ của doanh nghiệp xấp xỉ nợ Chính phủ. Nếu DNNN không trả được nợ thì ngân sách chịu gánh nặng. Ví dụ: Theo báo cáo của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đầu tư dự kiến là 22 trên tổng số 100 tập đoàn công ty Nhà nước trong năm nay là 35 ngàn tỷ đồng (tương đương với 17% GDP). Nếu tất cả 100 tập đoàn công ty thì quy mô đầu tư là khổng lồ mà tỷ lệ lớn trong số này là đi vay thì nợ công là quá lớn.  Nhà nước huy động vốn để kích cầu, theo như công bố gần đây của Chính phủ, việc thực hiện gói giải pháp kích cầu trị giá 100 nghìn tỷ đồng( tương đương 25% dự toán tổng thu ngân sách năm 2009) Chính phủ kích cầu qua ba nguồn tài trợ chính là: phát hành trái phiếu chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng quỹ dự trữ nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến NSNN cụ thể là: - Việc phát hành trái phiếu ra công chúng sẽ gặp khó khăn khi mức lãi suất không hấp dẫn như trước nữa đồng thời lạm phát kỳ vọng có thể tăng trở lại khi Chính phủ phát đi tín jieeuj kích cầu, nguồn huy động được chắc chắn sẽ không lớn khi mức huy động vay nợ trong nước hiện nay của Chính phủ đã vào khoảng gần 50 ngàn tỷ đồng - Việc tài trợ cho gói kích cầu này thông qua vay nợ sẽ đẩy lãi suất cao, gây sức ép xấu đến khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế . Huy động với lãi suất cao còn làm tăng các khoản trả lãi thêm hang chục tỷ đồng mỗi năm trong tương lai và làm trầm trọng thêm vấn đề thâm hụt NSNN.  Chưa chú trọng mối quan hệ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, chúng ta có thể thấy thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ thu cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hàng năm. Vì vậy khi các địa phương vay vốn đầu tư sẽ làm tăng chi thường xuyên, để bố trí cho việc vận hành các công trình khi vận hành và đi vào hoạt động cũng như chi phí di tu, bảo dưỡng các công trình làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó đã tạo sự căng thẳng về ngân sách. Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động, hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp trên đều tạo áp lực bội chi NSNN.  Quy mô chi tiêu chính phủ quá lớn. Tăng chi tiêu chính phủ, một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài: như lạm phát và rủi ro tài chính. Do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng, chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó nó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do việc phân bố nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn đến thâm hụt ngân sách. Nguyên nhân khách quan:  Do thiên tai (lũ lụt, bão…), hay do hậu quả để lại của chiến tranh. Khi đất nước gặp thiên tai thì Nhà nước phải trích một khoản dự trữ trong ngân sách của mình để trợ cấp, giúp đồng bào vượt qua khó khăn và khôi phục lại hoạt động sản xuất và ổn định đời sống.  Do chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế: một khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thì các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị sụp đổ, vì thế Nhà nước cần phải trích NSNN để cứu vãn,duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Ví dụ như doanh nghiệp Vinashin,cầu Cần Thơ… IV. Tác động của bội chi NSNN đối với nền kinh tế nước ta: 1. Tác đông tích cực: • Bội chi ngân sách không vượt quá 5%GDP sẽ kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, xã hội. • Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như : giao thông,điện,nước trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai. • Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. • Chính phủ chi cho đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn, làm tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước. Nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời nguồn vốn của nhà nước đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội. • Chính phủ chi cho quỹ hỗ trợ quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường; giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động vốn và cho vay tín dụng của mình, một mặt, không phải hạ thấp lãi suất huy động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy động; mặt khác, mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường. • Khi chính phủ chi trợ cấp,chi sự nghiệp văn hóa xã hội như xây nhà tình thương,tình nghĩa,hỗ trợ cho người nghèo,người tàn tật,người bị chất độc màu da cam thì đời sống của họ sẽ được cải thiện,góp phần làm giảm chênh lệnh giàu nghèo,tiến tới công bằng xã hội. • Ngân sách nhà nước bội chi là do chính phủ đầu tư cho các công trình mang tính dài hạn,trong tương lai khi các công trình được đưa vào hoạt động có hiệu quả thì sẽ mang lại cho nhà nước một nguồn thu lớn,góp phần cân bằng ngân sách,đáp ứng được nhu cầu xã hội. 2. Tác động tiêu cực : • Bội chi ngân sách xãy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định [...]... chính sách kinh tế trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia Bội chi ngân sách nhà nước tác động đến nền kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi ngân sách Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô và sau đây là một số giải pháp cơ bản mà chính phủ Việt Nam sử dụng để kiềm chế bội chi ngân sách nhà nước hiện nay 1 Tăng thu, giảm chi: Đây là biện pháp mà chính. .. phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam .Vậy xử lý bội chi ngân sách như thế nào để ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chi n lược về phát triển kinh tế -xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí ; giảm chi ngân sách, chi thường xuyên; vay nợ trong nước ,vay nợ nước... tăng chi quá mức cho phép, tức tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước quá cao và để bù đắp thâm hụt này bằng việc đi vay nợ quá lớn, nếu chi tiêu khoản tiền này thiếu hiệu quả thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ cho ngân sách trong tương lai,nghĩa vụ trả nợ tăng lên,giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ Khi vay nước ngoài thì thường có một mức lãi suất nhất định và những điều khoản ràng buộc về chính. .. thu, giảm chi: Đây là biện pháp mà chính phủ thường dùng để giảm hộ chi ngân sách Bằng quyền lực và nghĩa vụ của mình chính phủ tính toán để tăng các khoản thu và cắt giảm chi tiêu a Tăng thu:  Công tác thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo mức động viên vào ngân sách nhà nước hợp lý tăng nhanh tỉ trọng nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước tập trung thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo các luật... lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính soạn thảo, tổng nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ VN bảo lãnh tính đến ngày 30-6-2010 là 29 tỉ USD, quy ra tiền Việt khoảng 537.800 tỉ đồng (GDP của VN năm 2010 là khoảng 104 tỉ USD) Như vậy, so với tổng nợ tính đến hết năm 2009 27,9 tỉ USD, nợ năm 2010 của VN đã tăng trên 1 tỉ USD Trong tổng số nợ trên, nợ của Chính phủ là trên 25 tỉ USD, nợ Chính phủ... cho ngân sách nhà nước  Chính phủ cũng cần phải cải thiện các nguồn thu ngân sách tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều Đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp và thuế bất động sản Áp dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm bảo sự bền vững trong ngân sách nhà nước, đồng thời giúp nhà nước thực hiện được các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng vì quốc tế nhân sinh  Chính. .. các ngân hàng thương mạị Ở Việt Nam chính phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình b Vay nợ nước ngoài: Chính phủ còn có thể giảm bội chi ngân sách nhà nước bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài ,các định chế tài chính. .. công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước sao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện Không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước đầu tư 2 Vay nợ: là biện pháp xử lý thâm hụt ngân sách được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới a Vay nợ trong nước: Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành... và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách. .. biện pháp cân đối và tiến tới bội thu NSNN: Xử lý bội chi, cân bằng và tiến tới bội thu NSNN là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô

Ngày đăng: 29/11/2014, 11:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan