Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

11 925 1
Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp  vừa và nhỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A.Các hình thức huy động vốn theo lý thuyết 1. Huy động vốn tăng vốn chủ sở hữu: Hình thức Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm Tăng vốn góp Vốn ban đầu là số vốn do CSH góp khi doanh nghiệp được thành lập. Đây là vốn góp của CSH nên thuận tiện và dễ dàng trong việc huy động, chi phí thấp và lợi nhuận cao hơn do không phải mất lãi vay và có thể sử dụng dài hạn Nhược điểm: khả năng góp vốn của những người chủ sở hữu ban đầu không lớn, giới hạn về quy mô của doanh nghiệp Tăng lợi nhuận để lại Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế, sau khi chia lợi nhuận cho chủ sở hữu và đã trích các quỹ; lợi nhuận này dùng để tích lũy bổ sung vốn nhằm tái đầu tư Giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Giảm chi phí, tiện lợi, dễ dàng huy động. không phải xin phép, không làm loãng quyền kiểm soát DN và không phải hoàn trả. Giúp DN dễ dàng qhtd với cổ đông, ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Tăng lợi nhuận cho kỳ sau Nhược điểm: muốn sử dụng nguồn vốn này phải được sử đồng ý của các CSH → không chủ động được. chỉ áp dụng với các DN lớn, có lãi liên tục và đều đặn. Không thể áp dụng thường xuyên vì ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông Cổ phiếu Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành nhằm xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần Giúp thu được lượng vốn lớn. Nâng cao khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ tức khi DN làm ăn không hiệu quả. Gây bất đối xứng về th

Đề tài: Thực trạng huy động vốn của DN vừa và nhỏ Nhóm 05: Nguyễn Việt Anh Nguyễn Thiên Cương Nguyễn Anh Quang Phạm Đình Quân Lê Tiến Thành Tạ Minh Trang Phạm Thị Trình Dương Văn Tuấn A.Các hình thức huy động vốn theo lý thuyết 1. Huy động vốn tăng vốn chủ sở hữu: Hình thức Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm Tăng vốn góp Vốn ban đầu là số vốn do CSH góp khi doanh nghiệp được thành lập. Đây là vốn góp của CSH nên thuận tiện và dễ dàng trong việc huy động, chi phí thấp và lợi nhuận cao hơn do không phải mất lãi vay và có thể sử dụng dài hạn Nhược điểm: khả năng góp vốn của những người chủ sở hữu ban đầu không lớn, giới hạn về quy mô của doanh nghiệp Tăng lợi nhuận để lại Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế, sau khi chia lợi nhuận cho chủ sở hữu và đã trích các quỹ; lợi nhuận này dùng để tích lũy bổ sung vốn nhằm tái đầu tư Giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Giảm chi phí, tiện lợi, dễ dàng huy động. không phải xin phép, không làm loãng quyền kiểm soát DN và không phải hoàn trả. Giúp DN dễ dàng qhtd với cổ đông, ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Tăng lợi nhuận cho kỳ sau Nhược điểm: muốn sử dụng nguồn vốn này phải được sử đồng ý của các CSH → không chủ động được. chỉ áp dụng với các DN lớn, có lãi liên tục và đều đặn. Không thể áp dụng thường xuyên vì ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông Cổ phiếu Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành nhằm xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần Giúp thu được lượng vốn lớn. Nâng cao khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ tức khi DN làm ăn không hiệu quả. Gây bất đối xứng về thông tin, làm nhà đầu tư phải băn khoăn Phát hành càng nhiều làm giá cổ phiếu càng giảm Giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu Giảm khả năng kiểm soát của những người CSH hiện tại DN… 2. Huy động thông qua Nợ phải trả: Hình thức Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm Phát hành trái phiếu Trái phiếu là chứng khoán nợ, do các công ty phát hành với mục đích tài trợ vốn dài hạn. +Với DN uy tín lớn có thể tìm được nguồn vốn với giá rẻ so với vay ngân hàng. +Tiết kiệm thuế thu nhập do lãi suất là chi phí. +Là đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp. +Có thể gây rủi ro cho DN nếu tính thanh khoản không cao. +Phát hành số lượng lớn -> Áp lực trả nợ cao+ Khó khăn khi huy động vốn lần tiếp theo. Vay vốn ngân hàng Là vốn vay từ các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian tài chính khác… +Thời gian vay được nhanh. +Chi phí vay giảm bớt +Tính linh hoạt cao do có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng. +Điều kiện vay chặt chẽ, kiểm soát cao. +Lượng vốn vay được không lớn so với hình thức phát hành trái phiếu Tín dụng thương maị Quan hệ tín dụng phát sinh giữa các doanh nghiệp thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa. +Sử dụng thương phiếu (người bán chịu sở hữu thương phiếu) +Thủ tục đơn giản, thuận tiện +Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn->thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. +Chi phí vay thấp, linh hoạt về thời gian Huy động vốn bị giới hạn về quy mô và thời hạn vay. Phụ thuộc: +Khối lượng hàng mua chịu. +Chu kì kinh doanh của người bán chịu. B. Hiện trạng 1. Huy động vốn tăng vốn chủ sở hữu: a. TĂNG VỐN GÓP Đại hội cổ đông năm 2012 của ACB đã thông qua phương án tăng thêm 3.000 tỉ đồng vốn điều lệ, từ 9.300 tỉ đồng lên 12.300 tỉ đồng.ACB sẽ phát hành thêm 300 triệu cổ phiếu theo hai đợt: Phát hành cổ phiếu đợt 1 để chia cổ tức năm 2011 và thưởng cho các cổ đông với tỉ lệ 10:1; đợt 2 sẽ phát hành cổ phiếu theo tỉ lệ 5:1; thời gian thực hiện dự kiến đầu quý III/2012. b. TĂNG LỢI NHUẬN ĐỂ LẠI 2 Chiến lược chính: tăng doanh thu và giảm chi phí. Ở khâu này các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện rất tốt. Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ về công ty nhựa Đông Á. Kế hoạch Thực tế % thực hiện Kế hoạch Thực tế % thực hiện 2007 66,012 65,593 99,4% 2007 65,000 64,625 99,4% 2008 138,130 141,668 102,6% 2008 133,200 129,261 97,0% 2009 208,970 204,697 98,0% 2009 193,000 198,283 102,7% Bảng doanh thu (đvi: Triệu đồng) Bảng chi phí (đvi: Triệu đồng) Nhìn chung với việc tăng doanh thu hàng năm cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của công ty năm 2009 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2008. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tập đoàn Nhựa Đông Á nói riêng. c. Cổ phiếu TTCK Việt Nam đã trải qua một năm 2012 nhiều biến động. Tổng số vốn huy động được qua TTCK (bao gồm hoạt động IPO, phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu) năm 2012 là 41 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2011 Huy động vốn từ phát hành lần đầu ra công chúng đạt 296 tỷ VND với 16 công ty thực hiện phát hành lần đầu. Trong đó, duy nhất trường hợp đấu giá phần nắm giữ cổ phần của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long có mức giá đặt mua thành công ở dưới mệnh giá, trung bình gần 9.000 đồng/cổ phiếu. Huy động từ phát hành cổ phiếu đạt gần 11 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 28% so với năm 2011. 2. Huy động thông qua Nợ phải trả: a. Tín dụng thương mại: Bianfishco chỉ còn nợ trên 245,1 tỷ đồng của nông dân.Công ty cũng nợ vốn của 9 ngân hàng, với tổng số nợ ngoại tệ trên 16,4 triệu USD tương đương 344,8 tỷ đồng. Cộng với nợ nông dân và ngân hàng thì tổng nợ của Bianfishco là hơn 1.275 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) nợ 144 tỷ đồng. Thị trường bất động sản đóng băng cũng dẫn tới khó khăn của một số doanh nghiệp, thậm chí tiền thuế nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng như Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) nợ 144 tỷ đồng. b. Phát hành trái phiếu Nếu như cuối những năm 1990 và đầu năm 2000 ở Việt Nam mới chỉ có một vài giao dịch phát hành trái phiếu DN với quy mô nhỏ, thì đến trong năm 2009 đã có 39 giao dịch phát hành với tổng khối lượng vốn huy động đạt gần 30.000 tỷ đồng; năm 2010 có 45 giao dịch phát hành với tổng lượng vốn huy động đạt gần 45.500 tỷ đồng. Trái phiếu DN đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu tỷ lệ phát hành lớn từ khu vực DN nhà nước sang khu vực các công ty cổ phần, công ty TNHH. Cuối tháng 3/2011 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thực hiện niêm yết hơn 24,3 triệu chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) trên Sở Giao dịch Chứng khoán London. Quy mô của đợt phát hành đã tăng lên đến 90 triệu USD. Số trái phiếu trên có thời hạn 5 năm, và HAG sẽ trả trước một phần sau 3 năm. Lãi suất coupon được cố định ở mức 9,875%. Khoản tiền vay sẽ được hoàn trả 20%/lần vào năm 2014; 20% vào năm 2015; và cuối cùng 60% vào năm 2016 khi trái phiếu đáo hạn. Công ty Cổ phần Vincom vừa chính thức thông báo đã phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế đợt đầu tiên trong năm 2012 với khối lượng 185 triệu USD. Đây là loại hình trái phiếu không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằng USD, lãi suất coupon 5%/năm và thanh toán 6 tháng một lần vào cuối kỳ. Giá chuyển đổi cho đợt phát hành này là 112.200 VND/cổ phiếu. Đây là lần thứ hai Vincom huy động vốn trên thị trường quốc tế thông qua hình thức trái phiếu chuyển đổi. Lần đầu tiên, vào tháng 12/2009, Vincom đã huy động được 100 triệu USD và đến tháng 6/2011, 99,9% số trái phiếu của đợt phát hành này đã được chuyển đổi thành cổ phiếu. c. Vay vốn ngân hàng Đây là 1 trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay, đối với cách này doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn hoặc dài hạn , đáp ứng được các nhu cầu về vốn của các doạn nghiệp vì các mục tiêu khác nhau Năm 2007 là 1 năm sôi động của ngân hàng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn ước đạt 36,55% và tăng dư nợ tín dụng đạt 34% gấp 2 lần so với mức dự báo đầu năm. Qua tiến hành khảo sát gần 8.000 doanh nghiệp thì có khoảng 30% DNNVV vay được vốn từ ngân hàng, 90% không tiếp cận được vốn vay ưu đãi, 42% doanh nghiệp không thể vay vốn, 71% vay vốn với lãi suất cao trên 17%. 32% doanh nghiệp được hỏi cho biết vay vốn ngân hàng vẫn là nguồn huy động vốn chính trong thời gian qua. ( kết quả khảo sát tại Hội nghị Thường niên Việt Nam CFO năm 2011 với 300 DN tham dự.) Theo nghiên cứu của VCCI, có tới hơn 74% số doanh nghiệp muốn tìm đến nguồn vốn bằng hình thức vay ngân hàng. Theo điều tra của bộ Kế hoạch đầu tư, có 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn này dễ dàng,1/3 khó tiếp cận và 1/3 số doanh nghiệp còn lại không tiếp cận được. Thủ tục các ngân hàng đặt ra quá khó khăn đối với họ. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ thì cũng chỉ có 5-10% số DN vừa và nhỏ được vay. Lãi suất vay vẫn còn cao , gia tăng các loại phí ngân hàng=> nhiều DN không còn thể vay vốn, tạm thời thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. C. Giải pháp 1. Về phát huy các chính sách và cơ chế đã có a. Về phát huy các chính sách và cơ chế đã có Nghị Định 41/2010/NĐ-CP. Theo đó: NHNN là cơ quan đầu mối phối hợp với các Bộ, các chính quyền địa phương và các Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Thanh niên đồng trách nhiệm tổ chức các hình thức tư vấn và tổ chức tạo thuận lợi cho các đối tượng được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và phía các ngân hàng được hưởng những chính sách ưu đãi về mức dự trữ bắt buộc, mức tái cấp vốn, tái chiết khấu cho những TCTD nào có tỷ trọng dư nợ lớn cho các đối tượng của Nghị định và nhất là các đối tượng có dự án khả thi về phát triển nông nghiệp, nông thôn ; b. Về môi trường cạnh tranh, Hàng ngàn Công ty, DNNN đã đồng loạt được điều chỉnh thống nhất bởi Luật Doanh nghiệp chung có hiệu lực từ ngày 01/7/2010. Đây là một sự kiện pháp lý đánh dấu việc hội nhập thị trường của các Công ty Nhà nước và cũng sẽ là cơ hội cho môi trường thị trường ngày càng đồng chất hơn, lành mạnh và minh bạch hơn, các DNVVN có thể phát huy lợi thế về vị thế mới này trong việc tiếp cận vốn và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường Tuy nhiên, các giải pháp về chính sách, về cơ chế dịch vụ bảo hiểm và/hoặc bảo lãnh v.v hiện hành mới chỉ là những điều kiện hỗ trợ và/hoặc những phương án tình thế sau cùng hay là những giải pháp để bổ sung niềm tin cho việc cung ứng tín dụng của TCTD cho bên vay nói chung và cho DNVVN nói riêng. Để giải bài tóan vốn cho DNVVN cần phải bổ sung các giải pháp mạnh và thiết thực hơn. 2. Nhóm giải pháp về ý tưởng làm nền cho chính sách, cơ chế mới Thông tin tín dụng khách hàng: Gần đây Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng đã ra đời, trong đó cho phép thành lập các Công ty cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng ngoài công lập, cũng sẽ là một kênh tham khảo quan trọng để bổ sung cho quyết định phương án cho vay đối với DNVVN của TCTD; Kênh giao dịch bảo đảm thông qua các hình thức chứng thực của cơ quan có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc chứng thực, chứng nhận tính đúng pháp lý của các tài sản đảm bảo khoản vay của các DNVVN; Kênh kiểm toán nội bộ và nhất là kiểm toán độc lập cũng là kênh mới phát triển, nhưng vô cùng cần thiết, không chỉ cho TCTD thẩm định tính đúng đắn của các báo cáo tài chính DN, mà báo cáo tài chính có dấu xác nhận đã qua kiểm toán cũng rất cần cho tất cả các cơ quan thu thập và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng; Tóm lại, những khó khăn của các bên cung ứng vốn trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho các DNVVN vay vốn sẽ dần được tháo gỡ, nếu trước hết các cấp có thẩm quyền, các nhà quản lý, các nhà khoa học và đặc biệt là vai trò chủ thể của chính các đối tượng cũng như Hội nghề nghiệp cùng đồng thuận tháo gỡ những khó khăn về tư cách tiếp cận vốn trên TTTC nói chung và vốn tín dụng ngân hàng nói riêng cho các DNVVN. Đó là việc đồng thời khai thác triệt để những chính sách tốt còn hiệu lực và phát triển các chính sách đỡ đầu cho những cơ chế tiếp cận vốn mới, có hiệu quả đích thực cho đông đảo DNVVN nước ta. Giải đáp thắc mắc 1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có giải pháp gì để dễ dàng vay vốn hay không? - Thực tế hiện nay cho thấy khi doanh nghiệp muốn vay vốn ,ngân hàng sẽ dựa vào mức độ đánh giá tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn dễ dàng hơn thì phải ngày càng nâng cao mức độ tín nhiệm của mình (nâng cao minh bạch về sổ sách, tài sản ) để tiếp cận được với nguồn vốn này. - Thanh toán các khoản nợ đúng hạn để tạo dừng 1 đường dây tín dụng dễ dàng hơn - Kịp thời, nhanh chóng tiếp cận các gói chính sách kích cầu của nhà nước cũng như của các ngân hàng . - Thực hiện đúng mục đích của số vốn mà doanh nghiệp đi vay, nâng cao mức độ tín nhiệm của chính mình. - Tiếp cận các chủ nợ. Thuyết phục họ cho vay vốn, mang theo 1 số báo cáo thu nhập để bàn bạc, thuyết phục họ, đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn để lấy lòng các nhà quản lý tín dụng nhờ đó mà doanh nghiệp có thể có nguồn vốn dễ dàng hơn. - Trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì chính các doanh nghiệp phải tự động tái cấu trúc, sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và hiệu quả , tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực chuyên sâu của mình, trong trường hợp cấp thiết thì mới vay ngân hàng. Các doanh nghiệp nên sớm niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán để huy động vốn trên thị trường này, không nên chỉ phụ thuộc nguồn vốn vay. 2. Thông tin khách hàng có tác dụng như thế nào??? - Gần đây Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng đã ra đời, trong đó cho phép thành lập các Công ty cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng ngoài công lập, cũng sẽ là một kênh tham khảo quan trọng để bổ sung cho quyết định phương án cho vay đối với DNVVN của TCTD; - Xếp hạng tín dụng là 1 cách hiệu quả trong viecj cung cấp thông tin của khách hàng , xếp hạng tín dụng giúp tạo lập môi trường công bằng, khách quan trong quan hệ tín dụng ,góp phần phát triển nền kinh tế, giảm rủi ro tài chính. Việc xếp hạng có vai trò quan trọng góp phần tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp , giảm giá thành tín dụng , giảm thiểu rủi ro với việc ko trả đk nợ. - Thông tin của khách hàng giúp các nhà tín dụng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay thông qua thực hiện các chính sách khách hàng như hạn mức cho vay , thời hạn cho vay, giá trị tài sản đảm bảo cần cho các khoản vay, lãi suất cho vay, quản lý tốt hơn các danh mục cho vay, giám sát và đánh giá các khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu hường từ đó đưa ra đk các giải pháp kịp thời. thông tin khách hàng cũng giúp cho các nhà tín dụng có chiếm lược cụ thể qua đó hướng tới các khách hàng tốt và ít rủi ro hơn , quản trị tín dụng tốt hơn 3. Câu hỏi: Tại sao hình thức huy động vốn bằng cách tăng vốn góp chủ sỡ hữu và tăng lợi nhuận giữ lại có thực sự dễ huy động hay không? - Hình thức này dễ huy động bởi chính nhưng ưu điểm của nó: - Không tốn kém chi phí và không phải hoàn trả đối với VCSH, do đây là chính là nguồn vốn của các chủ sỡ hữu nên không phải hoàn trả lại(lợi thế hơn hình thức đi vay) Không gánh thêm một gánh nặng nợ phải trả và phần trả lãi trong tương lai  tăng thêm một phần vốn kinh doanh( từ lợi nhuận) cho doanh nghiệp  tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo - Đối với phương pháp tang lợi nhuận: Không làm loãng quyền kiểm soát DN do không có thêm những cổ đông mới( đối với công ty cổ phần)  quyền điều hành và lợi ích của các cổ đông trong doanh nghiệp không thay đổi và điều này sẽ dễ dàng được các chủ sỡ hữu hiện tại của doanh nghiệp chấp nhận. - Hai phương pháp này giúp DN không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn. Do huy động vốn bằng các hình thức khác như vay ngân hàng… thì sẽ mất thêm một khoản chi phí trả lãi nên sẽ làm giảm đi một khoản đầu tư của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo. - Ngoài ra hình thức huy động này còn giúp cho doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính trong các hoạt động của mình mà không phải chịu sự giám sát của các bên cho vay như các hình thức khác và không cần phải có các đảm bảo tín dụng( như tài sản thế chấp). - Điều kiện để huy động vốn của hai phương pháp này đơn giản hơn hẳn với các hình thước huy động vốn còn lại. Điển hình như kênh vay ngân hàng, để tiếp cận với nguồn vốn này cần trải qua các yêu cầu rất khó khăn và phức tạp (nhất là trong thời kỳ khủng hoảng). - Kết lại qua những ưu điểm trên thì ta thấy rằng hình thưc huy động vốn bằng cách tăng vốn góp chủ sở hữu và tăng lợi nhuận giữ lại là tương đối dễ so với các hình thức huy động vốn khác. 4. Câu hỏi: So sánh tính linh hoạt của các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp : Trái Phiếu, cổ phiếu, vay ngân hàng ? - Trái phiếu : là giấy chứng nhận nợ quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người nắm giữ trái phiếu các khoản lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc khi đáo hạn. Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích huy động vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp. Trái phiếu DN có 5 loại : trái phiếu có đảm bảo, trái phiếu không có đảm bảo, trái phiếu có lãi suất ổn định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có thể chuyển đổi. - Cổ phiếu : là loại chứng khoán được phát hành nhằm xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của 1 công ty cổ phần. Lãi suất mà các cổ đông nhận được từ hình thức này thường cao hơn so với trái tức nhận được từ hình thức đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên tính ổn định không cao bằng trái phiếu. - Vay ngân hàng : là hình thức huy động vốn mà hầu hết các DN đều áp dụng. Với hình thức này các DN có thể huy động vốn nhanh hơn và với 1 lượng vốn nhiều hơn so với 2 hình thức trên. Lãi suất vay ngân hàng cũng ổn định, tuy nhiên cũng còn cao hơn so với 2 hình thức trên. - Vậy nên vay ngân hàng vẫn là hình thức huy động vốn quan trọng nhất của các DN. 5. Câu hỏi: Cách thức huy động vốn trong thời kỳ khó khăn (2010 – 2011) - Thời kỳ 2010 – 2011 để nhận được sự hỗ trợ cho vay vốn từ ngân hàng là vô cùng khó khăn và mạo hiểm, nhiều DN vừa và nhỏ đã tự tìm một số cách huy động vốn thích hợp để tiếp tục hoạt động: 1) Vốn từ nội tại (tăng VCSH): Trong bối cảnh lãi suất lên cao, đầu ra sản phẩm khó khăn, đối tượng có thể huy động vốn với “chính sách linh hoạt” đầu tiên mà các ông chủ doanh nghiệp nghĩ đến là người thân, gia đình và bạn bè. - Hình thức vay này nhìn chung là đơn giản vì không cần phải thế chấp tài sản do dựa trên mối quan hệ thân thiết giữa người vay và người cho vay. Song nếu doanh nghiệp không hạch toán nguồn vốn này như một khoản vay chính thức thì rất dễ đến tình trạng chủ sở hữu tín dụng tự ý quyết định hoạt động vốn. Đã có nhiều doanh nghiệp bị phá sản và thua lỗ, mối quan hệ quý báu cũng bị tổn hại. 2) Thiết lập nghiệp vụ mua – bán chịu, gối vốn (tín dụng thương mại): Nên chia sẻ tình hình khó khăn của công ty với các đối tác, bạn hàng thân thiết. Điều này vừa giúp các bên hiểu nhau hơn lại còn có thể tìm ra hướng tháo gỡ chung. - Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Việt Hàn Lý Văn Quang chia sẻ: Trước đây, mỗi lần nhập hàng là sản phẩm giấy dán tường cao cấp thì công ty của anh luôn phải trả trước 50% tiền đặt cọc, sau khi nhận đầy đủ thì lập tức phải thanh toán tiếp 50% còn lại. Nhưng từ tháng 2/2011 trở lại đây, tình hình kinh doanh chậm, hàng đọng nhiều nên các đơn đặt hàng cũng thưa hơn trước. Bản thân anh đã trực tiếp trao đổi với chủ hàng và đề nghị chia sẻ khó khăn. Kết quả sau đó khá mĩ mãn khi 2 bên đạt được thỏa thuận chung là phía bên mua chỉ cần đặt cọc 30% và được thanh toán chậm 1 tháng thay vì phải ngay lập tức như trước đây. Khoảng thời gian giãn nợ 30 ngày đối với doanh nghiệp, theo anh Quang là hết sức quý giá vì có thể xoay xở được nhiều việc. Nhưng để có được sự hỗ trợ từ đối tác như thế này thì doanh nghiệp phải có lịch sử thanh toán minh bạch, rõ ràng. - Mặt khác, đây cũng là lúc các doanh nghiệp nên tận dụng và phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong việc bảo lãnh để tạo uy tín trao đổi. 3) Thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, triệt để thực hành tiết kiệm (tăng lợi nhuận giữ lại): Nếu việc huy động vốn từ bên ngoài càng khó khăn bao nhiêu thì việc tận dụng nguồn vốn nội tại càng được các ông chủ sử dụng triệt để bấy nhiêu. VD: doanh nghiệp ngành xây dựng bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế thời kỳ 2010 -2011 khi nhiều công trình lớn bị dừng hoặc cắt hẳn dự án. Thêm vào đó, thị trường bất động sản cũng “èo uột” nên doanh thu của công ty giảm sút nghiêm trọng. Vốn vay từ ngân hàng quá khó khăn nên phải quay ra chọn giải pháp “án binh bất động” chờ qua “bão”. - Không mạo hiểm nhận các công trình lớn khi nguồn vốn ứng từ chủ đầu tư quá ít, sắp xếp thay phiên nhau nghỉ để giảm tải quỹ lương cho công ty và thực hành tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất, vận hành là cách mà một số doanh nghiệp ngành xây dựng tự cứu lấy mình. Việc tiết kiệm chi phí vận hành từ văn phòng đến thi công “cực kỳ” quan trọng vì: giảm được tiền phải chi trả là cái lợi đầu tiên trông thấy, rèn được ý thức kỷ luật, ngăn nắp của nhân viên là cái lợi lâu dài. - Cũng do đặc trưng của mỗi ngành nghề, yêu cầu về tay nghề, trình độ của nhân sự ở một số ngành như: xây dựng, cơ khí, nha khoa… nên các chủ doanh nghiệp không thể cắt giảm hoàn toàn được vì khi cần không thể có [...]... lương cơ bản 4) “Tín dụng đen”: Vạn bất đắc dĩ các doanh nghiệp mới phải sử dụng nguồn vốn này vì lãi suất của nó quá lớn và độ rủi ro cao Tuy nhiên, đây lại là nguồn vốn dồi dào và linh động không kém so với ngân hàng Nhiều người còn ví các tổ chức tín dụng không công khai này như là ngân hàng thu nhỏ bởi lượng tiền giao dịch khá lớn Sở dĩ, các doanh nghiệp tìm đến nguồn tín dụng này là do sự cấp bách... ngắn - Thông thường, lãi suất vay tại thị trường “tín dụng đen” này được tính theo kiểu nghìn đồng/triệu/ngày, dao động từ 2.500đ/triệu/ngày đến 3.000đ/triệu/ngày… Đây là giá phổ biến với các tổ chức tín dụng được coi là “uy tín” Nhưng với tỷ lệ lãi suất “ngất ngưởng” như vậy thì cả bên vay và bên cho vay đều đã ngầm hiểu với nhau về mức độ rủi ro rất lớn . Đề tài: Thực trạng huy động vốn của DN vừa và nhỏ Nhóm 05: Nguyễn Việt Anh Nguyễn Thiên Cương Nguyễn Anh Quang Phạm Đình. A.Các hình thức huy động vốn theo lý thuyết 1. Huy động vốn tăng vốn chủ sở hữu: Hình thức Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm Tăng vốn góp Vốn ban đầu là số vốn do CSH góp khi doanh. thưc huy động vốn bằng cách tăng vốn góp chủ sở hữu và tăng lợi nhuận giữ lại là tương đối dễ so với các hình thức huy động vốn khác. 4. Câu hỏi: So sánh tính linh hoạt của các hình thức huy động

Ngày đăng: 26/11/2014, 23:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan