Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp

31 9.1K 88
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ ( hoặc tổ chức đại diện cho họ) trong doanh nghiệp xảy ra trong quá trình hai bên hợp tác làm việc để đạt được lợi ích cá nhân NSDLĐ, NLĐ và mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quan hệ lao động chịu chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của Nhà nước. Trong quá trình hai bên hợp tác có thể xảy ra rất nhiều vấn đề trong quan hệ với nhau, mà mỗi một sự việc xảy ra đều xuất phát từ nguyên nhân nào đó. Đó có thể là nguyên nhân khách quan bên ngoài hay chủ quan, duy ý bên trong. Việc nghiên cứu môi trường quan hệ lao động sẽ giúp các bên tham gia tương tác sẽ hiểu rõ nhau hơn và tránh những vấn đề phát sinh đáng tiếc trong khi những vấn đè đó hoàn toàn có thể tránh được. Quan hệ lao động doanh nghiệp lành mạnh và bền vững là mục tiêu mà doanh nghệp cần phải hướng tới. Theo một vài nghiên cứu của tổ chức ILO, một hệ thống mà trong đó mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ có khuynh hướng hài hòa, hợp tác hơn là xung khắc và tạo ra một môi trường lao động sản xuất có hiệu quả kinh tế, có động lực, có năng suất đồng thời phát triển, cải thiện được cho lao động, từ đó tạo ra sự trung thành của họ và sự tin tưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp. Vậy nên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động là vô cùng quan trọng và cấp thiết. 1.Khái niệm môi trường quan hệ lao động 1.1 Khái niệm quan hệ lao động Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc tổ chức đại diện cho họ) trong doanh nghiệp xảy ra trong quá trình hai bên hợp tác làm việc để đạt được lợi ích các nhân NSDLĐ, NLĐ và mục tiêu chung của doanh nghiệp quan hệ đó chịu sự điiều chỉnh về mặt pháp lý của nhà nước. 1.2 Khái niệm môi trường quan hệ lao động. Môi trường quan hệ lao động là toàn bộ lực lượng hay thể chế tác động và ảnh hưởng đến quan hệ lao động. Môi trường quan hệ lao động bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. 2. Phân tích môi trường quan hệ lao động 2.1 Môi trường vĩ mô của quan hệ lao động 2.1.1 Pháp luật 2.1.1.1 Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Xây dựng và ban hành những chính sách pháp luật về quan hệ lao động là nhiệm vụ quan trọng ở cấp quốc gia, có ảnh hưởng quyết định đến quan hệ lao động ở các cấp. Luật pháp, chính sách của nhà nước càng đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và minh bạch thì càng tạo ra động lực để thúc đẩy quan hệ lao động giữa các bên trong quan hệ lao động lành mạnh Pháp luật có 3 chức năng chính : • Hỗ trợ các bên kí kết thoả ước, triển khai và tuân thủ thoả ước • Điều chỉnh qua việc đưa ra các quy định về phạm vi và điều kiện lao động để bổ sung vào thoả thuận mà các bên đã xây dựng. Phần lớn các vấn đề của điều kiện lao động do thoả ước quy định, luật chỉ điều chỉnh phần nhỏ. • Hạn chế thông qua việc quy định các hoạt động được phép thực hiện, các hoạt động bị cấm trong quá trình xảy ra xung đột để bảo vệ các bên khỏi sự xâm hại của nhau, hoặc để bảo vệ lợi ích xã hội khỏi sự xâm hại của các bên  Luật quan hệ lao động đưa ra khung pháp lý cho hoạt động của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức của họ như xác định quyền thương lượng và thoả ước, quyền tự do hiệp hội và thành lập tổ chức đại diện, quy trình tự thủ tục và quyền, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thiết lập thoả ước. 2.1.1.2 Tác động đến quan hệ lao động theo hai hướng:  Tích cực: Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý giúp bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Lúc này các bên tham gia trong quan hệ lao động hiểu rõ được những việc được phép làm và những việc cấm làm để biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình, tránh xảy ra trường hợp ép bức, bóc lột hay những hành động làm ảnh hưởng đến lợi ích của đối phương. Giải quyết các tranh chấp của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp xảy ra pháp luật sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp một cách có hiệu quả và phù hợp nhất. Với những quốc gia có hệ thống luật pháp chặt chẽ, ít khe hở, mức độ lành mạnh của quan hệ lao động thường cao hơn do các bên trong quan hệ lao động ít có cơ hội “lách luật”.  Tiêu cực Nếu luật pháp quốc gia có những quy định thiếu hợp lý, mâu thuẫn giữa các bên tham gia quan hệ lao động vì thế mà sẽ phát sinh, làm giảm đi tính lành mạnh của quan hệ lao động. Hoặc nếu quy định của pháp luật lao động về các vấn đề thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, trình tự giải quyết tranh chấp… thiếu tính chặt chẽ và hợp lý, các mâu thuẫn giữa chủ- thợ rất có thể sẽ phát sinh. Làm giảm tính đồng thuận của quan hệ lao động. 2.1.1.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam Ở Việt Nam: Hệ thống pháp luật về quan hệ lao động của Việt Nam về cơ bản được ban hành, nhưng còn nhiều bất cập so với thực tế. Việc thành lập tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật lao động còn xảy ra khá nhiều ở các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn lợi dụng những sơ hở của pháp luật để bóc lột sức lao động của người lao động để đạt được lợi nhuận của mình. Bộ luật lao động cũng như các quy định chưa bắt kịp cuộc sống. Ví dụ như quy định về lương tối thiểu của công nhân ( 2012) vùng I là 2.350.000 đồng/ tháng ,vùng II là 2.100.000 đồng/ tháng rõ ràng không phù hợp với tình hình lạm phát như hiên nay. Cho dù mức lương tối thiểu đã tăng lên so với những năm trước thì người lao động vẫn phải sống khó khăn. Những quy định về lương tối thiểu này lại là cái cớ để các doanh nghiệp trả lương cho công nhân thấp mà không phạm luật. 2.1.2 Văn hóa, xã hội 2.1.2.1 Khái niệm Văn hóa là mô hình sống của cộng đồng người, nó được biểu hiện thông qua các yếu tố như: phong tục, tập quán , lễ hội, truyền thống, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chuẩn mực đạo đức,… những yếu tố này ảnh hưởng chi phối tới các chủ thể tham gia quan hệ lao động mà ảnh hưởng sâu sắc nhất là ảnh hưởng tới cách ứng xử với các đối tác, thói quen làm việc nghỉ ngơi…. Điều kiện xã hội với trọng tâm là vấn đề dân số, việc làm là những yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của thị trường lao động buộc các chủ thể tham gia quan hệ lao động phải có những chuyển biến từ tư duy, nhận thức đến hành động và ứng xử với đối tác trong điều kiện quốc gia mình. 2.1.2.2 Tác động tới quan hệ lao động  Tích cực Mỗi một nơi có một nền văn hóa khác nhau. Những phong tục, lễ hội, truyền thống, tín ngưỡng, tông giáo…mỗi nơi một khác và nó tạo ra những ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ cư dân Âu – Mỹ họ ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh. Còn cư dân châu Á thì coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau. Vậy nên trong công việc, họ có những tác phong, phong cách khác nhau. Cư dân Âu – Mỹ họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ. Còn cư dân châu Á thì Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm và trung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của cấp trên hay người chủ đề ra. Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã hội và học vấn. Phần lớn trong số họ thường tự bằng lòng với những gì sẵn được sắp đặt trong cuộc sống. Họ bằng lòng với số phận và thường có ý thức về việc thực hiện vai trò của mình trong cuộc sống một cách hài hòa với môi trường xã hội. Tuy không giống nhau nhưng mỗi nền văn hóa lại mang những đặc trưng riêng với những nét tích cực riêng mang lại điều tốt đẹp trong cung cách ứng xử giữa các chủ thể trong quan hệ lao động  Tiêu cực Không phải tất cả các nền văn hóa đều là tích cực, nó cũng tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, ảnh hưởng lớn tới lối suy nghĩ của một bộ phận con người làm họ mang theo nhiều suy nghĩ tiêu cực và bảo thủ. Sự đa dạng của ngôn ngữ trên thế giới cũng gây ra rất nhiều rào cản trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin, cũng là rào cản trong quan hệ lao động Các điều kiện xã hội cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ lao động. ví dụ như tăng nhanh dân số hiện nay gây sức ép rất lớn đến vấn đề việc làm, thất nghiệp vì thế mà gây ra sự căng thẳng trong quan hệ lao động… 2.1.2.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam Người Việt Nam sống khiêm tốn và nhường nhịn. Các tổ chức Việt Nam coi trọng tính ổn định, tránh xung đột. Điều này xuất phát từ nhận thức “giữ thể diện”, và xu hướng tránh xung đột trong các mối quan hệ. Cái lý cao nhất của văn hóa cộng đồng hay văn hóa làng là: “thương người như thể thương thân”, “tình làng nghĩa xóm”, là “người trong một nước phải thương nhau cùng”. Do ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa truyền thống, văn hóa hành chính ở nước ta lấy tiêu chí đoàn kết, thống nhất, tinh thần đùm bọc,… trong tổ chức quan trọng hơn là sự ganh đua mạnh mẽ, để tạo ra hiệu quả cao hơn. Điều này làm cho đặc trưng văn hóa các tổ chức ở Việt Nam, ở khía cạnh này mang “nữ tính” nhiều hơn. Trong khi đó, văn hóa các nước Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ lại chú trọng nhiều tới tính hiệu quả và cạnh tranh, thể hiện rõ tính chất mạnh mẽ, “nam tính”. Góp phần làm đẩy quan hệ lao động lành mạnh hơn công bằng hơn. Tuy nhiên, sự mềm dẻo, linh hoạt, thiên về cảm xúc trong ứng xử cũng như giải quyết công việc hàng ngày có thể dẫn đến sự tuỳ tiện, thiếu nguyên tắc trong thực thi công vụ. Điều này được thể hiện trong cách giao tiếp thân mật đời thường cũng như cách xưng hô kiểu gia đình: chú – cháu, chú – bác,… khi làm việc. Việc coi trọng tình nghĩa, chú trọng thâm niên và tuổi tác cũng có thể dẫn tới sự thiếu dứt khoát, thiếu công bằng trong xử lí công việc. tạo dựng mối quan hệ thân mật khiến quan hệ lao động lành mạnh phát huy tính tích cực trong công việc. 2.1.3 Điều kiện kinh tế vĩ mô 2.1.3.1 Khái niệm Điều kiện kinh tế vĩ mô được biểu hiện thông qua: tốc độ phát triển kinh tế (GDP, GNP); tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; các chính sách kinh tế…tác động trực tiếp đến việc tạo môi trường kinh tế, tạo động lực hay lực cản cho các thành phần kinh tế phát. Điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến cả người sử dụng lao động và người lao động. chính vì vậy mà nó cũng tác động đến quan hệ lao động theo hai hướng đối lập. 2.1.3.2 Tác động đến quan hệ lao động  Tích cực Nền kinh tế phát triển tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát huy tối đa nguồn lực, mở rộng cơ hội kinh doanh, gia tăng số lượng việc làm trên thị trường lao động. Qua đó, tác động làm quan hệ lao động phát triển theo chiều sâu, lành mạnh hơn.  Tiêu cực Trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam đã có không ít lần nền kinh tế phát triển chậm thậm chí còn bị khủng hoảng hay chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Điều này không những tác động tiêu cực đến hoạt động của các thành phần kinh tế, mà nó còn ngăn cản người lao động gia nhập thị trường việc làm…Nói chung, các chủ thể của quan hệ lao động đều không đạt được mục têu của mình. Có thể thấy quan hệ lao động sẽ bị bó hẹp trong một nền kinh tế kém phát triển. 2.1.3.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam Năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình cảnh sản xuất đình trệ, hàng tồn kho lớn khiến, doanh nghiệp phải nghĩ mọi cách để cắt giảm nhân công khiến cho hàng ngàn lao động bị mất việc làm, gây áp lực lớn cho Bảo hiểm thất nghiệp. Số người đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó có 221.000 người đề nghị hưởng BHTN, tăng 48% so với năm 2011. Chính vì vậy mà nhiều người lao động cũng phải chấp nhận chịu thiệt để có thể có được việc làm trong thời buổi khó khăn. 2.1.4 Thị trường lao động 2.1.4.1 Khái niệm Thị trường lao động nơi những NLĐ và NSDLĐ ràng buộc với nhau bởi quan hệ làm thuê. Thị trường lao động hoạt động hoạt động theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,…Hàng hóa được trao đổi trên thị trường lao động là sức lao động, đó là hàng hóa đặc biệt gắn liền không thể tách rời con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Mặc dù vậy trên thị trường này quan hệ cung cầu lao động không giống như quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa thông thường được chi phối duy nhất bởi giá cả hàng hóa mà là quan hệ thỏa thuận giữa các bên trong QHLĐ ( làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao động, điều kiện làm việc,…). Chính vì vậy, sự phát triển thị trường lao động ảnh hưởng không nhỏ đến QHLĐ trong doanh nghiệp. 2.1.4.2 Tác động tích cực của thị trường lao động  Tích cực Thị trường lao động phát triển đầy đủ là nền tảng đầy quan hệ cung cầu trên thị trường phát triển đúng quy luật. Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số tích cực kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Thị trường lao động dễ dàng chuyển đổi người lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn với họ, nơi mà thành quả lao động của họ có năng suất hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn. Thông qua thị trường lao động các công ty, xí nghiệp được trang bị đồng bộ sức lao động cần thiết theo khối lượng đặt ra và chất lượng đòi hỏi. Chính thị trường lao động sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về ngành nghề nào đang cần, nơi nào đang dư thừa sức lao động, những người đang đi tìm kiếm việc làm cần phải trang bị và bồi bổ những chuyên môn nghiệp vụ gì, phải mở rộng kiến thức và kỹ năng theo hướng nào để có thể nhận được việc làm theo mong muốn. Đó là sự tiếp cận không đơn giản đến gần sự cân đối cung và cầu sức lao động. Cụ thể là sự cân đối không phải là chung chung mà là theo nghề nghiệp và chuyên môn. Từ đó cho chúng ta thấy rằng, thị trường lao động là nguồn thông tin rất quan trọng và nó quan hệ chặt chẽ với tất cả các thị trường. Thông tin trên thị trường lao động đem lại cơ sở tư duy lớn cho cả người thuê lao động cũng như người lao động để xây dựng kế hoạch hoạt động trong tương lai của họ. Người lao động biết rất rõ rằng, giới chủ có đòi hỏi ngày càng cao với người làm thuê trên thị trường lao động. Cạnh tranh giữa những người lao động sẽ thúc đẩy mở rộng vùng thợ chuyên nghiệp làm thuê, nâng cao chuyên môn và khả năng tổng hợp của họ. Trong thực tế gần hai mươi năm cải cách ở Việt Nam vừa qua cho chúng ta thấy rằng, người lao động có tay nghề cao, có óc sáng tạo, năng động, biết thích ứng nhanh với bối cảnh mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc làm. Mặt khác, sự cạnh tranh của các ông chủ trên thị trường lao động sẽ bắt buộc họ không chỉ duy trì mức lương đã đặt ra, mà còn tạo ra những môi trường làm việc thuận lợi, thể hiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn những nhu cầu cần thiết và đảm bảo những quan hệ qua lại bình thường trong tập thể lao động giữa những người lao động, cũng như giữa lãnh đạo và nhân viên. Các doanh nghiệp không chỉ thoả thuận về mức lương và thời gian làm việc, mà còn cả chế độ nghỉ phép, bệnh tật ốm đau và cả những bảo hiểm xã hội cùng với những ưu đãi khác. Tóm lại, thị trường lao động điều tiết dòng chuyển sức lao động đang được hình thành trên thị trường đi theo 4 hướng cơ bản sau: Thứ nhất, chuyển những người làm thuê bị mất việc vào hàng ngũ người thất nghiệp. Thứ hai, sắp xếp những người thất nghiệp ở xí nghiệp hoặc các công sở và chuyển họ vào đội ngũ người lao động. Thứ ba, bố trí về hưu hoặc giảm việc tìm kiếm công việc, có nghĩa là chuyển họ từ dân số tích cực kinh tế vào dân số không tích cực kinh tế. Thứ tư, tìm kiếm và sắp xếp công việc cho những người mới thất nghiệp các trường đào tạo, cũng như những người trước đây không làm việc và chưa bao giờ tìm kiếm việc làm, có nghĩa là chuyển họ từ dân số không tích cực kinh tế vào dân số tích cực kinh tế.  Tiêu cực Thị trường lao động là mảnh đất phát sinh sự tương tác về các vấn đề trong QHLĐ Thị trường lao động phát triển chưa hoàn thiện sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn, tạo nên những biến cố khó lường trong QHLĐ trong doanh nghiệp Bên cung và bên cầu sức lao động là 2 chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự chuyển hóa lẫn nhau của 2 chủ thể này quyết định tính cạnh tranh của thị trường lao động: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hóa này thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động ( thị trường của bên mua) lúc đó QHLĐ doanh nghiệp bên có sức mạnh hơn là NSDLĐ và đại diện của họ. Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lao động lớn hơn cung ( thị trường của bên bán) người bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động có thể được nâng cao, lúc đó QHLĐ trong doanh nghiệp lại có lợi thế nghiêng về phía NLĐ và đại diện của họ. 2.1.4.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam Như chúng ta thấy, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cùng với việc hình thành và phát triển thị trường lao động ở Việt Nam cũng đang diễn ra sự [...]... toán viên chính thức) Kết luận Môi trường quan hệ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Những yếu tố từ môi trường vi mô đến các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đều có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực đến quan hệ lao động Từ đó khiến cho quan hệ lao động vận động theo hai hướng trái chiều : Quan hệ lao động lành mạnh hơn hoặc kém lành mạnh Để... án lao động có mối quan hệ mật thiết đến quan hệ lao động hay nói cách khác chính là sự tác động tích cực hay tiêu cực đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp 2.1.5.2 Tác động đếnQuan hệ lao động  Tích cực: Nếu năng lực các tổ chức này tốt, hoạt động tích cực, công bằng, nghiêm minh, nhanh chóng, kịp thời, sẽ giúp phòng ngừa giải quyết tranh chấp nhanh chóng và công bằng, từ đó giúp xây dựng mối quan. .. của ngành nghề kinh doanh có tác động đến thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động 2.2.4.2Tác động tới quan hệ lao động  Tích cực: Tính phức tạp của ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng tới trình độ người lao động, phân tăng năng suất lao động đồng thời giúp cho người sử dụng lao động dễ dàng phân chia được trình độ để thực hiện những chính sách phù hợp thúc đẩy người lao động nâng cao trình... vi mô của quan hệ lao động 2.2.1 Năng lực của các chủ thể 2.2.1.1 Khái quát Người sử dụng lao động: Đối với người sủ dụng lao động, cần có trình độ quản lý, sự hiểu biết về pháp luật quan hệ lao động cũng như các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, Người lao động: Đối với người lao động, cần có năng lực chuyên môn, có vậy mới giúp họ nâng cao vị thế trong mối quan hệ lao động Đồng thời, người lao động cũng... chấp và các TCLĐ sẽ ít xảy ra, nếu xảy ra thì các mâu thuẫn sẽ được giải quyết nhanh chóng Mối quan hệ lao động lành mạnh sẽ cân bằng và ổn định hơn  Tiêu cực: Ngược lại, nếu các chủ thể tham gia quan hệ lao động năng lực ca nhân không cao, không có ý thức về pháp luật quan hệ lao động, sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn, quá trình xác lập thỏa ước lao động tập thể sẽ gặp nhiều khó khăn, quan hệ lao động sẽ... trong nội bộ doanh nghiệp và với tất cả các bên liên quan Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là hệ giá trị tinh thần xâm nhập vào hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp, nó vô hình nhưng hiện thực là nguồn nội lực của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp có giá trị: gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp thành một khối; điều tiết định hướng hành vi của các đối tượng trong QHLĐ; tạo động cơ ngầm... Quan hệ lao động lành mạnh hơn hoặc kém lành mạnh Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải nhận thức rõ về môi trường quan hệ lao động, hiểu được cách thức mà nó tác động đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp giúp cho quan hệ lao động trở nên tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn ... Miền Trung đã xây dựng được quan hệ lao động lành mạnh với việc thành lập thỏa ước lao động tập thể chất lượng và được sự ủng hộ của người lao động Thỏa ước lao động này được xây dựng, một phần nhờ năng lực của người sử dụng lao động: với quan điểm coi trọng quyền, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động đã hiểu rõ ích lợi của việc xây dựng một mối quan hệ lao động lành mạnh để nâng cao hiệu... tân cử nhân này đành phải đi xin làm công nhân, biến mình thành lao động phổ thông chỉ vì doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng các “ông-bà cử” Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, thay vì phải tuyển dụng, đưa người lao động sang Nhật để đào tạo thì các doanh nghiệp này lại có xu huớng đưa người bản xứ qua làm việc, nên cơ hội cho người lao động tại Đồng Nai làm việc tại các doanh nghiệp. .. dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Khi nói đến văn hóa doanh nghiệp, người ta nghĩ ngay đến hệ thống các giá trị, bao gồm các giá . tế vĩ mô ảnh hưởng đến cả người sử dụng lao động và người lao động. chính vì vậy mà nó cũng tác động đến quan hệ lao động theo hai hướng đối lập. 2.1.3.2 Tác động đến quan hệ lao động  Tích. tác động và ảnh hưởng đến quan hệ lao động. Môi trường quan hệ lao động bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. 2. Phân tích môi trường quan hệ lao động 2.1 Môi trường vĩ mô của quan hệ. niệm môi trường quan hệ lao động 1.1 Khái niệm quan hệ lao động Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc tổ chức đại diện cho họ) trong doanh nghiệp xảy ra trong quá trình

Ngày đăng: 27/11/2014, 17:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan