Tiểu luận hợp đồng dịch vụ thương mại

47 6.5K 23
Tiểu luận hợp đồng dịch vụ thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận luật kinh kế hợp đồng dịch vụ thương mại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN  BÀI TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI GVHD: THS VƯƠNG TUYẾT LINH LỚP: ĐH28KT04 THÀNH VIÊN NHÓM 10: 1. HỒ TRONG MÂY 2. NGUYỄN XUÂN MINH 3. PHẠM THỊ MINH TÂM 4. LÊ VIỆT SAN 5. TẠ HỒNG DIỄM TPHCM, ngày 19 tháng 3 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1. HỒ TRONG MÂY: 2. NGUYỄN XUÂN MINH: 3. PHẠM THỊ MINH TÂM: 4. LÊ VIỆT SAN: 5. TẠ HỒNG DIỄM 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ LTM Luật Thương mại HĐDVTM Hợp đồng dịch vụ thương mại LDS Luật Dân sự Mục Lục 5 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại và sự phát triển ngày càng đa dạng của các loại hình thị trường trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các nước phát triển. Việt Nam có ngành dịch vụ tăng trưởng khá, tỷ trọng trong GDP chỉ chiếm 38%-39% năm 2011, thấp hơn mức trung bình của thế giới và thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và mức độ lan tỏa chưa cao 1 , nhưng đây là bước tiến dài của chúng ta trong 10 năm qua. Đạt được bước tiến vượt bậc này một phần lớn là nhờ kết quả việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi hiệp định về dịch vụ thương mại (GATS) cung cấp một cách tiếp cận mới về dịch vụ dựa trên khái niệm dịch vụ thương mại, đã mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động và cơ hội trong lĩnh vực này cho các doanh nghiệp Việt Nam. Dịch vụ đã trở thành hàng hóa và việc trao đổi, mua bán dịch vụ ngày càng trở nên sôi động, phổ biến khi thị trường dịch vụ thương mại được mở cửa, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Việt nam với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Việt Nam với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại các doanh nghiệp đã sử dụng hợp đồng dịch vụ thương mại như một công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia thị trường dịch vụ thương mại. Khi thị trường thương mại dịch vụ Việt Nam đang tiến trình mở cửa theo cam kết WTO sẽ xuất hiện nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ Việt Nam thì hợp đồng dịch vụ thương mại sẽ là cơ sở pháp lý, là công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp nước ta nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và thâm nhập thị trường dịch vụ nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của hợp đồng dịch vụ thương mại trong thời kì hội nhập, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài "Hợp đồng dịch vụ thương mại" làm đề tài tiểu luận của nhóm. Với mục đích giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về hợp đồng dịch vụ thương mại cũng như đưa ra những ví dụ thực tế trong đời sống hằng ngày. Nhóm xin chân thành cảm ơn cô Vương Tuyết Linh đã giúp nhóm hoàn thành bài tiểu luận này. 1 http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/20477502.html 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.1 Hợp đồng dịch vụ thương mại là gì? 1.1.1 Khái niệm: Khái niệm về hợp đồng dịch vụ thương mại (HĐDVTM) là một khái niệm mới, cho đến nay vẫn chưa có một học giả, nhà nghiên cứu nào đưa ra khái niệm này. Thông thường chúng ta đề cập đến hợp đồng thương mại nói chung hoặc đi sâu hơn nữa là hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ như trong Luật thương mại Việt Nam 2005 sử dụng. Vậy HĐDVTM và hợp đồng cung cấp dịch vụ hay hợp đồng cung ứng dịch vụ có giống nhau không? Và nên sử dụng tên gọi nào cho đúng nhất sẽ được làm sáng tỏ trong phần này. Trong luật thương mại năm 2005 không đưa ra khái niệm hợp đồng dịch vụ thương mại hay hợp đồng cung ứng dịch vụ mà chỉ đưa ra các hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại là cở sở của các hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại cụ thể. Để đưa ra được khái niệm về HĐDVTM là gì? Nhóm sẽ đi từ những đặc tính cơ bản nhất của HĐDVTM để làm sáng tỏ khái niệm này.  Hợp đồng dịch vụ thương mại trước hết là hợp đồng: Hợp đồng là một khái niệm xuất hiện từ lâu và hiện tại có khá nhiều khái niệm về hợp đồng. Chẳng hạn, điều 1.201, Bộ luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (Uniform Commerce Code – UCC) quy định “hợp đồng là sự tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên”, Luật Hợp đồng năm 1999 của Trung Quốc quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên, của các tổ chức khác” 2 . Như vậy, hiểu một cách đơn giản hợp đồng là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa hai hay nhiều bên, những người đồng ý thực hiện hoặc không thực hiện một số hoạt động trong hiện tại hoặc trong tương lai. Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo đánh giá của giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài, khái niệm hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự 2005 có tầm khái quát và tương xứng với một khái niệm chung, áp dụng cho mọi loại hợp đồng chứ không chỉ dừng lại áp dụng cho hợp đồng dân sự. 3 Từ việc phân tích khái niệm về hợp đồng theo quy định của pháp luật một số nước, có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng như sau: “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, căn cứ vào quy định của pháp luật, nhằm quy định quyền và nghĩa vụ đối với nhau khi thực hiện một công việc, một hoạt động hoặc một hành vi nhất định nào đó”. 4 Hợp đồng dịch vụ thương mại do đó, cũng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm thực hiện các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Vấn đề là ở chỗ, hoạt động thương mại – đối tượng của hợp đồng dịch vụ thương mại - có những điểm khác với hoạt động dân sự. Vì vậy, cần phải làm rõ khái niệm về hoạt động thương mại và hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. 2 http://m.congly.com.vn/phap-luat/dien-dan-cong-ly/diem-chung-va-su-khac-biet-cua-mot-so-nuoc-va-viet-nam- ve-khai-niem-hop-dong-28194.html 3 Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất Luật hợp đồng ở Việt Nam, NXB Tư Pháp, tr. 67. 4 http://ieit.edu.vn/vi/nghien-cuu/item/186-hop-dong-thuong-mai-dich-vu-va-vai-tro-cua-no-doi-voi-doanh-nghiep 7  Hợp đồng dịch vụ thương mại là hợp đồng thương mại: trên thế giới, các nước thường không đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại nói chung mà chỉ đưa ra khái niệm về thương mại, từ đó dẫn đến cách hiểu về hợp đồng thương mại. Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại đưa ra khái niệm thương mại: “Thuật ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hoặc không phải là quan hệ hợp đồng. Những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các giao dịch sau: giao dịch thương mại để cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; hoa hồng; thuê mua; xây dựng công trình; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận thăm dò hoặc khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặckinh doanh khác; vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không; đường biển, đường sắt hoặc đường bộ”. Trong khi đó thương mại theo cách hiểu thông qua các hiệp định của WTO bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại quyền sở hữu trí tuệ. 5 Pháp luật hiện hành Việt Nam hiện nay không đưa ra khái niệm hợp đồng thương mại cũng như khái niệm“thương mại” nói chung mà thông qua khái niệm hoạt động thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 để làm rõ đặc điểm của khái niệm thương mại. Điều 3.1 của Luật Thương mại năm 2005 quy định: “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi ”. Từ đây, có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Cũng theo tinh thần của Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác 6 , nghĩa là, bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích sinh lợi thì đó là hoạt động thương mại. Pháp luật Việt Nam thì nhấn mạnh khía cạnh sinh lợi để nói lên tính chất của hoạt động thương mại, sinh lợi không chỉ hiểu đơn thuần là lợi nhuận thông qua các con số có thể nhìn thấy ngay lập tức, mà sinh lợi còn bao gồm cả lợi ích kinh tế và tăng trưởng, phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động thương mại. Mặc dù cách qui định ở mỗi văn bản pháp lý khác về thương mại, nhưng bản chất của thương mại được thể hiện ở mục đích cuối cùng là sinh lợi.  Hợp đồng dịch vụ thương mại là hợp đồng mua bán dịch vụ: Nếu như đối tượng mua bán trong thương mại hàng hóa là hàng hóa – các sản phẩm hữu hình thì trong thương mại dịch vụ, đối tượng mua bán lại là dịch vụ - các sản phẩm vô hình, “là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào chân bạn” 7 . Một điều lưu ý rằng các dịch vụ cũng như hàng hóa ở đây phải được pháp luật cho phép tiến hành mua bán, cung cấp, trao đổi. Hợp đồng dịch vụ thương mại còn được gọi là hợp đồng mua bán dịch vụ, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không gọi hợp đồng này là hợp 5 http://m.doko.vn/tai-lieu/khai-niem-thuong-mai-theo-phap-luat-viet-nam-162807 6 Điều 3.1, Luật Thương mại Việt Nam 2005 7 http://123doc.vn/document/325259-phat-trien-nganh-dich-vu-kinh-nghiem-trung-quoc-te-va-thuc-tien-o-viet- nam.htm 8 đồng mua bán dịch vụ mà gọi là hợp đồng cung ứng dịch vụ, để giải thích sử dụng từ cung ứng ở đây thay vì từ cung cấp hoặc mua bán dịch vụ thì xuất phát từ lịch sử của Việt Nam, khi các ngành dịch vụ trong thời kỳ bao cấp đều do Nhà nước quản lý và cung ứng cho người dân, do đó Luật vẫn sử dụng từ cung ứng dịch vụ ở đây. Tuy nhiên, với cách hiểu về cung ứng dịch vụ như điều 3 khoản 9 của Luật Thương mại năm 2005 thì có thể thấy hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên khác và nhận thanh toán. Bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Khái niệm này nhìn nhận cung ứng dịch vụ dưới góc độ là một hoạt động thương mại. Theo đó, hoạt động cung ứng dịch vụ mang đầy đủ các đặc điểm của một hoạt động thương mại: có ít nhất hai bên tham gia và nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, từ khái niệm nêu trên, có thể thấy luật quy định rất rõ ràng bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) phải trả tiền dịch vụ. Mà trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận với bên cung cấp dịch vụ cũng có nghĩa là mua và bán dịch vụ hay rộng hơn và bao quát hơn đó là thương mại dịch vụ. Vì vậy, có thể nói, hợp đồng cung ứng dịch vụ là hợp đồng mua bán dịch vụ. Hợp đồng này cũng mang tính thương mại. Từ cách hiểu trên có thể đưa ra khái niệm về HĐDVTM như sau: Hợp đồng dịch vụ thương mại là sự thỏa thuận hợp pháp giữa bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong việc mua bán, cung cấp, trao đổi dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ thương mại: Là hợp đồng thương mại, hợp đồng dịch vụ thương mại mang tất cả đặc điểm của hợp đồng thương mại nói chung. Đó là đặc điểm về mục đích sinh lợi; đặc điểm về chủ thể là các thương nhân, các chủ thể kinh doanh – thương mại. Bên cạnh đó, hợp đồng dịch vụ thương mại còn có một số đặc điểm riêng của nó. Đó là: Thứ nhất, đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng dịch vụ thương mại là về đối tượng của hợp đồng. Như ở trên đã phân tích, đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ - sản phẩm vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khó xác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa. Bên cạnh đó, khác với hàng hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vô hình nên không thể lưu trữ được, vì vậy, trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm đến nơi chứa dịch vụ, không quan tâm tới việc cất giữ, tồn kho hay dự trữ dịch vụ. Điều quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể mà mục tiêu các bên muốn hướng tới khi mua bán dịch vụ và điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó. Thứ hai, chủ thể của hợp đồng dịch vụ thương mại thường được gọi là bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ hay còn gọi là khách hàng. Đây là một điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa thường được gọi là bên bán và bên mua. Cách gọi này thể hiện được sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa hai bên, khi nghĩa vụ của người bán không chỉ đơn thuần là giao hàng mà còn gắn liền với nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua. Còn cách gọi các chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ phần nào cho thấy bản chất của hoạt động cung ứng dịch vụ, đó là việc một bên cung cấp dịch vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ đó, bên kia sử dụng dịch vụ và có nghĩa vụ thanh toán. Trong hầu hết các trường hợp bên cung ứng dịch vụ thương mại bắt buộc phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để cung cấp các dịch vụ thương mại theo quy 9 định của pháp luật. Bên sử dụng dịch vụ có thể là thương nhân, có thể không phải là thương nhân, có như cầu sử dụng dịch vụ thương mại của bên cung ứng dịch vụ. Do vậy, hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại được kí kết giữa một bên là thương nhân cung ứng dịch vụ thương mại (trường hợp phổ biến) và bên kia có thể là thương nhân, có thể không phải là thương nhân. Thứ ba, mục đích các bên tham gia hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại hướng tới là lợi ích phát sinh từ việc thực hiện dịch vụ. Mục đích của các bên tham gia không giống nhau: bên sử dụng dịch vụ hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu, thụ hưởng lợi ích từ dịch vụ mang lại; bên cung ứng dịch vụ thương mại hướng tới việc tìm kiếm khoản tiền, lợi nhuận phát sinh từ việc thực hiện công việc cụ thể theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ. Do vậy, mục đích của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại không giống như quan hệ mua bán hàng hóa – là lợi nhuận phát sinh từ việc mua bán, trao đổi hàng hóa hữu hình mang lại cho cả hai bên. Thứ tư, hình thức hợp đồng dịch vụ thương mại theo quy định pháp luật, có thể “bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể” (khoản 1, Điều 74 Luật Thương mại). Đối với các hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại mà pháp luật quy định phải được thành lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó (khoản 2, Điều 74 Luật Thương mại). Xuất phát từ tính đặc thù của nhiều quan hệ dịch vụ, có trường hợp cung ứng dịch vụ thương mại sử dụng hình thức “ hợp đồng theo mẫu” để ký kết hợp đồng của người sử dụng dich vụ. Nếu đồng ý, người sử dụng dịch vụ sẽ kí vào bản hợp đồng, không thỏa thuận bất cứ điều khản nào trong hợp đồng. Nếu không đồng ý, người sử dụng dịch vụ có thể lựa chọn nhà cung cấp khác. Ví dụ: hợp đồng cung cấp điện sinh hoạt, điện sản xuất; hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất; hợp đồng dịch vụ điện thoại, internet, truyền hình cáp… Thứ năm, nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng. Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể nội dung hợp đồng dịch vụ thương mai. Tuy nhiên căn cứ vào các quy định về hợp đồng dịch vụ của Bộ luật Dân sự 2005 và căn cứ vào từng dịch vụ cụ thể (ví dụ: dịch vụ vận chuyển đường không, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý thương mại…), các bên có thể thỏa thuận các nội dung cụ thể và ghi vào hợp đồng. Các thỏa thuận này cần đầy đủ, chi tiết, thể hiện rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên để dễ thực hiện và ích xảy ra tranh chấp. Một số nội dung cơ bản các bên cần thỏa thuận trong hợp đồng: • Tên, địa chỉ của bên cung ứng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ; • Nội dung công việc cụ thể cần thực hiện; • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng dịch vụ; • Giá cả dịch vụ; • Thanh toán; • Thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng; • Các chế tài áp dụng khi có vi phạm hợp đồng; • Giải quyết tranh chấp, phát sinh từ hợp đồng; • Các điều khoản khác mà các bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng. 10 [...]... khuyến mại; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; Hợp đồng đại diện cho thương nhân; Hợp đồng ủy thác; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng gia công; Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ quá cảnh; Hợp đồng nhượng quyền thương mại Trong thực tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại rất phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho hoạt dộng thương. .. vụ thương mại được luật điều chỉnh như:  Dịch vụ trong lĩnh vực trung gian thương mại: dịch vụ đại diện cho thương nhân, dịch vụ môi giới thương mại, dịch vụ đại lý thương mại, dịch vụ ủy thá mua bàn hàng hóa;  Dịch vụ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại: dịch vụ khuyến mãi, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ trương bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại;  Dịch vụ giám định... Dân Sự) đối với các hợp đồng dịch vụ thương mại hết sức khó khăn, phức tạp tính chất vô hình của dịch vụ Do vậy các bên cần đặc biệt lưu ý dịch vụ thương mại để hợp đồng không rơi vào trường hợp vô hiệu.27 2.2 Thực hiện hợp đồng dịch vụ thương mại: 2.2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dịch vụ thương mại: Những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên, hợp đồng có tính luật... toán, dịch vụ pháp lý nhóm 3: HĐDVTM xã hội: dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác… nhóm 4: HĐDVTM cá nhân: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch - Căn cứ vào dịch vụ quy định trong Luật Thương mại 2005 thì có những loại HĐDVTM sau: Hợp đồng dịch vụ khuyến... nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại: 2.3.1 Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại: Khi một hợp đồng dịch vụ thương mại (HĐDVTM) được xác lập có hiệu lực pháp luật, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ) sẽ dẫn đến... bỏ hợp đồng: 32 http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-cac-hinh-thuc-che-tai-do-vi-pham-hop-dong-trong-thuong-mai-30429/ 26 + Tạm ngừng thực hiện hợp đồng dịch vụ thương mại: là một hình thức chế tài, theo đó một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng dịch vụ thương mại Khi hợp đồng dịch vụ thương mại bị tạm ngừng thực thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực + Đình chỉ thực hiện hợp đồng dịch vụ thương. .. cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ hoặc sự di chuyển của dịch vụ được cung cấp - Căn cứ vào phân ngành của WTO thì có thể chia thành 12 nhóm hợp đồng dịch vụ thương mại như sau: HĐDVTM kinh doanh; HĐDVTM truyền thông; HĐDVTM dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình; HĐDVTM phân phối; HĐDVTM giáo dục; Hợp đồng thương mại các dịch vụ môi trường; Hợp đồng thương mại các dịch vụ tài chính; HĐDVTM mại xã hội... thêm dịch vụ bảo đảm phải trả thêm chi phí Kể cả máy bay gặp tai nạn, gây thiệt hại về người cũng chỉ bồi thường theo mức nhất định của hãng 2.3.4 Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng dịch vụ thương mại không phải chịu các hình thức chế tài Các bên trong hợp đồng dịch vụ thương mại. .. nhất như đã phân tích ở phần đặc điểm hợp đồng dịch vụ thương mại - Căn cứ về mặt nội dung có thể chia thành HĐDVTM đơn giản như hợp đồng sửa chữa hàng hóa (từ hàng hóa là máy vi tính đến dịch vụ sửa chữa tàu biển ), hợp đồng chăm sóc sắc đẹp, hợp đồng vận chuyển hàng hóa và các hợp đồng dịch vụ phức tạp như hợp đồng xây dựng, hợp đồng đào tạo, hợp đồng cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm 10 10 http://ieit.edu.vn/vi/nghien-cuu/item/186-hop-dong-thuong-mai-dich-vu-va-vai-tro-cua-no-doi-voi-doanh-nghiep... biết rõ về thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ thương mại của mình và của cả đối tác Nếu đảm bảo được những điều này thì việc thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra suôn sẻ không gặp khó khăn gì 32 CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRONG THỰC TẾ 3.1 Ví dụ một số hợp đồng dịch vụ thương mại trong thực tế: 3.1.1 Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ viễn thông: 33 34 3.1.2 Hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm: . TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI GVHD: THS VƯƠNG TUYẾT LINH LỚP: ĐH2 8KT0 4 THÀNH VIÊN NHÓM 10: 1. HỒ TRONG MÂY 2. NGUYỄN XUÂN MINH 3. PHẠM THỊ MINH TÂM 4. LÊ VIỆT SAN 5 hoạt động thương mại và hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. 2 http://m.congly.com.vn/phap -luat/ dien-dan-cong-ly/diem-chung-va-su-khac-biet-cua-mot-so-nuoc-va-viet-nam- ve-khai-niem-hop-dong-28194.html 3. năm 2005 không gọi hợp đồng này là hợp 5 http://m.doko.vn/tai-lieu/khai-niem-thuong-mai-theo-phap -luat- viet-nam-162807 6 Điều 3.1, Luật Thương mại Việt Nam 2005 7 http://123doc.vn/document/325259-phat-trien-nganh-dich-vu-kinh-nghiem-trung-quoc-te-va-thuc-tien-o-viet- nam.htm 8 đồng

Ngày đăng: 28/11/2014, 13:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

    • 1.1 Hợp đồng dịch vụ thương mại là gì?

      • 1.1.1 Khái niệm:

      • 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ thương mại:

      • 1.1.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ thương mại:

      • 1.2 Nội dung của hợp đồng dịch vụ thương mại:

        • 1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:

        • 1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (bên tiếp nhận dịch vụ):

        • 1.3 Đặc trưng của hợp đồng dịch vụ thương mại:

        • CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

          • 2.1 Tạo lập hợp đồng:

            • 2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng dịch vụ :

            • 2.1.2 Chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng dịch vụ :

            • 2.1.3 Thời điểm giao kết hợp đồng dịch vụ thương mại:

            • 2.1.4 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ:

            • 2.2 Thực hiện hợp đồng dịch vụ thương mại:

              • 2.2.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dịch vụ thương mại:

              • 2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ :

              • 2.3 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại:

                • 2.3.1 Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại:

                • 2.3.2 Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại:

                • 2.3.3 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại:

                • 2.3.4 Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ thương mại

                • 2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ thương mại

                  • 2.4.1 Tranh chấp

                  • 2.4.2 Giải quyết tranh chấp

                  • 2.5 Hạn chế và giải pháp của hợp đồng dịch vụ thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan