Đề tài nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh cho HS

8 2.1K 6
Đề tài nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh cho HS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm - 1 - A. ĐẶT VẤN ĐỀ ất cả chúng ta ai ai cũng biết Tiếng Anh vừa là một ngôn ngữ vừa là một trong những phương tiện giao tiếp phổ biến và quan trọng giữa các quốc gia trên thế giới. Môn Tiếng Anh ở bậc THCS có nhiệm vụ góp phần phát triển hoàn thiện vốn học vấn phổ thông để tạo nguồn nhân lực trực tiếp tham gia lao động sản xuất, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua việc học Tiếng Anh, học sinh có điều kiện:  - Tiếp cận những thông tin phổ thông về khoa học kó thuật hiện đại cũng như những sự kiện quốc tế, góp phần vào việc phát triển kiến thức cá nhân và xây dựng đất nước. - Nâng cao những hiểu biết chung về ngôn ngữ Tiếng Anh, về đất nước, con người và nền văn hoá của một đất nước nói Tiếng Anh, tạo đà cho hội nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế. - Phát triển trí tuệ, nhân cách và phương pháp học tập, góp phần hỗ trợ cho việc học các môn học khác, phát triển năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân sau này. - Nhưng đa phần, học sinh không hiểu được tầm quan trọng của từ vựng nên rất lười học hoặc chỉ học qua loa rồi không sử dụng được nó, với lượng kiến thức mới mà nó khác xa với tiếng mẹ đẻ như thế thì học sinh rất sợ học. Do vậy người giáo viên phải làm gì để từ vựng không còn là “nổi khó khăn” của học sinh, suy nghó ấy cứ làm tôi trăn trở mãi, với vài năm đứng lớp gặp không biết bao nhiêu lần học sinh không thuộc từ vựng, viết sai, hiểu sai câu và không dòch được đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG Ở HỌC SINH” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CHỌN KỸ THUẬT DẠY TỪ PHÙ HP Tất cả chúng ta đều thấy được vai trò của việc trau dồi từ mới trong học tập ngoại ngữ nói chung, trong học môn Tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên làm thế nào để giáo viên có thể dạy từ mới một cách nhanh nhất và đạt nhất trong bảy kỹ thuật dạy từ, lại không phải là vấn đề đơn giản. 1. Visual - Dạy từ mới dùng tranh ảnh minh hoạ Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bò tranh ảnh có chứa nội dung kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên đưa từng bức tranh và yêu cầu học sinh nhận biết nội dung trong bức tranh. Chẳng hạn khi dạy về từ “fish” giáo viên có thể chọn một bức ảnh có con cá trên báo hay tạp chí hoặc vẽ hình que. Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp học sinh dễ nhớ từ mới và giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn.  Ex: fish Teacher: Look at the picture. “What is it?” Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm Sáng kiến kinh nghiệm - 2 - 2. Mine - Dạy từ mới bằng kòch câm Ở phương pháp này giáo viên dùng hành động, cử chỉ nét mặt của mình. Trên cơ sở đó học sinh quan sát và đoán nghóa của từ mới. Ví dụ muốn dạy từ “smile” giáo viên mỉm cười và hỏi học sinh mình vừa làm gì. Phương pháp này rất thích hợp để giảng dạy các từ chỉ hoạt động hay cảm xúc của con người.  Eg: smile Teacher: smiles Teacher asks: “What am I doing?” 3. Realia - Dạy từ mới bằng vật thật Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bò trước các đồ vật có trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên và yêu cầu học sinh nói từ tiếng Anh tương đương. Phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ cho học sinh vì học sinh được luyện tập với các vật có thật trong thực tế.  Eg: dạy từ “pen” giáo viên đưa viết mực ra hỏi học sinh. Teacher asks: “What is it?” 4. Situation / explanation - Dạy từ mới bằng giải thích Trong phương pháp này giáo viên giải thích cho học sinh về một sự vật hay một hiện tượng nào đó. Học sinh sẽ nghe và đoán từ mới ấy bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh.  Eg: Teacher: “I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth.” Teacher asks: “How am I? Tell me the word in Vietnamese, please.” Students: Trung thựcï! Teacher asks: “How do you say it in English?” 5. Example - Dạy từ mới bằng cách đưa ra ví dụ Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, học sinh phải nhóm chúng lại với nhau và tìm ra một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy khả năng khái quát hoá của học sinh đồng thời nó buộc học sinh phải tư duy sáng tạo và lôgic.  Eg: Teacher: “Everyday I have to cook. Every day I have to clean the house. Everyday I have to wash the dishes. What I am talking about?” Students: do the chores 6. Synonym / antonym - Dạy từ mới bằng cách dùng từ đồng nghóa hay trái nghóa Giáo viên sẽ dùng các từ đồng nghóa hay trái nghóa với từ cũ để giúp học sinh tìm ra từ mới đó.  Eg: Teacher: What is the opposite word of “quiet”? Students: Noisy. 7. Translation - Dạy từ mới bằng phương pháp dòch Phương pháp này chỉ được dùng như biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không thể sử dụng được. Giáo viên sẽ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để giúp học sinh tìm ra từ mới bằng tiếng Anh.  Eg: Teacher: How do you say “trí nhớ” in English? Students: memory II. KIỂM TRA TỪ VỰNG GIÚP HỌC SINH HỌC BÀI MAU THUỘC Việc kiểm tra từ vựng sau khi dạy trên lớp là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp cho học sinh thuộc ngay tại lớp một số từ vừa học hoặc về nhà học từ dễ hơn, mau hơn. Tôi thường dùng trò chơi Slap the board, tôi viết từ mới hoặc dán tranh lên bảng, sau đó tôi gọi hai nhóm lên bảng, số lượng học sinh mỗi nhóm tuỳ vào số từ kiểm tra mỗi bài, Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm Sáng kiến kinh nghiệm - 3 - yêu cầu hai nhóm đứng một khoảng cách bằng nhau, Giáo viên hô to từ Tiếng Việt nếu từ trên bảng là Tiếng Anh và ngược lại. Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy đến bảng vỗ vào từ hoặc tranh được gọi. Học sinh nhóm nào làm đúng nhiều hơn và nhanh hơn thì thắng cuộc. Trò chơi Rub out and remember cũng thường xuyên được tôi sử dụng trong hoạt động nầy. Tôi cho học sinh đọc từ mới trên bảng vài lần cho nhớ, sau đó tôi xoá dần vài từ Tiếng Anh và yêu cầu học sinh nhìn vào từ Tiếng Việt để đọc lại từ Tiếng Anh được xoá. Khi các từ Tiếng Anh bò xoá hết, tôi yêu cầu học sinh lên bảng viết lại. Hay trò chơi Matching tôi viết các từ mới cho học sinh thành một cột, viết nghóa hoặc treo hình vẽ thành một cột khác không theo thứ tự của các từ ở cột bên kia, sau đó tôi yêu cầu học sinh nối lại các từ tương ứng ở hai cột với nhau. Nhóm nào nối được nhiều từ đúng thì thắng cuộc.  Eg: A B 1. ruler a. viết mực 2. pen b. quyển sách 3. book c. cục gôm 4. eraser d. cây thước Trò chơi What and Where tôi cũng thường sử dụng để kiểm tra từ vựng sau khi dạy. Tôi vẽ các vòng tròn trên bảng tương ứng với số từ vừa dạy, viết từ vào các vòng tròn, rồi tôi cho học sinh đọc lại các từ đó, và tôi lần lượt xoá các từ trong vòng tròn, chỉ còn vòng tròn trống và yêu cầu các em đọc lại. Cuối cùng tôi yêu cầu học sinh viết lại các từ vào đúng vò trí trong vòng tròn.  Eg: 1) 2) 4) 3) 5) Hoặc trong hoạt động Warm up chúng ta cũng có thể kiểm tra từ vựng của học sinh học ở nhà bằng các kó thuật sau:  Jumbled words: Tôi viết một số từ xáo trộn lên bảng phụ và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghóa  Eg: btlea -> table Nhóm nào sắp xếp được nhiều từ đúng và nhanh nhất là người thắng cuộc.  Wordsquare: Tôi chuẩn bò chữ cái để gắn lên bảng đồ dùng dạy học tự làm, nêu chủ điểm của các từ và số lượng của từ cần tìm trong ô chữ, sau đó tôi chia lớp thành hai nhóm cử đại diện lên bảng khoanh tròn các từ tìm thấy theo hàng ngang, dọc, chéo. Nhóm nào khoanh được nhiều từ đúng thì thắng cuộc.  Kim’s game: viết một từ lên mỗi thẻ hoặc lên bảng phụ, cho học sinh nhìn trong vòng 20 / 30 giây rồi quay bảng lại sau đó chia lớp thành hai đội lên bảng viết các từ đó. Nhóm nào viết được nhiều từ đúng thì thắng cuộc. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH ĐOÁN TỪ MỚI Trong Tiếng Anh có khoảng 2500 từ được sử dụng hàng ngày và có khoảng 40 000 đến 60 000 từ vay mượn và là thuật ngữ chuyên ngành khác nhau. Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm eraser pencil ruler book pen Sáng kiến kinh nghiệm - 4 - Thực tế cho thấy ngay cả những người bản ngữ cũng rất ít khi sử dụng từ ngữ vay mượn hay thuật ngữ trong cuộc sống thường nhật. Đồng thời trong quá trình học tập giáo viên không có đủ thời gian để dạy hết cho học sinh toàn bộ những từ rất ít dùng này. Thực tế đặt ra một câu hỏi đó là giáo viên cần phải chú trọng dạy cho học viên 2500 từ ngữ thông dụng nói trên và dành thời gian giúp học sinh đoán ý nghóa của 40 000 đến 60 000 từ còn lại như thế nào. Trong mỗi bài học, học sinh luôn gặp phải rất nhiều từ mới. Do đó nếu giáo viên dành thời gian dạy toàn bộ số lượng từ mới đó thì sẽ không thể có đủ thời gian để dạy các nội dung khác như ngữ pháp và 4 kó năng như nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra trí nhớ của con người có hạn và người giáo viên khó có thể giúp học sinh nhớ được toàn bộ số từ mới và vận dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Hơn thế, học sinh sẽ luôn có cảm giác mình đang học một cách thụ động vì lúc nào cũng cần có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Một số học sinh tự rút ra cho mình cách đoán từ mới một cách hiệu quả song không phải học sinh nào cũng làm được điều đó. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách đoán từ mới trong những tình huống khác nhau. Trong quá trình dạy kỹ năng đọc, hơn ai hết người giáo viên phải là người xác đònh xem trong số những từ mới đó từ nào học sinh cần phải học một cách chủ động, từ nào học sinh có thể đoán được trong ngữ cảnh của câu và từ nào học sinh nên bỏ qua trong khi làm bài. Để làm được điều này, giáo viên cần xem xét vai trò của từ mới trong câu cũng như mức độ khó của chúng so với trình độ của học sinh. Nếu từ mới đóng vai trò là từ chốt, từ khoá trong câu thì giáo viên cần phải dạy một cách chủ động tức là giáo viên phải tuân theo các bước dạy một từ mới. Từ mới ấy vô cùng quan trọng trong câu nhưng lại khó đối với học sinh thì giáo viên cần chú giải hay nói nghóa Tiếng Việt ngay cho học sinh. Nếu từ mới ấy không quan trọng nhưng lại không đến mức quá khó thì giáo viên nên khuyến khích học sinh đoán nghóa của từ trong ngữ cảnh của câu. Trường hợp từ mới đó không ảnh hưởng nhiều đến ý nghóa của câu đồng thời lại khó so với trình độ của học sinh thì cách tốt nhất giáo viên nên làm là để học sinh bỏ qua từ mới này. Vậy giáo viên cần giúp học sinh đoán từ mới bằng cách nào? Trước hết hãy yêu cầu học sinh xem xét liệu từ mới ấy có xuất hiện lại trong bài đọc hay không? Nếu có thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh so sánh cách dùng của từ mới trong ngữ cảnh ấy. Thực tế, học sinh có thể đoán được từ loại của từ mới ấy thông qua những dấu hiệu dễ thấy. Chẳng hạn như từ mới thuộc từ loại động từ nếu nó được kết thúc bằng các đuôi “ed”, “ing” hoặc “s” và trước từ mới là các trợ động từ như “is”, “can”, “have”, “has”, “does”, “do”, “did”, etc. Từ mới thuộc từ loại trạng từ thường có kết thúc bằng đuôi “ly” và từ mới thuộc từ loại danh từ nếu đứng trước nó là mạo từ hay các từ chỉ lượng. Học sinh có thể nhận biết được danh từ riêng nếu như nó được viết hoa. Nhìn chung trạng từ và tính từ có thể được nhận biết thông qua vò trí của chúng ở trong câu và học sinh có thể bỏ qua chúng vì trạng từ và tính từ về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến ý nghóa của câu. Một điều quan trọng khi đoán từ mới là học sinh phải đọc đi đọc lại các từ trước và sau từ mới. Một số học sinh thường có thói quen dừng lại khi chúngï gặp từ mới. Đây là một thói quen mà học sinh cần phải thay đổi vì manh mối giúp chúng ta đoán được ý nghóa của từ mới chính là 5 đến 10 từ đứng trước hoặc sau nó. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc các từ xuất hiện xung quanh từ mới vô cùng cẩn thận. Sau đó giáo viên cần phải kiểm tra sự phỏng đoán của học sinh bằng cách đặt câu hỏi về từ loại cũng như ý Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm Sáng kiến kinh nghiệm - 5 - nghóa của từ mới thông qua các từ đồng nghóa hay thành phần tiền tố hay hậu tố của chúng. Quá trình tập đoán từ mới không phải đã có kết quả ngay trong chớp mắt. Vì thế học sinh rất cần có sự động viên, khuyến khích và đánh giá kòp thời của giáo viên. IV. KIỂM TRA VIỆC HỌC TỪ CỦA HỌC SINH Ở NHÀ Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lónh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình. Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà. 1/. Chuẩn bò từ vựng mới. 2/. Học thuộc lòng từ vựng cũ. Đối với học sinh THCS tuổi các em còn nhỏ các em chưa có ý thức tự học bài nếu không có sự kiểm tra của giáo viên, không có động lực thúc đẩy chắc chắn các em đi học về không hề mở tập ra xem là mình đã ghi gì trong đó. Bởi vì đầu mỗi tiết hoc là hoạt động Warm up với các trò chơi như Jumbled words, Kim’s game, Guessing game…các em nghó đây là trò chơi chứ không hề lấy điểm. Nghó điều nầy nên đến tiết dạy có nội dung đơn giản, tôi cho các em viết trên giấy hoặc lên bảng con, nếu ngày trước của lớp nào học khoảng 3 đến 6 từ tôi cho học sinh tự ghi ra từ Tiếng Anh và nghóa Tiếng Việt. Còn nếu những ngày trước lớp có tiết đôi các em học nhiều từ thì tôi sẽ đọc Tiếng Anh chỉ khoảng 5 từ bất kì (không theo thứ tự từ các em ghi trong tập) các em nghe phát âm từ nào thì viết ra từ đó Tiếng Anh cả Tiếng Việt; làm sao trong thời gian kiểm tra từ các em thế nầy tốn khoảng 4 - 5 phút để tôi không bò ảnh hưởng đến tiến trình đầy đủ của một tiết lên lớp. Mỗi lớp tôi chấm điểm khoảng 10 -15 phút, phát bài ra và cho các em sử dụng lại tờ giấy đó để trả bài tiếp, làm như thế cho các em đỡ tốn giấy và giữ được số điểm đến ngày tôi cần lấy. Số điểm nầy tôi cho học sinh biết tôi sẽ cộng bình quân lại vào cột điểm kiểm tra miệng và làm cơ sở cho điểm hạnh kiểm các em ở cuối học kì I và cuối năm học. Làm như thế tôi thấy các em về nhà lo học từ hơn vì các em sợ điểm kém. V. KẾT QUẢ DẠY THỰC NGHIỆM Khi thực hiện việc làm nầy tôi tiến hành dạy thử nghiệm một số lớp, sau thời gian kết quả kiểm tra cho thấy học sinh có tiến bộ rõ trong việc học từ vựng ở nhà. Kết quả áp dụng cho ba lần kiểm tra đầu như sau: Lớp Xếp loại Lần 1 Lần 2 Lần 3 8/1 34 HS Giỏi 10 29,4% 14 41,2% 16 47,1% Khá 03 8,8% 07 20,6% 06 17,6% Trung bình 05 14,7% 05 14,7% 05 14,7% Yếu 04 11,8% 03 8,8% 05 14,7% Kém 12 35,3% 05 14,7% 02 5,9% Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm Sáng kiến kinh nghiệm - 6 - 6/1 28 HS Giỏi 05 17,9% 06 21,4% 11 39,3% Khá 02 7,1% 04 14,3% 05 17,9% Trung bình 05 17,9% 08 28,6% 04 14,3% Yếu 05 17,9% 05 17,9% 04 14,3% Kém 11 39,3% 05 17,9% 04 14,3% 6/2 28 HS Giỏi 08 28,6% 10 35,7% 10 35,7% Khá 04 14,3% 04 14,3% 06 21,4% Trung bình 02 7,1% 07 25% 06 21,4% Yếu 07 25% 04 14,3% 04 14,3% Kém 07 25% 03 10,7% 02 7,1% 6/3 31 HS Giỏi 03 9,7% 06 19,4% 15 48,4% Khá 04 12,9% 07 22,6% 03 9,7% Trung bình 07 22,6% 05 16,1% 06 19,4% Yếu 04 12,9% 03 9,7% 01 3,2% Kém 13 41,9% 10 32,2% 06 19,4% 6/4 29 HS Giỏi 10 34.5% 12 41.4% 15 51.7% Khá 05 17.2% 05 17.2% 06 20.7% Trung bình 04 13.8% 04 13.8% 02 6.9% Yếu 04 13.8% 02 6.9% 02 6.9% Kém 06 20.7% 06 20.7% 04 13.8% VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Khi những hoạt động nầy tôi áp dụng vào từng tiết học một cách quen dần tôi thu được những kết sau: - Học sinh không còn xem đây là một môn học khó, không còn sợ học tiếng nước ngoài thật lâu thuộc mà dễ quên. - Tạo cho các em có thói quen học tập ở trường cũng như ở nhà, qua các trò chơi kiểm tra từ vựng giúp các em biết so sánh đối chiếu những suy nghó của mình với bạn bè để từ đó tự bản thân các em rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho riêng mình. - Tạo không khí thi đua sôi nổi trong từng tiết học, giúp các em không ngừng suy nghó, tư duy hình thành nên con người luôn năng động sáng tạo sau nầy. - Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt từ vựng, không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh. Do vậy tôi đã đưa ra một số yêu cầu đối với học sinh như: Chuẩn bò bài ở nhà, trong giờ học phải nghiêm túc. - Tuy nhiên trong quá trình vận dụng đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vì khá tốn thời gian, hầu như sau mỗi ngày đến lớp đều có bài chấm. - Giáo viên không có thời gian chấm bài có thể thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể quan sát được toàn bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao. C. PHẦN KẾT THÚC Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm Sáng kiến kinh nghiệm - 7 - I. ĐÁNH GIÁ VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Để nắm bắt các thông tin văn hoá – khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, thì điều quan trọng trước mắt là chúng ta phải học tiếng nước ngoài, phải học để hiểu và nói được một thứ tiếng phổ biến nhất thế giới đó là Tiếng Anh. Là một giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh, đào tạo những lớp người sau này có thể nắm bắt được những thông tin của nước ngoài áp dụng vào việc xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng giàu mạnh hơn. Giáo viên phải nhận thức rằng bộ môn tiếng Anh được coi là một công cụ để giao tiếp, đòi hỏi chúng ta phải có một số vốn từ, cho nên việc học từ vựng là một tất yếu không thể không kể đến trong việc học tiếng Anh. Ở trường trung học cơ sở giáo viên dạy học cho học sinh cùng với các môn khác trên cơ sở trang bò cho học sinh hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo , việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh giáo viên không chỉ chú ý vào việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, sử dụng các phương tiện dạy học mà phải quan tâm đến việc tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Để giúp học sinh có được khả năng này, một trong những điều kiện quan trọng là đòi hỏi các em phải có vốn từ vựng phong phú. Mà làm thế nào để các em thích học Tiếng Anh? Làm sao để các em về nhà tự học từ vựng trong khi phương pháp mới bây giờ đầu tiết dạy không phải gọi các em lên kiểm tra từ vựng như trước đây? Và làm như thế nào để các em nhớ từ được lâu? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra trong tôi từ khi bắt đầu áp dụng phương pháp mới; và cuối cùng đã tìm ra cách giải quyết cho bản thân, cho học sinh. Tôi đã áp dụng cách làm nầy và thấy có hiệu quả. Bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ. Bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ, được sử dụng cho hoạt động giao tiếp. Do vậy, việc nắm vững số từ đã học để vận dụng là việc làm rất quan trọng. Trong Tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật vậy nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không nghe được và hậu quả của nó là không nói được, đọc không được và viết cũng không xong, cho dù các em có nắm vững mẫu câu. II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Đối với phụ huynh - Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập, đừng quá chú trọng chỉ lo kinh tế gia đình bỏ mặc việc học của con, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia đình. - Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, đònh hướng, bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống nói chung và trong việc tổ chức học tập ở nhà nói riêng. - Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn Tiếng Anh để tìm hiểu, nắm bắt kòp thời tình hình học tập của con em mình. 2. Đối với phòng giáo dục - Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn Tiếng Anh trong từng năm để giáo viên có dòp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh. Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm Sáng kiến kinh nghiệm - 8 - - Có kế hoạch tham mưu với cấp trên có chế độ đãi ngộ hợp lí đối với giáo viên giảng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém môn Tiếng Anh. - Đầu tư trang thiết bò, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy Tiếng Anh. 3. Đối với đòa phương - Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dòch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh - Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở đòa phương, đầu tư cơ sở vật chất kòp thời phục vụ cho việc dạy và học. Ở một chừng mực nào đó bản thân tôi không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, Tổ chuyên môn cùng q thầy cô để nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân tôi ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cám ơn. Tân An Luông, ngày 15 tháng 1 năm 2010 Người thực hiện  Duyệt của Tổ Trưởng Trần Thò Tím  Xác nhận của BGH Trần Thò Tím THCS Tân An Luông – Vũng Liêm

Ngày đăng: 27/11/2014, 11:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan